BÀi giảng kinh tế thủy sản giảng viên: Nguyễn Minh Đức chưƠng 1: khái niệm về kinh tế HỌc I. Định nghĩa kinh tế học



tải về 253 Kb.
trang2/4
Chuyển đổi dữ liệu12.09.2017
Kích253 Kb.
#33108
1   2   3   4

Lao động


gia đình

Gia súc

Gia cầm

Thuỷ sản

Cây trồng

Trang thiết bị











Tiêu thụ sản phẩm Đầu tư



Sản phẩm của hệ thống sản xuất






Bán sản phẩm

Thị trường




Hình 3. Hệ thống sản xuất/hệ thống kinh tế nông nghiệp


A - Các hoạt động ngoài trang trại

B - Lao động thuê

C - Mua hoặc thuê đất sản xuất




Hình 4. Hệ thống sản xuất nông trại nhìn từ quan điểm hệ thống

6. Kinh tế thị trường và kinh tế kế hoạch
Một nền kinh tế thị trường được đặc trưng bởi một thị trường cạnh tranh hòan toàn (hay cạnh tranh tự do). Khi đó, giá cả các loại sản phẩm được quyết định một cách độc lập bởi “bàn tay vô hình”, do sự tương tác giữa cung và cầu. Nền kinh tế thị trường được đặc trưng bởi:


  • Khách hàng là thượng đế, khách hàng có quyền lợi tối cao. Tiềm lực kinh tế của khách hàng quy định cầu và quy định mức độ sản xuất

  • Nguồn lợi được sử dụng hợp lý và có hiệu quả. Việc cạnh tranh sống còn sẽ thúc đẩy các nhà sản xuất đưa ra các loại sản phẩm với giá cả rẻ hơn trên thị trường và giảm lợi nhuận đến mức thấp nhất.

  • Đảm bảo chắc chắn khía cạnh tự do kinh tế, kinh tế thị trường đòi hỏi mức độ tương đối cao về tính độc lập của mỗi đơn vị sản xuất cũng như mức độ lựa chọn về kinh tế. Người tiêu dùng hay nhà sản xuất đều có thể tự do quyết định số lượng mua hay sản lượng cung cấp của sản phẩm. Trong kinh tế thị trường, quyết định sản xuất được xác định dựa trên tài nguyên sẵn có, thị hiếu, sức mua của người sử dụng và giá cả trên thị trường.

Trong nền kinh tế kế hoạch (hay còn gọi là kinh tế tập trung), các nhà hoạch định chính sách, các nhà lập kế hoạch quyết định sản xuất các loại sản phẩm và phân phối cho người sử dụng.


Giữa hai nền kinh tế tập trung và kinh tế thị trường có rất nhiều hệ thống kinh tế khác, gọi là các hệ thống kinh tế kết hợp.
7. Các hệ thống kinh tế kết hợp
Một nền kinh tế kết hợp được thể hiện bởi các hoạt động kinh tế tự do của các đơn vị sản xuất. Tuy nhiên, các quyết định sản xuất đôi khi được đưa ra từ các cơ quan trung ương hoặc cấp trên. Trong các nền kinh tế kết hợp, các quyết định về nhà xưởng, cơ sở hạ tầng và các dịch vụ công cộng được quyết định và tiến hành bởi nhà nước trung ương. Chính phủ có thể đứng ra mua và trang bị tới trên 50% tổng số tài sản của đơn vị sản xuất, đặc biệt đối với các ngành kinh tế lớn như khai thác mỏ, cơ khí chế tạo. Điều đó thể hiện chính phủ vẫn duy trì một mức độ nào đó quyền điều hành đối với các đơn vị sản xuất. Chính phủ, trong thời kỳ kinh tế chuyển đổi, thường khuyến khích phân phối đều thu nhập trong xã hội và cung cấp khung pháp lý phù hợp với nền kinh tế tự do.
8. Chức năng của hệ thống kinh tế
8.1. Quyết định loại sản phẩm sản xuất: Liên quan đến việc đánh giá và xác định nhu cầu, đòi hỏi của xã hội. Xác định được đâu là nhu cầu quan trọng nhất, mức độ nào thì thoả mãn được các nhu cầu.

  • Kinh tế phải đưa ra được các phương pháp xácđịnh giá trị đối với mỗi loại sản phẩm và dịch vụ mà nó có thể được chấp nhận bởi xã hội cũng như thể hiện được nhu cầu của xã hội đối với mỗi loại sản phẩm và dịch vụ mà họ có thể sản xuất.

  • Giá trị của mỗi loại sản phẩm được định lượng bởi giá của nó trên thị trường và được xác định bởi người mua.

  • Sản phẩm càng được đòi hỏi nhiều, nhu cầu càng cao thì người mua càng sẵn sàng bỏ tiền ta mua và mua với giá cao hơn. Trong khi đó, lượng cung của một sản phẩm càng lớn thì giá sản phẩm đó càng thấp hơn.

  • Điều này cho phép ta quyết định sản xuất một loại sản phẩm nào đó dựa vào thị trường. Người tiêu thụ có thu nhập cao hơn thường ảnh hưởng đến cơ cấu giá cả nhiều hơn so với những người có thu nhập thấp. Nhưng nhiều người có thu nhập thấp trong xã hội (độ lớn của thị trường) cũng quyết định cơ cấu giá cả. Hay nói cách khác, hộ lớn của thị trường cũng quan trọng như là giá cả.

8.2. Quản lý sản xuất: Liên quan đến việc sử dụng tài nguyên cho các hoạt động sản xuất



  • Hệ thống giá cả trong nền kinh tế tự do quyết định việc tổ chức sản xuất

  • Khái niệm hiệu suất thể hiện mối quan hệ giữa nguyên liệu sản xuất và sản phẩm. Hiệu suất kinh tế được đánh giá trong quan hệ tiền tệ đó là lợi ích lớn hơn và chi phí thấp hơn.

  • Nguyên liệu (tài nguyên) được sử dụng theo chiều hướng đạt được hiệu suất kinh tế tối đa

8.3. Phân phối sản phẩm: Việc phân phối sản phẩm được hình thành cùng với việc quyết định sản xuất loại sản phẩm gì và tổ chức sản xuất như thế nào.



  • Thu nhập của một đơn vị sản xuất phụ thuộc vào

    • Lượng các nguyên liệu (tài nguyên) đưa vào sản xuất

    • Giá nguyên liệu

    • Giá trị lao động

  • Phân phối thu nhập phụ thuộc vào phân phối quyền sử dụng các tài nguyên trong nền kinh tế và mức độ sử dụng các tài nguyên này vào sản xuất để tạo ra các sản phẩm phục vụ thị hiếu của người sử dụng ở mức giá cao nhất.

  • Chênh lệch về thu nhập là do việc sử dụng không đồng đều và không phù hợp các tài nguyên vào sản xuất.

  • Việc sở hữu các tài sản, tài nguyên trong xã hội sẽ được điều chỉnh thông qua các chính sách thuế, trợ cấp, thay đổi về mặt thể chế, cải cách ruộng đất...

8.4. Điều chỉnh ngắn hạn: Một hệ thống kinh tế phải có khả năng cung cấp và điều chỉnh sản phẩm trong giai đoạn các dịch vụ cung cấp không thể thay đổi. Ví dụ, sản phẩm thủy sản được sản xuất theo mùa vụ và nguồn sản phẩm chỉ có trong một thời gian nhất định, do vậy trước tiên, sản phẩm phải được cung cấp đều cho tất cả mọi đối tượng sử dụng. Sau đó, sản phẩm phải được rải đều qua các giai đoạn thời gian đến lần thu hoạch tiếp theo.


8.5. Duy trì và tăng trưởng kinh tế: Mọi hệ thống kinh tế phải có khả năng duy trì và mở rộng khả năng sản xuất.

  • Duy trì - Giữ vững khả năng và nhịp độ sản xuất ở giai đoạn suy giảm giá trị tư liệu sản xuất (thời kỳ khấu hao)

  • Mở rộng - Tiếp tục tăng về loại sản phẩm và lượng tài sản quốc gia cùng với việc phát triển công nghệ.

Câu hỏi ôn tập




  1. Nêu và phân tích các khái niệm kinh tế

  2. Nguồn gốc của hai mục tiêu cơ bản của kinh tế là gì?

  3. Phân tích vai trò của các nguồn lực kinh tế trong việc phát triển thủy sản.

  4. Vì sao nguồn lực xã hội được xem là một nguồn lực kinh tế quan trọng?

  5. Dựa vào môn thủy sản đại cương đã học, nêu các khái niệm về thủy sản.

  6. Vì sao sinh viên ngành thủy sản nên học thêm các môn học kinh tế?

Chương 2. CUNG, CẦU VÀ GIÁ CẢ THỦY SẢN
Hai yếu tố quan trọng tác động đến các quyết định sản xuất kinh doanh là cung và cầu. Hai yếu tố này liên quan chặt chẽ đến 3 câu hỏi cơ bản của kinh tế là: sản xuất cái gì? Sản xuất cho ai? Và sản xuất như thế nào?
I. Cầu và đường cầu
Nhu cầu hay nhu cầu tiêu dùng hay còn được gọi là sở thích tiêu dùng. Trong kinh tế học, nhu cầu nếu không có khả năng tài chính để đáp ứng sở thích tiêu dùng đó không thể gọi tắt là cầu. Cầu của một loại sản phẩm được thể hiện ở những số lượng mà người người tiêu dùng muốn mua và có khả năng mua ở các mức giá khác nhau, trong điều kiện tất cả các yếu tố khác ảnh hưởng đến nhu cầu đều không đổi. Cầu về sản phẩm của cả một ngành là tổng cầu của từng loại sản phẩm. Cầu thị trường đối với 1 loại sản phẩm là toàn thể cầu của các cá nhân người tiêu dùng trong toàn thị trường cộng lại. Cầu của tất cả các sản phẩm và dịch vụ trên thị trường trong một nền kinh tế gọi là tổng cầu.

Có hai yếu tố xác định một người thma gia vào thị trường hàng hóa có thể trở thành người mua chứ không phải người đi ngắm hàng là:



  1. Thị hiếu. Thị hiếu bao gồm khẩu vị và sự ưa thích. Yếu tố này quyết định người tiêu dùng có sẵn sàng chi tiền để mua món hàng đó hay không. Nếu món hàng đó rẻ thì có thể mua chúng hoặc cũng có thể không thèm đếm xỉa nếu được cho không. Trong trường hợp sau, cầu bằng không.

  2. Khả năng chi trả. Khẩu vị và sự ưa thích chưa đủ để thúc đẩy người đi mua sắm trở thành người mua hàng. Món hàng hợp khẩu vị nhưng lại giá lại quá cao; khách hàng không thể mua. Như vậy, cầu trong trường hợp này cũng là không.

Như vậy, cầu xoay quanh hai yếu tố: ý muốn mua và khả năng tài chính để mua.

Lượng cầu là số lượng mà khách hàng sẵn sàng mua, nghĩa là sẵn lòng trả tiền mua khi hàng hóa có sẵn, trong một thời điểm nhất định tại một giá nhất định. Mối quan hệ giữa lượng cầu và giá sản phẩm thường là tỷ lệ nghịch. Khi giá tăng, lượng cầu sẽ giảm và ngược lại. Đường cầu của một loại sản phẩm trên trục tọa độ Giá và Lượng thể hiện những số lượng mà người người tiêu dùng muốn mua và có khả năng mua sản phẩm đó ở các mức giá khác nhau. Từ mối quan hệ tỷ lệ nghịch giữa lượng cầu và giá, đường cầu có hình dáng đi xuống và độ dốc âm (Hình 3).

Ví dụ: Quan hệ giữa giá cá và lượng cá bán


Giá cá trên thị trường (đồng)

Lượng cá được mua (kg)

15000

6

14000

10

13000

18

12000

28

11000

40


Каталог: data -> nmduc
nmduc -> Chim dơi bốn sọc Striped mono; Striped fingerfish Thông tin chung General information
nmduc -> Cá Tứ vân; Xê can Tiger barb; Sumatra barb Thông tin chung General information
nmduc -> Cá Sặc ánh trăng; Sặc bạc Moonlight gourami Thông tin chung General information
nmduc -> HIỆn trạng kinh doanh cá CẢnh biển tại thành phố HỒ chí minh nguyễn Ngọc Quyến, Vũ Cẩm Lương và Nguyễn Minh Đức
nmduc -> Cá Tai tượng phi châu; Heo lửa Oscar Thông tin chung General information
nmduc -> Nâu Spotted scat Thông tin chung General information
nmduc -> Cá tỳ bà Suckermouth catfish; Spotted pleco Thông tin chung General information
nmduc -> PHẦN 2 kinh tế SẢn xuất thủy sản chưƠng 3: SẢn xuất thủy sản I. Mục đích của sản xuất
nmduc -> Cá Tứ vân; Xê can Tiger barb; Sumatra barb Thông tin chung General information
nmduc -> Nguyen minh duc

tải về 253 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương