Bài tập lớn môn họC: DÂn số VÀ TÀi nguyên môi trưỜNG


II. Mối quan hệ giữa di cư, môi trường và biến đổi khí hậu tại Việt Nam



tải về 205.52 Kb.
trang4/13
Chuyển đổi dữ liệu15.05.2022
Kích205.52 Kb.
#51913
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   13
Bài-tập-lớn-Dân-số-nhóm-6
Nhóm-2-Dân-số, TL-DSPT, Nhóm-4-Dân-số (1)

II. Mối quan hệ giữa di cư, môi trường và biến đổi khí hậu tại Việt Nam

1. Bão nhiệt đới, dông lốc và mưa lớn


Với bờ biển dài nằm trong vành đai nhiệt đới gió mùa Đông Nam Á, Việt Nam là một trong những quốc gia trên thế giới chịu tác động lớn nhất của bão nhiệt đới và là một trong những nước có tỉ lệ di cư vì thiên tai cao nhất (IDMC-2015). Đường bờ biển dài của Việt Nam còn hứng chịu tác động của mưa lớn, bão nhiệt đới và dông lốc từ tháng 6 tới tháng 11.
Nhóm nghiên cứu của P-GIS đã tiến hành phân tích 459 cơn bão đổ bộ vào đất liền Việt Nam trong 70 năm qua (2015). Những dữ liệu này được chiết xuất từ cơ sở dữ liệu đường đi của bão khu vực Châu Á - Thái Bình Dương với hơn 227 nghìn cơn bão trong cùng thời gian. Bình quân mỗi năm có 30 cơn bão xuất phát từ biển Tây Thái Bình Dương, trong đó 4-6 cơn bão đổ bộ vào Việt Nam để lại hậu quả nặng nề (Hays, 2008). Dông lốc xảy ra gần như quanh năm, nhưng chủ yếu vào mùa mưa. Miền Nam có nhiều dông lốc hơn miền Bắc, đặc biệt ở miền núi (ISPONRE, 2009). Trong những năm gần đây, đường đi của các cơn bão nhiệt đới có xu hướng dịch về phía Nam hơn (GFDRR, 2011).
Tất cả những hiện tượng thời tiết bất ngờ liên quan đến mưa bão này thường xảy ra đồng thời, ảnh hưởng liên hoàn tới nhau, ví dụ: bão thường đi kèm với sóng lừng, gió mạnh, sóng lớn và kể cả vòi rồng, vv… gây ra mưa lớn kéo dài, lụt lội, lũ quét và sạt lở đất. Tình trạng này đặc biệt nghiêm trọng ở vùng trung du và miền núi phía Bắc. Thêm vào đó, đê biển bị vỡ dẫn tới xâm nhập mặn, ô nhiễm các tầng nước ngọt gần bờ biển và phá hủy mùa màng làm cho đất nông nghiệp không trồng trọt được (Thao, Takagi và Esteban, 2014).
Những lý do trên càng cho thấy rõ ràng sức tàn phá khủng khiếp của bão và mưa lớn. Từ năm 1990, đã có những thảm họa lớn do bão và dông lốc gây ra, lấy đi sinh mạng của hàng trăm người và làm ảnh hưởng đến hàng triệu người khác, đặc biệt là những người sống tại những vùng nghèo khó nhất (EM-DAT, 2016).
Đặc biệt trong 10 năm vừa qua, bão và mưa lớn đã gây ra những thiệt hại nặng nề và mất mát lớn về kinh tế.
- Năm 2005, bão Damrey làm 68 người thiệt mạng, 28 người khác bị thương, 150.000 người phải tạm lánh (Trung, 2013).
- Năm 2006, bão Xangsane đổ bộ vào 15 tỉnh ở Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung gây thiệt hại ước tính tổng cộng 624 triệu USD (Ngân hàng Thế giới, 2010b).
- Vào năm 2009, bão Ketsana cũng đổ bộ vào miền Trung làm 163 người thiệt mạng và thiệt hại về kinh tế ước tính khoảng 750 triệu USD (Ngân hàng Thế giới, 2010b). Vào năm 2012, bão Kai-Tak đã gây ra mưa lớn và lụt lội gây thiệt hại cho khoảng 12.000 căn nhà ở miền Bắc Việt Nam và làm mất trắng khoảng hơn 22.600 ha hoa màu và trang trại (Davies, 2013).
- Trong mùa mưa năm 2013, Việt Nam đã phải gánh chịu nhiều cơn bão liên tiếp trong 5 tuần.
- Vào tháng 10 năm 2013, bão Wutip đổ bộ vào bờ biển phía Bắc, phá hủy và gây thiệt hại nặng nề cho hơn 200.000 ngôi nhà, trường học và trung tâm y tế. Gần 19.000 ha lúa gạo, hoa màu và cây lưu niên bị phá hủy và khoảng 106.000 người phải tạm lánh (IDMC, 2014). Cũng trong tháng đó, bão Nari đổ bộ vào Quảng Nam Đà Nẵng gây lũ lụt nghiêm trọng và làm khoảng 109.000 người phải tạm lánh.
- Vào tháng 11, sau khi đánh vào Phillipines, bão Haiyan đổ bộ vào Việt Nam làm khoảng 800.000 người phải lâm vào cảnh màn trời chiếu đất. Theo Cơ sở dữ liệu hiện tượng thời tiết khẩn cấp (EM-DAT), từ tháng 9 đến tháng 11 năm 2013, đã có khoảng 100 người thiệt mạng trong các cơn bão (EM-DAT, 2016). Tổn thất về kinh tế do bão Nari gây ra ước tính khoảng 71 triệu USD trong khi bão Wutip gây thiệt hại ước tính 663 triệu USD (IFRC, 2013).
- Vào tháng 7 năm 2014, Việt Nam phải chủ động sơ tán hơn 180.000 người sau khi được tin bão Rammasun làm gần 3 triệu người mất nhà cửa và làm thương vong ít nhất 54 người tại Philippines sẽ vào Việt Nam. Dù chủ động phòng chống, vẫn có 11 người thiệt mạng trong cơn bão này, nhiều thị trấn, làng mạc bị ảnh hưởng bởi lũ lụt nghiêm trọng ngay sau đó.
- Vào tháng 6 năm 2015, bão Kujira đổ bộ vào Tây Bắc Việt Nam kèm gió mạnh, mưa lớn làm ít nhất 9 người chết. Theo báo chí trong nước, có ít nhất 70 ngôi nhà bị cuốn trôi, 382 ngôi nhà khác bị nhấn chìm và khoảng 600 ha lúa và các loại cây hoa màu khác bị ngập úng. Bộ Tài nguyên & Môi trường có ghi nhận sự gia tăng về số lượng những cơn bão mạnh trong những năm gần đây và xu hướng này được dự báo là sẽ trầm trọng hơn trong bối cảnh biến đổi khí hậu (Thao, Takagi và Esteban, 2014).
Chính vì vậy, Ủy ban trung ương về phòng chống lụt bão Việt Nam và Trung tâm Khí tượng Thủy văn Việt Nam đã và đang cải thiện hệ thống quan trắc nhằm theo dõi đường đi của bão. Đây là nỗ lực dự báo về các vùng bị tác động nhằm đưa ra cảnh báo đầy đủ, chuẩn bị ứng phó với những rủi ro tiềm tàng bằng biện pháp sơ tán khẩn cấp và các chiến lược giảm thiểu thiệt hại tại nơi có thiên tai (Bocchini, 2014). Trong những năm vừa qua, các đợt sơ tán khẩn cấp của Chính phủ và Hội chữ thập đỏ đã được triển khai thành công trong một số tình huống nguy ngập (Bocchini, 2014).
Ví dụ, trong trường hợp bão Wutip, nơi trú ẩn tạm thời được dựng trên những vùng đất cao, đồng thời người dân đặt bao cát gia cố và làm hầm trú bão bằng túi cát ở những vị trí xung yếu để bảo vệ nhà cửa. Trong trường hợp bão Haiyan, đã có khoảng 20.000 người được sơ tán chỉ trong chưa đầy một ngày (Sđd). Về tình hình người tạm lánh do thiên tai cho thấy người Việt Nam có xu hướng chỉ trú ẩn trong lúc nguy hiểm và khi hiểm nguy chính có vẻ như đã qua đi thì họ trở về nhà càng sớm càng tốt. Sửa chữa nhà cửa bị hư hỏng được xem là ưu tiên hàng đầu sau thiên tai của người dân địa phương với sự hỗ trợ vật liệu xây dựng của các tổ chức quốc tế và các tổ chức phi chính phủ (dSđd). Tuy nhiên, việc sửa chữa nhà cửa thường chỉ đủ để đáp ứng với nhu cầu cấp bách hơn là mục tiêu chống chịu trong dài hạn. Bởi lý do này, người dân sinh sống tại những khu vực liên tục có rủi ro như trên sẽ ngày càng dễ bị tổn thương hơn (Sđd).

tải về 205.52 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   13




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương