BÀI ĐỌc thêm của giáO Án dạy hán cổ Tiền ngôn



tải về 1.01 Mb.
trang6/6
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích1.01 Mb.
#30006
1   2   3   4   5   6

Chú thích:

旱 hạn: nắng mại không mưa, cạn (TT, 7 nét, bộ nhật 日); 足 túc: đủ, chân (TT/DT, 7 nét, bộ túc 足).

    1. Phiên âm:

Trì đường tích thủy tu phòng hạn, điền địa cần canh túc dưỡng gia. (Tăng quảng hiền văn).

    1. Dịch nghĩa:

Ao hồ chứa nước để phòng hạn, ruộng đất siêng cày đủ nuôi nhà.

    1. Đại ý:

Người xưa cũng nói: “tích cốc phòng cơ” (chứa lúa phòng đói). Ai làm ăn mà biết cần kiệm lo xa thì không sợ đói kém. Người tu biết chuẩn bị tư lương (làm lành lánh dữ, ăn chay niệm Phật) cho hành trình vạn lý thì lo gì không giải thóat?

  1. Bài ()

(三一). 樂不放逸比丘,或者懼見放逸,猶如猛火炎炎,燒去大結、小結〔註02-09。(法句經)

    1. Chú thích:

猛 mãnh: mạnh dữ, ác, nghiêm ngặt (TT, 11 nét, bộ khuyển 犬,犭); 炎 viêm: bốc cháy, nóng, rực rỡ (TT, 8 nét, bộ hỏa 火).

〔註02-09〕 「結」kiết (Samyojana/Sannojana): có ý nghĩa đặc thù trong Phật Giáo là: phiền não (Kilesa).



    1. Phiên âm - Dịch nghĩa:


  1. Phiên âm:

    Dịch nghĩa:

    Dịch thơ:

    Lạc bất phóng dật tỷ kheo,
    Hoặc giả cụ kiến phóng dật,

    Do như mãnh hỏa viêm viêm,

    Thiêu khứ đại kiết tiểu kiết..


    Tỷ kheo thường ưa không buông lung, hoặc sợ thấy sự buông lung, ta ví họ như ngọn lửa hồng đốt thiêu tất cả kiết sử lớn nhỏ.

    Tỳ kheo sợ phóng dật,
    Thích nỗ lực tinh cần,
    Như ngọn lửa lan dần
    Thiêu sạch mọi kiết sử.

    Bài (鸚 鵡)

(一七五). 天鵝飛行太陽道 〔註1304〕,以 神 通 力 可 行 空。智 者 破 魔 王 魔 眷,得 能 脫 離 於 世 間。(法句經)

    1. Chú thích:

天鵝 thiên nga: thiên nga (ngỗng trời) (DT); 神通 thần thông: “thần” nghĩa: vô biên, “thông”: không có gì trở ngại. Vậy, khả năng vô biên, lại không gì trở ngại được thì gọi là “thần thông”; 破 phá: phá vỡ, bổ ra (Đgt, 10 nét, bộ thạch 石); 眷 quyến: người thân thuốc, quyến thuộc (11 nét, bộ mục 目).

〔註13-04〕「太陽道」thái dương đạo: đường đi của thái dương (mặt trời) chính là hư không (không trung/bầu trời).

    1. Phiên âm - Dịch nghĩa:


  1. Phiên âm:

    Dịch nghĩa:

    Dịch thơ:

    Thiên nga phi hành thái dương đạo,
    Dĩ thần thông lực khả hành không,

    Trí giả phá ma vương ma quyến,

    Đắc năng thoát ly ư thế gian.


    Con thiên nga chỉ bay được giữa không trung, người có thần thông chỉ bay được khỏi mặt đất; Duy bậc đại trí, trừ dẹp ma quân mới bay được khỏi thế gian này.

    Như thiên nga giữa trời,
    Thần thông bay khắp nơi,
    Hàng phục ma quân hết,
    Bậc trí siêu thoát đời.

    Bài (誠實童子)

(九). 若 人 穿 袈 裟,不 離 諸 垢 穢〔註01-10,無 誠 實 克 己,不 應 著 袈 裟。(法句經)

    1. Chú thích:

穿 xuyên: mặc, mang, đi (9 nét, bộ huyệt 穴); 袈裟 ca-sa (kasàya): Pháp y (lễ phục) của thầy Tỳ kheo; 克 (剋) khắc: đánh được, chế phục được (Đgt, 7 nét, bộ nhân 人, 儿), 克己 khắc kỉ: tự kiềm chế (yêu cầu nghiêm khắc với bản thân).

〔註01-10〕垢穢 cấu uế: nhơ nhớp, ví cho tham dục...

    1. Phiên âm - Dịch nghĩa:


  1. Phiên âm:

    Dịch nghĩa:

    Dịch thơ:

    Nhược nhân xuyên ca-sa,
    Bất ly chư cấu uế,

    Vô thành thực khắc kỷ,

    Bất ưng trước ca-sa..


    Mặc áo cà sa mà không rời bỏ cấu uế , không thành thật khắc kỷ, thà chẳng mặc còn hơn.

    Ai mặc áo cà sa,
    Tâm chưa sạch uế trược,
    Không tự chế, không thực,
    Không xứng mặc cà sa.

    Bài (果園)

(三三四). 若住於放逸,愛增如蔓蘿。此生又彼生,如猿求林果。(法句經)

    1. Chú thích:

蔓蘿 mạn-la: dây leo, cỏ dại (DT, mạn: 15 nét, bộ thảo 艸艹; la: 23 nét, bộ thảo 艸, 艹)。猿 viên: con vượn (DT, 13 nét, bộ khuyển 犬,犭).

    1. Phiên âm - Dịch nghĩa:


  1. Phiên âm:

    Dịch nghĩa:

    Dịch thơ:

    Nhược trú ư phóng dật,
    Ái tăng như man-la,

    Thử sinh hựu bỉ sinh,

    Như viên cầu lâm quả.


    Nếu say đắm buông lung thì tham ái tăng lên hoài, như giống cỏ mạn la mọc tràn lan, từ đời này tiếp đời nọ như vượn chuyền cây tìm trái..

    Kẻ buông lung phóng dật,
    Tham ái tợ dây leo,
    Ðời đời vọt nhảy theo,
    Như khỉ chuyền hái trái.

    Bài ()

    1. Chú thích:

告: bảo, cho biết (Đgt, 7 nét, bộ khẩu 口); 疾 tật: ốm, tật bệnh (TT, 10 nét, bộ nạch 疒); 示 thị: bảo cho biết, mách bảo (Đgt, 5 nét, bộ thị 示); 眾: đông, nhiều, mọi người (DT, 11 nét, bộ mục 目); 昨 tạc: hôm qua (DT, 9 nét, bộ nhật 日).

    1. Tác giả:

Mãn Giác (滿覺), 1052-1096, là một Thiền sư Việt Nam thuộc đời thứ 8 của dòng Thiền Vô Ngôn Thông. Sư nối Pháp Thiền sư Quảng Trí và truyền tâm ấn lại cho đệ tử là Bản Tịnh. Với bài thơ "Cáo tật thị chúng", ông được nhiều người coi là một nhà thơ đại biểu của dòng văn thơ Lý-Trần.

Đại sư Mãn Giác tên tục là Nguyễn Trường (có khi gọi là Lý Trường 李長), thân phụ là Hoài Tố làm chức Trung thơ Viên ngoại lang. Thiếu thời, Lý Nhân Tông thường mời con em các danh gia vào hầu hai bên, Nguyễn Tường nhờ nghe nhiều, nhớ kỹ học thông cả Nho, Thích nên được dự tuyển. Sau những lúc việc quan, Nguyễn Tường thường chú tâm vào Thiền học. Đến khi vua lên ngôi, vì rất mến chuộng nên vua Lý Nhân Tông ban cho Nguyễn Trường hiệu Hoài Tín.

Sau đó, Hoài Tín dâng biểu xin xuất gia, học với Thiền sư Quảng Trí và vân du khắp nơi. Sư là bậc lĩnh tụ Pháp môn trong một thời, được vua Lý Nhân Tông cùng hoàng hậu hết sức kính nể và dựng chùa Giáo Nguyên thỉnh Sư làm trụ trì.

Năm 1096, cuối tháng 11, Sư gọi chúng đọc bài kệ, sau này được biết dưới tên Cáo tật thị chúng:



    1. Phiên âm - Dịch nghĩa:


  1. Chữ Hán:

    Phiên âm:

    Dịch nghĩa:

    告疾示眾:

    春去百花落


    春到百花開

    事逐眼前過


    老從頭上來

    莫謂春殘花落盡


    庭前昨夜一枝梅

    Cáo tật thị chúng:

    Xuân khứ bách hoa lạc

    Xuân đáo bách hoa khai

    Sự trục nhãn tiền quá

    Lão tòng đầu thượng lai

    Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận

    Đình tiền tạc dạ nhất chi mai.

    (Mãn Giác thiền sư)



    Cáo bệnh bảo mọi người:

    Xuân đi lưu lại cánh hoa rơi

    Xuân đến trăm hoa nở nụ cười

    Thế sự thoáng qua rồi biến mất

    Đầu xanh đã điểm nét sương rồi

    Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết

    Đêm qua trước sân một nhành mai
    Bài (職業)

(三三一). 應時得友樂,適時滿足樂,命終善業樂,離一切苦樂。(法句經)

    1. Chú thích:

適 thích: vừa phải, ưa thích (Đgt, 15 nét, bộ sước 辵, 辶).

    1. Phiên âm - Dịch nghĩa:


  1. Phiên âm:

    Dịch nghĩa:

    Dịch thơ:

    Ứng thời đắc hữu lạc,
    Thích thời mãn túc lạc,

    Mệnh chung thiện nghiệp lạc,

    Ly nhất thiết khổ lạc.


    Gặp bạn lúc cần là vui, sống tri túc là vui, mệnh chung có được thiện nghiệp là vui, lìa hết thống khổ là vui.

    Vui thay được bạn giúp!
    Vui thay sống tri túc!
    Vui thay chết phước duyên!
    Vui thay hết khổ nhục!

    Bài (敬老)

(一九). 好 樂 敬 禮 者 ,常 尊 於 長 老 〔註08-10,四 法 得 增 長:壽 美 樂 與 力 〔註08-11。(法句經)

    1. Chú thích:

禮 lễ: lễ phép (18 nét, bộ kỳ/thị 示) ; 尊 tôn: kính, tôn trọng (Đgt, 12 nét, bộ thốn 寸); 〔註08-10〕長老 trưởng lão: bậc cao tuổi có đức độ.

〔註08-11〕壽美樂與力 thọ mỹ lạc dữ lực: “sống lâu, đẹp đẽ, vui vẻ, khỏe mạnh” tại các nước Phật Giáo Nam truyền, chư Tăng khi thọ nhận sự kính lễ của đàn việt, thường tụng câu trên.

    1. Phiên âm - Dịch nghĩa:


  1. Phiên âm:

    Dịch nghĩa:

    Dịch thơ:

    Hảo lạc kính lễ giả,
    Thường tôn ư trưởng lão,

    Tứ pháp đắc tăng trưởng,

    Thọ, mỹ, lạc dữ lực.


    Thường hoan hỷ tôn trọng, kính lễ bậc trưởng lão thì được tăng trưởng bốn điều: sống lâu, đẹp đẽ, vui vẻ, khỏe mạnh.

    Thường tôn trọng kính lễ,
    Bậc trưởng lão cao minh,
    Bốn phước lành tăng trưởng,
    Thọ-vui-khỏe-đẹp xinh.

    Bài (路遇先生)

(一八). 若人於世間,施 捨 或 供 養 〔註0808,求 福 一 週 年,如 是 諸 功 德,不 及 四 分 一,禮 敬 正 直 者 〔註08-09。(法句經)

    1. Chú thích:

週 chu: hết một vòng, tuần lễ (DT, 12 nét, bộ sước 辵, 辶); 功德 công đức: “công” là công năng phúc lợi, công năng này là đức thiện hành (kết quả của việc làm thiện), nên gọi là công đức. Hơn nữa, “đức” còn có nghĩa là đắc. Công phu tu hành đến chỗ sở đắc, nên gọi là công đức.

〔註08-09〕正直者 chính trực giả: bậc thánh trong tứ quả (bốn quả của Thanh Văn thừa: Tu-đà-hòan, Tư-đà-hàm, A-na-hàm, A-la-hán).

    1. Phiên âm - Dịch nghĩa:


  1. Phiên âm:

    Dịch nghĩa:

    Dịch thơ:

    Nhược nhân ư thế gian,
    Thí xả hoặc cúng dường,

    Cầu phước nhất chu niên,

    Như thị chư công đức,

    Bất cập tứ phần nhất,

    Lễ kính chánh trực giả.


    Nếu người ở thế gian, suốt năm cúng dường để cầu phước, công đức chẳng bằng một phần tư sự kính lễ bậc chánh trực, chánh giác.


    Cầu phước suốt cả năm,
    Cúng dường hoặc bố thí,
    Không bằng một phần tư,
    Kính lễ bậc chánh trí.

    Bài (方向)

(Tam tự Kinh)


高 曾(1)

父 而 身

身 而 子

子 而 孫

自 子 孫

至 曾(2)

乃 九 族

gāo céng zǔ

fù ér shēn

shēn ér zǐ

zǐ ér sūn

zì zǐ sūn

zhì céng xuán

Nǎi jiǔ zú

cao tằng tổ

phụ nhi thân

thân nhi tử

tử nhi tôn

tự tử tôn

chí tằng huyền

nãi cửu tộc


Sơ, cố, nội,

Cha đến mình

Mình đến con

Con đến cháu.

Từ con cháu

Tới chắt chít

Là chín họ




    1. Chú thích:

高 cao: cao tổ, ông sơ, người sinh ra ông cố (DT, 10 nét, bộ cao 高); 曾(1) tằng: tằng tổ, ông cố, sinh ra ông nội (DT, 12 nét, bộ viết 曰); 祖 tổ: tổ phụ, ông nội, sinh ra cha (DT, 10 nét, bộ kỳ/thị 示,礻); 曾(2) tằng: tằng tôn, cháu cố; 玄 huyền: huyền tôn, cháu sơ (DT, 5 nét, bộ huyền 玄); 乃 nãi: (Đồng đgt, 2 nét, bộ phiệt丿); 族 tộc: loài, dòng dõi, họ, con cháu cùng liên thuộc với nhau (DT, 11 nét, bộ phương 方).

Trên đây là một đoạn chữ Hán trích trong “Tam tự Kinh” của sách vở Trung Quốc. Nội dung trình bày các thứ bậc trong quan hệ huyết thống ông, cha, con, cháu..Cũng chính từ những nội dung này mà hình thành nên cụm từ “cửu huyên thất tổ” trong quan niệm thờ cúng ông bà của dân gian, cũng như trong một số Kinh Phật.

Về ý nghĩa và xuất xứ của cụm từ này, từ trước đến nay, đã có nhiều thuyết khác nhau, chưa đi đến ngã ngũ. Tuy nhiên, để giúp tư liệu giải thích cho sinh viên có khái niệm trong chừng mực nào đó, chúng tôi sưu tầm một vài ý nghĩa có liên quan đến mục từ trong bài như sau:


  1. Giải thích cửu huyền theo cửu tộc:

Thờ Cửu Huyền là con cháu đời thứ chín thờ những vị Tổ thuộc chín đời trước và sau mình, tính theo trực hệ.

Cách gọi tên trong Cửu Huyền lấy theo cách gọi tên trong Cửu Tộc thời nhà Hán bên Tàu: Lấy Bản thân làm gốc, lên trên bốn đời, xuống dưới bốn đời.

1. 高 (高祖) Cao (cao tổ) : Ông Sơ.

2. 曾 (曾祖) tằng (tằng tổ): Ông Cố.

3. 祖 (祖父) tổ (tổ phụ): Ông Nội.

4. 父 (父親) Phụ (phụ thân): Cha.

5. 身 thân: Bản thân (do cha mình sinh ra).

6. 子 Tử : Con trai (do bản thân mình sinh ra).

7. 孫 Tôn : Cháu nội (cháu nội của mình).

8. 曾(曾孫) tằng (tằng tôn): Cháu cố.

9. 玄(玄孫) huyền (huyền tôn): Chít (Cháu sơ).


  1. Giải thích cửu huyền thất tổ theo hướng tách rời:

Một số sách hiện nay ở Trung Hoa giảng nghĩa cụm từ Cửu Huyền và Thất Tổ theo hướng tách rời.

- Thất Tổ chỉ cho bảy đời Tổ Tiên bên trên:

七祖 Thất Tổ:



  1. 父 (父親) phụ (phụ thân): cha

  2. 祖 (祖父) tổ (tổ phụ): ông nội.

  3. 曾 (曾祖) tằng (tằng tổ): ông cố.

  4. 高 (高祖) cao (cao tổ): ông sơ.

  5. 太 (太祖) thái (thái tổ): cha của ông sơ

  6. 玄 (玄祖) huyền (huyền tổ): ông nội của ông sơ

  7. 顯 (顯祖) hiển (hiển tổ): ông cố của ông sơ...

- Cửu Huyền chỉ cho chín đời con cháu bên dưới.

九玄: cửu huyền:



  1. 子 tử: con.

  2. 孫 tôn: cháu nội.

  3. 曾 (曾孫) tằng (tằng tôn): cháu cố.

  4. 玄 (玄孫): huyền (huyền tôn): cháu sơ.

  5. 來 (來孫) lai (lai tôn): con của cháu sơ.

  6. 崑 (崑孫) côn (côn tôn): cháu nội của cháu sơ.

  7. 仍 (仍孫) nhưng (nhưng tôn): cháu cố của cháu sơ.

  8. 云(云孫): vân (vân tôn): cháu sơ của cháu sơ.

  9. 耳(耳孫) nhĩ (nhĩ tôn): con do cháu sơ của cháu sơ sinh ra.

Như vậy, dù giải thích theo cách “A” hay “B” thì, khi thờ “cửu huyền thất tổ” có nghĩa là thờ cả tổ tiên ông bà cho đến con cháu đời sau?

Mới nghe thấy có vẻ nghịch lý, song theo một vài tác giả giải thích mà chúng tôi cũng thấy tâm đắc rằng, ở thế gian này có sự luân hồi chuyển kiếp trong dòng họ. Có thể có những vị Tổ của các đời lâu xa trước, nay đầu thai trở lại trong dòng họ mình, làm con cháu mình để thực thi nhân quả; và chính mình đây cũng có thể là một vị Tổ đầu kiếp trở lại..Chẳng thế mà trong Kinh “Báo Hiếu”, đức Phật từng nói với các hàng để tử của mình: “Ta lễ bái kính người tiền bối, và ngậm ngùi vì nhớ kiếp xưa...”?

Đó cũng là nguyên lý luân hồi trả vay lẫn cho nhau trong thế gian từ ngàn xưa. Cũng chính vì thế mà đạo cũng như đời đều nhắc nhở con người ta về đạo lý uống nước nhớ nguồn, đền ơn đáp nghĩa đó thôi...


  1. Bài (人影)

聲和響順。形直影端。因果歷然。豈無憂懼。(溈山警策)

    1. Chú thích:

響 hưởng: tiếng vang (DT, 20 nét, bộ âm 音); 端 đoan: ngay thẳng, đầu mối (14 nét, bộ lập 立); 因 nhân: nguyên nhân, nương tựa (6 nét, bộ vi 囗); 歷 lịch: khắp, rõ ràng, rành mạch (16 nét, bộ chỉ 止).

然 nhiên: vốn là trạng từ, nghĩa: như thế, như vậy. Nhưng nó có cách dùng đặc biệt là đặt sau Đgt, tính từ (Trạng từ, 12 nét, bộ hỏa 火 , 灬). Vd: 穆公召懸子而問然 (Mục công triệu Huyền Tử nhi vấn nhiên: Mục công vời (kêu) Huyền Tử mà hỏi như vậy). Nhiên còn dùng làm tính từ, với nghĩa: phải, đúng, có lý. Vd: 非惟小國之君為然也 (Phi duy tiểu quốc chi quân vi nhiên dã: Chẳng phải chỉ ông vua nước nhỏ là như thế).



    1. Phiên âm:

Thanh hòa hưởng thuận, hình trực ảnh đoan. Nhân quả lịch nhiên, khởi vô ưu cụ.

    1. Dịch nghĩa:

Tiếng hòa vang thuận, hình thẳng bóng ngay. Nhân quả rõ ràng, há không lo sợ!

    1. Đại ý:

Làm lành hay làm dữ, đều có kết quả báo ứng, như bóng theo hình. Khuyên người hãy gắng tu để hưởng quả phúc mai sau, chớ cho là chết là hết, rồi tự tung tự tác, để sau này ăn năn cũng muộn rồi...




1 Ngũ kinh: 1.Kinh Thi (thơ dân gian), 2.Kinh Thư (truyền thuyết về các đời vua cổ có trước Khổng Tử), 3. Kinh Lễ (nghi lễ thời trước), 4. Kinh Dịch (nguyên lý âm dương ngũ hành, bát quái), 5.Kinh Xuân Thu (ghi lại các biến cố xảy ra ở nước Lỗ, quê của Khổng Tử). Ngoài ra, còn có 6.Kinh Nhạc, nhưng đã bị thất lạc...

2 Kinh Đại Tập (tên đầy đủ là “Kinh Đại Phương Đẳng Đại Tập”, do Ngài Đàm Vô Sấm đời Bắc Lương dịch)





tải về 1.01 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương