Bài giảng khai thác kiểM ĐỊnh cầU



tải về 3.97 Mb.
Chế độ xem pdf
trang6/68
Chuyển đổi dữ liệu30.05.2023
Kích3.97 Mb.
#54776
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   68
bg khai thac kiem dinh cau khanh

- Sửa chữa lớn (đại tu): Khắc phụ những hư hỏng, mà những hư hỏng này làm giảm khả 


Khai thác, kiểm định cầu_ĐH Khánh 
- 8 - 
năng chịu tải của kết cấu nhằm đưa kết cấu trở lại chế độ khai thác của công trình. Khối lượng 
thi công lớn, trong thời gian sửa chữa phải đình chỉ giao thông trên cầu. 
Khi kết cấu không còn đủ khả năng chịu các hoạt tải phát triển nặng hơn hoặc cầu đã trở 
nên hẹp không còn đủ lưu thông lượng phương tiện qua cầu thì cần thiết phải xem xét tăng 
cường, mở rộng cầu. Kết cấu cầu gồm nhiều bộ phần chịu lực khác nhau, không phải bộ phận 
nào cũng có cùng cường độ vì thế ta chỉ tăng cường bộ phần nào yếu nhất mà thôi, mức độ cần 
thiết tùy theo nhu cầu phát triển giao thông để xem xét, xử lý. 
1.2. Khai thác công trình cầu: 
1.2.1. Tổ chức bộ máy quản lý khai thác công trình: 
Trong sự nghiệp đổi mới đất nước, yêu cầu phát triển giao thông vận tải ở Việt Nam rất 
lớn. Nhiều tuyến đường mới với các công trình cầu thi công theo công nghệ tiên tiến đã và đang 
được hình thành, cùng với việc nâng cấp, cải tạo các hệ thống cầu, đường cũ. Xây dựng cơ bản 
trong giao thông vận tải và quản lý, khai thác tốt các công trình hiện có là hai nhiệm vụ lớn phải 
song song thực hiện. 
Để đáp ứng được yêu cầu này, Bộ Giao thông vận tải đã quy định các chức năng, nhiệm 
vụ về quản lý duy tu cho các đơn vị chuyên ngành. Tổng Cục Đường bộ Việt Nam và Cục 
Đường sắt Việt Nam là hai cơ quan chủ yếu thực hiện chức năng quản lý khai thác hệ thống 
cầu - đường và các công trình khác trên mạng lưới giao thông đường bộ và đường sắt ở Việt 
Nam. 
Cơ cấu hình thành chính của Tổng Cục Đường bộ Việt Nam được mô tả như sau: dưới 
Tổng cục là bốn cục quản lý đường bộ phụ trách các vùng lãnh thổ khác nhau: Cục quản lý 
đường bộ 1 (các tỉnh phía Bắc từ Ninh Bình trở ra); Cục quản lý đường bộ 2 (các tỉnh Bắc miền 
Trung từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế); Cục quản lý đường bộ 3 (các tỉnh miền Trung và 
Tây Nguyên từ thành phố Đà Nẵng đến hết tỉnh Khánh Hòa); và Cục quản lý đường bộ 4 (các 
tỉnh Nam Trung Bộ và Nam bộ từ tỉnh Ninh Thuận, Lâm Đồng trở vào). Dưới các Cục quản lý 
đường bộ có các Chi cục làm nhiệm vụ khai thác và các công ty xây lắp thực hiện các nhiệm 
vụ xây dựng cơ bản, trung, đại tu công trình. Ngoài ra, cũng có một số công ty xây lắp trực 
thuộc cục để thực hiện nhiệm vụ xây dựng các công trình có vốn xây lắp lớn hàng năm. 
Đối với Cục Đường sắt Việt Nam là cơ quan quản lý nhà nước về đường sắt, thực hiện 
chức năng nhiệm vụ quản lý nhà nước về mặt pháp lý. Song song với nó là Tổng công ty đường 
sắt Việt Nam là Doanh nghiệp nhà nước thực hiện nhiệm vụ vận hành, khai thác và bảo trì hệ 
thống hạ tầng mạng lưới đường sắt quốc gia, tổ chức hành chính có xu hướng phân chia thành 
hai khối; quản lý khai thác (thông tin, tín hiệu, tàu, ga, v.v...) và quản lý công trình (cầu, đường, 
kiến trúc tầng trên như ba lát, ray, tà vẹt, v.v...). 
Dưới Tổng công ty đường sắt Việt Nam có bốn đơn vị chính là Công ty vận tải hành 
khách Hà Nội, Công ty vận tải hành khách Sài Gòn, Công ty vận tải hàng hóa đường sắt và 
Trung tâm Điều hành vận tải đường sắt và các phân ban, các công ty là các đơn vị quản lý và 
trung, đại tu các công trình đường sắt. 
Trên đây là cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý khai thác, bảo dưỡng mạng lưới đường giao 
thông quốc gia. Đối với hệ thống đường địa phương thì sự quản lý, khai thác, bảo dưỡng thuộc 
trách nhiệm các sở giao thông vận tải hoặc sở giao thông công chính. Các sở này chịu sự lãnh 



tải về 3.97 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   68




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương