BÀi giảng kinh tế thủy sản giảng viên: Nguyễn Minh Đức chưƠng 1: khái niệm về kinh tế HỌc I. Định nghĩa kinh tế học



tải về 253 Kb.
trang3/4
Chuyển đổi dữ liệu12.09.2017
Kích253 Kb.
#33108
1   2   3   4

Các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu


  • Dân số. Dân số tăng cao dẫn đến cầu thị trường tăng, tổng cầu tăng do số lượng người sẵn sàng mua gia tăng.

  • Thu nhập của người tiêu thụ. Giả sử giá hàng hóa không thay đổi, thu nhập của người dân càng cao, nhu cầu càng lớn. Ví dụ: Tôm sú trên thị trường thế giới. Tuy nhiên, thu nhập tăng có thể làm giảm nhu cầu đối với hàng hóa thứ cấp. Ví dụ: cá tra Việt Nam tại thị trường Mỹ.

  • Giá các loại sản phẩm thay thế khác (thịt gà, thịt heo,…). Khi giá của các mặt hàng thực phẩm thay thế gia tăng, cầu về thủy sản tăng. Ví dụ: trong thời điểm heo, gà, vịt bị dịch bệnh, giá thịt tăng dẫn đến nhu cầu thủy sản tăng.

  • Phong tục tập quán, tín ngưỡng. Ví dụ: Cầu về cá chép tăng nhanh trong ngày 23 tháng Chạp âm lịch.

  • Các yếu tố khác như tiếp thị, khuyến mãi,…Tiếp thị có thể là tăng cầu trong ngắn hạn.

  • Sự kỳ vọng về giá của mặt hàng trong tương lai.



II. Cung và đường cung
Cung là lượng sản phẩm mà nhà sản xuất sẵn sàng sản xuất và bán ra thị trường ở các mức giá khác nhau. Lượng cung là số lượng hàng hóa mà người bán sẵn sàng bán trong một thời kỳ nhất định. Lượng cung của toàn ngành là tổng sản phẩm của các nhà sản xuất. Mối quan hệ giữa cung và giá thường tỷ lệ thuận. Cung thường tăng khi giá sản phẩm trên thị trường tăng. Tuy nhiên, trong thủy sản, đặc biệt là trong lĩnh vực khai thác thủy sản. Khi giá sản phẩm thủy sản tăng, lượng thủy sản được khai thác và bán ra thủy sản sẽ tăng. Tuy nhiên, đến một ngưỡng chịu đụng nào đó, khi tài nguyên thủy sản không thể tái phục hồi kịp để bù cho lượng thủy sản bị khai thác (hay còn gọi là bị lạm thác), khi giá sản phẩm tăng, lượng cung sẽ ngày càng giảm.


Giá111




Lượng

Cầu

Cung

P0

P1

Q0

Q2

Q1

A

Hình 3. Đường cầu, đường cung và giá cân bằng

Sự hình thành giá cân bằng trong thị trường cạnh tranh hoàn toàn
Hai đường cung và cầu gặp nhau tại điểm cân bằng A. Có nghĩa là tại thời điểm giá P0, khách hàng mong muốn mua 1 lượng sản phẩm bằng chính lượng sản phẩm mà nhà sản xuất mong muốn bán ra. Giá P0 được gọi là giá cân bằng và lượng q0 gọi là lượng cân bằng.
Khi giá tăng từ P0 đến P1, khách hàng sẽ mua 1 lượng q1 nhưng nhà sản xuất lại mong muốn bán ra lượng q2. Như vậy, cung sẽ vượt cầu, từ đó làm cho giá sản phẩm trên thị trường giảm.
Ngược lại, khi nhu cầu 1 loại sản phẩm trên thị trường tăng và vượt quá khả năng cung, giá sản phẩm đó trên thị trường sẽ tăng lên. Trong thị trường cạnh tranh hoàn toàn, tại thời điểm giá cân bằng P0 thì không có sự khan hiếm hoặc dư thừa sản phẩm trên thị trường và thị trường luôn luôn ở trạng thái cân bằng. Sự thay đổi cầu và cung sẽ hình thành một mức giá cân bằng mới và lượng cân bằng mới.
III. Độ co giãn của cầu
Có 3 loại co giãn bao gồm co giãn theo giá, co giãn theo thu nhập, và co giãn chéo.
1. Co giãn của cầu theo giá (Ep)
Độ co giãn là mức độ phản ứng của đường cầu đối với sự thay đổi của giá sản phẩm trên thị trường. Quy luật cầu cho biết lượng sản phẩm được mua sẽ tăng nếu giá giảm và ngược lại. Tuy nhiên, mức độ tăng (giảm) của lượng cầu của một sản phẩm khi giá của sản phẩm đó giảm (tăng) một phần trăm (1 %) sẽ được thể hiện qua độ co giãn của cầu theo giá (price elasticity -Ep). Như vậy,
∆Q ∆P

Ep = (% thay đổi lượng cầu)/(% thay đổi giá) = (-------)/(----)

Q P
Tại mức giá trung bình (Ptb), và lượng cầu trung bình (Qtb), ta có
∆Q ∆P

Ep = (-------)/(----) = (∆Q/Qtb) x (Ptb/∆P) = (∆Q/∆P) x (Ptb/Qtb)

Qtb Ptb
Nhu cầu về 1 loại sản phẩm được gọi là co giãn khi giá trị tuyệt đối của Ep lớn hơn 1. Trong trường hợp này khi có sự giảm nhẹ về giá, lượng tiêu thụ trên thị trường tăng ở mức độ phần trăm lớn hơn mức độ phần trăm giảm giá. Do vậy, người sản xuất sẽ thu được lợi nhuận cao hơn và người mua phải trả với giá thấp hơn.
Ví dụ: Với giá cá là 6.000 đồng/kg, lượng cá tiêu thụ là 40kg và thu nhập mang lại là 240.000 đồng. Khi giá giảm xuống còn 4.000, lượng cá bán ra tăng lên đến 80kg, thu nhập mang lại là 320.000.

Co giãn do giá Ep tại thời điểm này là:
80 – 40 4.000 – 6.000

Ep = ----------- / ----------------- = -0.67/0.40 = -1.68

80 + 40 4.000 + 6.000

------ ------------

2 2


4.000

6.000

40

80

P

Q

Nhu cầu về 1 loại sản phẩm được coi là không co giãn khi giá trị tuyệt đối của Ep nhỏ hơn 1. Trong trường hợp này phần trăm tăng trong nhu cầu về 1 loại sản phẩm sẽ thấp hơn phần trăm giảm giá.


Ví dụ: khi giá cá rô phi giảm từ 6.000 đồng/kg xuống 4.000 đồng/kg, lượng cầu của sản phẩm tăng từ 50kg lên 60kg, tổng thu của nhà sản xuất giảm từ 300.000 đồng (6.000 x 50) xuống còn 240.000 đồng (4.000 x 60). Co giãn do giá Ep tại thời điểm này là:
(60-50)/[(60+50)/2]

Ep = ------------------------------------------ = 0.18/0.4 = 0.45

(6.000 – 4.000)/[(6.000 + 4.000)/2]


50

60

4.000

6.000

P

Q

P

Khi giá trị tuyệt đối của Ep bằng 1, nhu cầu về 1 loại sản phẩm có thể coi là co giãn đồng nhất hay co giãn theo đơn vị. 1% thay đổi về giá sẽ dẫn đến 1% thay đổi theo tỷ lệ nghịch về lượng cầu.


Ví dụ: Tại giá 30.000 đồng có 20kg cá được mua (tổng thu 30.000 x 20 = 600.000 đồng), khi giá giảm xuống còn 20.000 đồng, sẽ có 30kg cá được mua (tổng thu 20.000 x 30 = 600.000 đồng). Co giãn do giá tại giá trị trung bình sẽ là:
(30.000 – 20.000)/[(30.000 + 20.000)/2]

Ep = ------------------------------------------------- = 0.4/0.4 = 1

(3-2)/[(3+2)/2]


20

30

30.000

P

Q

20.000

Nhu cầu về 1 loại sản phẩm được coi là co giãn hoàn hảo khi Ep = ∞. Lúc này, toàn bộ lượng tăng về cung sẽ được thị trường tiêu thụ tại một mức giá cố định và thu nhập mang lại tăng dần do lượng sản phẩm bán ra tăng.
Ví dụ: Tại mức giá 40.000 đồng/kg, một nông dân bán được 40kg cá tai tượng, doanh thu của ông ta là 40.000 x 40 = 1.600.000 đồng. Doanh thu của ông ta sẽ tăng lên 3.200.000 khi có 80kg bán được dù vẫn giữ mức giá ở 40.000 đồng/kg. Co giãn của đường cầu do giá tại giá trị trung bình sẽ là:

(80 – 40)/(80+40)/2

Ep = ------------------------- = ∞

0
Khi độ co giãn của cầu theo giá Ep = 0, nhu cầu về 1 loại sản phẩm được coi là không co giãn hoàn toàn. Lượng cầu hoàn toàn không thay đổi do sự thay đổi của giá.


Ví dụ, lượng sản phẩm bán được là 60kg cá, không thay đổi khi giá cá thay đổi từ 30.000 đồng/kg lên 60.000 đồng/kg. Co giãn do giá tại giá trị trung bình sẽ là

0

Ep = ---------------------------------------------- = 0



(60.000 – 30.000)/[(60.000+30.000)/2]

Nếu như mục tiêu của nuôi thủy sản là nhằm đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng của con người, những loài cá có độ co giãn theo giá cao sẽ được lựa chọn trước. Đó thường là những loài cá được người mua ưa chuộng Ví dụ: cá hồi, cá mú, tôm, cua,... Nhà sản xuất nên cố gắng gia tăng sản lượng thông qua việc tăng hiệu suất sản xuất và giảm chi phí. Tại một thời điểm nhất định, các nhà sản xuất nên tăng cường các hoạt động tiếp cận thị trường, nâng cấp các phương tiện vận chuyển và chế biến. Nếu như những loài cá không được ưa chuộng vẫn được lựa chọn để nuôi nhằm nâng cao giá trị dinh dưỡng của cộng đồng, thì các quyết định trên hoàn toàn không có giá trị. Hoạt động nuôi cá lúc này cần phải được hỗ trợ, trợ cấp cùng với các hoạt động tạo thị trường, nâng cao hiểu biết của người sử dụng, cải thiện sự hấp dẫn của sản phẩm,…


2. Độ co giãn của đường cầu theo thu nhập (Ei)
Độ co giãn của đường cầu theo thu nhập là tỷ lệ phần trăm thay đổi lượng cầu (Q) của một sản phẩm nào đó do 1% thay đổi của thu nhập (Y) tạo ra trong điều kiện các yếu tố khác không thay đổi. Về mặt toán học, độ co giãn theo thu nhập (Ei - Income elasticity) được thể hiện như sau:
Ei = (∆Q/Q)/(∆Y/Y)
Thông thường người ta cũng tính toán theo giá trị trung bình
Ei = (∆Q/Qtb)/(∆Y/Ytb) = (∆Q/Qtb) x (Ytb/∆Y) = (∆Q/∆Y) x (Ytb/Qtb)
Khi Ei > 1, nhu cầu về 1 sản phẩm được gọi là co giãn theo thu nhập, trong trường hợp này việc tăng thu nhập của người dân đó làm tăng đáng kể nhu cầu mua sản phẩm đó. Những sản phẩm có độ co giãn theo thu nhập lớn hơn 1 thường là những sản phẩm cao cấp, những sản phẩm mới xuất hiện trên thị trường.
Khi 0 < Ei < 1, nhu cầu về sản phẩm không co giãn theo thu nhập, việc tăng thu nhập không làm thay đổi nhiều nhu cầu một sản phẩm nào đó. Những sản phẩm này còn gọi là sản phẩm thông thường.
Khi Ei < 0, trong một số trường hợp đặc biệt, nhu cầu sản phẩm có độ co giãn âm, có nghĩa càng tăng thu nhập, càng giảm nhu cầu mua. Những sản phẩm này được gọi là sản phẩm thứ cấp, hay sản phẩm rẻ tiền.
Trong NTTS, sản phẩm có độ co giãn theo thu nhập cao là những loài cá (sản phẩm) tiềm năng cho phát triển hơn những sản phẩm không co giãn theo thu nhập. Trong NTTS, những loài có co giãn âm thường được coi là những loài “cấp thấp”, rẻ tiền. Những sản phẩm này ít tiềm năng phát triển khi nền kinh tế phát triển nhưng nhu cầu của chúng sẽ tăng cao khi nền kinh tế bị đình trệ hay suy thoái.

Thu nhập

Không co giãn

Ei < 1


Co giãn

Ei > 1



Lượng sản phẩm

3. Độ co giãn chéo (Ec)
Độ co giãn chéo là lượng phần trăm thay đổi trong nhu cầu của một sản phẩm do 1% thay đổi về giá của một sản phẩm khác, trong khi các yếu tố khác không thay đổi. Về mặt toán học, độ co giãn chéo (Ec - cross elasticity) được thể hiện như sau:
Ec = (∆Qi/Qi)/(∆Pj/Pj)
P: Giá của sản phẩm khác
Ec > 0 khi hai sản phẩm có thể thay thế cho nhau trên thị trường

Ec < 0 khi hai sản phẩm bổ sung cho nhau



Nếu 2 sản phẩm ít có quan hệ với nhau thì Ec tiến gần đến giá trị 0.
Cạnh tranh và thay thế trên thị trường nguồn lực sản xuất quan trọng quyết định nhu cầu của 1 sản phẩm trên thị trường. Sản phẩm NTTS cạnh tranh mạnh mẽ với các sản phẩm khác như sản phẩm đánh bắt tự nhiên, các loại thực phẩm khác như thịt gà, thịt heo. Việc giảm giá các sản phẩm khác (sản phẩm thay thế) sẽ làm cho nhu cầu về cá giảm đi.
Bài tập
Bài tập 1. Xem xét hai bảng số liệu sau
B2.1 Sản lượng thủy sản của thế giới và Mỹ

Năm

Thế giới

USA




Năm

Thế giới

USA

1950

21.1

2.6




1977

68.9

3

1951

23.5

2.4




1978

70.4

3.4

1952

25.1

2.4




1979

71.1

3.5

1953

25.9

2.7




1980

72

3.6

1954

27.6

2.8




1981

74.8

3.8

1955

28.9

2.8




1982

77.2

4

1956

30.8

3




1983

78

4.3

1957

31.7

2.8




1984

84.2

4.8

1958

33.3

2.7




1985

86.5

4.8

1959

36.9

2.9




1986

92.2

4.9

1960

40.2

2.8




1987

94.87

6

1961

43.6

2.9




1988

99.47

5.96

1962

44.8

3




1989

100.62

5.78

1963

46.6

2.8




1990

97.84

5.87

1964

51.9

2.6




1991

97.45

5.49

1965

53.2

2.7




1992

100.6

5.6

1966

57.3

2.5




1993

104.36

5.94

1967

60.4

2.4




1994

112.92

5.93

1968

63.9

2.5




1995

116.77

5.64

1969

62.7

2.5




1996

120.56

5.39

1970

65.6

2.8




1997

122.99

5.42

1971

66.1

2.9




1998

118.23

5.15

1972

62

2.8




1999

127.22

5.23

1973

62.7

2.8




2000

131

5.17

1974

66.5

2.8




2001

130.65

5.42

1975

66.4

2.8




2002

132.99

5.43

1976

69.8

3




2003

132.2

5.42

Source http://faostat.fao.org/faostat/




Каталог: data -> nmduc
nmduc -> Chim dơi bốn sọc Striped mono; Striped fingerfish Thông tin chung General information
nmduc -> Cá Tứ vân; Xê can Tiger barb; Sumatra barb Thông tin chung General information
nmduc -> Cá Sặc ánh trăng; Sặc bạc Moonlight gourami Thông tin chung General information
nmduc -> HIỆn trạng kinh doanh cá CẢnh biển tại thành phố HỒ chí minh nguyễn Ngọc Quyến, Vũ Cẩm Lương và Nguyễn Minh Đức
nmduc -> Cá Tai tượng phi châu; Heo lửa Oscar Thông tin chung General information
nmduc -> Nâu Spotted scat Thông tin chung General information
nmduc -> Cá tỳ bà Suckermouth catfish; Spotted pleco Thông tin chung General information
nmduc -> PHẦN 2 kinh tế SẢn xuất thủy sản chưƠng 3: SẢn xuất thủy sản I. Mục đích của sản xuất
nmduc -> Cá Tứ vân; Xê can Tiger barb; Sumatra barb Thông tin chung General information
nmduc -> Nguyen minh duc

tải về 253 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương