BÀi giảI ĐỀ HÌnh sự lshs/tn-31/240 -> lshs/tn-40/240 ĐỀ 31



tải về 317.42 Kb.
trang4/4
Chuyển đổi dữ liệu10.08.2016
Kích317.42 Kb.
#16219
1   2   3   4

Tình tiết bổ sung


Ngày 29/7/2004, cơ quan điều tra công an quận ĐT ra quyết định khởi tố vụ án và khởi tố bị can đối với Lê Hồng Minh. Ngày 30/7/2004, cơ quan điều tra ra lệnh tạm giam Minh 4 tháng.

Tại cơ quan điều tra, Minh đã khai nhận toàn bộ hành vi phạm tội. Gia đình Minh mời luật sư Trần Trung bào chữa cho Minh. Khi gặp luật sư, mẹ của Minh nói “con tôi kể lại rằng thấy không chống trả được những người đuổi bắt, nó đã vứt gói đồ lại rồi bỏ chạy”.



Câu hỏi 2 (1 điểm): Luật sư cần làm rõ những vấn đề gì khi gặp và trao đổi với Lê Hồng Minh?

Tình tiết bổ sung


Sau khi hồ sơ vụ án được chuyển sang VKSND quận ĐT, luật sư Trung đã nghiên cứu hồ sơ và phát hiện:

- Tại biên bản lấy lời khai của người làm chứng Phan Văn Hùng, Nguyễn Quang Vinh có ghi: Minh móc dao ra chống trả và bỏ chạy được khoảng 20m thì bị mọi người khống chế.

- Người làm chứng Phan Tùng khai: Khi chúng tôi đuổi kịp, tên Minh lấy dao ra doạ nhưng mọi người vẫn xông lên. Thấy vậy, Minh tiếp tục bỏ chạy và vứt lại gói vàng.

Câu hỏi 3 (1 điểm): Luật sư cần trao đổi và đề nghị điều gì với VKSND quận ĐT để bảo vệ quyền lợi cho Minh?

Tình tiết bổ sung

Ngày 15/12/2004, anh Phan Văn Hùng gửi đơn yêu cầu VKSND quận ĐT khởi tố Minh về hành vi gây thương tích cho mình. Kèm theo đơn là giấy xác nhận của bệnh viện ĐT, theo đó, Hùng chỉ bị tổn thương nhẹ phần mềm, vết thương nông. VKSND quận ĐT đã ra quyết định bổ sung quyết định khởi tố bị can đối với Minh về tội “cố ý gây thương tích” và hoàn thiện cáo trạng.

Ngày 23 tháng 12 năm 2004, Viện kiểm sát nhân dân quận ĐT ra bản cáo trạng truy tố Lê Hồng Minh về tội:“ Cướp tài sản” theo điểm d khoản 2 Điều 133, tội “cố ý gây thương tích” theo điểm a khoản 1 Điều 104 Bộ luật hình sự và chuyển toàn bộ hồ sơ vụ án cho TAND quận ĐT.

Câu hỏi 4 (1 điểm): Anh (chị) có nhận xét gì về hoạt động nêu trên của VKSND quận ĐT? Tại sao?

Câu hỏi 5 (1 điểm): Hãy xác định hướng bào chữa cho Lê Hồng Minh?

Tình tiết bổ sung

Trong khi bỏ chạy, Lê Hồng Minh đã làm mất 01 chiếc nhẫn và một sợi dây chuyền vàng. Gia đình Minh đã thoả thuận với chị Thuỷ trả chị Thuỷ 1.000.000đ. Trước khi mở phiên toà, chị Thuỷ có đơn yêu cầu Toà án buộc gia đình Lê Hồng Minh bồi thường thêm 3.000.000đ vì có sự nhầm lẫn khi xác định thiệt hại. Thẩm phán được phân công chủ toạ phiên toà cho rằng không cần xem xét yêu cầu này vì các bên đã thoả thuận rồi, mặt khác cơ quan điều tra cũng không xác minh vấn đề này.



Câu hỏi 6 (1 điểm): Luật sư của người bị hại Phạm Vũ Bích Thuỷ cần trao đổi và kiến nghị vấn đề gì với TAND quận ĐT để bảo vệ quyền lợi cho thân chủ?

Tình tiết bổ sung

Trong phần thủ tục bắt đầu phiên toà, thẩm phán chủ toạ phiên toà không phổ biến đầy đủ các quyền của bị cáo. Chủ toạ nói "các quyền theo quy định tại điểm a, đ khoản 2 Điều 50 BLTTHS chỉ sử dụng trước khi mở phiên toà còn quyền kháng cáo bản án quyết định của Toà án sẽ nói luôn khi tuyên án. Do đó, tôi chỉ phổ biến các quyền mà bị cáo được sử dụng tại phiên toà"



Câu hỏi 7 (1 điểm): Là luật sư bào chữa cho bị cáo, khi được hỏi ý kiến về phần thủ tục bắt đầu phiên toà, anh (chị) có ý kiến gì không? Nếu có thì về vấn đề gì?

Tình tiết bổ sung


Trong phần tranh luận, đại diện VKS cho rằng hành vi của Minh gây thương tích cho anh Phan Văn Hùng dưới 11%, nhưng Minh đã sử dụng dao nhọn để đâm anh Hùng là thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều 104 BLHS “dùng hung khí nguy hiểm”. Do đó, hành vi của Minh đã cấu thành tội “cố ý gây thương tích”.

Câu hỏi 8 (1 điểm): Luật sư bào chữa cho Lê Hồng Minh cần tranh luận với ý kiến của vị đại diện VKS như thế nào để bảo vệ cho thân chủ?

Tình tiết bổ sung


Qua xét hỏi và tranh luận tại phiên toà, đại diện VKSND quận ĐT giữ nguyên quyết định truy tố.

Theo xác minh của cơ quan điều tra, Minh không có tiền án tiền sự.



Câu hỏi 9 (1 điểm): Anh (chị) hãy nêu những điểm chính trong bản luận cứ bào chữa cho Lê Hồng Minh?

Tình tiết bổ sung


Bản án sơ thẩm số 68 ngày 10/2/2005, Hội đống xét xử tuyên phạt Minh 10 năm tù về tội “cướp tài sản”, 1 năm tù về tội “cố ý gây thương tích”. Tổng hợp hình phạt chung của 2 tội là 11 năm tù; buộc Lê Hồng Minh phải bồi thường cho chị Thuỷ 3.000.000 đồng.

Lê Hồng Minh không đồng ý với nội dung bản án và nhờ anh (chị) làm đơn kháng cáo.



Câu hỏi 10 (1 điểm): Anh (chị) hãy viết đơn kháng cáo giúp Lê Hồng Minh?

(Học viên được sử dụng BLHS, BLTTHS và các pháp lệnh có liên quan)Tình
Câu 1) Minh phạm tội “cướp tài sản” theo điều 133 BLHS. Lý do, lúc đầu Minh cướp giật tài sản nhưng sau khi đánh rơi gói vàng Minh dùng dao chống trả và nhặt gói vàng chạy tiếp -> chuyển sang hành vi cướp tài sản (theo điểm 6.2 phần I TTLT 02/2001/TTLT –BTP-BCA-TANDTC-VKSNDTC)
Câu 2)

  • Hỏi thăm Minh tình hình sức khoẻ, việc giam giữ…

  • Hỏi Minh về diễn biến hành vi đã thực hiện …

  • Hỏi Minh có phải khi mọi người đuổi bắt thì anh không chống trả mà vứt lại gói vàng rồi bỏ chạy…

Câu 3) Cần trao đổi VKS



  • Căn cứ vào các lời khai trên thì chứng minh, Minh chỉ phạm tội cướp giật tài sản. Hành vi rút dao của Minh là nhằm mục đích để không bị mọi người tấn công, dễ dàng chạy thoát. Và sau đó Minh vứt lại gói vàng như vậy Minh đã không có hành vi dùng vũ lực để giữ bằng được tài sản vừa mới cướp giật được -> Đề xuất về tội danh với VKS

Câu 4 ) Hoạt động trên của VKS là chưa đúng vì:



  • VKS chưa điều tra làm rõ mối quan hệ nhân quả giữa hành vi dùng dao chống trả của Minh với vết thương của Hùng…

  • Chưa giám định thương tật của Hùng

  • Chưa tiến hành các hoạt động điều tra đã vội vàng kết luận …

Câu 5) Hướng bào chữa cho Minh là theo hướng Minh phạm tội cướp giật tài sản và không phạm tội cố ý gây thương tích.


Câu 6) Cấn kiến nghị, đề xuất với Toà án cần xác minh giá trị thiệt hại của chiếc nhẫn và sợi dây chuyền. Vì tuy có sự thoả thuận giữa 2 bên nhưng sự thoả thuận này do nhầm lẫn nên Toà án cần định giá lại cho chính xác, đảm bảo quyền lợi cho người bị hại…
Câu 7) Có. Yêu cầu Chủ toạ phiên toà phải phổ biến và giải thích đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của bị cáo theo quy định tại Điều BLTTHS. Đảm bảo các quy định về thủ tục tố tụng tại Phiên toà.
Câu 8) Như trình bày ở phần trên. VKS đã chưa làm rõ mối quan hệ nhân quả giữa hành vi của Minh với vết thương của Hùng… Vì như vậy mới xác định được tội này. Xác định lỗi của Minh là cố ý hay vô ý khi gây thương thích cho Hùng (nếu có) …
Câu 9) Bài bào chữa: xin tự viết căn cứ vào gợi ý trên
Câu 10) Đơn kháng cáo
ĐỀ 39
MÃ SỐ ĐỀ THI:
LSHS/TN-39/240

Nguyễn Văn, Trần Viết Sử cùng ở tại khu tập thể Sóng Thần (phường A, quận B, thành phố C). Biết nhà anh Nguyễn Tiến (ở cùng khu tập thể) có chiếc xe Dylan mới, trị giá 100.000.000 đồng, Văn và Sử đã bàn bạc kế hoạch nhằm chiếm đoạt. Để thực hiện chắc chắn kế hoạch đã đặt ra, Văn, Sử lôi kéo thêm Hoàng Tin cùng tham gia. Văn, Sử phân công cho Tin chuẩn bị một kìm cộng lực và một chiếc bao tải. Thực hiện sự phân công, Tin đã ra chợ Mây mua những vật dụng trên.

Tối 17/5/2004, Văn, Sử, Tin mang theo kìm cộng lực và bao tải đến phục trước nhà anh Tiến chờ lúc vắng người để hành động. Khi đến nơi, Tin phát hiện đó là nhà của người quen nên đã bỏ về và khuyên Văn, Sử đừng hành động nữa. Mặc dù vậy, Văn, Sử vẫn quyết tâm ở lại để thực hiện bằng được ý đồ đã đặt ra.

Khoảng 1 giờ ngày 18/5/2004, khi Văn đang bấm khoá cửa thì Sử báo hiệu có động. Văn vội nấp vào góc tường gần đó. Anh Công (là công an khu vực) đi qua thấy Sử đứng có dấu hiệu khả nghi nên hỏi giấy tờ. Sử trả lời: “Em chỉ đi chơi nên không mang theo giấy tờ gì”. Anh Công yêu cầu Sử đi về trụ sở công an phường A để giải quyết. Trong lúc anh Công và Sử lời qua tiếng lại, Văn lẻn lại đằng sau anh Công và dùng kìm đập mạnh vào đầu anh Công hai nhát làm anh Công bất tỉnh. Sau đó, Văn, Sử bỏ trốn. Anh Công được nhân dân đưa vào bệnh viện, sau một tháng mới xuất viện. Theo kết luận giám định pháp y, tỉ lệ thương tật của anh Công là 10%.

Trên cơ sở xác minh, ngày 20/5/2004, cơ quan điều tra công an quận B đã bắt khẩn cấp Văn, Sử và quyết định tạm giữ Văn, Sử trong thời hạn 3 ngày. Tại cơ quan điều tra, Văn, Sử khai nội dung vụ việc như trên. Theo lời khai của Văn, Sử cơ quan điều tra đã bắt khẩn cấp Tin và tạm giữ Tin trong thời hạn 2 ngày.

Ngày 23/5/2004, cơ quan điều tra công an quận B khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Văn, Sử về tội “Trộm cắp tài sản” theo khoản 2 Điều 138 Bộ luật hình sự và tội “Chống người thi hành công vụ” theo khoản 1 Điều 257 Bộ luật hình sự; đối với Tin về tội “Trộm cắp tài sản” theo khoản 2 Điều 138 Bộ luật hình sự. Văn, Sử, Tin bị áp dụng biện pháp ngăn chặn cấm đi khỏi nơi cư trú.

Câu hỏi 1 (1 điểm): Anh (chị) có nhận xét gì về những hoạt động tố tụng mà cơ quan điều tra quận B đã tiến hành? Giải thích tại sao?

Tình tiết bổ sung

Sử và Tin mời luật sư Nguyễn Q. làm người bào chữa cho mình. Luật sư Q. đã gặp gỡ Sử, Tin.



Câu hỏi 2 (1 điểm): Theo anh (chị), luật sư Q. cần trao đổi những vấn đề gì với Sử và Tin?

Tình tiết bổ sung

Trong hồ sơ vụ án không có bản sao giấy khai sinh của Sử. Theo bản sao sổ hộ khẩu gia đình lưu trong hồ sơ vụ án thì Sử sinh ngày 1/12/1987. Ngày 4/6/2004, ông Phong (bố của Sử) chuyển cho luật sư giấy khai sinh gốc của Sử, theo đó Sử sinh ngày 1/12/1988.



Câu hỏi 3 (1 điểm): Theo anh (chị), tài liệu này có ý nghĩa như thế nào đối với việc giải quyết vụ án? Tại sao?

Tình tiết bổ sung

Qua quá trình điều tra, cơ quan điều tra đã xác định được nội dung vụ việc đúng như phần dữ kiện chung của đề bài. Sau khi hồ sơ được chuyển sang Viện kiểm sát, luật sư Q đã có văn bản kiến nghị gửi Viện kiểm sát đề nghị đình chỉ vụ án đối với Tin. Lý do mà luật sư đưa ra là Tin chỉ chuẩn bị phạm tội nghiêm trọng nên theo Điều 17 Bộ luật hình sự thì Tin không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội định phạm.



Câu hỏi 4 (1 điểm): Anh (chị) có nhất trí với quan điểm của luật sư Q hay không? Tại sao?

Tình tiết bổ sung

Ngày 12/9/2004, Viện kiểm sát nhân dân quận B ra bản cáo trạng truy tố Sử, Văn, Tin theo tội danh và điều khoản Bộ luật hình sự mà Cơ quan điều tra đã áp dụng để khởi tố đối với các bị can. Sau khi hồ sơ được chuyển sang Toà án, ông Phong đến gặp và trao đổi với luật sư Q như sau: “Anh Công yêu cầu gia đình tôi bồi thường tiền thuốc men và thu nhập bị mất, tổng cộng là 7 triệu đồng. Anh Công nói gia đình tôi khá giả nhất nên cứ bồi thường toàn bộ cho anh ta, sau đó đòi lại của gia đình Văn và Tin. Anh Công hứa nếu tôi chịu bồi thường sẽ làm đơn xin miễn tố cho Sử. Xin luật sư cho tôi biết theo quy định của pháp luật tôi sẽ phải bồi thường cho anh Công những khoản gì? tôi có nên thực hiện theo yêu cầu của anh Công hay không?”



Câu hỏi 5 (1 điểm): Anh (chị) hãy giúp luật sư Q trả lời những câu hỏi nêu trên của ông Phong.

Câu hỏi 6 (1 điểm): Theo anh (chị) có cần trao đổi và đề xuất điều gì với tòa án không? Nếu có hãy nêu rõ?

Tình tiết bổ sung

Trong thời gian chuẩn bị xét xử vụ án, Sử gửi cho anh (chị) một lá thư với nội dung như sau: “Cháu và Văn đã bàn định việc đến nhà anh Tiến chiếm bằng được chiếc xe Dylan. Văn dặn cháu chuẩn bị một bình hơi cay để đối phó trong trường hợp bị anh Tiến phát hiện.Văn nói không cho Tin biết việc này vì e ngại Tin sợ, không dám làm. Cháu đã chuẩn bị đầy đủ như yêu cầu của Văn. Trong lúc cháu nói qua nói lại với anh Công, Văn đứng đằng sau anh Công nháy cháu xịt hơi cay vào mặt anh Công nhưng cháu không dám làm. Thấy thế, Văn mới dùng kìm đập vào đầu anh Công làm anh Công bị thương. Trong thời gian điều tra, Văn đã đe doạ buộc cháu phải khai theo Văn nên cháu không dám nói sự thật. Bây giờ cháu có nên khai những điều này ra hay không?”



Câu hỏi 7 (1 điểm): Trường hợp này, luật sư Q. cần giải quyết như thế nào? Tại sao?

Câu hỏi 8 (1 điểm): Hãy dự liến kế hoạch xét hỏi tại phiên tòa.

Tình tiết bổ sung

Ngày 27/12/2004, Toà án nhân dân quận B mở phiên toà sơ thẩm xét xử vụ án nêu trên. Qua xét hỏi và tranh luận tại phiên toà, đã làm rõ nội dung vụ án như lời trình bày của Sử trong lá thư gửi luật sư Q. Văn, Sử và Tin đều chưa có tiền án, tiền sự. Gia đình Sử, Văn, Tin đã bồi thường thiệt hại cho anh Công.



Câu hỏi 9 (1 điểm): Anh (chị) hãy nêu những nội dung chính trong bản bào chữa cho Sử và Tin?

Tình tiết bổ sung

Sau phiên toà sơ thẩm, Sử, Tin gặp luật sư Q trình bày như sau: Văn thường xuyên đến đe doạ chúng cháu, kêu ca rằng vì chúng cháu mà tội của Văn nặng hơn. Văn còn nói nếu chúng cháu không viết đơn kháng cáo xin giảm nhẹ cho Văn thì Văn sẽ có biện pháp cứng rắn. Chúng cháu có nên viết đơn kháng cáo theo yêu cầu của Văn không? Luật sư có cách gì để Văn không đe doạ chúng cháu nữa?



Câu hỏi 10 (1 điểm): Anh (chị) hãy tư vấn cho Sử, Tin về những vấn đề nêu trên.

(Học viên được sử dụng BLHS, BLTTHS và các pháp lệnh có liên quan)

Câu 1)


  • CQĐT ra lệnh bắt khẩn cấp, quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Văn, Sử là có cơ sở

  • CQĐT ra lệnh bắt khẩn cấp, quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Tin là chưa chính xác vì Tin đã nửa chừng chấm dứt tội phạm theo Điều 19 BLHS

Câu 2) Cần trao đổi với Sử, Tin



  • Hỏi thăm tình hình sức khoẻ, việc hỏi cung của ĐTV…

  • Hỏi về diễn biến hành vi xảy ra

  • Giữa Sử và Văn có bàn bạc nhau về việc nếu bị phát hiện sẽ tấn công người khác để tẩu thoát…

  • Hành vi bỏ về không tiếp tục tham gia vụ ăn trộm và khuyên Văn, Sử đừng hành động nữa.

Câu 3) Tài liệu trên có ý nghĩa trong việc xác định độ tuổi chịu TNHS của Sử vì Nếu Sử sinh năm ngày 1/12/1988 theo giấy khai sinh gốc thì lúc này Sử chưa đủ 16 tuổi và căn cứ vào Khoản 2 Điều 12 BLHS thì Sử chưa đủ tuổi chịu TNHS về khoản 2 Điều 138 và khoản 1 Điều 257 BLHS


Câu 4) Nhất trí một phần với Luật sư Q, cùng với cơ sở để kiến nghị VKS đình chỉ vụ án đối với Tin là việc Tin đã nửa chừng chấm dứt tội phạm theo điều 19 BLHS
Câu 5)

  • Căn cứ vào Điều 609 BLDS thì Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm gồm chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi phục sức khoẻ; thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút…

  • Căn cứ vào Điều 616 BLDS thì trách nhiệm bồi thiệt hại do nhiều người cùng gây ra thì những người đ1o phải liện đới bồi thường cho người bị thiệt hại … Như vậy trong trường hợp này thì gia đình Văn và Sử phải liên đới bồi thường cho anh Công.

  • Nếu ông có điều kiện và số tiền 7 triệu không phải là lớn thì ông có thể bồi thường cho anh Công về trách nhiệm dân sự, còn bồi thường về TNHS thì Sử chưa đủ tuổi chịu TNHS về 2 tội này

Câu 6) Cần trao đổi với Tào án



  • Kiến nghị Toà án là hành vi của Tin không có cơ sở để xét xử theo điểm q khoản 1 Điều 93 BLHS

  • Kiến nghị Toà án là tuổi của Sử không phải chịu TNHS về tội theo khoản 2 điều 138 và khoản 1 Điều 257 BLHS

Câu 7) Trong trường hợp này thì Luật sư cần trực tiếp gặp Sử, động viên và khuyên Sử thành thật khai báo trong phần xét hỏi tại phiên toà -> Ví như vậy thì việc chống người thi hành công vụ cháu không tham gia mà do Văn tự làm ...

Câu 8) Xét hỏi Tin theo hướng Tin đã tự ý nửa chừng chấm dứt tội phạm ở hành vi cướp ...

Xét hỏi Sử theo hướng Sử việc tấn công anh Công bằng bình xịt Sử không tham gia mà Văn tự dùng kìm cộng lực đánh anh Công ...


Câu 9) Bài bào chữa, xin tự nêu theo phần gợi ý trên
Câu 10) Không.
ĐỀ 40
MÃ SỐ ĐỀ THI:
LSHS/TN-40/240

Vào hồi 23 giờ ngày 07/8/2004 nhận được tin báo của anh Nguyễn Văn Chuyên (số nhà 27A phường Vĩnh Hồ, quận Đ, thành phố H), Cơ quan điều tra quận Đ đã có mặt tại hiện trường. Tại đây Cơ quan điều tra phát hiện thấy cửa sau nhà anh Chuyên mở, két đựng tiền có dấu hiệu bị cạy phá, tại phòng khách có một người bị trói gô vào ghế ngồi, trên người chỉ mặc một chiếc quần đùi, trên mặt và thân thể có nhiều vết bầm tím và rớm máu. Theo lời khai của anh Chuyên, người đang bị trói là kẻ trộm đã lấy 120 triệu đồng và một dây chuyền vàng trị giá 12 triệu của vợ chồng anh.

Đối tượng bị bắt khai tên là Nguyễn Ngọc có địa chỉ thường trú tại số nhà 106/9 phường Quan thổ, quận Đ, thành phố H. Ngọc khai nhận đã lấy trộm số tiền và vàng trên, tuy nhiên khi được hỏi số tài sản đã lấy được để đâu thì Ngọc tỏ ra lúng túng không giải trình được. Cơ quan điều tra đã lập biên bản bắt người phạm tội quả tang và ra quyết định tạm giữ 3 ngày đối với Nguyễn Ngọc. Nguyễn Ngọc đã thông qua người nhà, nhờ luật sư bào chữa cho mình.



Câu hỏi 1 (1 điểm): Là Luật sư được Ngọc nhờ bào chữa, anh chị sẽ tiến hành hoạt động gì để có thể giúp đỡ cho Nguyễn Ngọc trong khi Ngọc bị tạm giữ.

Tình tiết bổ sung

Ngày 09/8/2004, Cơ quan điều tra công an quận Đ đã quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can tội Trộm cắp tài sản theo quy định tại khoản 2 Điều 138 BLHS và ra lệnh tạm giam 4 tháng đối với Nguyễn Ngọc. Khi gặp Ngọc tại nhà tạm giữ, Luật sư thấy Ngọc luôn kêu đau đầu, chóng mặt, buồn nôn.



Câu hỏi 2 (1 điểm): Là Luật sư của Ngọc, anh chị sẽ có trao đổi, đề xuất gì, với ai để giúp đỡ cho Ngọc? Nếu đề xuất của anh chị không được chấp nhận, anh chị sẽ có biện pháp gì tiếp theo?

Tình tiết bổ sung

Trên cơ sở kết quả điều tra: Ngày 30/01/2005 Viện kiểm sát nhân dân quận Đ đã ra Cáo trạng truy tố Nguyễn Ngọc về tội “Trộm cắp tài sản” theo quy định tại khoản 2 Điều 138 BLHS và chuyển hồ sơ đến Tòa án nhân dân quận Đ. TAND quận Đ đã mở phiên tòa xét xử Ngọc theo tội danh và điều khoản mà VKS đã truy tố.



Câu hỏi 3(1 điểm): Anh (chị) hãy xác định hướng bào chữa cho Nguyễn Ngọc.

Tình tiết bổ sung

Ngày 16/4/2005 tại phiên tòa khi được hỏi Nguyễn Ngọc đã phản cung cho rằng mình không thực hiện hành vi trộm cắp tài sản mà Ngọc đã bị anh Chuyên bắt ép phải nhận như vậy, vì sự thực là Ngọc có quan hệ với vợ anh Chuyên và hôm đó anh Chuyên đi công tác, bất ngờ quay về và đã phát hiện ra việc Ngọc và vợ Chuyên đang quan hệ tình dục. Anh Chuyên đã bắt trói và đánh Ngọc, ép Ngọc phải nhận như vậy, nếu không Chuyên sẽ giết Ngọc. Tuy nhiên, khi được Tòa hỏi Chuyên đã hoàn toàn phủ nhận những điều mà Ngọc đã khai.



Câu hỏi 4 (1 điểm): Anh chị sẽ xử lý như thế nào tại phần xét hỏi trước tình huống trên?

Tình tiết bổ sung

Giả sử phiên tòa hôm đó được hoãn xử.



Câu hỏi 5 (1 điểm): Với tư cách là Luật sư của Ngọc, anh chị hãy đề xuất việc triệu tập những người tham gia tố tụng trong vụ án này? Giải thích vì sao lại có đề xuất đó.

Tình tiết bổ sung

Tại phiên toà, vợ Chuyên cũng phủ nhận việc có quan hệ tình cảm với Ngọc, tuy nhiên Ngọc khai rằng đã nhiều lần họ có quan hệ với nhau, bằng chứng là Ngọc biết rõ một số dấu vết ở nơi kín đáo trên cơ thể của vợ Chuyên.



Câu hỏi 6 (1 điểm): Là Luật sư của Ngọc, anh (chị) có ý kiến gì tại phiên toà?

Tình tiết bổ sung

Tại phần tranh luận, đại diện Viện kiểm sát nhân dân quận Đ lập luận rằng hành vi lọt vào nhà người khác của Ngọc đã cấu thành tội trộm cắp tài sản, còn hành vi khai nhận tại Toà là mình có quan hệ tình cảm với vợ anh Chuyên của Ngọc là hành vi vu khống, bôi nhọ phẩm giá của người khác. Từ lập luận nêu trên Viện kiểm sát đề nghị Toà án ra quyết định khởi tố Ngọc về tội vu khống.



Câu hỏi 7 (1 điểm): Hãy trình bày ý kiến đối đáp lại ý kiến của Viện kiểm sát.

Tình tiết bổ sung

Toà án nhân dân quận Đ ra bản án tuyên phạt Nguyễn Ngọc 5 năm tù về tội Trộm cắp tài sản, buộc Ngọc phải bồi thường 132 triệu đồng cho vợ chồng anh Chuyên, đồng thời yêu cầu Viện kiểm sát nhân dân quận Đ khởi tố vụ án hình sự đối với Nguyễn Ngọc về tội Vu khống.



Câu hỏi 8 (1 điểm): Anh (chị) hãy làm đơn kháng cáo giúp Nguyễn Ngọc

Tình tiết bổ sung

Ngày 07/8/2005 Toà án nhân dân thành phố H mở phiên toà phúc thẩm xét xử Nguyễn Ngọc, tại phiên toà vắng mặt vợ Chuyên, theo sự xác minh của luật sư thì trước ngày mở phiên toà phúc thẩm vợ chồng Chuyên đã cãi nhau kịch liệt vì những dấu vết trên cơ thể vợ Chuyên mà Ngọc nêu ra đều là những dấu vết có thật mà không phải ai cũng có thể biết được.



Câu hỏi 9 (1 điểm): Là luật sư của Ngọc, anh (chị) có đề nghị hoãn phiên toà để triệu tập vợ Chuyên hay không? Giải thích tại sao?

Tình tiết bổ sung

Tại phiên toà phúc thẩm vợ Chuyên đã thú nhận toàn bộ sự thật, đó là khi 2 người đang có quan hệ với nhau thì Chuyên về và bắt gặp. Chuyên đã bắt trói Ngọc và ép Ngọc phải nhận là đã lấy trộm tiền và dây chuyền của nhà Chuyên. Đại diện Viện kiểm sát đã kết luận về vụ án rằng Nguyễn Ngọc hoàn toàn vô tội, đề nghị Toà án huỷ án sơ thẩm để điều tra lại toàn bộ vụ án.



Câu hỏi 10 (1 điểm): Anh (chị) sẽ bào chữa cho Ngọc theo hướng nào? Giải thích tại sao?

(Học viên được sử dụng BLHS, BLTTHS và các pháp lệnh có liên quan)
Câu 1) Lúc này Luật sư làm thủ tục cấp giấy chứng nhận bào chữa, bảo vệ cho Ngọc. Tìm cách tiếp xúc với Ngọc ...
Câu 2) Đề xuất, trao đổi cơ quan điều tra về việc xác định hành vi của Ngọc có phải là trộm 120 triệu đồng và sợi dây chuyền không? Tại sao ăn trộm mà trên người chỉ mặc quần đùi? Số tiền ăn trộm ở đâu trong khi Ngọc bị bắt tại chỗ ...?

Đề xuất, trao đổi không được thì chờ gặp Ngọc, xem các bản hỏi cung, lời khai của người bị hại để làm rõ tình tiết trên ...(chớ biết làm gì được)

Câu 3) Hướng bào chữa cho Ngọc là không phạm tội vì trong các tình tiết có nhiều điểm không rõ ràng, chưa chứng minh được Ngọc phạm tội trộm cắp tài sản ...
Câu 4)


  • Xét hỏi về những gì anh khai và đối chiếu với tình tiết trong vụ án làm sáng tỏ lời khai này

  • Hỏi Chuyên việc anh bắt được Ngọc như thế nào? Nguồn gốc số tiền...

Câu 5) Đề nghị triệu tập vợ Chuyên vì theo lời khai của Ngọc thì vợ Chuyên là người liên quan trong vụ án, triệu tập vợ Chuyên để đối chất, điều tra rõ hành vi của Ngọc...


Câu 6) Đề nghị hoãn phiên toà để xác minh những tình tiết mà Ngọc đã cung cấp ...
Câu 7)

  • Tội trộm cắp theo điều 138 BLHS là tội cấu thành vật chất có nghĩa là phải có hành vi lấy tài sản trị giá từ 500 ngàn đồng trở lên mới cấu thành tội phạm...chớ không phải chỉ hành vi lọt vào nhà người khác là đã cấu thành như vị KSV đã nói

  • Việc chứng minh tội phạm là trách nhiệm thuộc cơ qua THTT, còn Bị cáo có quyền khai để bảo vệ cho mình mà không phải chịu TNHS về hành vi khai báo đó...

Câu 8) Đơn kháng cáo


Câu 9) Có vì vợ Chuyên là người liên quan, người làm chứng quan trọng ảnh hưởng đến có hay không hành vi trộm cắp của Ngọc như Ngọc khai trước đó?
Câu 10) Luật sư sẽ bào chữa cho Ngọc theo hướng vô tội và yêu cầu Toà tuyên huỷ án sơ thẩm và đình chỉ vụ án Bởi vì căn cứ vào khoản 1 Điều Điều 107 BLTTHS






tải về 317.42 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương