Bài giảng khai thác kiểM ĐỊnh cầU


Các yêu cầu chung đối với công tác quản lý khai thác



tải về 3.97 Mb.
Chế độ xem pdf
trang8/68
Chuyển đổi dữ liệu30.05.2023
Kích3.97 Mb.
#54776
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   68
bg khai thac kiem dinh cau khanh

1.2.4. Các yêu cầu chung đối với công tác quản lý khai thác: 
Đối với cầu đường sắt, do việc quản lý thống nhất từ đầu nên về cơ bản hồ sơ lịch sử các 
công trình cầu đều được quản lý thống nhất và đầy đủ, phục vụ hiệu quả trong công tác kiểm 
tra, đánh giá, bảo dưỡng công trình cầu. 
Đối với công trình cầu đường bộ, do việc phân cấp quản lý bất cấp dẫn đến việc lưu trữ 
hồ sơ, quản lý thông tin các công trình cầu bị thất lạc dẫn đến nhiều khó khăn trong công tác 
kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa công trình cầu. 
Ngày nay, các công trình cầu do Tổng cục đường bộ Việt Nam quản lý đã được cập nhật 
và quản lý đầy đủ thông qua việc sử dụng hệ thống thông tin trên máy tính, đặc biệt chương 
trình quản lý khai thác được Chính phủ Nhật Bản hỗ trợ nguồn vốn ODA không hoàn lại để 


Khai thác, kiểm định cầu_ĐH Khánh 
- 10 - 
thiết lập hệ thống quản lý khai thác hệ thống đường bộ Việt Nam bao gồm cả thông tin cần thiết 
đến các hình ảnh cụ thể. Một số chỉ tiêu thông tin chính về công trình cầu được lưu trữ cụ thể 
như: 
- Tên cầu 
- Tỉnh 
- Trên tuyến, lý trình, năm xây dựng 
- Chiều dài toàn cầu 
- Chiều rộng: của phần xe chạy, của lề đi bộ 
- Chiều cao khống chế, tải trọng, đặc tính kỹ thuật, đặc điểm địa chất, thủy văn, … 
Ngoài ra còn kèm theo các hình ảnh cụ thể của từng công trình cầu để công tác quản lý 
có tính trực quan hơn. Đây là dự án lớn, đến nay vẫn đang trong quá trình nghiên cứu và xây 
dựng chỉ tiêu thống nhất để áp dụng trên cả nước, đặc biệt là việc thống nhất quản lý về cùng 
một mối và một công nghệ kỹ thuật chung. 
1.3. Bảo quản dòng chảy và điều chỉnh hướng dòng 
Thu hẹp lòng sông và sự điều chỉnh dòng chảy là những nguyên nhân chính làm cho vận 
tốc dòng chảy và mực nước tại vị trí cầu tăng hơn nhiều so với chế độ tự nhiên của chúng, đặc 
biệt là vào mùa mưa lũ. Điều này gây ra hiện tượng sói chung của lòng sông tại vị trí cầu. Cùng 
với xói chung, còn xuất hiện xói cục bộ do dòng chảy gặp các vật cản như trụ cầu, các công 
trình điều chỉnh dòng chảy, đất đắp 1/4 ở mố… 
Mức độ của sói cục bộ phụ thuộc nhiều vào chiều sâu cột nước, bề rộng và hình thù vật 
cản, hướng của dòng chảy. Hiện tượng xói cục bộ gây nguy hiểm cho sự làm việc bình thường 
của trụ, làm sụt lở các công trình điều chỉnh dòng chảy và đất đắp trước mố. 
Hình 1.1:  Gia cố ta luy đất đắp 
a) Bằng rọ đá ; b) Bằng xếp đá 
1. Ụ chắn ; 2. Đá xếp ; 3. Rọ ; 4. Xếp đá trong rọ 
h = MNCN + biên độ song = 0,5m 
T
rụ cầu cũng cũng như các công trình điều chỉnh dòng chảy và đất đắp trước mố phải 
được gia cố để chống lại tác động của xói. Tùy từng trường hợp cụ thể mà ta có biện pháp gia 
cố thích hợp. Biện pháp thường làm rọ đá (hình 1.1.a), xếp đá (hình 1.1.b) hoặc lát tấm bê tông 
(hình 1.2). 



tải về 3.97 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   68




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương