Bài Luận Đề tài: Mối lien hệ giữa dân số và môi trường MỤc lụC


Chất lượng cuộc sống giảm



tải về 222.32 Kb.
trang3/3
Chuyển đổi dữ liệu19.07.2016
Kích222.32 Kb.
#2034
1   2   3

2.3. Chất lượng cuộc sống giảm

Dưới sức ép của dân số, thừa dân số và thiếu tài nguyên cơ bản do sự gia tăng dân số nhanh chóng dẫn đến sự suy giảm về chất lượng không gian sống chính là vấn đề không khí, đất, nước, và sinh thái bị ô nhiễm và mất dần đi làm cho chất lượng cuộc sống của con người bị ảnh hưởng mạnh mẽ, sức khoẻ con người bị suy giảm và có thể ảnh hưởng đến tính mạng con người.

Đặc biệt là sự phát triển dân số đô thị quá nhanh, mật độ dân số đô thị tăng nhanh. Không gian sống bị thu hẹp, con người phải sống chen chúc trong một diện tích không phù hợp; một số người sống dưới mức cho phép tại các bãi rác và các khu nhà ổ chuột; gây ra các vấn đề môi trường nghiêm trọng. Sự thiếu đất là nhân tố quan trọng làm suy thoái môi trường và là nguyên nhân của sự nghèo đói, không được học hành. Ở Banladesh, 4/5 dân số ở các làng có mức thu nhập thấp hơn mức nghèo tuyệt đối, có đến 54% số dân nông thôn không được cung cấp nước sạch và dịch vụ vệ sinh; Tỷ lệ trẻ em chết từ 1 đến 5 tuổi còn khá cao; FAO ước tính có 1/4

tỉ hecta đất canh tác sẽ chuyển thành đất xây dựng đô thị.



III. MỐI QUAN HỆ GIỮA DÂN SỐ, MÔI TRƯỜNG VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

3.1. Tổng quan về phát triển bền vững

Học thuyết Mác đã có quan điểm rất biện chứng về mối quan hệ giữa con người và giới tự nhiên, con người là một bộ phận không thể tách rời của giới tự nhiên. Chính ăngghen đã cảnh báo về “sự trả thù của giới tự nhiên” khi bị tổn thương.

Trên thế giới, trong những năm của thập kỷ 1960 và 1970, các vấn đề môi trường đã được nhận thức. Sự báo trước về một hành tinh không thể sinh sống do sự mở rộng quy mô công nghiệp đã được kết hợp bằng sự tiên đoán của những người theo trường phái Malthus mới (neo-Malthusian) về sự bùng nổ dân số ở các nước đang phát triển. Các cuốn sách Mùa xuân im lặng (1962), Bùng nổ dân số (1970), và Giới hạn tăng trưởng (1972) đã nhấn mạnh các viễn cảnh ngày tận thế do sự cạn kiệt các nguồn tài nguyên, sự gia tăng dân số và ô nhiễm môi trường, gây ra sự lo âu của công chúng ở các nước công nghiệp nói chung. Nhưng phải đến năm 1972, Hội nghị Xtốc-khôm về môi trường mới được tổ chức lần đầu tiên, với lời kêu gọi bảo vệ ngôi nhà trái đất. Năm 1980, hiệp hội thế giới bảo tồn thiên nhiên (IUCN) đưa ra "chiến lược bảo tồn thế giới" đã đề xuất việc sử dụng lâu bền các loài và các hệ sinh thái. Năm 1987, Uỷ ban Môi trường và Phát triển thế giới đưa ra bản báo cáo Tương lai chung của chúng ta, trong đó khái niệm phát triển bền vững lần đầu tiên được nhắc đến. Và đến năm 1992, trong Hội nghị Liên hợp quốc về môi trường và phát triển tổ chức tại Ri-ô đờ Gia-nê-rô (Braxin), khái niệm phát triển bền vững chính thức được đưa ra.

Định nghĩa PTBV: Phát triển bền vững là phát triển có khả năng đáp ứng nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của thế hệ tương lai.

Phát triển bền vững là sự phát triển liên tục không ngừng về mọi mặt kinh tế, xã hội, môi trường… nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của con người hiện tại và tương lai.

Và như vậy, phát triển bền vững chính là “vùng giao thoa” giữa ba mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội - môi trường. Điều này có thể khái quát thành ba cấu thành chủ yếu của phát triển bền vững, đó là: tăng trưởng kinh tế ổn định - thực hiện dân chủ, tiến bộ và công bằng xã hội - môi trường được bảo vệ và giữ gìn trong sạch, lành mạnh. Thông qua đó, mục đích cuối cùng cần hướng tới đó là chất lượng cuộc sống của con người ngày càng được nâng cao.

Phát triển bền vững về kinh tế đòi hỏi các quốc gia phải đảm bảo kết hợp hài hoà giữa mục tiêu tăng trưởng kinh tế với các yêu cầu phát triển văn hoá - xã hội, cân đối tốc độ tăng trưởng kinh tế với các điều kiện nguồn lực, tài nguyên thiên nhiên, khoa học, công nghệ, việc sử dụng hợp lý các nguồn thiên nhiên không tái tạo được và việc phát triển công nghệ sạch.

Phát triển bền vững về xã hội: xã hội bền vững phải là một xã hội trong đó phát triển kinh tế phải đi đôi với công bằng và tiến bộ xã hội; trong đó văn hoá, giáo dục, đào tạo, y tế và phúc lợi xã hội phải được chăm lo đầy đủ.

Phát triển bền vững về tài nguyên - môi trường là khai thác tài nguyên trong giới hạn chịu tải của chúng; sử dụng môi trường hợp lý; con người được sống trong môi trường trong sạch. Các dạng tài nguyên phải được sử dụng trong phạm vi khôi phục được về số lượng và chất lượng bằng các con đường tự nhiên hoặc nhân tạo.



3.2. Mối quan hệ giữa dân số, môi trường và phát triển bền vững

Dân số, môi trường và phát triển có mối liên quan chặt chẽ với nhau. Tăng trưởng kinh tế là điều kiện cần cho phát triển nhưng không đồng nghĩa với phát triển. Phát triển chỉ dựa trên tăng trưởng đơn thuần thì sự tăng trưởng đó không lâu bền. Nhiều bài học kinh nghiệm cho thấy, nếu sự phát triển không tương ứng hoặc chỉ đáp ứng tăng nhu cầu cho dân số hiện đại nhưng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của dân số tương lai, phát triển dựa trên vào khai thác quá mức tài nguyên thiên nhiên, không dựa trên cơ sở bảo vệ môi trường thì sự phát triển đó không thể gọi là bền vững.

Tăng trưởng kinh tế là mục đích để phát triển con người, tạo điều kiện để nâng cao đời sống con người, bảo vệ môi trường một cách tốt nhất. Bảo vệ môi trường kết hợp bảo đảm hài hoà những mục tiêu khác của con người là cần thiết để đạt được sự phát triển bền vững.

Dân số và môi trường là nền tảng cho sự phát triển bền vững. Không thể có phát triển bền vững nếu môi trường bị huỷ hoại, suy thoái, chất lượng cuộc sống và sức khoẻ của người dân bị sa sút. Sự phát triển bền vững tuỳ thuộc rất lớn vào công tác dân số và bảo vệ môi trường. Nhiều khi, giá phải trả cho chi phí về môi trường nhiều hơn những cái mà con người thu về từ thiên nhiên.

Như vậy, dân số, môi trường và phát triển tạo thành vòng quay tuần hoàn khép kín, ảnh hưởng và chi phối lẫn nhau. Khi các nhân tố này không tạo ra được sự phát triển hợp lý thì vòng quay đó sẽ bị hỗn loạn, gây tác động tiêu cực ngược trở lại, phá vỡ cấu trúc và làm tổn hại đến nhau. Thực tế cho thấy, cách thức phát triển của loài người trong mấy chục năm qua đã tạp ra áp lực làm kiệt quệ tài nguyên thiên nhiên, phá vỡ cân bằng sinh thái, tổn hại đến môi trường - cơ sở tồn tại của chính bản thân con người. Trong khi loài người chiếm lĩnh những đỉnh cao của khoa học thì cũng là lúc phải đối mặt với nhiều thách thức từ môi trường; con người luôn bị đặt vào những tình huống không lường trước được. Các nước công nghiệp phát triển đã mất hàng chục năm để nhận ra rằng sự phát triển theo kiểu truyền thống đã đến giới hạn của "vạch cấm". Do vậy, cần có sự thay đổi, điều chỉnh để có thể phát triển lâu bền.

Hiện nay, thế giới đang phát triển thiếu bền vững, như công bố của bản Báo cáo phát triển bền vững do Chương trình bảo vệ môi trường Liên Hợp quốc (UNEP) đưa ra cuối năm 2004.



3.3. Dân số, môi trường và phát triển bền vững ở nước ta

Vấn đề dân số, môi trường trong chiến lược phát triển bền vững luôn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm. Điều này đã được khẳng định tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX và trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2001 - 2010): "Phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến độ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường" và "phát triển kinh tế - xã hội gắn chặt với bảo vệ, cải thiện môi trường, bảo đảm sự hài hoà giữa môi trờng nhân tạo với môi trường thiên nhiên, giữ gìn đa dạng sinh học".

Trong Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam (Chương trình nghị sự 21) đã nêu những mục tiêu, quan điểm, nguyên tắc cơ bản; mục tiêu phát triển bền vững về kinh tế là “đạt được sự tăng trưởng ổn định với cơ cấu kinh tế hợp lý”, về môi trường là “khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên; phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý và kiểm soát có hiệu quả ô nhiễm môi trường, bảo vệ tốt môi trường sống; bảo vệ được các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, khu dự trữ sinh quyển và bảo tồn đa dạng sinh học; khắc phục suy thoái và cải thiện môi trường”... Những văn bản pháp lý này là cơ sở quan trọng cho quá trình phát triển bền vững ở nước ta.

Tuy nhiên, trong những năm qua, phát triển kinh tế - xã hội nước ta chủ yếu vẫn còn dựa vào việc khai thác tài nguyên thiên nhiên; năng suất lao động còn thấp; công nghệ sản xuất, quy mô tiêu dùng còn sử dụng nhiều năng lượng, nguyên liệu và thải ra nhiều chất thải.

Sức ép dân số và việc làm tiếp tục gia tăng. Chất lượng nguồn nhân lực còn thấp, mô hình tiêu dùng của dân cư tiêu tốn nhiều vật liệu năng lượng, thải ra nhiều chất thải độc hại...

Môi trường nước ta tiếp tục bị ô nhiễm và xuống cấp, có nơi rất nghiêm trọng.

Đất đai bị xói mòn, thoái hoá, chất lượng các nguồn nước suy giảm mạnh, không khí ở nhiều đô thị, khu dân cư bị ô nhiễm nặng; tài nguyên thiên nhiên trong nhiều trường hợp bị khai thác quá mức, không có quy hoạch; đa dạng sinh học bị đe doạ nghiêm trọng; điều kiện vệ sinh môi trường, cung cấp nước sạch ở nhiều nơi không được bảo đảm....Nhiều vấn đề ô nhiễm mới nảy sinh do quá trình phát triển công nghiệp và đô thị hoá. Sự tập trung và gia tăng số lượng dân cư lớn ở đô thị, tiến trình phát triển kinh tế dựa vào khai thác quá mức tài nguyên thiên nhiên... khiến cho ô nhiễm môi trường ở các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh trở thành vấn đề khá nghiêm trọng.


KEÁT LUAÄN

Bùng nổ dân số không chỉ tạo nên áp lực đối với nguồn tài nguyên mà còn là khâu liên kết dẫn tới các quá trình khai thác làm cạn kiệt nhanh chóng nguồn tài nguyên đó. Quan điểm về mối quan hệ tương hỗ giữa dân số và điều kiện môi trường là mối quan hệ phức tạp, đa dạng và chứa đựng nhiều biến số. Môi trường là vấn đề quan trọng có tính quyết định trong sự phát triển và tiến hoá của nhân loại.

Trong mối quan hệ biện chứng giữa dân số và sự phát triển, không thể tách rời vấn đề môi trường. Dân số tăng, kinh tế phát triển làm tăng mức sống, đồng thời làm cạn kiệt nguồn tài nguyên, suy thoái môi trường, mất đất đai, mất rừng, sa mạc hoá là hậu quả của gia tăng dân số. Báo cáo của UNICEF đã viết: "Sự tăng trưởng dân số thế giới đã làm tăng thêm sự nghiêm trọng cho khả năng bảo vệ cuộc sống của hành tinh chúng ta".

Đã đến lúc chúng ta phải chọn một trong hai khả năng: dân số đông hay là sự thịnh vượng và an toàn của con người? Yếu tố cơ bản của tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội là nguồn nhân lực, mà nguồn nhân lực luôn luôn gắn liền sự biến đổi dân số cả về số lượng và chất lượng. Mục tiêu của sự phát triển suy cho cùng là nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người. Mục tiêu đó chỉ có thể đạt được khi quy mô dân số, tốc độ tăng trưởng dân số, sự phân bố dân cư và nguồn nhân lực thật sự phù hợp và tác động tích cực đến sự phát triển.



TAØI LIEÄU THAM KHAÛO

Trang web:

1. www.diachatvn.com/forums/lofiversion

2. www.cpv.org.vn/tiengviet/nhungvandetoancau

3. www.thuvienkhoahoc.com

4. www.donre.hochiminhcity.gov.vn

5. www.nea.gov.vn/thongtinmt/noidung

6. www.hau1.edu.vn/khoa/dat_moitruong

7. www.agenda21.monre.gov.vn

8. www.hsph.edu.vn

9. http://my.opera.com/congnghesinhhocmoitruong/

10. http://vietnamnet.vn/thegioi/2007




Trang



Каталог: file -> downloadfile8 -> 221
downloadfile8 -> Đề tài: Kỹ thuật truyền số liệu trong mạng máy tính cục bộ Giảng viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện
downloadfile8 -> CHƯƠng I: TỔng quan về audio- video số TỔng quan về audio số
downloadfile8 -> Lời ngỏ của giáo sư Nguyễn Lân Dũng Cùng bạn đọc
downloadfile8 -> NGƯỜi coi thi đ ĐỀ chính thứC
downloadfile8 -> Đề Tài Liên hệ thực tiễn việc áp dụng các học thuyết Phương Đông ở doanh nghiệp Toyota tại Việt Nam hiện nay
downloadfile8 -> Phát triển các hình thức liên doanh với nước ngoài trong sản xuất hàng xuất khẩu ở Nghệ An MỞ ĐẦU
downloadfile8 -> Luận văn TÌnh hình thưƠng mại giữa việt nam và CÁc nưỚc khối nam mỹ
221 -> Đề tài Thái độ của người hâm mộ sau khi kết thúc giải bóng đá vô địch quốc gia Việt Nam năm 2012
downloadfile8 -> SỞ gd&Đt quảng ngãi kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp trưỜng trưỜng thpt chuyên năm họC 2011-2012

tải về 222.32 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương