Bài tập lớn môn họC: DÂn số VÀ TÀi nguyên môi trưỜNG


Tác động biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến quyết định di cư và tái định cư



tải về 205.52 Kb.
trang7/13
Chuyển đổi dữ liệu15.05.2022
Kích205.52 Kb.
#51913
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   13
Bài-tập-lớn-Dân-số-nhóm-6
Nhóm-2-Dân-số, TL-DSPT, Nhóm-4-Dân-số (1)

5. Tác động biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến quyết định di cư và tái định cư


- Động lực di cư phụ thuộc vào những khó khăn hoặc cơ hội kinh tế, mạng lưới xã hội, tình hình chính trị và áp lực môi trường trong đó có các áp lực do khí hậu. Di cư thường được cho là giải pháp tiềm năng để đối phó và giảm nhẹ tác động của các hiểm họa khí hậu và mang lại lợi ích cho những đối tượng dễ bị tổn thương. Trong vòng hai thập kỷ qua, bản chất và quy mô di cư do tác động của môi trường đã bắt đầu có những thay đổi. Nguyên nhân của những thay đổi này là do biến đổi khí hậu làm cho các cú sốc khí hậu và các áp lực khác về môi trường ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn, điều này làm cho con người khó mà tồn tại được ở nơi mà họ đang sinh sống. Theo dự báo, biến đổi khí hậu sẽ làm cho trái đất nóng lên, lượng mưa trở nên thất thường hơn, biến đổi khí hậu làm gia tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan như hạn hán, bão tố, lũ lụt. Bến iđổi khí hậu được cho là một trong những động lực dẫn đến di cư trên phạm vi toàn cầu. Khó khăn về kinh tế và sinh kế là động lực trực tiếp dẫn đến di cư, các yếu tố môi trường cũng đóng vai trò hàng đầu trong các nguyên nhân cơ bản dẫn đến di cư. Nghiên cứu tại hai tỉnh Long An và Đồng Tháp cho thấy áp lực môi trường có ảnh hưởng lớn đến sinh kế, và ‘(...) hai trong số ba nguyên nhân hàng đầu dẫn đến di cư là do khó khăn về sinh kế và thu nhập tại các vùng di cư đi”. Tại Quảng Trị, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến di cư là vì mục đích kinh tế, tuy nhiên các yếu tố môi trường bao gồm hiện tượng thời tiết cực đoan làm mất mùa, sinh kế trở nên khó khăn hơn đã gián tiếp tác động đến quyết định di cư. Ngư dân nghèo tại Cà Mau đang phải đối mặt với tình trạng nguồn lợi thủy sản ngày càng cạn kiệt và thời tiết trở nên khắc nghiệt hơn. Họ đã cải thiện và phục hồi sinh kế bằng cách đa dạng hóa các hoạt động sinh kế, di dời đến các vùng khác, thâm canh, liên kết và sản xuất các hàng hóa đặc thù theo vùng chuyên canh.
- Các hình thức phát triển không bền vững cộng với tình trạng biến đổi khí hậu ngày càng trầm trọng là nguyên nhân làm suy thoái môi trường và đây chính là nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng di cư. Tuy nhiên mối quan hệ giữa biến đổi khí hậu và di cư có tính chất khá phức tạp. Di cư có thể là một giải pháp ứng phó, góp phần đa dạng hóa thu nhập, giúp các hộ dân và cộng đồng nâng cao khả năng chống chịu với các tác động bất lợi của áp lực môi trường và biến đổi khí hậu. Nó cũng có thể là một giải pháp thích ứng lâu dài, nhất là ứng phó với các hiện tượng biến đổi khí hậu khởi phát chậm và suy thoái môi trường.
- Tái định cư theo định hướng của chính phủ là một công cụ quan trọng nhằm ổn định sinh kế cho người dân ở các vùng chịu nhiều thiên tai tại Việt Nam. Giải pháp này bao gồm “Chương trình sống chung với lũ”, theo đó các cụm tuyến dân cư tại Đồng bằng sông Cửu Long trở thành các vùng tái định cư trọng điểm để cải thiện điều kiện sống và tạo sinh kế ổn định cho người dân vùng lũ. Tổn thương về kinh tế xã hội, mức độ phơi bày trước hiểm họa và các hiện tượng khí hậu tác động qua lại và quyết định những rủi ro thiên tai. Các chương trình tái định cư hướng tới giảm nhẹ mức độ phơi bày trước hiểm họa cho cộng đồng địa phương, nghĩa là di dời người dân khỏi các vùng không an toàn. Tuy nhiên, giảm nhẹ mức độ phơi bày trước hiểm họa không phải lúc nào cũng mang lại kết quả giảm nhẹ mức độ tổn thương. Giảm nhẹ mức độ tổn thương cần được giải quyết thông qua cải thiện thu nhập và cơ hội học tập.
- Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy di cư có thể giúp nâng cao khả năng chống chịu cho người dân và cộng đồng, đây được coi là một giải pháp thích ứng hiệu quả và đa dạng hóa nguồn sinh kế. Nhiều bằng chứng tại Việt Nam cũng chỉ ra rằng người dân tái định cư vẫn di dời đi nơi khác để tìm kiếm cơ hội việc làm và điều kiện sống tốt hơn. Nhìn một cách tổng thể, di cư và tái định cư có thể mang lại kết quả tích cực hoặc tiêu cực. Nó có thể tạo ra nhiều cơ hội và sinh kế mới cũng như nâng cao khả năng chống chịu, nhưng cũng tạo ra những tổn thương mới, chẳng hạn như người nhập cư tại các đô thị đối mặt với hệ thống cấp thoát nước, phòng chống lũ lụt xuống cấp và giá cả sinh hoạt tăng cao.
- Mức độ để các áp lực khí hậu trở thành nguyên nhân dẫn đến di cư phụ thuộc vào bản chất của hiểm họa. Tố lốc, bão nhiệt đới và lũ lụt có thể buộc người dân phải đi lánh nạn tạm thời, nhưng không phải là lý do để người dân di cư. Các hiện tượng khí hậu diễn ra từ từ, như hạn hán theo chu kỳ, sa mạc hóa, sói lở bờ biển và nước biển dâng có xu hướng ảnh hưởng đến nhiều người, tác động đến sinh kế và có thể dẫn đến việc di cư lâu dài. Các cú sốc khí hậu có thể buộc người dân phải đi lánh nạn một giai đoạn tạm thời, như là một cách ứng phó và đa dạng hóa nguồn sinh kế. Tuy nhiên, trong trường hợp có những thay đổi không thể đảo ngược như nước biển dâng, thì di cư có thể trở thành một giải pháp lâu dài và buộc người dân phải di dời chỗ ở.

tải về 205.52 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   13




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương