BÀi giảI ĐỀ HÌnh sự lshs/tn-31/240 -> lshs/tn-40/240 ĐỀ 31



tải về 317.42 Kb.
trang3/4
Chuyển đổi dữ liệu10.08.2016
Kích317.42 Kb.
#16219
1   2   3   4

Tình tiết bổ sung


Anh (chị) được bị can Hoàng Văn Bình và gia đình mời bào chữa cho bị can.

Câu hỏi 4 (0,5 điểm): Anh (chị) cần tiến hành những thủ tục gì để tham gia bào chữa cho bị can?

Tình tiết bổ sung

Khi hồ sơ vụ án chuyển sang Toà án nhân dân tỉnh L, gia đình bị can đến gặp anh (chị) và 2 bên đã ký hợp đồng thuê luật sư. Qua trao đổi anh (chị) được biết, cho đến thời điểm đó, gia đình bị can và người bị hại hoàn toàn chưa gặp gỡ nhau, bị can và gia đình bị can cũng chưa bồi thường cho gia đình bị hại.



Câu hỏi 5 (1 điểm): Anh (chị) sẽ làm gì để bảo vệ quyền lợi cho thân chủ trong trường hợp này?

Tình tiết bổ sung


Gia đình bị hại đưa ra yêu cầu bồi thường cho tất cả mọi thành viên bị thiệt hại của họ số tiền 75 triệu đồng thì họ sẽ làm đơn xin miễn tố, nếu là 50 triệu đồng họ sẽ xin cho Hoàng Văn Bình được hưởng án treo hoặc tại ngoại.

Câu hỏi 6 (1 điểm): Là người bào chữa cho Hoàng Văn Bình, anh (chị) sẽ tư vấn cho gia đình Hoàng Văn Bình như thế nào trong tình huống này?

Tình tiết bổ sung


Toà án nhân dân tỉnh L đã triệu tập hợp lệ anh Hoàng Văn Hoàn tham gia phiên toà sơ thẩm. Tuy nhiên, đến ngày mở phiên toà, anh Hoàn đã không có mặt tại Toà án mà không có lý do.

Câu hỏi 7 (1 điểm): Theo anh (chị), anh Hoàn tham gia phiên toà với tư cách tố tụng nào? Nếu vắng mặt anh Hoàn thì Hội đồng xét xử phải giải quyết như thế nào?

Tình tiết bổ sung


Tại phiên toà sơ thẩm ngày 15/07/2006, gia đình bị hại đưa ra mức bồi thường đối với trường hợp nạn nhân Hoàng Thị Duyên bị chết như sau:

1. Khoản tiền nằm viện trước khi chết: 2 triệu đồng

2. Tiền mua quan tài: 6 triệu đồng

3. Cỗ bàn, làm 3 ngày, 49 ngày, 100 ngày: 10 triệu đồng

4. Tiền mua đất, thuê xe (4 xe) đưa tang: 12 triệu đồng

5. Tiền đau thương: 25 triệu đồng

(Tổng cộng là 55 triệu đồng)

Câu hỏi 8 (1 điểm): Anh (chị) có ý kiến gì đối với yêu cầu đòi bồi thường trên?

Tình tiết bổ sung


Phiên tòa sơ thẩm được tiến hành. Tại phiên toà những người tham gia tố tụng khai phù hợp với các tình tiết trong dự kiện của đề bài.

Câu hỏi 9 (1 điểm): Luật sư cần hỏi ai, về vấn đề gì để bảo vệ cho thân chủ?

Câu hỏi 10 (1,5 điểm): Trình bày những vấn đề chính cần bào chữa cho bị cáo Hoàng Văn Bình theo tội danh, điều khoản mà anh (chị) đã xác định ở trên.

(Học viên được sử dụng BLHS, BLTTHS và các pháp lệnh có liên quan)
Câu 1) Trong vụ án này thì:

  • Bình sẽ bị truy tố về tội giết người theo khoản 1 Điều 93 BLHS

  • Bình và Tương phạm tội cố ý gây thương tích tại điều 104 BLHS

  • Bình, Tương, Hằng, Dầu, khoà, Kết, Ban gây rối trật tự công cộng theo điều 245BLHS vì hành vi gây rối tuy được thực hiện không phải nơi công cộng (như trong khuôn viên riêng gia đình, làng xóm…) nhưng gây ảnh hưởng lớn đến trật tự chung thì cũng bị coi là gây rối trật tự công cộng

Câu 2) Trong vụ án này không có đồng phạm, xin lý giải như sau:

Đồng phạm theo Điều 20 BLHS là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm. Như vậy do nhiều người tham gia nhưng không phải cứ có nhiều người tham gia là đồng phạm, mà nhiều người đó cố ý cùng thực hiện một tội phạm. Trong vụ án này thì những người tham gia vụ án rõ ràng không cố ý gây ra một vụ giết người, gây thương tích mà do sự ẩu đả trong lúc lộn xộn gây ra…

Theo khoa học hình sự thì đồng phạm chia làm 2 hình thức:


  • Đồng phạm giản đơn: tất cả mọi người điều là người thực hành

  • Đồng phạm có tổ chức: có sự câu kết chặt chẽ giữa những người thực hiện tội phạm

Trong vụ án này tuy có dấu hiệu của đồng phạm nhưng khi phân tích kỹ thì các dấu hiệu này chưa rõ, xin phân tích ở câu 3
Câu 3) trong trường hợp này không có đồng phạm có tổ chức bởi lẽ sau:

  • Tuy bà Dầu có hô hào “giết chết nó đi” nhưng rõ ràng không nói rõ ai giết, giết ai? Mà chỉ câu nói chung chung nhằm kích động cuộc hỗn chiến. Mặt khác, Bình đã có ý định giết Duyên trước và đang chờ cơ hội ra tay, khi có cơ hội là Bình ra tay mà trước đó không có sự bàn bạc trước với ai…Vì vậy không thể coi hành vi bà Dầu là tổ chức hay xúi giục được

  • Trong lúc ẩu đả, do Duyên trước đó cầm ghế nhựa và bị Ban gằng được và lúc này hhhhhhhHHHằng giữ tay Duyên còn tay kia ôm ngang lưng thì lúc này Bình rút dao từ lưng xông đến, lúc này Hằng cúi xuống và Bình chém Duyên. Rõ ràng ở đây không có sự câu kết giữa Bình và Hằng trong việc Hằng ôm Duyên để tạo điều kiện cho Bình chém Duyên dễ dàng hơn.


Trên đây chỉ là quan điểm cá nhân. Xin mọi người xem thêm bình luận khoa học hình sự về đồng phạm.
Câu 4) Những thủ tục để tham gia bào chữa: Văn bản đề nghị cấp giấy chứng nhận bào chữa, phiếu yêu cầu nhờ luật sư, thẻ luật sư, giấy chứng nhận hành nghề luật sư, giấy đăng ký hoạt động VPLS…
Câu 5)

  • Giải thích và thuyết phục gia đình bị can nên bồi thường cho gia đình bị hại để được hưởng tình tiết giảm nhẹ

  • Luật sư cần tham gia vào việc bồi thường này vì giữa 2 gia đình đang có mâu thuẫn gay gắt nên gia đình bị can khó tiếp xúc. Hơn nữa luật sư cần tế nhị khi đặt vấn đề bồi thường…

Câu 6)


  • Giải thích cho gia đình Bình rằng với hành vi phạm tội của Bình thì dù có đơn bãi nại của gia đình bị hại thì Bình cũng không được miễn tố, hưởng án treo hoặc tại ngoại.

  • Nhưng đồng thời thuyết phục gia đình bị hại nên bồi thường để được hưởng tình tiết giảm nhẹ cho Bình

Câu 7)

  • Nếu trong vụ án giết người thì anh Hoàn có thể là đại diện hợp pháp của người bị hịa

  • Trong vụ án cố ý gây thương tích thì anh Hoàn là người bị hại

Sự vắng mặt của người bị hại, đại diện hợp pháp của người bị hại thì căn cứ vào điều 191 BLTTHS: có thể hoãn phiên toà hoặc không…
Câu 8) Luật sư có ý kiến về phần bồi thường

  1. khoản tiền nằm viện chấp nhận nếu có hoá đơn, giấy tờ chứng minh

  2. Khoản 2,3,4 thì chấp nhận bồi thường những chi phí hợp lý cho việc mai táng theo điểm b khoản 1 Điều 610 BLDS lúc này tiền mua quan tài và đất chấp nhận, còn tiền thuê xe thì chấp nhận một phần. Tiền làm cỗ 3 ngày thì không chấp nhận

  3. Chấp nhận vì theo khoản 2 Điều 610 BLDS thì tiền bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá 60 tháng lương tối thiểu do nhà nước quy định.

Câu 9) Xét hỏi: xin tự đặt câu hỏi

Câu 10) Bào chữa cho Bình theo hướng giảm nhẹ hình phạt vì rõ ràng Bình phạm tội giết người mang tính côn đồ rồi…

ĐỀ 36

MÃ SỐ ĐỀ THI:
LSHS/TN-36/240

Trưa ngày 14/11/2004, Nguyễn Văn Hòa sau khi đi nhậu về ngang qua ngõ nhà anh Hải thấy 2 con chó con đang nằm ở dưới gốc ổi sát chuồng trâu. Nhìn quanh không thấy ai Hoà liền cho hai con chó vào trong áo sơ mi và đi ra.

Chiều cùng ngày, phát hiện thấy mất chó, anh Hải đi tìm thì được hàng xóm cho biết buổi trưa thấy Hòa ôm một bọc nhỏ từ nhà anh Hải đi ra. Nghi Hòa vào nhà mình bắt chó, anh Hải đã đến nhà Hòa tìm. Khi đến nhà Hòa thấy có hai con chó con đang được xích ở trong buồng, Hải bảo với vợ Hòa cho mình xin lại. Vợ Hòa bảo phải đợi Hòa về thì mới biết chó đó có phải của nhà Hải hay không. Hải bảo vợ Hòa là nếu tối mà không mang trả chó thì sẽ báo công an xã đến giải quyết.

Tối về nhà nghe thấy vợ nói lại chuyện lúc chiều, sẵn trong người đang có men rượu Hòa đã chửi tục, chạy xuống bếp tìm con dao thái rau cho lợn và đi ra ngõ. Hòa đi đến khúc quanh gần bụi tre thì gặp Hải và Hùng (em họ của Hải là dân phòng của xã) đi đến. Hòa liền chửi Hải và thách Hải có giỏi thì vào mà bắt chó đồng thời khua dao về phía trước. Khi đang khua dao thì bỗng nghe thấy tiếng Hải kêu “Hùng ơi, anh bị đâm rồi”; Hải bị một vết thương thấu phổi trái và đã chết trên đường đi cấp cứu.

Theo kết luận giám định pháp y thì nguyên nhân chết là do thủng phổi trái, suy hô hấp cấp.

Về nhân thân, năm 2002 Hoà bị Tòa án nhân dân huyện B xử phạt 12 tháng tù về tội trộm cắp tài sản.

Gia đình Nguyễn Văn Hòa đã mời luật sư bào chữa cho Hòa.

Câu hỏi 1 (0,5 điểm): Luật sư cần thực hiện những hoạt động gì để được tham gia bào chữa cho Hòa?

Câu hỏi 2 (1 điểm): Anh chị hãy nêu những điểm cần lưu ý khi nghiên cứu nội dung vụ án trên để bảo vệ cho Nguyễn Văn Hòa?

Tình tiết bổ sung

Theo biên bản khám nghiệm tử thi thì vết thương ở giữa lưng trái, có hình elip, kích thước 5cmx1cm.

Về vật chứng, con dao dùng để thái rau lợn có bản rộng là 15 cm, dài 50cm, đầu bầu có cán bằng gỗ màu đỏ; trên dao có dấu vết máu đã khô.

Câu hỏi 3 (1 điểm): Theo anh (chị), tình tiết trên có ý nghĩa như thế nào đối với việc bào chữa cho Nguyễn Văn Hòa?

Tình tiết bổ sung

Theo lời khai của Hùng khi xảy ra vụ việc chỉ có Hải, Hùng và Hòa ở hiện trường, Hòa đã đâm anh Hải vì tuy trời tối chỉ có một bóng đèn nhỏ khuất sau khóm tre nhưng Hùng vẫn có thể thấy rõ.

Hòa khai: trời tối, do bóng đèn khuất sau bụi tre nên chỉ nhìn thấy bóng người mờ mờ ở phía trước. Khi khua dao về phía trước thì khoảng cách giữa Hòa và anh em Hải là 3m. Khi anh Hải kêu là bị đâm Hòa liền vứt dao xuống đường và chạy đến xem như thế nào. Hòa không đâm anh Hải và cũng không khua dao trúng anh Hải.

Câu hỏi 4 (1 điểm): Theo anh (chị) có cần trao đổi với Cơ quan điều tra không? Nếu cần thì nội dung trao đổi là gì? Nếu không thì tại sao?

Tình tiết bổ sung

Trong quá trình điều tra sau khi được cấp giấy chứng nhận bào chữa luật sư đã vào trại tạm giam để gặp Nguyễn Văn Hòa nhưng giám thị Trại tạm giam không đồng ý vì chưa có sự đồng ý của Cơ quan điều tra.



Câu hỏi 5 (1 điểm): Nếu anh chị là luật sư của Hòa, anh chị sẽ xử sự như thế nào trong tình huống trên?

Tình tiết bổ sung

Cơ quan điều tra đã ra kết luận điều tra đề nghị truy tố Nguyễn Văn Hòa về tội “Giết người” và tội “Trộm cắp tài sản” đồng thời chuyển hồ sơ sang Viện kiểm sát.



Câu hỏi 6 (1 điểm): Để bảo vệ quyền lợi của Nguyễn Văn Hòa, anh chị sẽ đề xuất vấn đề gì với Viện kiểm sát?

Tình tiết bổ sung

Khi vụ án đang được Viện kiểm sát nghiên cứu thì luật sư của Hòa nhận được bức thư nặc danh trong đó khẳng định người đâm Hải là Hùng và Hùng vốn là một tay anh chị, đã có nhiều tiền án và Chủ tịch, trưởng Công an xã là người cùng họ với Hùng nên dân làng sợ bị trả thù nên không giám khai thật với Cơ quan điều tra.



Câu hỏi 7 (1 điểm): Nếu anh chị là luật sư của Hòa, anh chị sẽ chọn phương án nào trong các phương án sau? Tại sao?

a, Chuyển là thư cho Viện kiểm sát và đề nghị Viện kiểm sát trả hồ sơ để điều tra bổ sung;

b, Chuyển lá thư cho Viện kiểm sát và đề nghị Viện kiểm sát ra quyết định đình chỉ vụ án và trả tự do cho Hòa;

c, Cất lá thư để đến phiên tòa đưa ra như một chứng cứ có lợi cho thân chủ và đề nghị HĐXX tuyên bố thân chủ không phạm tội;

d, Phương án riêng của anh chị.

Tình tiết bổ sung

Viện kiểm sát truy tố Nguyễn Văn Hòa về tội “Giết người” theo điểm n khoản 1 Điều 93 và tội “Trộm cắp tài sản” theo khoản 1 Điều 138 BLHS.

Trong quá trình nghiên cứu hồ sơ vụ án, Thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa đã ra quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung yêu cầu Viện kiểm sát phải truy tố thêm điểm g khoản 1 Điều 93 BLHS đối với Hòa.

Câu hỏi 8 (1 điểm): Anh (chị) có đồng tình với quyết định của Thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa không? Tại sao?

Tình tiết bổ sung

Tòa án đã ra quyết định đưa vụ án ra xét xử Nguyễn Văn Hòa về các tội “Giết người” theo điểm n, g khoản 1 Điều 93, tội “Trộm cắp tài sản” theo khoản 1 Điều 138 BLHS.



Câu hỏi 9 (1,5 điểm): Anh (chị) hãy chuẩn bị bản bào chữa cho Nguyễn Văn Hòa tại phiên tòa sơ thẩm?

Tình tiết bổ sung

Hội đồng xét xử sơ thẩm đã quyết định như sau:

- Đối với tội Giết người: áp dụng điểm g, n khoản 1 Điều 93 BLHS tuyên phạt bị cáo tử hình;

Đối với tội Trộm cắp tài sản: áp dụng khoản 1 Điều 138 BLHS tuyên phạt bị cáo 2 năm tù.

Áp dụng Điều 50 BLHS tổng hợp hình phạt buộc bị cáo phải chấp hành hình phạt chung của hai tội là tử hình.

Câu hỏi 10 (1 điểm): Anh (chị) hãy soạn thảo giúp Nguyễn Văn Hòa đơn kháng cáo đối với bản án trên?

(Học viên được sử dụng BLHS, BLTTHS và các pháp lệnh có liên quan)
Câu 1) Những thủ tục để tham gia bào chữa: Văn bản đề nghị cấp giấy chứng nhận bào chữa, phiếu yêu cầu nhờ luật sư, thẻ luật sư, giấy chứng nhận hành nghề luật sư, giấy đăng ký hoạt động VPLS…
Câu 2) Những điểm cần lưu ý:


  • Nguyên nhân, hoàn cảnh, điều kiện phạm tội

  • Nguyên cứu biên bản điều tra đặc biệt là kết luận giám định pháp y.

  • Xem xét trong hồ sơ có điểm gì mâu thuẫn không? ….

Câu 3) Tình tiết trên có ý nghĩa:



  • Vết thương ở lưng trái không phải la 2do con dao dùng thái rau của anh Hoà gây ra

  • Anh Hải bị đâm từ phía sau.

  • Bước đầu có thể khẳng định anh Hoà không phải là người thực hiện hành vi phạm tội

Câu 4)


- Cần trao đổi với CQĐT

- Đề xuất dựng lại hiện trường để thực nghiệm điều tra


Cần 5) Kiến nghị với ban giám thị trại giam và CQĐT xem xét tạo điều kiện để được tiếp xúc bị can.
Câu 6) Đề xuất VKS là đình chỉ vụ án đối với tội “giết người” vì những căn cứ trên
Câu 7) phương án riêng vì thư nặc danh rõ ràng khó thuyết phục các cơ quan cho dù nó đúng sự thật
Câu 8) không vì đểm g là chưa có cơ sở: Anh Hoà có ăn trộm 2 con chó của anh Hải việc này anh Hải đang chỉ là nghi vấn và vợ anh Hoà cũng vậy. Hơn nữa việc ăn trộm 2 con chó không phải là tài sản lớn đến nỗi anh Hoà giết anh Hải để bịt đầu mối...và vết thương của anh Hải không phải do dao của anh Hoà gây ra...
Câu 9) Bài bào chữa: xin tự viết

  • Dựa vào kết luận giám định pháp y

  • Dựa vào hiện trường vụ án

  • Lời khai của anh Hoà

  • ….

Câu 10) Đơn kháng cáo: tham khảo phần trước

ĐỀ 37
MÃ SỐ ĐỀ THI:
LSHS/TN-37/240

Phan Hoàng là bị cáo trong vụ án huỷ hoại tài sản mà Toà án quận B lên lịch xét xử lưu động tại Bến xe Miền Đông ngày 27/7/2004. Vụ án này xảy ra ngày 20/11/2003. Phan Hoàng đã được thuê giúp sức cho hai bị cáo khác huỷ hoại trên 6000 con cua biển giống trị giá hơn 14 triệu đồng của người bị hại. Các bị cáo đang bị tạm giam.

Sáng 20/72004, chị Xuân (người nhà của Phan Hoàng) đã đến Văn phòng luật sư Nguyễn-Trần mời luật sư bào chữa cho Phan Hoàng.



Câu hỏi 1 (1 điểm): Là luật sư được Trưởng văn phòng phân công trực ngày hôm đó, anh (chị) cần phải thực hiện những công việc gì khi tiếp xúc với chị Xuân?

Tình tiết bổ sung

Ngay chiều 20/7/2004, sau khi Luật sư đến Tòa án làm thủ tục tham gia bào chữa cho bị cáo Phan Hoàng thì vào lúc 17h có một phụ nữ gọi điện đến nhà chị Xuân, xưng tên là Ngọc Hương và yêu cầu chị Xuân huỷ hợp đồng mời luật sư bào chữa cho Phan Hoàng với lý do bị cáo không cần có luật sư bào chữa. Chị Xuân tìm hiểu và được biết Ngọc Hương là tên cô thư ký Toà án quận B. được phân công làm thư ký phiên toà xét xử Phan Hoàng. Chị Xuân đã đến hỏi ý kiến Luật sư.



Câu hỏi 2 (1 điểm): Là Luật sư được hỏi ý kiến, anh (chị) sẽ tư vấn cho chị Xuân như thế nào?

Tình tiết bổ sung

Trưa hôm sau, người phụ nữ xưng tên Ngọc Hương tiếp tục điện thoại đến nhà chị Xuân thúc giục huỷ hợp đồng thuê luật sư. Đồng thời Ngọc Hương hẹn chị Xuân đến TAND quận B. gặp cô ta. Theo hẹn, chiều hôm đó, chị Xuân đến TAND quận B. và lần đầu tiên gặp Thư ký Trương Ngọc Hương. Ngay lần tiếp xúc đầu tiên, thư ký Ngọc Hương doạ rằng người nhà của Xuân chắc chắn sẽ bị mức án cao nếu lo không đúng chỗ, đồng thời đặt vấn đề để cho Ngọc Hương giúp đỡ. Ngọc Hương bảo chị Xuân huỷ hợp đồng thuê luật sư vì vừa tốn tiền lại không hiệu quả. Trong khi đó Ngọc Hương là người của Tòa án nên biết chính xác mức án sẽ như thế nào, khi xử nhờ người ta sẽ có lợi hơn.Từ Tòa án ra về chị Xuân lại đến Văn phòng luật sư để hỏi ý kiến anh (chị).



Câu hỏi 3 (1 điểm): Anh (chị) cần phải xử lý như thế nào trong trường hợp nêu trên?

Tình tiết bổ sung

Thấy cá đã cắn câu, Ngọc Hương ráo riết liên tục hàng ngày tiếp tục đe doạ rằng tội của bị cáo rất nặng và tìm cách ngăn chặn mọi con đường liên lạc giữa người nhà với bị cáo. Theo luật, hành vi của bị cáo có khung hình phạt từ hai đến bảy năm tù nhưng Ngọc Hương hù doạ gia đình bị cáo là mức án phải đến 12 năm tù nhằm làm cho họ quá lo sợ cho người thân mà phải bỏ tiền ra lo, nếu lo tốt, mức án sẽ thấp.

Trưa ngày 23/7/2004, Ngọc Hương yêu cầu đưa trước hai hoặc ba triệu đồng, giá trọn gói sẽ báo sau. Ba ngày trước khi vụ án được đưa ra xét xử, vào chiều 24/7/2004, Ngọc Hương “gút” giá cuối cùng là 9 triệu đồng và mức án là hai năm rưỡi đến ba năm tù. Nội dung trao đổi giữa Ngọc Hương và chị Xuân đều được chị Xuân ghi âm lại và tố cáo với cơ quan chức năng.

Tòa án nhân dân quận B. quyết định đưa ra xét xử vụ án Phan Hoàng cùng đồng bọn can tội hủy hoại tài sản vào ngày 27/7/2004. Trong quyết định đưa vụ án ra xét xử Trương Ngọc Hương vẫn thực hiện nhiệm vụ thư ký phiên tòa.



Câu hỏi 4 (1 điểm): Là luật sư của Phan Hoàng, anh (chị) cần phải làm gì, tại thời điểm nào của quá trình tố tụng đối với vụ án để đảm bảo quyền và lợi ích cho thân chủ?

Tình tiết bổ sung

Trong phần thủ tục bắt đầu phiên toà, Luật sư đề nghị thay đổi thư ký Trương Ngọc Hương vì Hương có hành vi nhận tiền chạy án. Tuy nhiên, Hội đồng xét xử cho rằng việc Trương Ngọc Hương có hành vi chạy án hay không thì còn cần phải có thời gian để thẩm tra, xác minh. Nếu xác minh có căn cứ thì mới có thể chấp nhận ý kiến của luật sư, còn nếu không thì cả Luật sư và chị Xuân sẽ phải chịu trách nhiệm về tội vu khống. Hội đồng xét xử quyết định tiếp tục xét xử vụ án.



Câu hỏi 5 (1 điểm): Là luật sư của Phan Hoàng, anh (chị) sẽ xử lý như thế nào trong trường hợp nêu trên?

Tình tiết bổ sung

Theo các tài liệu có trong hồ sơ thì ngày 20/11/2003, khi đến hiện trường, Phan Hoàng đã thấy các thùng đựng cua biển giống đã bị phá nát trước đó, người bị hại cũng xác nhận như vậy. Tuy nhiên, Hoàng cũng thừa nhận rằng vì hoàn cảnh quá khó khăn (mẹ Hoàng đang bị ốm nặng, vợ Hoàng mới ly hôn và để lại cho Hoàng hai đứa con còn nhỏ dại) nên Hoàng đã nhận tiền thuê để phá hoại tài sản của người bị hại.



Câu hỏi 6 (1 điểm): Theo anh (chị), tình tiết nêu trên có ý nghĩa như thế nào đối với việc bào chữa cho Hoàng? Tại sao?

Câu hỏi 7 (1 điểm): Anh (chị) hãy dự kiến kế hoạch xét hỏi tại phiên toà.

Tình tiết bổ sung

Trong phần tranh luận, đại diện viện kiểm sát cho rằng cần áp dụng tình tiết định khung có tổ chức đối với Hoàng và hai bị cáo trong vụ án vì các bị cáo này đã tiếp nhận mục đích phạm tội của nhau.

Đại diện viện kiểm sát vẫn giữ nguyên quan điểm truy tố Phan Hoàng về tội hủy hoại tài sản theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 143 BLHS.

Câu hỏi 8 (1 điểm): Luật sư cần đối đáp lại ý kiến của vị đại diện viện kiểm sát như thế nào?

Câu hỏi 9 (1 điểm): Hãy nêu những điểm chính trong bản bào chữa cho Phan Hoàng tại phiên tòa.
Tình tiết bổ sung

Hội đồng xét xử sơ thẩm ra bản án tuyên phạt Phan Hoàng 7 năm tù giam về tội hủy hoại tài sản theo điểm a khoản 2 Điều 143 BLHS, buộc Hoàng phải bồi thường 14.000.000 đồng cho người bị hại.



Câu hỏi 10 (1 điểm): Là luật sư của Phan Hoàng, theo anh (chị), trường hợp trên có cần kháng cáo hay không? Vì sao? Nếu anh (chị) cho là cần thiết thì hãy viết đơn kháng cáo.

(Học viên được sử dụng BLHS, BLTTHS và các pháp lệnh có liên quan)

Câu 1

- Thiết lập quan hệ giao tiếp ban đầu

- Giới thiệu về cá nhân, văn phòng, tổ chức luật sư

- Yêu cầu chị Xuân trình bày sự việc và các yêu cầu

- Luật sư lắng nghe, ghi chép những điểm cần thiết để nắm bắt những thông tin từ chị Xuân

- Hỏi để xác định những vấn đề chưa rõ, gợi ý để chị Xuân trả lời

- Đề nghị chị Xuân cung cấp các tài liệu cần thiết để nắm bắt những thông tin

- Trao đổi sơ bộ về nội dung công việc và giải thích pháp luật cho chị Xuân

- Trao đổi về vấn đề kinh phí và hướng dẫn chị Xuân ký hợp đồng bào chữa

- Hướng dẫn chị Xuân làm thủ tục để ký hợp đồng bào chữa


Câu 2)

  • Giải thích cho chị Xuân hiểu về vị trí, vai trò của Luật sư

  • Giải thích cho chị Xuân biết và hiểu về vị, trí vai trò của Thư ký Toà án theo quy định tại Điều 41 BLTTHS

  • Tư vấn cho chị Xuân để chị có thể xác định rõ động cơ, mục đích của việc làm của Hương

Câu 3)


  • Giải thích cho chị Xuân biết với tội danh mà anh Hoàng đã phạm thì TNHS sẽ như thế nào?

  • Việc xét xử và quyết định tội danh, hình phạt là do Hội đồng xét xử quyết định, còn thư ký phiên toà không có quyền này…

Câu 4)


Cần kiến nghị với Toà án thay đổi thư ký Hương ngay trước khi phiên toà được xét xử vì Hương đã có hành vi không vô tư khi làm nhiệm vụ
Câu 5)

  • Luật sư có ý kiến HĐXX nêu ra lý do cần có thời gian để thẩm tra, xác minh, nếu có căn cứ mới có thể chấp nhận ý kiến của Luật sư là không công minh, bởi vì hành vi nhận tiền của Hương đã bị chị Xuân ghi âm và tố cáo với cơ quan chức năng. Như vậy Thư ký Hương đã bị nghi vấn mặc dù chưa bị khởi tố thì Toà án không nên phân công với tư cách là người THTT.

  • Luật sư sẽ đối đáp với HĐXX rằng nếu việc xác minh không đúng sự thật và có đầy đủ dấu hiệu cấu thành tội vu khống thì Luật sư và chị Hương sẽ bị CQTHTT khởi tố, điều tra. Vì vậy HĐXX không phải nhắc nhở (tất nhiên phải nhẹ nhàng thôi kẻ mấy ổng thù vặt)

Câu 6) Với tình tiết này thì anh Hoàng không phạm tội huỷ hoại tài sản theo điều 143 BLHS. Vì tội này đòi hỏi cấu thành vật chất, phải huỷ hoại từ 500 ngàn đồng trở lên…


Câu 7) Kế hoạch xét hỏi

Hỏi anh Hoàn. Khi anh đến nơi thì có phải các thùng đựng cua biển giống đã bị phá nát?

Hỏi người bị hại. Có phải các thùng cua đã bị phá nát trước khi anh Hoàn đến?

Hỏi 2 bị cáo còn lại. Tương tự…..

(Xin vui lòng tự đặt câu hỏi cụ thể)
Câu 8) Đối đápKSV


  • Tuy anh Hoàng nhận tiền để giúp sức cho 2 bị cáo khác huỷ hoại 6.000 tấn cua biển. Như qua lời khai của anh Hoàn và bị hại chứng minh 6.000 con cua biển đã bị phá huỷ trước khi anh Hoàn đến -> Anh Hoàng đã không phạm tội huỷ hoại tài sản điều 143 BLHS

  • Phạm tội có tổ chức là đồng phạm có câu kết chặt chẽ, ở đó phân định rõ các vai trò của người phạm tội. Nhưng ở đây thấy rằng Anh Hoàn là người được thuê để phá huỷ tài sản nên có dấu hiệu có tổ chức là chưa có cơ sở

Câu 9) Xin tự viết với phần gợi ý trên


Câu 10) Có vì anh Hoàn không phạm tội huỷ hoại tài sản…Đơn kháng cáo tham khảo phần trên

ĐỀ 38
MÃ SỐ ĐỀ THI:
LSHS/TN-38/240

Khoảng 19 giờ ngày 27/7/2004, Lê Hồng Minh (sinh ngày 1/10/1988) chuẩn bị sẵn một con dao mũi nhọn giấu trong túi quần rồi đi bộ đến tiệm vàng Kim Lân, số 201 đường Trần Hưng Đạo, Phường ĐH, Quận ĐT, thành phố T. Đến nơi, Minh vào trong hỏi mua năm loại nữ trang gồm : 01 chiếc lắc đeo tay vàng 18k trọng lượng 05 chỉ 1 phân 7 ly ; 01 mặt dây chuyền chữ Phước vàng 18k, trọng lượng 08 phân ; 01 dây chuyền mặt cong vàng 18k trọng lượng 3 chỉ 2 phân 7 ly; 01 nhẫn vàng 18k trọng lượng 01 chỉ 6 phân 3 ly có mặt hột đá màu trắng đỏ, một dây chuyền 24k trọng lượng 5 chỉ 1 phân 6 ly. Minh kêu chị Phạm Vũ Bích Thuỷ (Chủ tiệm) tính tiền, chị Thuỷ tính tổng cộng 15.000.000 đồng, Minh hỏi chị Thuỷ có lấy Ngân phiếu không, chị Thuỷ nói không, Minh nói chị Thuỷ gói vàng lại chờ Minh đi đổi tiền Việt Nam rồi sẽ quay lại lấy vàng.

Minh sang bên đường ngồi khoảng 30 phút, sau đó quay trở lại nói chị Thuỷ cho Minh xem số vàng. Khi chị Thuỷ vừa mở gói vàng trên tay ra, Minh liền giật lấy gói vàng bỏ chạy ra ngoài. Chị Thuỷ tri hô mọi người cùng đuổi theo bắt giữ Minh. Chạy được một đoạn Minh đánh rơi gói vàng. Đúng lúc đó, các anh Hùng, Vinh, Tùng chạy tới, Minh móc dao ra chống trả và nhặt gói vàng chạy tiếp. Minh chạy được khoảng 20m thì bị mọi người khống chế, thu giữ hung khí và số tài sản của chị Thuỷ.

Câu hỏi 1 (1 điểm): Hãy xác định tội danh, điều khoản BLHS cần áp dụng đối với hành vi của Lê Hồng Minh? Giải thích lý do?



tải về 317.42 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương