Bài giảng khai thác kiểM ĐỊnh cầU


Khai thác, kiểm định cầu_ĐH Khánh



tải về 3.97 Mb.
Chế độ xem pdf
trang11/68
Chuyển đổi dữ liệu30.05.2023
Kích3.97 Mb.
#54776
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   ...   68
bg khai thac kiem dinh cau khanh

Khai thác, kiểm định cầu_ĐH Khánh 
- 13 - 
Chính vì vậy, những hư hỏng này thường kéo theo hiện tượng phá hủy mỏi. 
Sự phân rã đinh tán là một quá trình kéo dài và không ngừng tăng theo thời gian khai thác 
của công trình. Quá trình này được đặc trưng bằng sự truyền lực qua liên kết giữa các phân tố 
nối. 
Sự làm việc của liên kết, tùy thuộc vào đặc điểm truyền lực, có thể được chia thành 3 giai 
đoạn. Ở giai đoạn I, sự truyền lực giữa các phân tố nối thông qua ma sát bề mặt tiếp xúc của 
chúng. Lúc này, ứng suất tập trung ở mép lỗ đinh có trị số nhỏ nhất. Giai đoạn II được đặc trưng 
bằng sự truyền lực không chỉ thông qua ma sát của bề mặt tiếp xúc mà còn thông qua thân đinh 
tì lên thành lỗ. Ứng suất tập trung ở mép lỗ đinh bắt đầu phát triển. Trong giai đoạn III, sự 
truyền lực giữa các phân tố nối chỉ thông qua thân đinh tì lên thành lỗ. Ứng suất tập trung đạt 
tới trị số cực đại. Hư hỏng đinh tán do mài mòn cơ học xảy ra ở giai đoạn III. 
Cần chú ý rằng, độ mài mòn lớn còn tạo điều kiện thuận lợi cho sự xâm thực của môi 
trường, làm cho thép ở mép lỗ đinh bị gỉ nhanh hơn và khả năng làm việc chịu mỏi của vật liệu 
giảm. Trong cầu dàn, hiện tượng hư hỏng này thường xảy ra tại các liên kết: thanh xiên và thanh 
treo vào bản nút ở biên trên; các thanh của hệ liên dọc và ngang vào dàn chủ. Đối với hệ mặt 
cầu, sự phân rã đinh tán thường xảy ra ở các liên kết: dầm dọc với dầm ngang (đặc biệt là khi 
không có bản con cá); biên dầm vào sườn dầm dọc; các thanh của hệ liên kết dọc; các thanh 
của hệ liên kết dọc và ngang vào dầm dọc. 
Trong cùng một liên kết, các hàng đinh ngoài cùng chịu lực nhiều hơn, nên thường bị hư 
hỏng trước. Ngoài ra, với các điều kiện làm việc như nhau thì các đinh chịu cắt một mặt bị phân 
rã nhanh hơn các đinh chịu cắt hai mặt. Những vết gỉ từ đầu đinh tán hoặc từ khe hở giữa các 
phân tố nối và các vết nứt của lớp sơn gần đầu đinh thường là dấu hiệu của sự hư hỏng do mài 
mòn, nó đòi hỏi phải kiểm tra các đinh này một cách kỹ lưỡng. Thông thường, biện pháp gõ 
đầu đinh bằng búa cũng cho kết quả đủ độ tin cậy để đánh giá chất lượng liên kết. 
Ngoài ra, kích thước, hình dạng đinh và lỗ đinh cũng như việc lắp đặt đinh không đảm 
bảo tiêu chuẩn kỹ thuật đều được coi là khuyết tật của liên kết. 
Những loại khuyết tật của đinh tán thường gặp trong thực tế được thể hiện trên hình 1.3. 
Hình H1.3:  Các khuyết tật của liên kết đinh tán và liên kết hàn 
a) Liên kết đinh tán; b) Liên kết hàn 
1. Hở đầu đinh; 2. Đầu đinh bị nứt; 3. Đầu đinh bị lệch; 4. Đầu đinh có gờ 
5. Đầu đinh bị nhỏ; 6. Lệch đầu đinh; 7. Đầu đinh xiên; 8. Đầu dinh có rãnh 
9. Rãnh ở thép phân tố; 10. Đầu đinh có vết; 11. Thân đinh không khít 
12. Lỗ đinh xiên; 13. Lỗ đinh vẹo; 14. Lỗ đinh ô van; 15. Hàn không thấu 
16. Vết nứt trong; 17. Vết nứt mặt; 18. Rãnh ở thép cơ bản 
19. Vết nứt ở mặt thép 



tải về 3.97 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   ...   68




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương