Bài tập lớn môn họC: DÂn số VÀ TÀi nguyên môi trưỜNG



tải về 205.52 Kb.
trang11/13
Chuyển đổi dữ liệu15.05.2022
Kích205.52 Kb.
#51913
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   13
Bài-tập-lớn-Dân-số-nhóm-6
Nhóm-2-Dân-số, TL-DSPT, Nhóm-4-Dân-số (1)

4. Kết luận và khuyến nghị


Môi trường luôn là một động lực dẫn đến di cư. Trong vòng hai thập kỷ qua, bản chất và quy mô di cư do tác động của môi trường đã bắt đầu có những thay đổi do biến đổi khí hậu làm cho các cú sốc và tình trạng suy thoái môi trường trở nên ngày một trầm trọng hơn. Đặc biệt, các hiểm họa khí hậu kết hợp với nhau và xảy ra đồng thời cùng một lúc có thể gây ra nhiều rủi ro đến sinh kế và sức khỏe của người dân, bao gồm cả nguy cơ xảy ra đại dịch. Vấn đề này trở nên nghiêm trọng đối với cộng đồng và người dân nông thôn dễ bị tổn thương, bao gồm phụ nữ, nam giới, trẻ em, người cao tuổi và người dân tộc thiểu số; tại thành thị, vấn đề này thậm chí còn phức tạp hơn.
Di cư và tái định cư theo định hướng có thể mang lại nhiều thách thức và có thể làm cho mức độ tổn thương của người di cư và/hoặc người ở lại trở nên trầm trọng hơn. Tuy nhiên, di cư, nhất là trong giai đoạn đầu của quá trình suy thoái môi trường, có tác dụng làm giảm sự lệ thuộc vào tài nguyên môi trường của hoạt động sinh kế, giảm các rủi ro về khí hậu và những tổn thương liên quan. Di cư tự do và tái định cư theo chỉ đạo của nhà nước có thể là giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu quan trọng về lâu dài. Tuy nhiên, kết quả của các chương trình di cư và tái định cư phụ thuộc vào các điều kiện kinh tế xã hội như cơ hội việc làm, tiếp cận các dịch vụ tại các vùng tiếp nhận di cư hoặc khu tái định cư mới.
Các chương trình tái định cư có xu hướng di dời các hộ dân riêng lẻ hoặc cộng đồng nhỏ đến nơi an toàn hơn, giảm mức độ phơi bày với hiểm họa từ khí hậu cực đoan và áp lực môi trường từ từ xảy ra. Tuy nhiên, kết quả của các chương trình này thường bị hoà trộn. Một mặt, các chương trình này giúp bảo vệ sự an toàn của người dân, phòng tránh thiên tai, ví dụ giảm thiệt hại về người tại Đồng bằng sông Cửu Long trong mùa lũ lụt như các trận lũ xảy ra các năm 2000, 2001 và 2011. Mặt khác, quá trình tái định cư đôi khi cũng gây ra một số khó khăn trở ngại như thiếu quy hoạch phù hợp, thiếu sự minh bạch và trách nhiệm giải trình tài chính, sự tham gia của cộng đồng còn hạn chế, trong khi người dân tái định cư đôi khi phải đối mặt với nhiều khó khăn như thiếu các dịch vụ, nợ nần, thiếu việc làm và cơ hội tạo thu nhập, cũng như không nhận được sự hỗ trợ. Đặc biệt, điều quan trọng đối với kết quả các chương trình tái định cư là cách tiếp cận, bao gồm mức độ tham vấn và sự tham gia của người dân trong quá trình ra quyết định. Các chương trình tái định cư thường thiếu những phân tích chuyên sâu về giới, mà điều này là một khía cạnh quan trọng trong các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm nhẹ rủi ro thiên tai và tái định cư. Các chương trình tái định cư cần phải đáp ứng các vấn đề về giới. Sự trao quyền và tạo điều kiện cho phụ nữ tham gia trong quá trình ra quyết định, bao gồm những quyết định liên quan đến tái định cư, cần được thúc đẩy như là một phần không thể thiếu trong quá trình tái định cư.
Bên cạnh đó, khung chính sách hiện hành có những quy định gây khó khăn cho việc di dời của người dân. Những quy định cản trở này không phải lúc nào cũng đủ mạnh để ngăn chặn người dân di cư, trong khi có rất nhiều người đã di dời thành công bất chấp nhiều trở ngại. Tuy nhiên, điều đó cho thấy chính sách chưa thừa nhận rằng di cư là một cơ hội cho đất nước, cho khu vực tiếp nhận người nhập cư (nhất là các thành phố), các hộ dân và cá nhân, mà thay vào đó là cách nhìn nhận di cư như là một vấn nạn. Di cư là động lực phát triển trong tương lai và quá trình công nghiệp hóa đất nước, nó có tác dụng nâng cao khả năng chống chịu của người dân trước các cú sốc và áp lực khí hậu.
Di cư và tái định cư có vai trò quan trọng đối với xã hội Việt Nam như là biện pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và sự thịnh vượng, tăng khả năng chống chịu với khí hậu cho người dân nông thôn, người nhập cư và những người ở lại. Tuy nhiên, di cư và tái định cư chỉ là nội dung thứ yếu trong các cuộc đối thoại và chương trình nghị sự phát triển, nhất là trong bối cảnh biến đổi khí hậu. Tăng cường lồng ghép biến đổi khí hậu, các vấn đề di cư và tái định cư vào các chính sách và chiến lược phát triển liên quan là một nhu cầu cấp thiết.
Dưới đây là bốn khuyến nghị chung đi kèm với khuyến nghị các hành động liên quan và các cơ quan chịu trách nhiệm chính cũng như các cơ quan phối hợp thực hiện:
1. Tăng cường và cải cách các chính sách liên quan nhằm cải thiện hiệu quả di dời, di cư và tái định cư để nâng cao khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu cho các cộng đồng và người dân ở Việt Nam.
(a) Cải cách khung khung pháp lý mà có tác động nhiều đến người di cư tự do, nhất là hệ thống đăng ký hộ khẩu, để thực sự đảm bảo quyền bình đẳng của người nhập cư theo quy định của Hiến pháp sửa đổi và Luật Cư trú, bao gồm quyền tiếp cận với các dịch vụ y tế/bảo hiểm, được học tập, tiếp cận dịch vụ nước sạch và điện lưới của người nhập cư không có hộ khẩu và người tạm cư (Các bộ và sở ngành, bao gồm Bộ /Sở Nội vụ, Bộ /Sở Xây dựng, Bộ/Sở LĐ,TB&XH, Bộ/Sở NN&PTNT, Bộ/Sở KH&ĐT, Bộ/Sở Công thương, và các bộ và sở ngành khác; với sự tư vấn của các tổ chức nghiên cứu, tổ chức quần chúng, tổ chức phi chính phủ, đối tác phát triển quốc tế)
(b) Thực hiện quy chế và nguyên tắc dân chủ cơ sở đối với mọi chương trình tái định cư, bảo đảm người dân được thực hiện quyền tiếp cận thông tin, tham gia vào quá trình xây dựng quy hoạch, dự trù ngân sách/kiểm toán và giám sát quá trình thực hiện các chương trình tái định cư (UNDP 2006). (Các bộ và sở ngành, gồm Bộ/Sở NN&PTNT, Bộ/Sở Nội vụ, Bộ/Sở Xây dựng, Bộ/Sở LĐ, TB&XH, Bộ/Sở KH&ĐT, và các bộ sở ngành khác, với các tổ chức quần chúng và tổ chức phi chính phủ)
(c) Lồng ghép hoạt động di cư và tái định cũng như các biện pháp tăng cường thích ứng với biến đổi khí hậu vào chính sách, chiến lược, quy hoạch ở trung ương và địa phương, bao gồm Kế hoạch Phát triển Kinh tế Xã hội của Trung ương và của tỉnh, Kế hoạch Thích ứng Quốc gia6 ; kế hoạch thích ứng với biến đổi khí hậu theo vùng7 ; kế hoạch hành động Quản lý Rủi ro Thiên tai (DRM), phát triển đô thị, giáo dục, bảo trợ xã hội và phát triển cộng đồng dân tộc thiểu số. (Các bộ và sở ngành, gồm Bộ/ Sở KH&ĐT, Bộ/Sở NN&PTNT, Bộ/Sở TN&MT, Bộ/Sở Nội vụ, Bộ/Sở Xây dựng, Bộ/Sở LĐ,TB&XH, CEMA; các tổ chức quần chúng, tổ chức phi chính phủ).
2. Đẩy mạnh thực hiện các chương trình của quốc gia và của tỉnh để cải thiện điều kiện sống, giải pháp sinh kế và khả năng chống chịu cho người di cư, tái định cư, cộng đồng di dời và cộng đồng tiếp nhận tái định cư.
(a) Tăng cường xác định các cộng đồng và (nhóm) hộ dân đặc biệt phơi bày trước hiểm họa khí hậu, và các hộ gia đình bị phơi bày và dễ bị tổn thương với các hiểm họa khí hậu có thể tái định cư, nhất là thông sự qua kết hợp giữa các Chương trình Tái định cư với Kế hoạch Hành động Quản lý Rủi ro Thiên tai dựa vào Cộng đồng cho 6.000 hộ có nguy cơ cao. (Các bộ và sở ngành, gồm Bộ/Sở NN&PTNT, Bộ/Sở Xây dựng, Bộ/Sở LĐ,TB&XH, và các bộ sở ngành khác; các tổ chức quần chúng, tổ chức phi chính phủ, đối tác phát triển quốc tế)
(b) Xây dựng và đẩy mạnh thực hiện các Chương trình Tái định cư nhằm giảm nhẹ mức độ phơi bày trước hiểm họa cũng như mức độ tổn thương từ các hiểm họa khí hậu như sạt lở bờ sông, vùng ven biển, khu vực ngập lụt tại nông thôn và các khu vực ven đô trong các vùng ưu tiên chẳng hạn như một số khu vực tại Đồng bằng sông Cửu Long và miền Trung Việt Nam, nâng cao khả năng chống chịu cho các hộ dân và liên kết xã hội cho cộng đồng, đảm bảo: (i) đánh giá toàn diện mức độ tổn thương từ biến đổi khí hậu; (ii) trách nhiệm và giải trình rõ ràng về kết quả thực hiện tái định cư ở địa phương để đảm bảo tính minh bạch, nhất quán và cải thiện phương thức cho vay vốn xây dựng nhà ở (ví dụ như tiền hỗ trợ di dời và cho vay vốn xây dựng nhà ở có thể giao trực tiếp cho hộ dân thay vì thực hiện qua doanh nghiệp); (iii) nghiêm chỉnh thực hiện quy chế dân chủ cơ sở trong công tác quy hoạch và giám sát quá trình thực hiện các chương trình tái định cư (bao gồm phân bổ vốn và giải ngân); (iv) phân tích các vấn đề giới và xây dựng chương trình giới; (v) tiếp cận toàn diện với các dịch vụ; và (vi) cải thiện các cơ hội sinh kế. (Các bộ và sở ngành, gồm Bộ/Sở NN&PTNT, Bộ/Sở Xây dựng, Bộ/Sở LĐ,TB&XH, Bộ/Sở GD&ĐT, Bộ/Sở Y tế và các bộ sở ngành khác; các tổ chức quần chúng, tổ chức phi chính phủ, đối tác phát triển quốc tế)
(c) Xây dựng kế hoạch hành động hỗ trợ người nhập cư tại các vùng tiếp nhận di cư để đảm bảo rằng người nhập cư (lâu dài, tạm thời/thời vụ hoặc tự do), cũng như cư dân nghèo và dễ bị tổn thương tại các vùng tiếp nhận di cư được cung cấp đầy đủ thông tin về rủi ro khí hậu; có tư cách pháp nhân và quyền bầu cử tại địa phương; được hỗ trợ duy trì sinh kế; có nhà ở phù hợp (tạo điều kiện tự nâng cấp nhà ở); được cung cấp nước sạch, điện lưới, dịch vụ y tế (bao gồm thẻ bảo hiểm y tế), chăm sóc trẻ em và học tập. Thực hiện các bước cụ thể để đảm bảo an toàn, bảo trợ xã hội và quyền bình đẳng của phụ nữ nhập cư (UN Việt Nam 2010b). (Các bộ và sở ngành, gồm Bộ/Sở NN&PTNT, Bộ/Sở Nội vụ, Bộ/Sở Xây dựng, Bộ/Sở LĐ,TB&XH, Bộ/Sở GD&ĐT, Bộ/Sở Y tế và các bộ sở ngành khác; các tổ chức quần chúng, tổ chức phi chính phủ, đối tác phát triển quốc tế)

tải về 205.52 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   13




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương