Ban tæ chøc héi nghÞ nghiªn cøu xy dùng m h×nh sn xuÊt hoa t¹i B¾c giang



tải về 1.93 Mb.
trang28/32
Chuyển đổi dữ liệu02.01.2022
Kích1.93 Mb.
#19555
1   ...   24   25   26   27   28   29   30   31   32
2.6.1. Tổ chức chỉ đạo kỹ thuật và giám sát sản xuất vải an toàn

-Tại mỗi xã trong vùng quy hoạch, phân công 01 cán bộ kỹ thuật phụ trách nông nghiệp, cán bộ khuyến nông của xã chịu trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn và giám sát nông dân tổ chức sản xuất vải an toàn.

-Thành lập ban chỉ đạo sản xuất vải an toàn của địa phương theo hình thức tự quản. Mỗi địa phương có vùng quy hoạch, thành lập từ một ban quản lý trở lên. Thành phần ban chỉ đạo sẽ có sự tham gia của lãnh đạo chính quyền địa phương (chủ tịch hoặc phó chủ tịch xã), phối hợp với cán bộ chuyên môn và cán bộ thôn, xóm để vận động, tuyên truyền và chỉ đạo, giám sát sản xuất vải an toàn trên địa bàn; Ban chỉ đạo sẽ có trách nhiệm tham mưu với UBND xã và các cấp chính quyền các giải pháp quản lý và sử lý các trường hợp nông dân vi phạm quy định sản xuất vải an toàn.

-Trong giai đoạn đầu của quy hoạch cần có sự hướng dẫn trực tiếp của Viện nghiên cứu, cơ quan có thẩm quyền trong việc chuyển giao công nghệ mới, xây dựng các mô hình sản xuất vải an toàn tại các địa phương, làm cơ sở cho việc tuyên truyền nhân ra diện rộng.



2.6.2. Nhiệm vụ của cán bộ kỹ thuật chỉ đạo

-Phối hợp với các ban ngành chức năng tổ chức các lớp tập huấn, huấn luyện nông dân về kỹ thuật sản xuất vải an toàn và các chủ đề liên quan.

-Hướng dẫn, chỉ đạo nông dân thực hiện các khâu kỹ thuật trong quy trình sản xuất vải an toàn, đặc biệt khâu xử lý thuốc BVTV (chủng loại thuốc, thời gian xử lý, kỹ thuật xử lý, thời gian cách ly...).

-Giám sát việc thực hiện quy trình sản xuất vải an toàn của nông dân. Phát hiện kịp thời những tồn tại, vi phạm báo có về Ban chỉ đạo sản xuất vải an toàn và lãnh đạo địa phương để sử lý. Đề xuất biện pháp khắc phục.

-Tham mưu với chính quyền địa phương biện pháp sử lý những trường hợp nông dân vi phạm quy trình sản xuất vải an toàn theo pháp luật.

- Tổ chức triển khai thực hiện các mô hình trình diễn thử nghiệm và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất vải an toàn để tuyên truyền và hướng dẫn nông dân làm theo.

-Hướng dẫn và đôn đốc địa phương làm tốt công tác thu gom vỏ bao bì thuốc BVTV bừa bãi trong vùng sản xuất.

-Thường xuyên báo cáo tình hình về Ban chỉ đạo.



2.6.3. Kinh phí chỉ đạo, giám sát sản xuất

Nhà nước hỗ trợ 100% kinh phí từ nguồn ngân sách thông qua chi trả lương cho các cán bộ khuyến nông viên các xã và trả công cho cán bộ kỹ thuật phụ trách chuyển giao công nghệ thông qua các hợp đồng thuê khoán chuyên môn xây dựng mô hình sản xuất vải an toàn.

3. Đào tạo nguồn nhân lực

Tăng cường công tác đào tạo, nâng cao trình độ nhân lực ngành sản xuất vải, bao gồm cán bộ quản lý, cán bộ làm công tác khuyến nông, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất chế biến vải an toàn.

Hỗ trợ kinh phí cho việc xây dựng mô hình, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho người sản xuất, mức hỗ trợ thực hiện theo Nghị định 02/2010/NĐ của Chính phủ về khuyến nông

Nhà nước hỗ trợ kinh phí cho công tác đào tạo tập huấn, in ấn tài liệu khuyến nông, nâng cao trình độ nhân lực cho sản xuất vải an toàn.

4. Giải pháp về thị trường

Xác định các kênh tiêu thụ, mạng lưới tiêu thụ sản phẩm trên mọi cấp độ, tuyên truyền quảng bá, giới thiệu sản phẩm có thương hiệu, để có nhiều cơ hội thâm nhập vào thị trường trong nước và xuất khẩu. Hình thành các tổ chức hợp tác tiêu thụ sản phẩm quả, theo nguyên tắc tự nguyện, phát triển các hệ thống nông dân làm dịch vụ tiêu thụ sản phẩm, coi trọng vai trò chợ đặc thù, tụ điểm, trung tâm thương mại, giới thiệu sản phẩm vải ở trong và ngoài nước.

4.1. Giải pháp khuyến khích phát triển các mô hình liên kết, hợp tác về sản xuất và tiêu thụ quả vải an toàn:

Lấy hộ gia đình làm đơn vị canh tác cơ bản, cần tập trung hướng dẫn các hộ cải tạo vườn, mở rộng diện tích vải an toàn có chất lượng cao. Đồng thời khuyến khích các khu dịch vụ cung cấp các yếu tố đầu vào: vật tư, phân bón,…và loại hình hợp tác trong khâu thu hái, chế biến, bao bì, đóng gói sản phẩm quả. Riêng giống cây trồng do trung tâm sản xuất giống riêng, yêu cầu các hộ ký hợp đồng mua giống sản xuất và có quản lý chặt chẽ. Mở các chương trình, hội nghị, trình diễn mô hình, để các hộ cùng giúp đỡ nhau trong sản xuất, trao đổi kinh nghiệm, vốn sản xuất.

Trên cơ sở các hộ gia đình, cần tiếp tục mở rộng các loại hình kinh tế trang trại, sản xuất hàng hoá theo hợp đồng, có trình độ sản xuất hàng hoá cao, số lượng hàng hoá tạo ra nhiều, có khả năng áp dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất vải an toàn.

Cần sớm hình thành trên địa bàn một số tổ chức hoạt động dịch vụ sản xuất và tiêu thụ, như công ty dịch vụ vật tư phân bón, thuốc trừ sâu đảm bảo chất lượng, công ty thương mại đảm nhận việc tiêu thụ sản phẩm quả vải, ngân hàng nông nghiệp cho vay vốn để sản xuất vải trên địa bàn, thành vùng sản xuất nông nghiệp an toàn tập trung.

4.2. Đề xuất xây dựng và hoàn thiện mạng lưới tiêu thụ vải an toàn:

Tỉnh và huyện cần có chiến lược marketing, các tổ chức HTX, hộ nông dân sản xuất cần tìm hiểu thị trường, để có những giải pháp cụ thể xúc tiến, quảng cáo... cho sản phẩm quả của địa phương.

Tổ chức các hoạt động thông tin về thị trường, tổ chức dự báo thị trường, để giúp các hộ sản xuất vải tập trung có điều kiện tiêu thụ sản phẩm quả.

Có chính sách, khuyến khích các công ty, doanh nghiệp, thương nghiệp tư nhân phục vụ mua và ký hợp đồng với nông hộ, thu mua các sản phẩm quả trên địa bàn.

Sản phẩm quả vải được tiêu thụ qua kênh gián tiếp. Do đó cần tổ chức cho người nông dân trong huyện có điều kiện tiếp cận với thị trường tiêu thụ, tìm hiểu tâm lý người tiêu dùng ngoài tỉnh và các thành phố lân cận. Thông qua việc giới thiệu sản phẩm, để ký kết hợp đồng sản xuất và tiêu thụ vải.

Sản phẩm vải của Lục Ngạn đã được Nhà nước cấp giấy chứng nhận chỉ dẫn địa lý, là một lợi thế để nâng cao sức cạnh tranh và mở rộng thị trường tiêu thụ ra thị trường quốc tế. Trước tiên là mở rộng sản xuất vải và xuất khẩu vải an toàn về vệ sinh thực phẩm.

4.3. Đề xuất xây dựng hệ thống thông tin thị trường và xúc tiến thương mại đối với các vùng vải an toàn:

Chỉ đạo tốt việc thực hiện quyết định 80/2002/QĐ-TTg ngày 24/6/2002 của Thủ tướng Chính phủ. Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, xây dựng cơ sở chế biến, xây dựng, bảo vệ thương hiệu sản phẩm.

Xây dựng Website giới thiệu về sản phẩm vải an toàn gắn với các vùng du lịch sinh thái của vùng.

5. Giải pháp về cơ chế chính sách phát triển vùng sản xuất vải an toàn

5.1. Chính sách hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng:

Cụ thể hóa thông tư số 59/TT-BNN ngày 9/9/2009 của Bộ Nông nghiệp và PTNT hướng dẫn thực hiện một số điều trong quyết định số 107/2008/QĐ-TTg ngày 30/7/2008 của Thủ tướng Chính Phủ. Các hạng mục cần đầu tư chính như:

Xây dựng hệ thống điện lưới, thuỷ lợi, đường sá, nhà xưởng và thiết bị sản xuất-bảo quản-chế biến, cơ sở nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghệ, cơ sở kỹ thuật nông nghiệp (trung tâm sản xuất giống, trung tâm kiểm định thuốc BVTV) và phòng chống ô nhiễm môi trường.

5.2. Chính sách hỗ trợ các mô hình sản xuất GAP.

Thực hiện theo quyết định số 01/2012/QĐ-TTg ngày 09/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ việc áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản, và các chính sách liên quan đến hỗ trợ sau thu hoạch.

Để đảm bảo phát triển sản xuất vải an toàn cần có sự hỗ trợ của Nhà nước, kể cả về kỹ thuật và vốn đầu tư cho người nông dân. Đồng thời, có các chính sách ưu tiên đối với các doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất nông nghiệp, vì khó khăn và rủi ro trong lĩnh vực này khá lớn. Do đó, cần tiếp tục tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo môi trường thuận lợi, để khuyến khích các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế và cả người nông dân yên tâm đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh. Thu hút mạnh hơn nữa đầu tư của nước ngoài, để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng sản xuất và tiêu thụ rau quả.

5.3. Chính sách hỗ trợ xúc tiến thương mại, tuyên truyền quảng bá sản phẩm.

-Chính sách hỗ trợ xây dựng thương hiệu và xúc tiến thương mại

+Hỗ trợ 100% kinh phí cho cơ sở đăng ký, cấp mới về tiêu chuẩn vùng sản xuất vải an toàn trong lần đầu, 50% kinh phí cho cấp lại.

+Hỗ trợ 100% kinh phí đăng ký mã số, mã vạch và kinh phí quảng bá, xây dựng thương hiệu.

+Hỗ trợ 100% kinh phí cho các hoạt động xúc tiến thương mại: Tuyên truyền trên phương tiện thông tin đại chúng, in ấn tờ rơi, tài liệu tuyên truyền; hội thảo tham quan khách hàng, hội thi sản xuất giỏi.

+Ngân sách nhà nước hỗ trợ 100% kinh phí cho: xây dựng hệ thống tiêu thụ vải an toàn và tham gia hội chợ.

5.4. Chính sách tín dụng.

Sản xuất vải an toàn đòi hỏi vốn đầu tư tương đối lớn so với đại đa số kinh tế hộ gia đình. Chính vì vậy, cần tạo điều kiện cho người sản xuất tiếp cận với nguồn vốn vay ưu đãi (theo quy định hiện hành) với thời gian vay vốn phù hợp với chu kỳ sản xuất, kinh doanh để phát triển sản xuất.

6. Sơ bộ đánh giá tác động môi trường và các biện pháp xử lý

Dự án quy hoạch vùng sản xuất vải an toàn tỉnh Bắc Giang đến năm 2020” là dự án tổng thể mang tính xã hội cao, nhằm phát triển kinh tế bền vững, an toàn thực phẩm. Bên cạnh đó những giá trị lợi ích mà nó mang lại việc triển khai thực hiện dự án tổng thể có thể tạo ra những tác động tiêu cực đến môi trường sinh thái và các yếu tố xã hội khác do có sự tác động lên sự ổn định sẵn có của tự nhiên, nội dung của việc đánh giá tác động môi trường ở đây là đánh giá môi trường đất, môi trường nước, môi trường không khí, các vấn đề kinh tế xã hội khác của khu vực triển khai dự án.

6.1. Tác động của dự án đến môi trường

Xét trên phương diện tác động môi trường do dự án mang lại là không đáng kể, mang tính tạm thời, chủ yếu trong giai đoạn thi công.

Những tác động đến môi trường có thể kể đến, đó là:

- Môi trường đất:

Trong dự án có làm mới một số cơ sở hạ tầng vùng sản xuất vải an toàn nên phải sử dụng một số diện tích đất canh tác nông nghiệp, ngoài ra lượng đất đá nguyên vật liệu thừa của dự án cũng ảnh hưởng tới môi trường đất như ảnh hưởng tới thảm thực vật tại khu vực san ủi, chất hữu cơ dư thừa lá, cành, quả ở khu vực tiêu thụ, xói mòn đất.

- Môi trường nước:

Một nguyên nhân khác có ảnh hưởng đến môi trường nước, đó là quá trình vận hành và khai thác các cơ sở sơ chế biến,...sẽ làm cho nguồn nước tự nhiên nơi đây bị ô nhiễm. Đối với quá trình ô nhiễm này, các cơ quan chức năng cần có biện pháp quản lý môi trường, tùy từng nơi, từng điều kiện cụ thể sẽ hình thành các quy định nhằm đảm bảo môi trường trong quá trình khai thác vận hành.

6.2. Các biện pháp giảm thiểu những tác động tiêu cực đến môi trường

- Đối với môi trường đất:


Каталог: sites -> default -> files -> thutuchanhchinh
thutuchanhchinh -> BÁo cáo quy hoạch vùng sản xuất vải an toàn tỉnh bắc giang đẾn năM 2020 (Thuộc dự án nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển chương trình khí sinh học ) Cơ quan chủ trì
thutuchanhchinh -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc ĐĂng ký thất nghiệP
thutuchanhchinh -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc TỜ khai của ngưỜi hưỞng trợ CẤP
thutuchanhchinh -> Mẫu số 1: Ban hành kèm theo Thông tư số 19/2003/tt-blđtbxh ngày 22 tháng 9 năm 2003 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Tên đơn vị Số V/v Đăng ký nội quy lao động CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
thutuchanhchinh -> Phụ lục 1: Mẫu Đơn đề nghị cấp (cấp lại, sửa đổi, bổ sung, gia hạn) giấy phép thành lập cơ sở hỗ trợ nạn nhân
thutuchanhchinh -> PHỤ LỤC 1 MẪu văn bảN ĐĂng ký hoạT ĐỘng giáo dục nghề nghiệp trình đỘ SƠ CẤP
thutuchanhchinh -> Mẫu 1c cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
thutuchanhchinh -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc BẢn khai cá nhâN
thutuchanhchinh -> Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 28/2013/ttlt-blđtbxh-bqp ngày 22/10/2013 của Liên bộ Lao động tb&XH, Bộ Quốc phòng
thutuchanhchinh -> Mẫu số 01/ƯĐgd tờ khai đỀ nghị giải quyếT ƯU ĐÃi trong giáo dụC ĐÀo tạO

tải về 1.93 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   24   25   26   27   28   29   30   31   32




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương