Bài giảng khai thác kiểM ĐỊnh cầU


Khai thác, kiểm định cầu_ĐH Khánh



tải về 3.97 Mb.
Chế độ xem pdf
trang16/68
Chuyển đổi dữ liệu30.05.2023
Kích3.97 Mb.
#54776
1   ...   12   13   14   15   16   17   18   19   ...   68
bg khai thac kiem dinh cau khanh

Khai thác, kiểm định cầu_ĐH Khánh 
- 19 - 
trường hợp gỉ là nguyên nhân chính dẫn tới việc thay thế hoặc gia cố kết cấu nhịp rất tốn kém. 
b. Giải pháp: 
- Sử dụng sơn trong cầu thép: Thông thường tuổi thọ của sơn tối thiểu là 4 năm, mỗi bộ 
sơn sẽ gồm ba loại: sơn lót (chống gỉ), sơn phủ trung gian và sơn phủ ngoài cùng. Tuy nhiên, 
gần đây người ta thường sử dụng sơn gốc epoxy có tuổi thọ lên đến 20 năm, sau khi sơn sẽ tạo 
nên trên bề mặt một lớp bảo vệ có độ bền cao. 
- Yêu cầu kỹ thuật đối với sơn: 
+ Màng sơn phải có tính cách ly cao. 
+ Sơn lót phải dính bám cao với thép và có khả năng chống ăn mòn cao. 
+ Sơn phủ phải tương hợp với sơn lót, dính bám cao với sơn lót và chống chịu được tác 
động của môi trường như thời tiết nóng ấm, bức xạ mặt trời, không bay màu. 
+ Sơn đủ chiều dày quy định, chống chịu được tác động của các hóa chất độc hại. 
+ Màu sơn nên phù hợp với cầu cũ. 
- Phương pháp sửa chữa khi xuất hiện gỉ: 
+ Nếu gỉ làm tiêu hao đáng kể diện tích tiết diện thì cần phải có giải pháp bù tiết diện 
trước khi sơn sửa. 
+ Trường hợp trên bề mặt gỉ còn các màng sơn cũ cần dùng bản chải sắt, chải bụi, dùng 
nước xà phòng, kiềm loãng lau sạch sau đó dùng nước sạch xối rửa, đánh dấy ráp trước khi sơn 
phủ bảo vệ 
+ Xử lý xong bề mặt cần phải sơn ngay, để quá 3 ngày cần phải xử lý lại. Không sơn khi 
trời mưa, nhiệt độ nhỏ hơn 4
0
C, sơn đều không được bỏ sót. 
+ Dùng bột dẻo lấp phẳng các vết lõm do gỉ sau khi sơn phủ xong để tiến hành sơn bề 
mặt. 
1.4.2.4. Hiện tượng phá hoại giòn: 
Hiện tượng kết cấu bị phá hủy dưới tác dụng của tải trọng mà biến dạng dẻo hầu như 
không xuất hiện được gọi là phá hoại giòn. 
Về bản chất, hiện tượng này là hậu quả của việc phát triển vết nứt một cách đột ngột tại 
những vị trí xung yếu có ứng suất vượt tải lớn. 
Tốc độ lan truyền vết nứt trong kết cấu có thể đạt tới 5000m/s. Khả năng xuất hiện phá 
hoại giòn phụ thuộc vào cấu trúc tinh thể của thép, thành phần hóa học, độ tinh khiết, hình dạng 
cấu kiện, trạng thái ứng suất, tốc độ biến dạng, nhiệt độ của môi trường xung quanh, v.v… 
Kinh nghiệm khai thác cho thấy, phá hoại kiểu này thường hay gặp ở kết cấu nhịp cầu 
hàn, ít thấy ở kết cấu nhịp cầu tán đinh. 
Để hạn chế hiện tượng này chúng ta phải thường xuyên tiến hành kiểm tra, xác định các 
vết nứt nhỏ trong cầu thép để tiến hành sửa chữa trước khi để xảy ra phá hoại giòn. 
1.4.2.5. Các khuyết tật cơ học: 

tải về 3.97 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   12   13   14   15   16   17   18   19   ...   68




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương