Ban tæ chøc héi nghÞ nghiªn cøu xy dùng m h×nh sn xuÊt hoa t¹i B¾c giang



tải về 1.93 Mb.
trang27/32
Chuyển đổi dữ liệu02.01.2022
Kích1.93 Mb.
#19555
1   ...   24   25   26   27   28   29   30   31   32
3. Tổng mức đầu t­ư dự kiến:

14.936.985.000 đồng

3.2. Dự án hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng vùng sản xuất vải an toàn

-Đầu tư xây dựng giao thông nội đồng

-Hệ thống tưới

-Hệ thống điện

3.3.Dự án đầu tư dây chuyền công nghệ chế biến vải an toàn

3.4.Dự án nâng cao chất lượng an toàn sản phẩm vải

Mục tiêu của dự án:

-Tăng trưởng bền vững ngành sản xuất vải của tỉnh, góp phần đảm bảo an toàn sản phẩm vải, nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất vải an toàn.

-Nâng cao năng lực của cơ quan quản lý các cấp và tổ chức chứng nhận an toàn, chất lượng phù hợp tiêu chuẩn, từng bước đáp ứng yêu cầu của thị trường.

-Nâng cao trình độ của người lao động trong lĩnh vực sản xuất nguyên liệu chế biến và tiệu thụ vải.

3.5. Dự án phát triển thương hiệu sản phẩm và quảng cáo tiếp thị

Mục tiêu dự án:

-Tạo thương hiệu vải có vai trò tích cực trong chiến lược nghiên cứu, phát triển thị trường thông qua các dấu hiệu và sự khác biệt nhất định của sản phẩm vải an toàn để thu hút khách hàng.

-Kết hợp chặt chẽ giữa tiến bộ kỹ thuật và công nghệ để đảm bảo sản lượng và sự nhất quản về chất lượng, kiểm soát được khối lượng và chất lượng sản phẩm vải an toàn.

-Nâng cao nhận thức về thương hiệu và phát triển thương hiệu cho người sản xuất, kinh doanh vải an toàn. Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xây dựng thương hiệu riêng cho sản phẩm chè của doanh nghiệp.

4. Quy trình kỹ thuật:

Áp dụng quy trình Viet GAP trong sản xuất, kinh doanh rau, quả an toàn (theo Quyết định 379/QĐ-BNN-KHCN ngày 28/01/2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).

4.1. Điều kiện sản xuất

Thuê tuyển cán bộ kỹ thuật chuyên ngành;

Người sản xuất phải qua tập huấn về quy trình VietGap;

Đất trồng rau an toàn: phải tuân thủ tất cả các tiêu chí của dự án QSEAP quy định;

Hàm lượng kim loại nặng trong đất, nước tưới phải thấp hơn/hoặc bằng mức tiêu chuẩn được chấp nhận;

Nước tưới: không sử dụng nước thải công nghiệp, nước thải từ các bệnh viện, khu dân cư tập trung, trang trại chăn nuôi, lò giết mổ gia súc để tưới trực tiếp cho rau, quả;

Nhà sản xuất phải cam kết đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và có hồ sơ ghi chép toàn bộ quá trình sản xuất theo VietGAP.

4.2. Điều kiện sơ chế:

Nhân lực phải đáp ứng các điều kiện giống như phần sản xuất, được kiểm tra sức khỏe định kỳ, đảm bảo không mắc các bệnh truyền nhiễm theo quy định hiện hành của Bộ Y tế;

Có địa điểm, nhà xưởng, dụng cụ sơ chế, bao gói sản phẩm, phương tiện vận chuyển đảm bảo các điều kiện về vệ sinh an toàn thực phẩm theo VietGAP;

Có hợp đồng mua nguyên liệu tươi của nhà sản xuất (trong trường hợp mua nguyên liệu để sơ chế);

Nhà sản xuất phải cam kết đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và có hồ sơ ghi chép toàn bộ quá trình sơ chế theo VietGAP.

PHẦN V

CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN VÙNG SẢN XUẤT VẢI AN TOÀN TỈNH BẮC GIANG ĐẾN NĂM 2020

1. Đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng cho vùng vải an toàn

1.1. Cải tạo và xây dựng hệ thống thuỷ lợi cho toàn vùng quy hoạch

Quy hoạch hệ thống thủy lợi trong vùng, chú ý đảm bảo tưới tiêu và quan tâm đến chất lượng nguồn nước tưới. Tổ chức tốt việc huy động vốn để xây dựng các công trình thủy lợi theo hướng ngân sách Nhà nước đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi lớn như hồ đập, trạm bơm, kênh cấp I, II và hỗ trợ một phần xây dựng các công trình thủy lợi nhỏ, kênh nội đồng. Tích cực kêu gọi và tranh thủ các nguồn vốn ODA, vốn phi Chính phủ,…kết hợp với đóng góp của nhân dân nơi được hưởng lợi. Tổ chức tốt việc quản lý và duy tu bão dưỡng các công trình hiện có để nâng cao hiệu quả công trình,…

* Yêu cầu của quy hoạch hệ thống thuỷ lợi

-Yêu cầu về nguồn nước tưới cho vùng sản xuất vải an toàn:

+Không được sử dụng trực tiếp các nguồn nước thải từ sản xuất công nghiệp, nước thải bệnh viện, khu dân cư tập trung, trang trại chăn nuôi, lò giết mổ gia súc để tưới trực tiếp cho vải an toàn.

+Hàm lượng một số hoá chất và kim loại nặng (thuỷ ngân, cadimi, arsen, chì) trong nước tưới không được vượt quá ngưỡng cho phép.

- Hệ thống thuỷ lợi của vùng sản xuất:

+Việc quy hoạch phải đáp ứng được yêu cầu cung cấp nước tưới và tiêu thoát nước kịp thời khi cần thiết, đáp ứng được yêu cầu sản xuất vải an toàn.

+Việc quy hoạch hệ thống thuỷ lợi phải đồng bộ, đáp ứng được các yêu cầu về kỹ thuật và công nghệ sử dụng trong sản xuất vải an toàn trong hiện tại và tương lai.

* Sử dụng nguồn nước tưới

Kết quả phân tích nguồn nước tưới tại các vùng quy hoạch cho thấy các chỉ tiêu phân tích đều ở mức cho phép. Do vậy việc sử dụng các nguồn nước mặt và nguồn nước ngầm tại các xã vùng quy hoạch là hoàn toàn đáp ứng được yêu cầu của sản xuất vải an toàn.

* Các hình thức đầu tư, xây dựng hệ thống thuỷ lợi tại các vùng sản xuất vải an toàn:

-Hình thức 1: Sử dụng nguồn nước mặt với hệ thống trạm bơm và kênh dẫn tự chảy, kết hợp với xây dựng các bể chứa nhỏ tại các vùng sản xuất vải an toàn để cung cấp nước tưới chủ động cho quá trình sản xuất.

+ Hình thức này giúp tận dụng được hệ thống tưới tiêu, thuỷ lợi sẵn có của các vùng và chỉ cần đầu tư xây dựng mới một số hệ thống tưới bổ sung để đảm bảo đáp ứng được yêu cầu của sản xuất vải an toàn như: bể chứa nhỏ và hệ thống sử lý nắng lọc (nếu cần) cho các vùng quy hoạch; bổ sung và cải tạo lại hệ thống kênh tưới và tiêu tự chảy, hệ thống máy bơm nhỏ, vòi dẫn và đường điện... là có thể đáp ứng được yêu cầu của sản xuất.

-Hình thức 2: Sử dụng nguồn nước ngầm cung cấp cho sản xuất vải an toàn. Hình thức này yêu cầu phải đầu tư xây mới giếng khoan lớn, hệ thống bể lắng lọc và đường ống dẫn khép kín thuận lợi cho việc áp dụng các công nghệ tiên tiến trong sản xuất.

1.2. Nâng cấp và hoàn chỉnh hệ thống đường sản xuất, đường nối trục chính cho toàn vùng quy hoạch

Tổ chức tốt việc huy động vốn để xây dựng các công trình giao thông, đề nghị ngân sách cấp trên hỗ trợ một phần xây dựng các tuyến đường giao thông nông thôn, tranh thủ các nguồn vốn, dự án ODA cho xây dựng đường giao thông trong vùng.

Để thuận lợi cho đi lại, vận chuyển vật tư và sản phẩm vải an toàn bằng các loại xe cơ giới thì cần thiết phải xây dựng và hoàn thiện hệ thống đường giao thông nội đồng (ít nhất đường trục chính) cho vùng quy hoạch. Kết cấu đường nội đồng phù hợp nhất là đổ bê tông tại chỗ, kích thước và quy mô tuỳ theo từng mô hình cụ thể.

Trong chương trình xây dựng nông thôn mới ưu tiên thực hiện trước làm đường cho các xã trồng vải an toàn.

1.3. Cải tạo và xây dựng hệ thống truyền tải điện cho toàn vùng quy hoạch

* Hiện trạng và yêu cầu đầu tư

-Hiện tại các vùng quy hoạch hầu hết vẫn chưa có hệ thống lưới điện phục vụ sản xuất, điện mới chỉ dừng lại ở mức phục vụ cho sinh hoạt của người dân.

-Trong tương lai, khi áp dụng các quy trình kỹ thuật và công nghệ cao vào sản xuất vải an toàn thì vấn đề đặt ra là phải có hệ thống lưới điện tương ứng, chủ động và an toàn để vận hành trong sản xuất như: hệ thống tưới chủ động, , sơ chế sản phẩm, kho lạnh bảo quản sản phẩm (nếu có) của từng vùng quy hoạch.

Để đáp ứng được yêu cầu, cần thiết phải có hệ thống điện hạ thế cho từng vùng sản xuất bao gồm: Trạm biến áp hạ thế, đường trục chính hạ thế chạy theo đường trục chính để phục vụ sản xuất.

1.4. Hệ thống thu gom chất thải cho vùng quy hoạch.

- Hiện trạng vùng quy hoạch hầu hết người dân sau khi phun thuốc BVTV xong đều không có địa điểm thu gom và sử lý vỏ bao bì thuốc BVTV. Vỏ thuốc BVTV bị vứt bừa bãi ngay khu vực sản xuất, gây ra ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường trong vùng. Chính vì vậy, cần thiết phải có địa điểm thu gom, bể chứa vỏ thuốc BVTV tại vùng quy hoạch.

-Yêu cầu đầu tư: bể chứa vỏ thuốc BVTV phải chắc chắn; được bố trí rải rác trong vùng, tập trung ở gần nguồn nước tưới, nơi người nông dân thường sử dụng để pha thuốc. Có vậy sẽ thuận tiện trong quá trình sử dụng. Bể cần có dung tích đủ lớn, được thiết kế nổi để tránh bị ngập nước và gây ô nhiễm môi trường.

Thiết kế kỹ thuật phù hợp là bể xây gạch – xi măng, có nắp đậy (chỉ để 1-2 cửa nhỏ đưa vỏ bao bì thuốc vào), dung tích bể từ 1 m3. Số lượng bể cần thiết 1-2 cái/ha.

1.5. Đầu tư xây dựng các hạng mục cơ sở hạ tầng cần thiết để phát triển vùng quy hoạch.

Tại mỗi vùng quy hoạch mỗi hợp tác xã do nông dân liên kết với nhau tại các xã cần đầu tư xây dựng 01 khu trung tâm với diện tích, tuỳ theo quy mô vùng sản xuất để làm nhiệm vụ:

-Tập kết, thu gom sản phẩm sau thu hoạch.

-Có khu sơ chế, đóng gói và bảo quản, và giới thiệu sản phẩm vải an toàn.

2. Giải pháp ứng dụng khoa học-công nghệ và khuyến nông

2.1. Áp dụng VietGAP/GlobalGAP (GAP) và các tiêu chuẩn khác trong sản xuất vải an toàn:

Giúp người nông dân trồng cây ăn quả nhận dạng và phân tích các mối nguy hại tiềm tàng. Đồng thời nêu ra các giải pháp phòng ngừa cần phải được thực hiện, để giảm thiểu rủi ro và mối nguy nào cũng phải được nhân dạng, ghi chép lại và được giám sát trong thực hiện quy trình, an toàn thực phẩm tại nơi sản xuất vải.

Nhằm giải quyết vấn đề này, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã ban hành “ Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho cây ăn quả”.

2.2. Các biện pháp duy trì, nâng cao độ phì nhiêu đất trong vùng vải an toàn:

+Việc đào mương, đắp bờ trên mặt dốc, làm ruộng bậc thang, để hạn chế tốc độ dòng chảy, tạo dòng thấm sâu, giảm tốc độ xói mòn, đã được áp dụng rất có hiệu quả ở nhiều nơi. Do đó biện pháp này cũng vẫn nên được phát huy sử dụng cho toàn bộ diện tích vải an toàn.

+Một trong những nguyên nhân quan trọng gây xói mòn, rửa trôi đất ở Bắc Giang là do việc chặt phá rừng, chuyển đổi đất trồng vải ở khu vực đồi núi. Vì vậy cần phải triệt để bảo vệ rừng, phải trồng lại rừng ở đỉnh đồi, tránh khai phá liền khu ở nơi có độ dốc cao và trồng bổ sung cây rừng theo kiểu rừng hỗn giao nhiều tầng, làm dòng nước chảy chậm lại, ngăn xói mòn và sạt lở. Áp dụng phương pháp tham gia của người dân trong các hoạt động có liên quan đến việc bảo vệ, cải tạo và khai thác rừng, tạo điều kiện để họ có thể sống và làm giầu bằng những nguồn lợi từ rừng.

+Hạn chế việc khai thác đất thâm canh theo sườn dốc: Khi canh tác đất ở khu vực đất dốc, cần phải làm đất, gieo trồng theo đường đồng mức, trồng cây che phủ, phủ đất bằng cỏ rác, áp dụng phương thức canh tác nông lâm kết hợp, trồng xen cây ngắn ngày với cây lâu năm, cây làm thuốc, cây phân xanh xen với cây trồng chính.

 +Trồng trong hố: Biện pháp này cần vận dụng triệt để khi trồng mới. Mỗi cây được trồng trong 1 hố, các hố có tác dụng giữ đất, giữ màu. Hiệu quả bảo vệ tăng lên, nếu đắp đất lên hai bên bờ và phía dưới hố. Các cây bố trí theo kiểu nanh sấu, có tác dụng tốt hơn trồng thẳng hàng. Biện pháp này đặc biệt quan trọng, để kiểm soát trong thời kỳ kiến thiết cơ bản.

+Phủ đất: Đây là biện pháp trực tiếp làm giảm sự phá huỷ cấu trúc đất do hạt mưa, làm giảm dòng chảy phát sinh trên mặt đất, làm giảm đáng kể xói mòn và tăng độ ẩm đất. Đây cũng là biện pháp hạn chế sự phát triển của cỏ tranh rất có hiệu quả.

+Tủ gốc: Khi vật liệu phủ đất hạn chế, thì ưu tiên tủ gốc để chống xâm nhập của hạt mưa trực tiếp và dòng chảy từ tán cây, giữ cho nhiệt độ, độ ẩm ổn định, giữ chất dinh dưỡng khi bón vào đất.

+Xới xáo, làm cỏ: Biện pháp này nếu làm theo đường đồng mức rất có tác dụng giữ đất, tránh tạo ra rãnh khơi đầu cho dòng chảy phát sinh. Công việc này cần tránh làm vào thời kỳ mưa to, nếu không sẽ làm xói mòn trầm trọng thêm. Một lớp cỏ xanh có kiểm soát, duy trì trong mùa mưa dông rất có lợi cho việc chống mất đất. Do đó không nên làm cỏ trắng vào thời kỳ mưa dông.

+Thường xuyên bón phân đầy đủ cho cây trồng phát triển tốt, tăng cường xới xáo làm xốp đất, tăng độ thấm của đất, giữ ẩm cho đất.

+Đẩy mạnh việc nghiên cứu, áp dụng các biện pháp kỹ thuật tổng hợp (nông học, sinh học, hóa học, cơ học, công trình...), các chương trình cải tạo, bảo vệ chất lượng đất và đầu tư thâm canh sử dụng đất theo chiều sâu, nhằm phục hồi độ phì nhiêu của đất và giảm thiểu ô nhiễm; nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao công nghệ trong xử lý ô nhiễm.

+Nghiên cứu, chuyển giao công nghệ sản xuất với các giống mới có năng suất cao, chất lượng tốt, phù hợp với điều kiện từng khu vực khác nhau trong tỉnh. Đáp ứng những nhu cầu nảy sinh ngay tại địa phương, thực hiện thành công việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng, theo hướng hàng hoá và tăng giá trị sản phẩm trên một ha canh tác.

2.3. Đề xuất các biện pháp ngăn chặn, giảm thiểu các tác động làm ô nhiễm đất và nguồn nước trong vùng vải an toàn:

-Chế biến vải cần chú trọng công tác quy hoạch giữa sản xuất và chế biến. Giải pháp xử lý nước thải bằng biogas cần được khuyến cáo rộng rãi. Chú trọng công tác quy hoạch sản xuất chế biến; đầu tư công tác nghiên cứu khoa học về các công nghệ chế biến sạch hơn...

-Giám sát chặt chẽ sử dụng các hoá chất dùng trong nông nghiệp như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, giám sát các cơ sở, tổ chức cung ứng phân bón, thuốc BVTV trong vùng sản xuất vải an toàn. Tổ chức thu gom, xử lý, chôn lấp tập trung chất thải rắn, chất thải nguy hại, để hạn chế ảnh hưởng đến môi trường nói chung và nguồn nước xung quanh.

-Tăng cường quản lý đăng ký, nhập khẩu, sản xuất kinh doanh và sử dụng thuốc BVTV. Đồng thời chỉ đạo hệ thống chuyên ngành BVTV hướng dẫn, tập huấn nông dân về quy trình sản xuất nông sản an toàn, sử dụng thuốc BVTV an toàn, hiệu quả, đảm bảo vệ sinh, an toàn lao động. Tuy nhiên, bên cạnh đó, cần thúc đẩy và khuyến khích nghiên cứu, để có nhiều sản phẩm sinh học thân thiện với môi trường, có thể thay thế dần thuốc BVTV hóa học, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong sản xuất nông nghiệp.

2.4. Xây dựng chương trình tập huấn cho cán bộ, nông dân đơn vị chế biến

Để thúc đẩy phát triển sản xuất và đảm bảo chất lượng sản phẩm an toàn, công tác tập huấn đóng vai trò rất quan trọng. 100% hộ nông dân trồng vải an toàn phải được phổ biến, tập huấn tài liệu, quy trình sản xuất vải an toàn.

a- Mở các lớp đào tạo, tập huấn về Kỹ thuật sản xuất vải an toàn và Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho vải an toàn tại Việt Nam (VietGAP):

-Tập huấn cho cán bộ:

+ Đối tượng tham gia tập huấn: Là các cán bộ khuyến nông hoặc cán bộ kỹ thuật cấp xã, huyện đã có trình độ trung cấp hoặc cao đẳng hoặc đại học về Nông học.

+ Mục đích, yêu cầu:

Học viên nắm được các mối nguy gây ô nhiễm và các biện pháp ngăn ngừa, giảm thiểu các mối nguy. Nắm được nguyên tắc, trình tự, thủ tục hướng dẫn các tổ chức, cá nhân sản xuất, thu hoạch, sơ chế đảm bảo an toàn, nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo phúc lợi xã hội, sức khoẻ người sản xuất và người tiêu dùng, bảo vệ môi trường và truy nguyên nguồn gốc sản phẩm.

Sau khi được đào tạo, các học viên sẽ là đội ngũ cán bộ tuyên truyền và chỉ đạo, hướng dẫn nông dân sản xuất vải theo quy trình an toàn và quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP).

+Quy mô tập huấn: Mỗi huyện tổ chức 2 lớp/năm; số người/lớp:30 người; mỗi lớp 3 ngày.

-Tập huấn cho nông dân:

+Đối tượng tham gia tập huấn: là nông dân trực tiếp sản xuất vải trên địa bàn tỉnh.

+Mục đích yêu cầu:

Nông dân biết được các nguyên nhân gây ô nhiễm sản phẩm vải và nguyên tắc sản xuất vải an toàn. Trong đó, nguyên tắc sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật người trồng vải phải nắm rất rõ.

Nắm được trình tự sản xuất vải an toàn theo VietGAP (từ sản xuất đến sơ chế, bảo quản), hiểu được tầm quan trọng của việc ghi chép trong quá trình sản xuất và thực hiện ghi chép đầy đủ giúp truy nguyên nguồn gốc sản phẩm.

+Quy mô tập huấn: Mỗi xã tổ chức 1 đợt/năm, mỗi đợt 2- 3 lớp, mỗi lớp khoảng 50 người.

+Thời gian cần thiết cho 1 lớp tập huấn là 2-3 ngày

2.5. Tổ chức tham quan, trao đổi kinh nghiệm

- Nội dung học tập, trao đổi:

+Kinh nghiệm và kỹ thuật sản xuất, sơ chế và kinh doanh vải an toàn.

+Kinh nghiệm quản lý, giám sát sản xuất, kiểm tra chất lượng sản phẩm và cấp chứng nhận vải an toàn.

- Số đoàn đi: 3 năm đầu, mỗi năm tổ chức 1 đoàn (khoảng 30 người) với các thành phần sau:

Cán bộ chuyên trách các đơn vị thực hiện dự án

Cán bộ 1 số xã có vùng trọng điểm trồng vải an toàn.

Đại diện một số hộ nông dân tiêu biểu

2.6. Chỉ đạo kỹ thuật, giám sát sản xuất vải an toàn


Каталог: sites -> default -> files -> thutuchanhchinh
thutuchanhchinh -> BÁo cáo quy hoạch vùng sản xuất vải an toàn tỉnh bắc giang đẾn năM 2020 (Thuộc dự án nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển chương trình khí sinh học ) Cơ quan chủ trì
thutuchanhchinh -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc ĐĂng ký thất nghiệP
thutuchanhchinh -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc TỜ khai của ngưỜi hưỞng trợ CẤP
thutuchanhchinh -> Mẫu số 1: Ban hành kèm theo Thông tư số 19/2003/tt-blđtbxh ngày 22 tháng 9 năm 2003 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Tên đơn vị Số V/v Đăng ký nội quy lao động CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
thutuchanhchinh -> Phụ lục 1: Mẫu Đơn đề nghị cấp (cấp lại, sửa đổi, bổ sung, gia hạn) giấy phép thành lập cơ sở hỗ trợ nạn nhân
thutuchanhchinh -> PHỤ LỤC 1 MẪu văn bảN ĐĂng ký hoạT ĐỘng giáo dục nghề nghiệp trình đỘ SƠ CẤP
thutuchanhchinh -> Mẫu 1c cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
thutuchanhchinh -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc BẢn khai cá nhâN
thutuchanhchinh -> Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 28/2013/ttlt-blđtbxh-bqp ngày 22/10/2013 của Liên bộ Lao động tb&XH, Bộ Quốc phòng
thutuchanhchinh -> Mẫu số 01/ƯĐgd tờ khai đỀ nghị giải quyếT ƯU ĐÃi trong giáo dụC ĐÀo tạO

tải về 1.93 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   24   25   26   27   28   29   30   31   32




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương