Bài tập lớn môn họC: DÂn số VÀ TÀi nguyên môi trưỜNG


Lũ, lũ quét và sạt lở đất



tải về 205.52 Kb.
trang5/13
Chuyển đổi dữ liệu15.05.2022
Kích205.52 Kb.
#51913
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   13
Bài-tập-lớn-Dân-số-nhóm-6
Nhóm-2-Dân-số, TL-DSPT, Nhóm-4-Dân-số (1)

2. Lũ, lũ quét và sạt lở đất


Như đã đề cập ở phần trước, tại Việt Nam, hiện tượng lũ khá phổ biến và có ảnh hưởng lớn tới đời sống người dân (Ngân hàng Thế giới, 2010a).
Lũ chậm và định kỳ ở vùng ven sông đã gắn liền với sinh kế của người dân, ít nhất là tại một số vùng của Việt Nam do vai trò quan trọng của nước lũ đối với nông nghiệp lúa nước.
Trong khi đó, lũ ven biển và ven sông dâng cao trong thời gian dài có thể để lại hậu quả vô cùng nặng nề cho cả nước và làm gia tăng tính dễ bị tổn thương của những hộ gia đình bị ảnh hưởng trực tiếp. Hầu hết lũ lụt xảy ra gần những con sông chính và đồng bằng (như đồng bằng Sông Hồng và Sông Cửu Long) có mật độ dân cư dày đặc.
Còn lũ quét và sạt lở đất lại hay xảy ra ở những vùng núi cao tại miền Bắc. Trong giai đoạn 1989-2010, số người thiệt mạng do lũ lụt chiếm đến 67% trong tổng số người thiệt mạng do thiên tai (Nhu, 2011).
Lũ lụt và lũ quét có sức tàn phá đặc biệt lớn khi xảy ra đồng thời với những thiên tai khác như mưa to và bão.
Từ những năm đầu của thế kỷ 21, mỗi năm thiên tai đều xảy ra và ngăn chặn khả năng phát triển và thoát nghèo của các hộ gia đình và cộng đồng nói chung. Thiên tai xảy ra thường xuyên còn gây thiệt hại đáng kể về nhà cửa, cơ sở hạ tầng, nông nghiệp, thủy sản, làm hàng ngàn người phải sơ tán và gây tổn thất lớn cho nền kinh tế. Vào tháng 10 năm 2008, có ít nhất 60 người thiệt mạng và hàng ngàn người mất nhà cửa trong các trận lụt nghiêm trọng ảnh hưởng đến khu vực miền Bắc và miền Trung. Vào năm 2010, lũ lụt gây ra nhiều tổn thất và thiệt hại ở miền Trung Việt Nam, đặc biệt là ở năm tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Hà Tĩnh, Nghệ An và Thừa Thiên – Huế, nhấn chìm 150.000 ngôi nhà, cướp đi sinh mạng của 66 người và làm nhiều người khác bị thương (Trung, 2013). Năm 2011, lũ lụt ở miền Trung tiếp tục làm 100 người thiệt mạng và 30.000 người phải tạm lánh. Năm 2014, mưa lớn ở miền Bắc gây lũ quét và sạt lở đất, làm ít nhất 6 người thiệt mạng. Tháng 7 năm 2015 lại xảy ra mưa lớn ở nhiều tỉnh miền Bắc. Đặc biệt, một số tỉnh phải hứng chịu những trận mưa cực lớn và lũ lụt, lũ quét và sạt lở đất nghiêm trọng để lại hậu quả là 30 người thiệt mạng và nhiều người khác bị thương (Davies, 2015a). Theo báo cáo của Liên Hợp Quốc tại Việt Nam (2015a), chính phủ trung ương và chính quyền địa phương đã kịp thời ứng phó thông qua hỗ trợ trực tiếp, cứu trợ, tìm kiếm và cứu nạn. Trong những năm gần đây, thành phố Hồ Chí Minh cũng thường xuyên ngập lụt. Nhiều trận mưa lớn làm thành phố chìm trong biển nước, trong khi lũ ven sông càng xảy ra thường xuyên hơn ở cả sông Sài Gòn lẫn khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Kể từ giữa thập niên 1990, tần suất, thời gian và khu vực bị ngập lụt trong thành phố đã tăng đáng kể, gây tổn thất nghiêm trọng đến kinh tế xã hội như tổn thất về cơ sở hạ tầng, ô nhiễm nước cũng như ùn tắc giao thông (Deltacities, n. d.). Căn cứ vào địa hình thấp và tốc độ đô thị hóa nhanh của thành phố, những dự đoán về biến đổi khí hậu cho thấy nguy cơ ngập lụt đô thị tại đây dự kiến sẽ tăng lên trong những năm tới, đặt ra nhiều thách thức cho sự phát triển và dân số ngày càng gia tăng của thành phố (Sđd). Vì vậy, vào năm 2015, chương trình Cộng tác để thích nghi với khí hậu giữa Việt Nam và Hà Lan đã công bố kế hoạch xây dựng các hồ trữ nước mới nhằm kiểm soát ngập lụt tại thành phố Hồ Chí Minh (Davies, 2015b).
Nghiên cứu về tác động của lũ lụt lên sinh kế của người dân càng quan trọng hơn ở Đồng bằng sông Cửu Long, nơi rất cần các đợt lũ chậm và định kỳ để tưới tiêu đồng ruộng, tạo môi sinh cho cá, bồi đắp phù sa cho đất (Warner và cộng sự, 2009). Chiếm chỉ 40% đất canh tác cả nước (Warner và cộng sự, 2009) nhưng khu vực dân cư đông đúc này lại sản xuất ra hơn 50% lượng lương thực và 60% sản lượng cá cả nước (Minh, 2000). Tuy nhiên, tần suất các đợt lũ lụt nghiêm trọng tăng mạnh trong vòng 40 năm qua đã gây hậu quả nghiêm trọng cho khu vực, gây thiệt hại cho công trình xây dựng và hoa màu, làm cho hàng ngàn gia đình phải tạm lánh (Entzinger và Scholten, 2015). Vào năm 2011, vùng Đồng bằng Sông Cửu Long đã phải hứng chịu trận lụt lịch sử làm 85 người thiệt mạng và khoảng 13.000 gia đình mất nhà cửa. Rất nhiều người tạm lánh phải sống ở những nơi tạm bợ trong vòng hơn sáu tháng. Nông nghiệp bị tổn thất nghiêm trọng với hơn 4.450 ha lúa bị ngập úng (Davies, 2013). Một số nghiên cứu được thực hiện trong khu vực cho thấy đã có hiện tượng nhiều người di cư đến các trung tâm đô thị tìm việc làm thời vụ để tránh lũ trong những năm gần đây và ngày càng nhiều gia đình và cộng đồng ven sông được tái định cư tới những vùng an toàn hơn thông qua những kế hoạch của Chính phủ3 (Warner và cộng sự, 2009).

tải về 205.52 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   13




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương