Bài giảng khai thác kiểM ĐỊnh cầU


Khai thác, kiểm định cầu_ĐH Khánh



tải về 3.97 Mb.
Chế độ xem pdf
trang14/68
Chuyển đổi dữ liệu30.05.2023
Kích3.97 Mb.
#54776
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   ...   68
bg khai thac kiem dinh cau khanh

Khai thác, kiểm định cầu_ĐH Khánh 
- 16 - 
Ứng suất pháp lớn trong liên kết dầm dọc với dầm ngang gây ra những vết nứt mỏi trong 
bản cá, các vết nứt này bao giờ cũng bắt đầu từ mép lỗ của hàng đinh thứ nhất hoặc thứ hai kể 
từ dầm ngang (hình 1.8). Phá hoại kiểu này còn xảy ra đối với biên dưới của những dầm ngang 
ngoài cùng trong kết cấu nhịp cầu dàn có chiều dài lớn hơn 80m (hình 1.10) 
Một trong những yếu tố chính gây ra hiện tượng này là sự đồng thời cùng làm việc giữa 
hệ dầm mặt cầu và dàn chủ cao. 
Hình 1.6 - Vết nứt mỏi tại 
vị trí chịu lực cục bộ 
Hình 1.7 - Vết nứt mỏi ở bản con cá 
1. Bản con cá; 2. Dầm ngang; 3. Dầm dọc; 
4. Vết nứt 
Hình 1.8 - Vết nứt mỏi ở sườn dầm 
1. Dầm ngang; 2. Dầm dọc; 3. Vết nứt 
Hình 1.9 - Vết nứt mỏi ở thép góc liên kết 
dầm dọc với dầm ngang 
1. Dầm dọc; 2. Dầm ngang; 3. Vết nứt 
Hình 1.10 - Vết nứt mỏi 
ở thép góc biên dưới của 
dầm ngang


Khai thác, kiểm định cầu_ĐH Khánh 
- 17 - 
Vết nứt xuất hiện ở thép góc liên kết (hình 1.7) là do tác động của mômen uốn tại mối nối 
và thành phần lực trong dầm dọc khi tham gia cùng làm việc với các biên của giàn chủ. 
Trong kết cấu nhịp cầu hàn, phá hoại mỏi có thể xảy ra ở những vùng tập trung ứng suất 
kéo do tác động của ngoại lực hoặc những nơi có ứng suất dư do hàn gây ra. Như vậy, các vết 
nứt mỏi có thể xuất hiện trong mối hàn hoặc ngay trong kết cấu khi tiết diện của nó thay đổi 
đột ngột. 
b. Giải pháp: 
- Với các vết nứt có thể sửa chữa bằng đường hàn ta làm như sau: 
Khoan chặn hai đầu vết nứt với đường kính lỗ khoan từ 14-18mm để giảm ứng suất tập 
trung hai đầu vết nứt. Tiến hành gia công bề mặt vết nứt thành hình chữ K (khi cắt vát hai phía 
từ một bên vết nứt), hình chữ V (khi cắt vát một phía từ hai bên vết nứt) hoặc chữ X (khi cắt 
vát hai phía từ hai bên vết nứt. Tùy độ dày bản thép chính và điều kiện thi công sửa chữa để lựa 
chọn cách xử lý phù hợp. Làm sạch rộng hơn vết nứt ít nhất 10mm, đốt nóng vết nứt lên nhiệt 
độ 150
0
C đến 200
0
C rồi tiến hành hàn. Mài dũa đường hàn và sơn bảo vệ.
Hình 1.11: Sửa chữa vết nứt và khuyết tật 
a) Hàn phủ vết nứt; b, e) Phủ kín vết nứt bằng tấm thép bản với liên kết bu lông cường độ cao: 
1. Bản đệm; 2. Thép bản táp; 3. Bu lông cường độ cao có sẵn; 4. Bu lông cường độ cao mới. 
c, d) Phủ vết nứt bằng táp thép góc với liên kết bu lông cường độ cao: 
1.Thép góc táp; 2.Bu lông cường độ cao mới; 3.Lỗ ở đầu vết nứt; 4.Bu lông cường độ cao có sẵn.
g) Khắc phục khuyết tật bằng táp thép bản với liên kết hàn: 
1. Má kẹp; 2. Khuyết tật; 3. Nêm; 4. Thép bản táp. 
- Với vết nứt không lớn và ở mép lỗ đinh tán ta làm như sau: 
Khoan lỗ chặn đầu vết nứt tránh ứng suất tập trung, tiến hành thảo bỏ đinh tán, vệ sinh bề 
mặt liên kết để thay thế bằng bulông cường độ cao, sơn hoặc bôi dâu bảo vệ liên kết sau sửa 
chữa. 



tải về 3.97 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   ...   68




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương