Ban chấp hành đẢng bộ huyện krông pa tỉnh gia lai lịch sử ĐẢng bỘ



tải về 1.87 Mb.
trang9/14
Chuyển đổi dữ liệu13.06.2018
Kích1.87 Mb.
#39932
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   14

Nhằm tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, hiệu quả quản lý của chính quyền, phát huy thế mạnh của vùng đất phía Đông Cheo Reo, đẩy mạnh công cuộc khôi phục phát triển kinh tế - xã hội, theo đề nghị của tỉnh Gia Lai - Kon Tum và được Quốc hội quyết nghị, ngày 23-4-1979, Hội đồng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra Quyết định 178/CP về việc chia tách huyện Ayun Pa của tỉnh Gia Lai - Kon Tum thành hai huyện Ayun Pa và Krông Pa. Sự kiện trên có ý nghĩa lịch sử lớn lao đối với cán bộ, nhân dân các dân tộc Krông Pa trong công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc. Với diện tích tự nhiên 193.000 ha, trong đó có 43.000 ha đất có khả năng sản xuất nông nghiệp1, dân số khoảng hơn 20.000 người, đa số là đồng bào dân tộc Jrai. Đất đai, khí hậu của huyện Krông Pa thích hợp với nhiều loại cây trồng như lúa, bắp, sắn và các loại cây họ đậu, đặc biệt là các loại cây có giá trị kinh tế cao như thuốc lá, vừng, thầu dầu, điều. Hệ thống sông Ba và các sông nhánh: Ia Rsai, Mlah, Kà Lúi, Uar, Krông Năng... thuận lợi cho tưới tiêu sản xuất nông nghiệp. Rừng ở Krông Pa chiếm diện tích lớn ở phía tây nam sông Ba, có nhiều gỗ và lâm sản quý: cẩm lai, trắc, hương, trầm hương, dầu rái, chai lục, song mây... Nhiều vùng, đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi những đàn gia súc lớn (bò, dê). Huyện Krông Pa được thành lập tạo điều kiện phát huy thế mạnh đất đai, tài nguyên và lực lượng lao động tại chỗ, đồng thời đảm bảo thực hiện chính sách di dân, phát triển kinh tế - xã hội, tăng cường an ninh quốc phòng địa phương theo chủ trương của Đảng, Nhà nước.

Tuy nhiên, những khó khăn, thách thức trước mắt đối với cán bộ, quân và dân các dân tộc Krông Pa rất lớn. Huyện cách trung tâm tỉnh lỵ 150 km, giao thông đi lại khó khăn, cơ sở vật chất hầu như không có gì, đa số cán bộ còn mới mẻ, nơi làm việc, sinh hoạt chưa ổn định, đời sống nhân dân luôn bị đe dọa đói kém, do hậu quả của thiên tai vụ mùa 1978-1979. Một số đất đai sản xuất bị hoang hóa, năng suất giảm sút do mưa lũ, nắng hạn kéo dài. Có những xã thu hoạch không đạt 50% kế hoạch như xã Ia HDreh. An ninh chính trị ở cơ sở chưa đảm bảo vững chắc, ngay sau khi chia huyện đã phải đối phó với âm mưu bạo loạn nhân dịp bầu cử Hội đồng nhân dân hai cấp (ngày 25- 5-1979).

Đầu tháng 7-1979, Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ VII được tiến hành, đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội VI của Đảng bộ, đã tập trung sức cho mặt trận sản xuất nông nghiệp, tạo được cơ sở cho sản xuất nông nghiệp, xây dựng và từng bước hoàn thiện quan hệ sản xuất mới xã hội chủ nghĩa trong nông nghiệp, công nghiệp, thương mại, dịch vụ. Đại hội cũng đánh giá những thiếu sót trong tổ chức chỉ đạo và thực hiện nghị quyết của Đảng. Đời sống của đồng bào tuy được cải thiện nhưng còn nhiều khó khăn. Đại hội nêu phương hướng, nhiệm vụ của những năm đầu 1980 là: Phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của Đảng, tăng cường đoàn kết dân tộc, khẩn trương xây dựng cơ sở vật chất trên địa bàn huyện, từng bước cải thiện đời sống nhân dân. Thực hiện đồng thời và đồng bộ định canh, định cư, cải tạo nông nghiệp, tổ chức lại sản xuất, tập trung sản xuất lương thực, thực phẩm, tạo ra nguồn nguyên liệu cho công nghiệp. Đầu tư phát triển giao thông vận tải, mở rộng mạng lưới lưu thông phân phối. Đẩy mạnh sự nghiệp y tế, văn hóa, giáo dục. Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với xây dựng quốc phòng, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trên các lĩnh vực. Khẩn trương đào tạo đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ giai đoạn mới. Xây dựng huyện theo cơ cấu kinh tế nông - lâm - công nghiệp. Đại hội cũng xác định mục tiêu: xây dựng quốc phòng toàn dân, củng cố lực lượng vũ trang, dân quân du kích vững mạnh, loại trừ bạo loạn. Phát triển kinh tế toàn diện, đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, đảm bảo lương thực tại chỗ, có dự trữ, tạo nguyên liệu cho công nghiệp và nguồn hàng xuất khẩu. Tích cực xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho các ngành trên cơ sở tự lực tự cường. Tăng cường công tác xây dựng Đảng, đào tạo cán bộ, kiện toàn tổ chức, cải tiến lề lối làm việc sát cơ sở. Nâng cao hiệu quả quản lý kinh tế, quản lý xã hội, chống tham ô, cửa quyền, lãng phí.

Đại hội cũng đề ra những chỉ tiêu kinh tế - xã hội quan trọng về khai hoang xây dựng cánh đồng, định canh, định cư, sản lượng lương thực, phát triển sự nghiệp y tế, giáo dục. Đại hội cũng kiểm điểm những thiếu sót, tồn tại về an ninh chính trị, công tác xây dựng Đảng... Với tinh thần trách nhiệm và dân chủ, Đại hội đã bầu Ban Chấp hành gồm 25 đồng chí do đồng chí Kpă Y Tiên (Ama Hai) làm Bí thư và hai đồng chí Phó bí thư là Nay Ang (Ama Hiu) và Ksor Djứ (Ama Liêm).

Ngày 20-7-1979, trước yêu cầu của công tác chỉ đạo, Ban Thường vụ Huyện ủy Krông Pa đã họp đánh giá tình hình các mặt công tác, ra nghị quyết chỉ tiêu sản xuất và đời sống theo tinh thần Nghị quyết của Ban Thường vụ Tỉnh ủy đối với huyện và triển khai Nghị quyết Đại hội VII của Đảng bộ. Khẩu hiệu của Đảng bộ nêu lên là “Thắng thiên tai, chống đói nghèo”, phấn đấu đạt 13.000 tấn lương thực quy thóc trong năm 1979; không để một người dân nào chết vì đói, phòng ngừa dịch bệnh lây lan, đẩy mạnh công tác giáo dục, đồng thời đấu tranh chống mọi tư tưởng trông chờ, ỷ lại. Trước mắt, để tháo gỡ những khó khăn trong sản xuất và đời sống, huyện đề nghị tỉnh hỗ trợ 15 máy bơm, xây dựng hai trạm bơm điện tưới cho lúa của xã Chư Drăng và 400 ha của xã Ia Rmok. Thành lập một đội máy kéo 15 chiếc, một xưởng cơ khí, 3 xe tải, 1 máy phát điện 100kw. Về nông nghiệp, xin tỉnh điều động cán bộ, đầu tư thiết bị, cơ sở vật chất, thí nghiệm nông nghiệp và ươm giống, thú y, chăn nuôi lợn, bò giống.

Bằng sự nỗ lực của các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể và nhân dân các dân tộc, 6 tháng sau chia tách, huyện Krông Pa đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ. Bộ máy chính quyền xã được củng cố, sắp xếp lại thông qua bầu cử Hội đồng nhân dân hai cấp, đại hội Đảng bộ cơ sở. Mặc dù thời tiết không thuận lợi, gây trở ngại lớn cho sản xuất, làm mất trắng khoảng hơn 1.000 ha, diện tích còn lại bị khô hạn, năng suất bình quân đạt 1tấn/ha, nhưng trong vụ mùa, huyện cũng đã gieo trồng được 7.027 ha, trong đó cây lương thực đạt 6.245 ha, đạt 70% kế hoạch; tổng sản lượng lương thực đạt 8.598 tấn, đạt 56% kế hoạch, đảm bảo một phần lương thực tiêu dùng tại chỗ. Củng cố các tập đoàn sản xuất, chuẩn bị kế hoạch nâng 41 tập đoàn lên thành tập đoàn điểm vào năm 1980. Tổ chức các hợp tác xã mua bán ở các xã và các tổ dịch vụ tư nhân, đảm bảo thu mua trao đổi hàng hóa phục vụ sản xuất và đời sống của cán bộ và nhân dân. Vốn đầu tư của Nhà nước đạt 85% cho xây dựng cơ sở hạ tầng, đầu tư cho vay cá thể đạt 100%. Phong trào gửi tiền tiết kiệm được phát động sâu rộng, nhiều đơn vị, cán bộ, công nhân viên tham gia gửi tiền tiết kiệm.

Về sản xuất nông nghiệp, giao thông thủy lợi: huyện đã khai hoang phục hóa được 150 ha, định cư một buôn với 76 hộ, xây dựng một cánh đồng 71 ha (Phú Cần); xác định và quy hoạch các vùng chuyên canh cây lương thực thuộc ba xã Ia Rmok, Chư Drăng, Ia HDreh, vùng cây công nghiệp ngắn ngày xuất khẩu: thuốc lá, đậu, mè; đảm bảo giao thông, liên lạc thông suốt trong mùa mưa, bão, nước sạch và điện sinh hoạt cho khu vực thị trấn Phú Túc; tổ chức cứu đói thường xuyên và đột xuất cho nhân dân vùng thiên tai 22 tấn gạo với 5.900 nhân khẩu.

Thành tích trên tuy chưa tương xứng với nỗ lực của cán bộ, nhân dân cũng như yêu cầu và tiềm năng, thế mạnh của huyện, nhưng đã thể hiện sự chỉ đạo sâu sát của các cấp ủy Đảng, việc tổ chức triển khai các mặt công tác của chính quyền, các đoàn thể và quyết tâm vượt qua khó khăn, thử thách của cán bộ, nhân dân trong toàn huyện, phát động được phong trào thi đua lao động sản xuất, khai hoang, xây dựng cánh đồng làm thủy lợi, đảm bảo lương thực tại chỗ. Qua một năm chia tách, những hạn chế, khuyết điểm được Ban Chấp hành Đảng bộ huyện chỉ ra là: Các đoàn thể cơ sở còn yếu, chưa phát huy được quyền làm chủ của nhân dân, các ngành chuyên môn chưa đủ mạnh làm tham mưu cho các cấp ủy Đảng, chính quyền tổ chức triển khai toàn diện các mặt công tác; cơ sở vật chất, kỹ thuật nghèo nàn, lạc hậu, giao thông cách trở giữa các vùng, nhất là mùa mưa, bão; thiếu cán bộ quản lý có trình độ năng lực và cán bộ khoa học kỹ thuật chuyên môn về nông lâm nghiệp; lưu thông phân phối còn chậm, hàng hóa khan hiếm, chưa đáp ứng yêu cầu sản xuất và tiêu dùng của cán bộ, nhân dân, nhất là đồng bào vùng sâu, vùng dân tộc thiểu số, đời sống của nhân dân còn nhiều cơ cực.

Cuối tháng 3-1980, trong dịp về thăm và làm việc với Đảng bộ và chính quyền huyện Krông Pa, đồng chí Nguyễn Văn Sỹ, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Gia Lai - Kon Tum đã có nhiều ý kiến chỉ đạo sâu sát, quý báu về sản xuất nông nghiệp và các mặt chính trị, đời sống trong huyện. Đó là cần đẩy mạnh sản xuất lương thực, trồng mỳ và các cây hoa màu để chống đói sau vụ mùa thất bát năm 1979, nhanh chóng thành lập Ban quy hoạch kiến thiết của huyện để đảm bảo đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đúng hướng, tiết kiệm và hiệu quả, ưu tiên các công trình điện, nước sạch cho khu vực huyện lỵ. Trong kế hoạch định canh, định cư tránh làm dàn trải, nên đầu tư làm thí điểm để nhân rộng như buôn Kết xã Ia Rmok. Huyện cần chỉ đạo xây dựng một nhà trẻ ở trung tâm thị trấn, một trường cấp 2 cho xã Ia Rmok để các cháu không phải qua sông đi học; xây dựng một bệnh viện từ 70 đến 100 giường bằng kinh phí hỗ trợ của tỉnh. Các cấp ủy Đảng, chính quyền phải quan tâm quy hoạch xây dựng đội ngũ cán bộ, trước hết về nhận thức lý luận, quan điểm đường lối của Đảng, chuyên môn nghiệp vụ, nhiệt tình cách mạng, chấp nhận hy sinh, gian khổ vì lợi ích của đồng bào các dân tộc địa phương; khắc phục tình trạng, chắp vá trong bố trí cán bộ, không đáp ứng được yêu cầu quản lý và chỉ đạo toàn diện các mặt công tác của Đảng, chính quyền và các đoàn thể. Đồng chí cũng nhấn mạnh mối quan hệ trao đổi, giúp đỡ giữa hai huyện Ayun Pa và Krông Pa, tạo điều kiện tăng cường cho huyện mới về nguồn cán bộ, phương tiện kỹ thuật.... để nhanh chóng ổn định sản xuất và đời sống.

Thực hiện chỉ đạo của đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, các hội nghị của Ban Thường vụ Huyện ủy và sau đó là Hội nghị Huyện ủy mở rộng trong hai ngày 10 đến 11- 7-1980 đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ sáu tháng đầu năm 1980 và và xây dựng nhiệm vụ, biện pháp sáu tháng cuối năm về sản xuất và một số mặt công tác về sản xuất vụ mùa, Ban Thường vụ Huyện ủy thống nhất xác định chỉ tiêu 11.000 ha gieo trồng với sản lượng 13.000 tấn lương thực quy thóc như năm 1979. Kiên quyết không bỏ hoang diện tích quy hoạch, đảm bảo kết thúc gieo trồng trước ngày 30-7-1980. Tăng diện tích bắp đông xuân lên 200 ha, khoai lang 200 ha, đậu đỗ các loại khoảng 200 ha, riêng xã Ia Rmok trồng 100 ha lang... Các ngành chuyên môn kinh tế, nông nghiệp, tài chính tham mưu chỉ đạo tổ chức phân bố lao động hợp lý theo xã, thôn làng, đảm bảo các khâu làm đất, thủy lợi, giống, phân bón, đưa cán bộ kỹ thuật xuống cơ sở hướng dẫn đồng bào sản xuất, làm phân, dùng phân bón cho cây trồng. Triển khai làm điểm hai xã Ia HDreh, Chư Drăng. Vận động nhân dân bảo vệ hoa màu, gia súc (trâu, bò) có người chăn thả, làm chuồng, hướng dẫn nhân dân rào vườn, rẫy, không để heo, bò phá hoại.

Về công - thương nghiệp và cải tạo quan hệ sản xuất: phấn đấu đưa giá trị tổng sản lượng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đạt 400.000 đồng, trong đó sản xuất gạch xây dựng 1.500.000 viên, khai thác 1.000m3 gỗ tròn, thu mua 400 tấn lương thực, nông sản các loại 200 tấn. Có kế hoạch đưa hai tập đoàn sản xuất Thắng Lợi và Đoàn Kết lên hợp tác xã; vận động đưa các hộ dân thôn Thành Công, buôn Tang, buôn Kết lên tập đoàn sản xuất. Chỉ đạo kịp thời cứu trợ lương thực bằng nguồn của tỉnh và huyện cho dân buôn Phùm và xã Chư Drăng. Để làm tốt các mặt công tác trên và đạt được chỉ tiêu kế hoạch của năm 1980, các cấp ủy Đảng, chính quyền phải sâu sát công tác chỉ đạo tổ chức, phối hợp đồng bộ các ngành kinh tế, công thương nghiệp từ huyện đến các xã, thị trấn, buôn làng. Quản lý, phân bổ lại lao động, ngành nghề hợp lý, tăng cường quản lý thị trường, giải quyết tốt chính sách khuyến khích, thù lao đối với cán bộ cơ sở. Phân công cán bộ xuống từng điểm để kiểm tra, giải quyết những vấn đề cụ thể. Phát động phong trào quần chúng thi đua lao động sản xuất, định canh, định cư, xây dựng cánh đồng, chủ động đảm bảo tự túc lương thực trong năm.

Về kinh tế - xã hội và đời sống, năm 1980 có nhiều chuyển biến nhưng chưa đều, các chỉ tiêu lớn mới chỉ đạt hoặc bằng 50 - 70% kế hoạch. Về nông nghiệp, diện tích gieo trồng vụ mùa đạt 5.042 ha, bằng 54% kế hoạch, sản lượng lương thực quy thóc đạt 8.700 tấn. Phát triển đàn gia súc gần 20.000 con, trong đó bò 11.500 con, trâu 120 con, heo thịt 7.141 con. Xây dựng các khu định canh, định cư mới ở buôn Mlah, thôn Thành Công, buôn Kết... hoàn thành việc khai hoang xây dựng cánh đồng 66 ha thuộc hai xã Ia Rmok, Chư Drăng, khuyến khích nhân dân phục hóa được 100 ha, đưa diện tích đông xuân toàn huyện tăng 50%. Khó khăn nhất là ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp chỉ đạt 30% kế hoạch bằng 111.000 đồng - 140.000 đồng, cơ cấu ngành nghề chưa hình thành, hàng hóa, dịch vụ chất lượng thấp, đơn điệu, chưa đáp ứng yêu cầu thị trường, chủ yếu làm gạch nung, chế biến gỗ, rèn nông cụ, xay xát lương thực, may mặc.

Thương mại và đầu tư cũng không đạt kế hoạch. Thu mua các loại nông sản đạt 27% kế hoạch với 1.200 tấn lúa, ngô, sắn. Tổ chức cứu trợ cho dân 6.723 kg lương thực.

Về đầu tư xây dựng và ngân sách: vốn lưu động toàn huyện 1.309.000 đồng, đầu tư 153.000 đồng, sản xuất và thu mua nông sản, thực phẩm 795.000 đồng, lương thực 304.000 đồng, đạt 73% kế hoạch. Đầu tư chủ yếu hỗ trợ vật tư nông nghiệp, xây dựng cơ bản để phục vụ sản xuất và đời sống. Ngân sách của huyện năm 1980 bội chi 61%.

Về văn hóa xã hội đã có chuyển biến về đầu tư cơ sở vật chất, số trường cấp I, II và học sinh đều tăng. Toàn huyện có 85 lớp, cấp II có 3 lớp với 2.600 em, trong đó học sinh dân tộc thiểu số 2.126 em, tăng 20% so với năm học 1978-1979; duy trì lớp bổ túc văn hóa tập trung 72 học sinh là cán bộ, con em dân tộc địa phương. Năm 1980, ngành y tế huyện Krông Pa quan tâm đầu tư chăm sóc sức khỏe nhân dân, phòng chống dịch bệnh hiệu quả, kịp thời dập tắt dịch bệnh sốt rét các xã nam sông Ba. Duy trì và đẩy mạnh phong trào ba sạch (ăn sạch, uống sạch, ở sạch), làm được hơn 500 nhà vệ sinh, hơn 30% gia đình đạt tiêu chuẩn ba sạch, gần 50% gia đình đồng bào dân tộc thiểu số nuôi, nhốt bò xa nhà. Các cơ sở y tế của huyện khám chữa bệnh cho 25.544 người, điều trị 3.824 người bệnh, tỷ lệ tử vong thấp 0,04%, trong đó y tế xã khám, chữa bệnh cho 11.720 người. Một số xã như Ia Rmok đã hình thành vườn thuốc nam chữa bệnh cho đồng bào các thôn buôn.

Hai năm sau khi chia tách, thành tích Đảng bộ huyện Krông Pa đạt được là căn bản, có ý nghĩa quyết định để nhân dân toàn huyện vươn lên thực hiện kế hoạch năm 1981. Tuy nhiên, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện cũng thẳng thắn nhìn nhận những mặt khó khăn, yếu kém trong tổ chức thực hiện các nghị quyết của Tỉnh ủy, Huyện ủy về kinh tế - xã hội; các chỉ tiêu kinh tế lớn không đạt kế hoạch, đời sống cán bộ, nhân dân rất bấp bênh, vùng đồng bào dân tộc thiểu số luôn có nguy cơ bị đói. Nguyên nhân chủ yếu là do huyện mới chia tách, cơ sở vật chất, kỹ thuật hầu như chưa có gì, xa tỉnh, phong trào khai hoang rầm rộ, nhưng diện tích sản xuất không hiệu quả. Thời tiết diễn biến không thuận lợi, thiên tai, lũ lụt, hạn hán xảy ra liên tiếp trong ba năm 1978 - 1980. Trình độ quản lý của cán bộ các cấp yếu kém, thiếu chuyên môn khoa học kỹ thuật, chưa nêu cao tinh thần dám nghĩ, dám làm, tạo ra mô hình mới để phát huy nhân rộng. Trong tuyên truyền vận động, chưa phát huy được sức mạnh trong nội bộ nhân dân, còn hiện tượng bảo thủ, quan liêu, trông chờ trong cán bộ, làm cản trở các phong trào hành động cách mạng. Những khó khăn, khuyết điểm của Đảng bộ thời kỳ đầu tái lập huyện càng khẳng định những thành tựu mà quân dân trong huyện đạt được trong những năm sau này.

Bước vào năm 1981, Đảng bộ huyện Krông Pa xác định tiếp tục đẩy mạnh sản xuất toàn diện mà trọng tâm là sản xuất lương thực, thực phẩm, không ngừng nâng cao đời sống nhân dân, không để xảy ra nạn đói, nạn đau trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Chủ động với mọi tình huống, cảnh giác không để xảy ra bất kỳ vụ gây rối nào. Tích cực, khẩn trương xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ sản xuất, đời sống như giao thông, thủy lợi, chế biến lâm sản. Vận dụng tốt các chính sách đòn bẩy kinh tế đẩy mạnh sản xuất và lưu thông, phân phối. Sửa đổi lối làm việc, xây dựng mối quan hệ giữa Đảng, chính quyền, giữa cấp huyện, xã trong chỉ đạo, tổ chức thực hiện nhằm nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý.

Thực hiện Chỉ thị 100 của Ban Bí thư Trung ương Đảng, huyện Krông Pa đã xây dựng chương trình của Ban Chấp hành Đảng bộ, tổ chức khoán đến nhóm và người lao động, tập trung vào các đơn vị kinh tế quốc doanh và tập thể, các hợp tác xã nông nghiệp. Cùng với thực hiện Quyết định 25/CP của Hội đồng Chính phủ về chủ trương, giải pháp phát huy quyền chủ động sản xuất kinh doanh và tự chủ tài chính của doanh nghiệp nhà nước đã mở ra hướng mới trong vận dụng đòn bẩy kinh tế, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động. Đây là nhân tố quan trọng, tạo ra sự sống động trong phong trào nông dân khu vực hợp tác xã nông nghiệp và phong trào công nhân các doanh nghiệp nhà nước, góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển trong những năm 1981 - 1982.

Cơ chế khoán trong nông nghiệp đã khuyến khích nông dân trong các hợp tác xã và tập đoàn sản xuất phấn khởi nhận ruộng khoán, tích cực thâm canh, tăng năng suất và thu nhập, thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước. Các doanh nghiệp quốc doanh chủ động tìm thêm vốn, vật tư, nguyên liệu, mở rộng sản xuất, liên kết trong và ngoài địa bàn huyện, tạo thêm việc làm và cải tiến quản lý kinh tế. Huyện ủy đã tổ chức nhiều hội nghị Ban chấp hành và hội nghị với các ngành, quán triệt các chỉ thị, nghị quyết của Trung ương và Tỉnh ủy, quy định của Hội đồng Chính phủ và các bộ ngành Trung ương, xuất phát từ thực tiễn kinh tế - xã hội địa phương đã nêu ra chủ trương: Phát huy quyền chủ động của cơ sở tạo nguồn vốn nhằm phát huy tiềm lực sẵn có để phát triển sản xuất. Chủ động nắm nguồn hàng, tháo gỡ vướng mắc, thực hiện cơ chế một giá. Áp dụng chỉ tiêu pháp lệnh theo hợp đồng kinh tế, tập đoàn sản xuất bán cho Nhà nước theo số lượng, chất lượng, giá cả... đồng thời Nhà nước đảm bảo cung ứng cho doanh nghiệp, hợp tác xã máy móc, thiết bị, vật tư, nguyên liệu theo quy định về số lượng, chất lượng và thời gian.

Để chuẩn bị tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ V, Huyện ủy Krông Pa đã tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành mở rộng từ ngày 10 đến 14-12- 1981, nghiên cứu các dự thảo văn kiện Đại hội của Đảng. Dự Hội nghị có 50 đồng chí đại biểu là huyện ủy viên, bí thư các đảng bộ cơ sở và trưởng các ban, ngành, đoàn thể huyện. Hội nghị đã nghiên cứu, quán triệt và thảo luận, góp ý nhiều nội dung sâu sắc xuất phát từ thực tiễn địa phương và tình hình chung của Đảng bộ tỉnh cũng như của toàn Đảng. Các đại biểu nhất trí cao với đánh giá ý nghĩa quan trọng của đường lối với 4 mục tiêu, 10 nhiệm vụ, 10 giải pháp cụ thể của dự thảo văn kiện. Những mặt yếu kém cần khắc phục là tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, cải thiện đời sống nhân dân, đào tạo cán bộ lãnh đạo, quản lý, cán bộ khoa học kỹ thuật, đáp ứng yêu cầu của tình hình mới. Cần tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước xã hội chủ nghĩa, phát động các phong trào hành động cách mạng, xây dựng, hoàn thiện cơ chế Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ; sửa đổi lối làm việc thụ động, nặng về chỉ thị, mệnh lệnh. Sau Hội nghị Ban Chấp hành mở rộng của huyện, các tổ chức cơ sở đảng, cơ quan, đơn vị, xã, thị trấn đã tổ chức nghiên cứu, quán triệt, góp ý các Dự thảo văn kiện Đại hội toàn quốc lần thứ V của Đảng. Đợt sinh hoạt chính trị đã nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên, nhân dân về tình hình quốc tế, trong nước, đường lối chung, nhiệm vụ, giải pháp của Đảng về kinh tế - xã hội thời kỳ 1981 - 1985 và những năm 1980, thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.

Nhằm đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ Đại hội lần thứ VII Đảng bộ huyện sau ba năm chia tách, quán triệt và vận dụng Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ V, nghiên cứu, thảo luận, góp ý nội dung văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ VIII, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện đã tiến hành Đại hội lần thứ VIII từ ngày 25 đến 28-11-1982. Dự Đại hội có các đại biểu, đại diện cho hơn 200 đảng viên. Đại hội vinh dự được đồng chí Rơchơm Thép (Ama Quang), Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Dân vận Mặt trận dự và chỉ đạo trong suốt thời gian Đại hội.

Đại hội đã đánh giá khách quan việc thực hiện Nghị quyết Đại hội VII của Đảng bộ tỉnh Gia Lai - Kon Tum và Nghị quyết Đại hội lần thứ VII Đảng bộ huyện Krông Pa: Qua ba năm thực hiện chủ trương của Đảng về cải tạo và xây dựng chủ nghĩa xã hội, mặc dù gặp nhiều khó khăn, trở ngại do thiên tai lũ lụt, hạn hán, cơ sở vật chất thiếu thốn, đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý yếu và thiếu, nhưng Đảng bộ đã phát huy được truyền thống đoàn kết, vượt lên mọi khó khăn, thử thách, chủ động, sáng tạo trong chủ trương và tổ chức thực hiện để hoàn thành nhiệm vụ xây dựng phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng an ninh. Sau khi thành lập, Đảng bộ đã nhanh chóng tổ chức sắp xếp cán bộ, tập trung khai hoang, định canh, định cư, xây dựng cánh đồng, đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, đạt được mức tăng trưởng về diện tích và sản lượng, cơ bản đảm bảo được nhu cầu lương thực tại chỗ; cây công nghiệp ngắn ngày và chăn nuôi phát triển. Các lĩnh vực y tế, giáo dục, văn hóa được đầu tư, góp phần nâng cao đời sống nhân dân các dân tộc. Thực lực cách mạng ở cơ sở được nâng lên, an ninh chính trị được giữ vững.

Đại hội đã xác định phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của huyện Krông Pa đến năm 1985 là: Phát huy cao độ truyền thống yêu nước và cách mạng, nêu cao tinh thần tự lực, tự cường của đồng bào các dân tộc trong huyện, đoàn kết, động viên nỗ lực của cán bộ, đảng viên và nhân dân, ra sức phát triển sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, phát triển chăn nuôi gia súc (bò, dê...), trọng tâm là sản xuất lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu. Mở rộng diện tích và thâm canh tăng năng suất cây trồng, vật nuôi. Đến năm 1985 cần đạt được những chỉ tiêu lớn là: Lương thực sản xuất đủ ăn, dành một phần làm nghĩa vụ và tiếp thu lao động mới. Bình quân 0,7 ha đất sản xuất cho một lao động. Hoàn thành định canh, định cư các buôn đồng bào Jrai theo hướng tách hộ, dời nhà, lập vườn. Tiếp nhận dân kinh tế mới, hình thành các điểm dân cư, đưa dân số của huyện lên khoảng 35.000 người. Xây dựng được 20 hợp tác xã nông nghiệp ở các xã, có kết hợp đồng bào kinh tế mới và đồng bào tại chỗ. Về y tế: không để dịch bệnh xảy ra. Về giáo dục: đạt mức bình quân 5 người dân có một người đi học, các xã đều có trường cấp I, II. Về an ninh quốc phòng: đảm bảo an ninh chính trị trong mọi tình huống, quyết tâm loại trừ FULRO ra khỏi đời sống xã hội.

Với tinh thần dân chủ và trách nhiệm, Đại hội đã bầu Ban chấp hành nhiệm kỳ VIII (1982 - 1986) gồm 28 đồng chí, trong đó có một đồng chí ủy viên dự khuyết; 19 đồng chí là người dân tộc thiểu số, có một đồng chí nữ. Ban Thường vụ có 9 đồng chí. Đồng chí Nguyễn Duy Khanh được bầu làm Bí thư Ban chấp hành Đảng bộ khóa VIII và hai đồng chí Phó bí thư là Nay Ang (Ama Hiu), Ksor Djứ (Ama Liêm). Ủy ban kiểm tra Đảng của Đảng bộ gồm 5 đồng chí.

Triển khai Nghị quyết Đại hội VIII của Đảng bộ huyện Krông Pa và chủ trương của Đại hội VIII Đảng bộ tỉnh Gia Lai - Kon Tum, với tinh thần phát triển nông nghiệp toàn diện, giải quyết vững chắc vấn đề lương thực, thực phẩm, phát huy thế mạnh về cây công nghiệp ngắn ngày, dài ngày, nghề rừng và chăn nuôi, nhanh chóng xây dựng vùng cây chuyên canh có giá trị, thâm canh tăng năng suất cây trồng tạo nguồn hàng xuất khẩu và nguyên liệu cho công nghiệp....Từ năm 1983 đến 1985, Ban Thường vụ và Huyện ủy đã tổ chức nhiều hội nghị đánh giá tình hình, thống nhất các nhiệm vụ, giải pháp triển khai phối hợp với các ngành từ huyện đến xã nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, tập trung cho sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, công nghiệp... đảm bảo đời sống của cán bộ, nhân dân.

Hội nghị Ban Thường vụ mở rộng ngày 12-12-1983 thống nhất chỉ đạo: tranh thủ nguồn vốn đầu tư của tỉnh, nhanh chóng quy hoạch các vùng chuyên canh gắn với khai hoang xây dựng cánh đồng, xây dựng mỗi xã một hợp tác xã nông nghịêp, các buôn có tập đoàn sản xuất; đẩy mạnh công tác thu mua hàng nông sản xuất khẩu; xây dựng trại nuôi bò giống tại đèo Tô Na. Các quyết định quan trọng của Hội nghị có ý nghĩa đột phá trong chỉ đạo thực hiện Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ về kinh tế và cải tạo nông nghiệp.

Trước đó, Hội nghị Ban chấp hành Đảng bộ huyện lần thứ 5 (khóa VIII) đã ra Nghị quyết về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị 43 ngày 14-4-1978 về công tác cải tạo nông nghiệp. Qua năm năm triển khai thực hiện, tuy đã tổ chức được một hợp tác xã nông nghiệp, 44 tập đoàn sản xuất nhưng chất lượng thấp, làm ăn chưa hiệu quả. Công tác tuyên truyền, vận động nông dân còn hạn chế, chưa tạo được mô hình tốt, lôi cuốn nông dân vào con đường làm ăn tập thể, một số cán bộ, nhân dân có nhận thức sai lệch về hợp tác xã và tập đoàn sản xuất. Hội nghị xác định quan điểm, nhiệm vụ cải tạo nông nghiệp của huyện nhằm: xóa bỏ quan hệ bóc lột trong sản xuất ở nông thôn, tiến hành định canh, định cư, xóa bỏ những tập tục lạc hậu trong sản xuất và đời sống đồng bào dân tộc thiểu số. Phát huy thế mạnh đất nông lâm nghiệp, lực lượng lao động địa phương và kinh tế mới, tổ chức hợp tác xã nông nghiệp ở 100% số xã, các thôn buôn có tập đoàn sản xuất. Tiến hành làm điểm ở 4 xã: Phú Cần, Ia HDreh, Ia Rmok và Chư Gu với ba tập đoàn sản xuất và hợp tác xã Thắng Lợi theo mô hình mẫu để nhân rộng.

Việc triển khai công tác nông nghiệp, định canh, định cư được Đảng bộ quan tâm chỉ đạo và kiểm tra chặt chẽ. Từ tháng 1 đến tháng 5-1984, Ban Thường vụ đã có nhiều cuộc họp, quyết định các công việc cụ thể nhằm tháo gỡ những vướng mắc, yêu cầu của cơ sở. Ngày 14-1-1984, Ban Thường vụ tổ chức Hội nghị và quyết định một số công việc quan trọng, thành lập cơ sở gạch ngói tại buôn Ơi Nu, xã Ia Siơm và trại bò của huyện. Tổ chức hai điểm thu mua nông lâm sản tại Ia Rsai, Ia Siơm và Chư Gu, kế hoạch giao mỗi điểm từ 80 đến 100 tấn. Phân công đồng chí Đoàn Hẵng, Ủy viên thường vụ, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện làm Chỉ huy trưởng công trường khai hoang 20 ha ruộng đông xuân ở hai xã Đất Bằng và Ia Mlah, đồng thời làm Trưởng ban định canh, định cư, kinh tế mới cải tạo nông nghiệp huyện. Hội nghị Ban Thường vụ cuối tháng 1-1984 nêu chỉ tiêu, quyết tâm trong hai năm 1984-1985 hoàn thành về cơ bản hợp tác hóa nông nghiệp, đưa 80% nông dân vào tập đoàn sản xuất và hợp tác xã. Riêng năm 1984, định cư 100% hộ đồng bào dân tộc tại chỗ với 40 buôn của bốn xã Phú Cần, IaRmok, Ia Hdreh và Chư Gu. Tổ chức học tập, quán triệt quan điểm, chủ trương, giải pháp kế hoạch công tác định canh, định cư được Ban chấp hành Đảng bộ Krông Pa xem là nhiệm vụ trung tâm, thường xuyên. Ban Thường vụ đã quyết định tổ chức hội nghị về công tác định canh, định cư tại buôn Tang, buôn Luk thuộc xã Ia Rmok vào ngày 9 và ngày 10-2-1984 nhằm phát động phong trào thi đua trong toàn huyện.

Để đảm bảo thực hiện chỉ tiêu, kế hoạch sản xuất lương thực và cây công nghiệp theo Nghị quyết Đại hội và Hội nghị Ban chấp hành, Ban Thường vụ Huyện ủy mở rộng họp ngày 3-5-1984 đã giao chỉ tiêu gieo trồng vụ mùa cho 10 xã1:

Quy hoạch đất trồng điều (đào lộn hột) ở 8 xã, trừ Krông Năng và Chư Drăng2:

Sự nỗ lực của Đảng bộ huyện trong chỉ đạo thực hiện các chủ trương của tỉnh, của địa phương và sự hưởng ứng của các tầng lớp nhân dân đã tạo ra những kết quả, chuyển biến mới rất quan trọng trên ba mặt: sản xuất nông nghiệp; định canh, định cư, kinh tế mới, cải tạo nông nghiệp và mặt trận phân phối lưu thông. Hầu hết các chỉ tiêu kinh tế, xã hội đều đạt và vượt, đời sống nhân dân ổn định. Nổi bật là đảm bảo đời sống của gần 4.000 đồng bào kinh tế mới tỉnh Thái Bình, làm cho mọi người yên tâm, tin tưởng xây dựng quê hương mới.

Về sản xuất nông lâm nghiệp: Từ việc xác định rõ cơ cấu cây trồng dựa vào điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng, tập quán canh tác của nhân dân, huyện đã chỉ đạo đầu tư đúng hướng. Lần đầu tiên sau năm năm tách ra từ huyện Ayun Pa, huyện Krông Pa sản xuất đủ lương thực cho nhu cầu tại chỗ, có một phần dự trữ và làm nghĩa vụ cho Nhà nước. Xác định hai vùng quy hoạch chuyên canh:

- Vùng cao, khoảng 2,7 vạn ha trồng mè, đậu, thuốc lá, đào lộn hột.

- Vùng thấp, khoảng 1,6 vạn ha trồng lúa, bắp, thuốc lá, dừa.

Cơ cấu cây trồng theo quy hoạch trên được nhân dân hăng hái thực hiện, góp phần đưa nền sản xuất mang tính tự sản, tự tiêu phát triển thành kinh tế hàng hóa. Năm 1984, các chỉ tiêu về gieo trồng, sản lượng đều vượt kế hoạch của tỉnh và huyện giao: lúa mùa: 4.430/4.300 ha = 105,5% kế hoạch; bắp: 3.749/3.480 ha = 107% kế hoạch; mè: 1.818/1.500 ha = 121% kế hoạch; đậu các loại: 436 ha = 124% kế hoạch; điều: 334 ha = 221% kế hoạch; sắn: 2.200/ 2.000 ha = 110% kế hoạch; thuốc lá: 529/400 ha = 130% kế hoạch.

Tổng diện tích gieo trồng vụ đông xuân đạt 2.622 ha bằng 108% kế hoạch, trong đó có lúa, bắp, lang, đậu phộng, rau, củ khác. Tổng sản lượng quy thóc năm 1984 đạt 11.151 tấn, đạt 107,5% kế hoạch, so với năm 1983 đạt 133%; bình quân lương thực 370 kg/người, Tổng giá trị sản lượng nông - lâm - công nghiệp đạt 54 triệu đồng.

Về định canh, định cư, kinh tế mới và cải tạo nông nghiệp: theo chủ trương dời làng, tách hộ, lập vườn với định mức 1.800m2 đất thổ cư, đã hoàn thành chỉ tiêu ở Phú Cần, Ia Rmok với 1.346 hộ, 8.338 khẩu với 9 buôn.

Về chủ trương kinh tế mới: nhằm giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa yêu cầu khai thác tài nguyên đa dạng của huyện với sự thiếu hụt sức lao động, tỉnh Gia Lai - Kon Tum và tỉnh Thái Bình đã phối hợp đưa dân vào huyện Krông Pa làm kinh tế mới dọc tuyến quốc lộ 25. Theo kế hoạch, năm 1984, huyện Krông Pa tiếp nhận 100 hộ, 500 nhân khẩu, nhưng hai đợt của năm 1984, số dân đưa vào là 1.150 hộ, 5.222 khẩu với 2.700 lao động. Huyện Krông Pa đã cùng với tỉnh Gia Lai - Kon Tum tổ chức tiếp dân, đồng thời xác định chủ trương gắn công tác kinh tế mới với định canh, định cư để đi lên chủ nghĩa xã hội với bốn yêu cầu: một là, giải quyết đoàn kết nông thôn, đoàn kết Kinh - Thượng; hai là, giải quyết vấn đề cán bộ; ba là, đưa nhanh đời sống đồng bào Jrai tiếp kịp đời sống đồng bào kinh tế mới, thông qua phân công lao động, khoán sản phẩm để có thu nhập, trước mắt ưu tiên đất tốt và gần cho đồng bào dân tộc thiểu số, bốn là, đảm bảo phát triển kinh tế theo cơ cấu, quy hoạch và kế hoạch của huyện.

Để đảm bảo sự phát triển vững chắc của hợp tác xã nông nghiệp, Huyện ủy chủ trương và chỉ đạo gắn với xây dựng hợp tác xã mua bán và hợp tác xã tín dụng có cùng quy mô trên địa bàn. Xã viên hợp tác xã nông nghiệp đồng thời là xã viên hợp tác xã mua bán và hợp tác xã tín dụng. Năm 1984, Ủy ban nhân dân huyện cùng với các ngành chức năng, các xã tổ chức xây dựng mô hình 5 hợp tác xã nông nghiệp có đồng bào kinh tế mới Thái Bình và đồng bào Jrai tại chỗ, đó là:

- Hợp tác xã Chư Đông, 246 hộ xã viên, 1.187 nhân khẩu, 483 lao động, có 94 hộ đồng bào Jrai của buôn Thức, buôn Nung, buôn Bak và đồng bào Đông Hưng, tỉnh Thái Bình.

- Hợp tác xã Chư Thái, gồm 244 hộ xã viên, 1.305 nhân khẩu, 609 lao động, có 97 hộ đồng bào Jrai 2 buôn Đuk, buôn Bak xã Chư Gu và đồng bào Kiến Xương, tỉnh Thái Bình.

- Hợp tác xã Hưng Phú, gồm 239 hộ xã viên, 1.244 nhân khẩu, 426 lao động, có 114 hộ đồng bào Jrai buôn Ơi Nu xã Ia Siơm và đồng bào Hưng Hà, tỉnh Thái Bình.

- Hợp tác xã Quỳnh Phú, gồm 180 hộ xã viên, 863 nhân khẩu, 335 lao động, có 45 hộ đồng bào Jrai buôn Toak, xã Ia Siơm và đồng bào Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình.

Thực tế đã chứng minh chủ trương, cách làm của Đảng bộ Krông Pa là đúng đắn, sáng tạo. Đảng bộ đã kết hợp và phát huy sức lao động, kinh nghiệm sản xuất của đồng bào kinh tế mới với đất đai, tài nguyên, sức lao động của đồng bào tại chỗ, tạo ra sự đoàn kết và sức mạnh tổng hợp, khai thác hiệu quả điều kiện tự nhiên để phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện đời sống của nhân dân các dân tộc.

Hoạt động phân phối lưu thông năm 1984 cũng có nhiều chuyển biến tích cực, phục vụ tốt các chủ trương của huyện và theo đà phát triển kinh tế - xã hội. Phân phối lưu thông đảm bảo nhu cầu thiết yếu về sản xuất và đời sống cho đồng bào tại chỗ và đón dân kinh tế mới, thu mua nông sản, hàng xuất khẩu, lương thực, thu thuế. Mạng lưới thương nghiệp quốc doanh, tập thể dần được mở rộng và củng cố. Công ty thương nghiệp huyện doanh số mua vào đạt 46 triệu đồng, bằng 150% kế hoạch; doanh số bán ra đạt 40,5 triệu đồng, bằng 129% kế hoạch. Các chỉ tiêu thu mua giao nộp đều vượt kế hoạch, như lương thực 1.000 tấn, đạt 111% kế hoạch; mè xuất khẩu 516 tấn, đạt 120% kế hoạch... Hoạt động mua công trái, gửi tiền tiết kiệm cũng đạt và vượt chỉ tiêu giao. Hoạt động ngân hàng nhà nước cũng có nhiều cố gắng trong đầu tư mạnh mẽ cho khu vực sản xuất tập thể, tạo điều kiện phát triển sản xuất hàng hóa, thu mua và xây dựng cơ bản. Có thể nói, năm 1984 là năm kinh tế - xã hội huyện nhà phát huy được hiệu quả cao nhất kể từ năm 1979 trên các mặt sản xuất nông nghiệp, kinh tế mới, cải tạo nông nghiệp và lưu thông phân phối. Đây là năm đầu tiên huyện vượt kế hoạch tỉnh giao, đời sống nhân dân các dân tộc được cải thiện rõ rệt, niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng được củng cố, tạo đà phát triển vững chắc của Krông Pa trong những năm sau.

Bước vào năm 1985, tình hình trong huyện có nhiều thuận lợi do sản xuất và đời sống cán bộ, nhân dân có nhiều mặt cải thiện, Tỉnh ủy Gia Lai - Kon Tum đã có Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 khóa VIII về nhiệm vụ cấp bách cải tiến quản lý kinh tế. Ba vấn đề lớn được đặt ra trong nhiệm vụ cấp bách cần được tập trung giải quyết là: Phát huy quyền chủ động của cơ sở, tạo cho được nguồn vốn, phát huy năng lực sẵn có để phát triển sản xuất; giải quyết một số vấn đề cấp bách về phân phối lưu thông nhằm đẩy mạnh sản xuất, nắm đại bộ phận hàng hóa; kiện toàn và phát huy bộ máy phục vụ cải tiến quản lý kinh tế. Những vấn đề trên có ý nghĩa thực tiễn quan trọng trong chỉ đạo và tổ chức thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội của Đảng bộ huyện Krông Pa trong những năm 1980.

Thực hiện Nghị quyết Trung ương 8 (khóa V) về giá - lương - tiền, xóa bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, thực hiện chế độ tập trung dân chủ, hạch toán kinh tế, kinh doanh xã hội chủ nghĩa, xóa bỏ chế độ cung cấp lương thực hàng hóa theo tem phiếu, thực hiện một giá kinh doanh, áp dụng chế độ lương mới, điều chỉnh mặt hàng giá vật tư, hàng hóa, tổ chức đổi tiền... tỉnh Gia Lai - Kon Tum nói chung và huyện Krông Pa nói riêng gặp nhiều khó khăn. Tình hình kinh tế, đời sống nhân dân diễn biến phức tạp, giá hàng hóa, vật tư tăng vọt, thị trường có dấu hiệu rối loạn. Nguyên nhân là do áp dụng chính sách giá - lương - tiền khi nền kinh tế phát triển chưa vững chắc, năng suất lao động thấp, nhất là nông nghiệp, hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp nhà nước và kinh tế tập thể thấp, hàng hóa khan hiếm không đáp ứng được mục đích, yêu cầu của chính sách mới và nhu cầu đời sống của cán bộ, nhân dân theo mức lương quy đổi. Kinh tế - xã hội huyện Krông Pa có những biến động xấu, nguy cơ sản xuất đình trệ sa sút.

Trước tình hình đó, Hội nghị Ban chấp hành lần thứ 9 (khóa VIII) của Đảng bộ huyện Krông Pa họp từ ngày 7 đến 9-3-1985 đã đánh giá các mặt công tác năm 1984, xác định phương hướng, nhiệm vụ kế hoạch kinh tế - xã hội năm 1985. Sau khi đánh giá những mặt được và những hạn chế, khuyết điểm trong những năm 1983-1984, Ban chấp hành Đảng bộ huyện đã tiếp tục khẳng định cơ cấu kinh tế của huyện vẫn là: nông - lâm - tiểu thủ công nghiệp với phương hướng đi lên bằng con đường định canh, định cư, tiếp nhận lao động kinh tế mới, xây dựng hợp tác hóa. Hội nghị đã xác định phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp chỉ đạo, tổ chức thực hiện năm 1985 là:

- Tiếp tục xem sản xuất nông nghiệp là mặt trận hàng đầu mà trọng tâm là sản xuất lương thực và hàng nông sản xuất khẩu.

- Phát triển các cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng, các trạm cơ khí, máy kéo phục vụ sản xuất nông nghiệp theo quy hoạch và kế hoạch.

- Quyết tâm hoàn thành định canh, định cư, xây dựng cơ sở hạ tầng cho sản xuất và đời sống nhân dân. Đảm bảo ổn định đời sống của cán bộ, công nhân, chiến sĩ lực lượng vũ trang nhân dân.

- Làm tốt việc quản lý thị trường, đảm bảo lương thực và hàng nông sản xuất khẩu. Nhà nước nắm giữ các nguồn hàng thiết yếu phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân.

- Kết hợp tốt phát triển kinh tế với củng cố quốc phòng, cảnh giác và đấu tranh có hiệu quả với âm mưu của các tổ chức phản động, giữ vững an ninh chính trị.

Chỉ tiêu cụ thể: Tổng sản lượng lương thực đạt từ 14.000 đến 15.000 tấn với hướng chính là thâm canh tăng năng suất; xây dựng các cánh đồng chuyên canh cây lúa ở Phú Cần 150 ha, Phú Thái 100 ha, Chư Đông 100 ha, Đất Bằng 100 ha, các xã còn lại 50 ha. Đưa diện tích đông xuân lên 150 ha làm ba vụ: lúa (ngô) - đậu – thuốc lá. Mỗi xã trồng 50 ha sắn dự trữ lương thực sử dụng khi mất mùa. Tập trung chỉ đạo trồng 380 ha mỳ, 300 ha lạc, đậu các loại, 1.000 ha thuốc lá và 500 ha điều phục vụ tiêu dùng nội địa và xuất khẩu. Thu mua lương thực đạt 1.500 tấn, phát triển đàn bò lên 15.000 con, đàn heo 13.000 con. Xây dựng thêm một trạm phát điện 500kw. Tiếp nhận 10.000 dân kinh tế mới của bốn huyện Hưng Hà, Quỳnh Phụ, Đông Hưng, Thái Thụy (Thái Bình). Xây dựng từ 20 đến 22 hợp tác xã, trong đó có 3 hợp tác xã kiểu mẫu.

Để kịp thời trong công tác chỉ đạo, Ban Thường vụ Huyện ủy đã phân công các đồng chí Ama Liêm, Phó bí thư phụ trách xã Chư Gu, đồng chí Ksor Tam, Ủy viên thường vụ, Trưởng ban tổ chức phụ trách xã Ia Rmok, đồng chí Rơ Mô Thứ, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện phụ trách xã Phú Cần, đồng chí Lê Hồng Tiến, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện phụ trách xã Ia Rsai, Ia Siơm, Chư Drăng.

Nhiệm vụ khôi phục phát triển kinh tế - xã hội của Đảng bộ huyện Krông Pa sau giải phóng đến năm 1985 trải qua hai thời kỳ, những năm chung huyện Ayun Pa và thời kỳ sau chia tách từ năm 1979, rất nặng nề do hậu quả của chiến tranh, đồng ruộng, nương rẫy hoang hóa, đa số nhân dân thiếu đói trầm trọng. Với tinh thần cách mạng tiến công, quyết tâm vượt qua mọi khó khăn thách thức, được sự hỗ trợ của tỉnh, Trung ương và sự lãnh đạo của Đảng bộ, nỗ lực của nhân dân các dân tộc, huyện Krông Pa đã đứng vững và đi lên mạnh mẽ.

Huyện đã xác định ngay từ những năm đầu sau giải phóng phát triển theo hướng cơ cấu kinh tế: nông - lâm- công nghiệp; đến những năm 1980 là: nông - lâm - tiểu thủ công nghiệp. Từ đó nhanh chóng quy hoạch xây dựng các vùng chuyên canh, thâm canh tăng năng suất, tạo ra những sản phẩm nông nghiệp có giá trị phục vụ xuất khẩu. Từ năm 1983, trên địa bàn huyện Krông Pa không xảy ra nạn đói. Các ngành tài chính - ngân hành - thương nghiệp, giao thông thủy lợi, y tế, giáo dục, văn hóa, thể thao... có nhiều chuyển biến tích cực phục vụ sản xuất, xây dựng cơ sở hạ tầng, cải thiện đời sống, chăm sóc sức khỏe nhân dân, đầu tư nhân lực, từ đó tạo điều kiện thúc đẩy các mặt công tác định canh, định cư, kinh tế mới, cải tạo quan hệ sản xuất đi lên vững chắc, góp phần ổn định an ninh chính trị, củng cố niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng trong các tầng lớp nhân dân.

II- TĂNG CƯỜNG CỦNG CỐ QUỐC PHÒNG - AN NINH VÀ TRUY QUÉT FULRO

Chiến thắng vang dội của quân và dân ta trong chiến dịch Tây Nguyên tháng 3-1975 làm cho lực lượng quân đoàn II ngụy tan rã, tháo chạy kéo theo sự sụp đổ của ngụy quyền Sài Gòn và các tổ chức phản động tay sai khác. Lực lượng quân đoàn II ngụy gồm hai trung đoàn thiết giáp, 8 tiểu đoàn pháo binh, công binh, bảo an, 5 liên đoàn biệt động... và lực lượng tại chỗ của tỉnh Phú Bổn có 4 tiểu đoàn bảo an, 67 trung đội nghĩa quân, dân vệ, hơn 5.500 tên phòng vệ dân sự. Ngoài ra còn hàng trăm tên FULRO, một tổ chức do Pháp và Mỹ lập ra, dung dưỡng nhằm chống phá phong trào cách mạng, chia rẽ các dân tộc, tiếp tục được CIA sử dụng trong kế hoạch hậu chiến còn lẩn trốn ngoài rừng với mưu đồ chống lại chính quyền và nhân dân. Bọn đầu sỏ FULRO trốn lại ngay xung quanh quận lỵ Phú Túc, Cheo Reo, dọc đường quốc lộ số 7 từ ngã ba Mỹ Thạch đến thị trấn Phú Thiện. Chúng hình thành các khung tiểu đoàn hoạt động theo nhóm, móc nối với bọn xấu trong làng, đối tượng chưa chịu cải tạo, tổ chức cơ sở lôi kéo, khống chế cán bộ, du kích làm việc “hai mặt”. Đối tượng chúng nhằm vào xây dựng cơ sở gồm những tên từng đi lính địa phương, cảnh sát, viên chức chế độ Sài Gòn người dân tộc thiểu số. Ở Phú Túc, đa số lính cũ của đại đội 84 địa phương quân tan rã tại chỗ quay lại tham gia lực lượng FULRO. Ở một số xã và vùng thị trấn, đối tượng xấu đội lốt Tin Lành cấu kết móc nối với bọn FULRO hoạt động tuyên truyền chống chủ trương của Đảng, Nhà nước, gây hoang mang trong quần chúng.

Truy quét tàn quân ngụy và bọn phản động FULRO kết hợp tuyên truyền vận động, giáo dục binh lính, viên chức chế độ cũ là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của chính quyền cách mạng huyện H2. Cùng với việc cứu đói, cứu đau, ổn định đời sống nhân dân, từng bước củng cố chính quyền, khôi phục phát triển kinh tế - xã hội. Tỉnh ủy Gia Lai - Kon Tum cũng đã chỉ đạo các huyện trọng điểm như Ayun Pa, vùng Đông Tây Cheo Reo (H2, H37) cũ của tỉnh Đăk Lăk, kết hợp giữa ổn định phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường củng cố thực lực cách mạng, bảo đảm quốc phòng an ninh, trong đó an ninh chính trị là nhiệm vụ hàng đầu. Trong năm 1975, ở H2 chính quyền cách mạng đã giáo dục cải tạo hàng trăm ngụy quân, ngụy quyền. Riêng việc giải quyết vấn đề FULRO, huyện xác định chủ trương phải lâu dài, triệt để với nhiều biện pháp vừa tuyên truyền vận động thuyết phục vừa kiên quyết trấn áp trên cả ba mặt chính trị, kinh tế, vũ trang; trọng tâm là tuyên truyền, vận động đồng bào kêu gọi con em lầm đường trở về, gắn với giải quyết vấn đề đời sống nhân dân, truy quét bọn ngoan cố.

Khi thực dân Pháp rút khỏi Đông Dương, tổ chức FULRO được CIA tập hợp, nuôi dưỡng làm đối trọng với chế độ Ngô Đình Diệm. Từ năm 1965 - 1975, FULRO đã gây ra nhiều vụ bạo loạn bắn giết dã man ở Phú Thiện (Cheo Reo) và Buôn Ma Thuột. Sau năm 1975, cùng với tàn quân người dân tộc địa phương, FULRO thu gom, chôn giấu vũ khí, chiếm cứ một số vùng, đòi chia sẻ quyền lực với chính quyền cách mạng. FULRO trước sau vẫn trở lại bản chất của một nhóm chính trị phản động cực đoan người dân tộc thiểu số do đế quốc giật dây và có nhiều nợ máu với nhân dân.

Quán triệt tinh thần Chỉ thị 04 của Ban Bí thư Trung ương Đảng, tháng 2-1977, Tỉnh ủy Gia Lai - Kon Tum thành lập Ban 04 làm tham mưu chỉ đạo công tác phát động quần chúng giải quyết vấn đề FULRO. Huyện Ayun Pa cũng đã nhanh chóng thành lập Ban 04 do đồng chí Vũ Xuân Mân làm Trưởng ban, thành phần có lực lượng công an, quân đội, các đoàn thể. Các xã thành lập Ban 03.

Từ tháng 7-1975, FULRO bắt đầu hoạt động chống phá quyết liệt. Chúng chia thành từng nhóm nhỏ trong rừng, bám các làng, trục đường quốc lộ, móc nối với đối tượng xấu xây dựng cơ sở trong dân. Mục tiêu tấn công, bắn giết của FULRO nhằm vào trụ sở xã, trường học, cơ sở sản xuất, cán bộ, bộ đội, công an, giáo viên... cướp phá tài sản, gây hoang mang trong nhân dân.

Ngày 21-8-1975, chúng phục kích bắn chết đồng chí Bleh, cán bộ huyện đoàn tại khu vực khai hoang Mai Lĩnh, chặn đánh xe trên đường số 7. Sau đó chúng nhiều lần đánh vào trụ sở các xã Chư Athai, xã Ia Piar (nay thuộc huyện Phú Thiện), Ama Rơn (nay thuộc huyện Ia Pa), Ia Rsai (huyện Krông Pa). Lực lượng FULRO trên địa bàn Ayun Pa, cả vùng H2 cũ lên đến hàng trăm tên, có khung cấp tỉnh gọi là GR, có các toán “tâm lý chiến”, “du kích chiến”. FULRO dùng nhiều thủ đoạn tuyên truyền chống chủ trương hợp tác hóa của Đảng, Nhà nước, chia rẽ đoàn kết Kinh - Thượng, xúi giục đồng bào cúng Yang, góp lương thực tiếp tế cho chúng... ai không nghe thì Yang phạt, ma bắt chết. Do chưa được tuyên truyền giác ngộ và bị địch o ép khống chế, một bộ phận quần chúng người dân tộc thiểu số bị địch lừa phỉnh, tiếp tay nuôi giấu chúng. Năm 1978-1979, FULRO tuyên truyền thực hiện “chiến dịch tổng động viên” lôi kéo thanh niên ra rừng, nhưng thất bại.

Giữa tháng 7-1975, theo chỉ đạo của Tỉnh ủy Đăk Lăk và Tỉnh ủy Gia Lai, lực lượng của Quân khu V và B3 cùng bộ đội địa phương hai tỉnh và huyện Cheo Reo tập trung truy quét, đồng thời tăng cường cán bộ dân vận, đưa các đội công tác xuống các buôn làng, phát động quần chúng xây dựng tổ chức cơ sở, giáo dục vận động các gia đình có con em lầm lạc trở về làm ăn, hưởng sự khoan hồng của chính quyền cách mạng. Mặt khác, ta chủ trương tập trung lực lượng ở những vùng FULRO hoạt động mạnh, như Chư Athai, Ia Piar, Ia Rsai, Phú Cần, Ia Rmok để truy quét bọn ngoan cố, bảo vệ cán bộ và nhân dân.

Trên địa bàn huyện H2, FULRO hoạt động ở xung quanh xã Phú Cần (nay là thị trấn Phú Túc), các xã dọc đường quốc lộ 7, vùng nam sông Ba, khi bị truy quét, chúng phân tán sang địa bàn Đăk Lăk hoặc phía tây Ayun Pa. Phương thức hoạt động của địch lén lút, đột nhập khống chế, cướp bóc lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, tài sản quý, lôi kéo thanh niên ra rừng. Khi bị truy đánh, chúng sẵn sàng trả thù, bắn giết cán bộ, nhân dân.

Ngày 16-5-1980, một toán FULRO gồm 6 tên trang bị 5 súng AR15 và M79 đột nhập buôn Phùm, xã Ia Rsai tuyên truyền xuyên tạc chủ trương hợp tác hóa, làm ăn tập thể, kêu gọi ủng hộ FULRO, bắt dân cắn súng ba lần thề không khai báo. Địch bắt người dẫn đường đến từng nhà đồng bào đe dọa, sau đó cướp đi 53 kg gạo, 21 bộ quần áo, 8 ba lô, mền đắp, 1.950 viên thuốc sốt rét, 125 lọ thuốc kháng sinh và một số vật dụng dép, mũ, ấm nấu nước, tăng đi mưa, bắt 4 thanh niên trong làng dẫn đường đi Ayun Pa để vào Đăk Lăk. Toán FULRO trên từ Khánh Dương (Đăk Lăk) dạt sang Krông Pa và bị phục kích truy quét liên tục từ ngày 26-4-1980 ở các xã Krông Năng, Ia Rmok, Chư Drăng. Sau vụ việc trên, huyện chỉ đạo tập trung phát động quần chúng, đấu tranh bóc gỡ cơ sở ngầm, lập kế hoạch hỗ trợ cho dân lương thực và giống để sản xuất. Tăng cường một đội công tác xuống xã Ia Rsai, củng cố lại đội ngũ cán bộ xã, trang bị súng cho lực lượng du kích nòng cốt. Ở các xã nam sông Ba và dọc đường 7, FULRO thường lén lút xuất hiện, đột nhập, cướp phá, đe dọa, gây hoang mang trong cán bộ, nhân dân.

Qua thực tiễn lãnh đạo nhân dân kháng chiến chống thực dân, đế quốc và đấu tranh giải quyết vấn đề FULRO sau năm 1975 ở huyện và theo quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước, Đảng bộ Krông Pa nhận thức rõ những khó khăn, phức tạp trong vấn đề chống FULRO, đảm bảo an ninh chính trị ở địa phương. Theo quan điểm, chủ trương của Đảng bộ Krông Pa đấu tranh giải quyết vấn đề FULRO thực chất là quá trình củng cố, xây dựng toàn diện các vùng dân tộc thiểu số mà nội dung cơ bản là phát triển kinh tế - xã hội, gắn với việc thực hiện chính sách dân tộc, tôn giáo của Đảng, Nhà nước. Các cấp ủy Đảng thường xuyên chỉ đạo kết hợp tuyên truyền, giáo dục đi đôi với tổ chức sản xuất, ổn định đời sống gia đình đối tượng binh lính, sĩ quan FULRO cũ,... tạo điều kiện cho nhiều người được hưởng khoan hồng. Phương pháp thích hợp là cán bộ vừa gần gũi tuyên truyền vận động vừa hướng dẫn sản xuất, hỗ trợ vốn, giống, lương thực, giúp đối tượng có điều kiện làm ăn, ổn định đời sống. Đồng thời qua phát động quần chúng, vạch mặt bọn đầu sỏ và âm mưu đen tối chống lại nhân dân và chế độ của tổ chức FULRO. Tổ chức nhiều cuộc gặp gỡ, tiếp xúc, tọa đàm với các đối tượng già làng, trí thức người dân tộc thiểu số, sĩ quan, binh lính và đối tượng FULRO đã trở về làm ăn. Các đội công tác vận động quần chúng, lực lượng an ninh, bộ đội tăng cường bám dân xây dựng cơ sở cốt cán trong các làng và trong nội bộ FULRO. Nhiều đối tượng và cơ sở FULRO sau khi bị bắt, đầu thú, được tuyên truyền giáo dục đưa trở lại đã tuyên truyền, vận động được đồng bọn lầm đường trở về làm ăn sinh sống. Phương pháp hiệu quả là vừa giáo dục, vận động cảm hóa bọn ngoan cố, kêu gọi những người lầm đường trở về của gia đình và các đoàn thể vừa đấu tranh vũ trang truy quét bọn hung ác có nợ máu.

Để giải quyết dứt điểm FULRO theo tinh thần Nghị quyết của Tỉnh ủy Gia Lai - Kon Tum ngày 5-5-1983 và kiểm điểm thực hiện Chỉ thị 04 của Ban Bí thư Trung ương Đảng, ngày 22-5-1983, Hội nghị Ban chấp hành Đảng bộ huyện Krông Pa lần thứ 10 (khóa VIII) đã ra Nghị quyết về chương trình thực hiện Nghị quyết của Tỉnh ủy về giải quyết dứt điểm FULRO và mục tiêu kinh tế - xã hội trong những năm tiếp theo. Hội nghị đã đánh giá tình hình giải quyết FULRO những năm qua ở huyện, các mối quan hệ xã hội địch thường sử dụng trong hoạt động, tình hình lực lượng và địa bàn chúng thường gây rối đánh phá... Ban chấp hành đã nêu nhiệm vụ, giải pháp chủ động giải quyết dứt điểm FULRO trên địa bàn là:

- Xác định địa bàn và phạm vi hoạt động của địch chủ yếu thuộc vùng nam sông Ba, trọng điểm gồm các xã Ia Rmok, Krông Năng, Chư Drăng và Phú Cần và vùng ven trung tâm. Tổ chức các đội công tác của Ban 03 bám địa bàn xã trọng điểm do các đồng chí Thường vụ Huyện ủy phụ trách; triển khai các kế hoạch với nhiệm vụ làm trong sạch địa bàn vừa phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân, đồng thời giáo dục thuyết phục quần chúng, xây dựng lực lượng bóc gỡ cơ sở ngầm của địch.

- Kết hợp phát triển kinh tế với xây dựng, củng cố an ninh quốc phòng, hình thành các cụm kinh tế - xã hội dọc đường quốc lộ 25 từ đèo Tô Na đến Kà Lúi trên cơ sở đưa dân kinh tế mới đến định cư ở Uôr, Ia Rsai, để bảo vệ hành lang giao thông.

- Năm 1983, xây dựng tuyến giao thông từ Phú Túc đi Ia Rmok - Krông Năng dài 16 km; Ơi Nu đi Uar dài 12 km; xây dựng bến phà qua sông Ba vừa khai thác tiềm năng của vùng nam sông Ba vừa đảm bảo triển khai nhanh lực lượng.

- Hình thành hệ thống chốt điểm của lực lượng công an, bộ đội, dân quân từ đèo Tô Na đến đầu suối Uar, buôn Pan xã Krông Năng. Tổ chức các đợt truy quét ngoài rừng bao vây, cô lập tiêu diệt bọn đầu sỏ.

Hội nghị đã nêu các biện pháp nhằm thực hiện các nhiệm vụ với mục tiêu chung giải quyết dứt điểm FULRO trên địa bàn vào quý II/1986. Trước hết, cần tập trung lãnh đạo làm tốt công tác chính trị tư tưởng, nâng cao nhận thức cho cán bộ, nhân dân về quan điểm, chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước. Chi bộ đảng, đảng bộ cơ sở phải quán triệt đến từng cán bộ, đảng viên, chiến sỹ và quần chúng nhận thức rõ nhiệm vụ nóng bỏng trước mắt phải kiên quyết loại trừ FULRO. Phát huy vai trò của các đoàn thể quần chúng như thanh niên, phụ nữ, nông dân tập thể... kiên trì giáo dục, vận động đối tượng liên quan với FULRO. Xây dựng củng cố đoàn kết nội bộ nhân dân ở thôn buôn, đoàn kết Kinh - Thượng, cảnh giác phát hiện địch báo cho chính quyền và lực lượng vũ trang truy quét; không để con em chạy ra rừng theo FULRO, không tiếp tế lương thực, đồ dùng, tự nguyện kêu gọi chồng, con, người thân trở về đoàn tụ làm ăn, phát triển sản xuất, xây dựng đời sống gia đình ấm no, hạnh phúc. Thường xuyên tổng kết đánh giá các hoạt động của Đảng, chính quyền, đoàn thể, rút kinh nghiệm ưu, khuyết điểm trong chỉ đạo, thực hiện Nghị quyết của cấp ủy về vấn đề giải quyết FULRO.

Ban chấp hành Đảng bộ huyện Krông Pa cũng xác định rõ những giải pháp lớn trong xây dựng thực lực nhằm làm trong sạch địa bàn. Các cấp ủy Đảng tập trung đào tạo bồi dưỡng cán bộ tại chỗ đủ uy tín, năng lực lãnh đạo, thực hiện nghị quyết của Đảng. Trưởng công an, xã đội trưởng phải là đảng viên. Xóa thôn buôn trắng đảng viên, đồng thời phải có các đoàn thể, nhất là chi đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh vững mạnh làm chỗ dựa. Phân công cán bộ huyện, xã bám cơ sở, bám đối tượng và bám phong trào. Xây dựng lực lượng vũ trang đủ sức cơ động phục vụ và chiến đấu tại chỗ. Xây dựng cơ sở mật, nhằm phát hiện kịp thời các hoạt động của địch. Đảm bảo quân số dân quân tự vệ, lấy lực lượng đảng viên trẻ và đoàn viên thanh niên làm nòng cốt trong phong trào bảo vệ an ninh và phát triển kinh tế - xã hội ở thôn buôn. Bí thư chi bộ, đảng bộ cơ sở trực tiếp tổ chức quản lý giáo dục, sử dụng lực lượng dân quân tự vệ, đảm bảo quân số, trang bị vũ khí, sức cơ động sẵn sàng chiến đấu trên địa bàn. Toàn dân có trách nhiệm nuôi dưỡng lực lượng dân quân, đảm bảo 100% quân số được huấn luyện thường xuyên. Về kinh tế - xã hội, huyện xác định phát triển kinh tế - xã hội toàn diện, từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân trước mắt cũng như lâu dài. Đảm bảo hoàn thành định canh, định cư, bình quân đất sản xuất 0,7 ha/lao động, trên cơ sở khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động. Phát động phong trào thi đua sôi nổi giữa các buôn, các đoàn thể trên cơ sở tinh thần tự lực cánh sinh, không trông chờ ỷ lại, quyết tâm đạt các chỉ tiêu kinh tế - văn hóa, xã hội, cải thiện đời sống nhân dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số, xây dựng thực lực chính quyền vững mạnh, đạt mục tiêu giải quyết dứt điểm FULRO trên địa bàn huyện.

Về tác chiến đánh địch, ngày 11-8-1979, lực lượng vũ trang của huyện phối hợp với dân quân đánh vào khu vực núi Chư Kuk, diệt một toán FULRO, thu nhiều tài liệu. Tháng 8-1984, lực lượng vũ trang huyện Krông Pa phối hợp với lực lượng Ayun Pa đánh địch ở vùng buôn Hoang - suối Ia Hreh, diệt một tên đầu sỏ người buôn Dúi xã Ia Rmok, phá âm mưu móc cơ sở của địch.

Ngày 22-12-1985, được quần chúng giúp đỡ, ta bao vây một toán FULRO tại vùng Chư Hrăh, dùng cơ sở nội tuyến nhử địch chuyển lực lượng sang nam sông Ba. Vào lúc 16 giờ, ngày 25-12-1985, lực lượng Công an huyện và Huyện đội phối hợp phục kích đánh địch đang trú tại hố nước gần sông Ba, diệt ba tên, trong đó có hai tên có nhiều nợ máu là Ama Nhé (trung tá, thuộc Tổng nha chiến lược “CCF”) và Rơmah Nót (đại úy, chỉ huy trưởng ZG.26), bắt sống một tên, thu 3 súng AR15, một khẩu cối cá nhân M79. Ngay sau đó, huyện tổ chức phát động quần chúng ở xã Phú Cần và các xã nam sông Ba, tạo điều kiện củng cố Đảng, chính quyền, đoàn thể cơ sở, giúp quần chúng thấy bản chất phản động của FULRO, tin tưởng vào chính quyền, yên tâm làm ăn.

Đầu năm 1986, Công an tỉnh tổ chức đánh địch một số trận ở Ayun Pa, Chư Sê... làm tan rã ZG.26, từ đó huyện Krông Pa cơ bản giải quyết vấn đề hoạt động vũ trang của FULRO.

Cũng trong năm 1986, trước những thắng lợi trong các đợt trấn áp, truy quét của ta, những tên FULRO còn lại hết sức hoang mang, lo sợ. Được sự tuyên truyền, vận động của Đảng, chính quyền, các đoàn thể và sự động viên của người thân trong gia đình, 7 tên đã lần lượt ra hàng, 16 tên tự về buôn làng đầu thú. Phát huy những thắng lợi đã đạt được, các cấp ủy, chính quyền quyết định tổ chức phát động quần chúng, động viên mọi người tham gia bảo vệ an ninh Tổ quốc và tố giác các cơ sở ngầm của bọn FULRO. Chỉ trong thời gian ngắn, ta đã tổ chức hàng trăm cuộc phát động quần chúng, bóc gỡ được 102 cơ sở ngầm, trong đó có 17 cơ sở được trung ương FULRO cấp giấy chứng nhận, phá 2 khung chính quyền ngầm ở các buôn làng.

Công tác đấu tranh giải quyết vấn đề FULRO những năm sau giải phóng của huyện Krông Pa là cuộc đấu tranh khó khăn, ác liệt mà thực chất là đấu tranh giành và giữ dân, loại trừ tổ chức FULRO ra khỏi đời sống xã hội. Cuộc đấu tranh đó đã để lại những kinh nghiệm xương máu đối với cấp ủy, chính quyền, đoàn thể, lực lượng vũ trang huyện Krông Pa. Đó là, cần phải chỉ đạo tổ chức phát động tuyên truyền, giáo dục quần chúng hiểu rõ bản chất phản động chống chính quyền, chia rẽ đoàn kết các dân tộc của FULRO. Xây dựng cơ sở bên trong các buôn làng, xây dựng thực lực cách mạng ở xã, buôn, nắm được dân, từ đó có phương án đánh địch hiệu quả. Dựa vào lực lượng tầng lớp trên như già làng, người có uy tín... để vận động quần chúng thực hiện chính sách của Đảng, Nhà nước, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện đời sống nhân dân, xây dựng mối đoàn kết giữa đồng bào Kinh và đồng bào dân tộc địa phương. Cán bộ, lực lượng vũ trang làm công tác vận động quần chúng giải quyết vấn đề FULRO cần khéo léo, gần gũi, tuyên truyền riêng biệt đối tượng, tạo uy tín, niềm tin cho quần chúng, từ đó mới xây dựng được cơ sở nội tuyến đánh địch.

Từ cuối năm 1986, tình hình an ninh chính trị cơ bản ổn định. Tuy nhiên, do tính chất nhạy cảm của vấn đề dân tộc, tôn giáo, Đảng bộ huyện Krông Pa nhận thức rõ cần phải thường xuyên giáo dục cán bộ, đảng viên và nhân dân các dân tộc nêu cao cảnh giác trước những âm mưu, thủ đoạn chia rẽ dân tộc, tôn giáo, khôi phục FULRO để chống lại sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta, phá hoại cuộc sống yên lành của đồng bào dân tộc thiểu số, tập trung mọi nỗ lực xây dựng phát triển kinh tế - xã hội, tăng cường an ninh quốc phòng, bảo vệ thành quả cách mạng xã hội chủ nghĩa.

III - CHĂM LO XÂY DỰNG ĐẢNG, CHÍNH QUYỀN, MẶT TRẬN, ĐOÀN THỂ

Sau ngày giải phóng quê hương 18-3-1975, quân và dân các dân tộc H2 (Krông Pa) bước vào thời kỳ mới hòa bình độc lập, thống nhất, tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc, các dân tộc được tự do, bình đẳng.

Tháng 7-1975, huyện Sông Ba (H2) sáp nhập với H37 (thuộc tỉnh Đăk Lăk) thành huyện Cheo Reo. Là một vùng căn cứ cách mạng, tập trung nhiều cán bộ, đảng viên, quần chúng cả người Kinh và người dân tộc thiểu số địa phương, đa số đã trưởng thành qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, có bản lĩnh chính trị, kiên cường trong đấu tranh cách mạng, nhưng còn rất mới mẻ trong công tác lãnh đạo quản lý xã hội, phát triển kinh tế. Một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, quần chúng tích cực trong chiến tranh có biểu hiện lạc quan, hòa bình chủ nghĩa, muốn nghỉ ngơi hoặc tư tưởng công thần, địa vị. Những tư tưởng lệch lạc đó đều nguy hại cho sức chiến đấu của Đảng bộ trong thời kỳ mới còn đầy những khó khăn, thử thách. Nhân dân các dân tộc huyện H2, phần đông sống trong vùng tạm chiếm nhiều năm, bị địch khủng bố, khống chế, lừa phỉnh, nhiều gia đình có người tham gia làm việc cho chế độ cũ, các tổ chức phản động, nhất là FULRO, nên có thái độ dè dặt với chính quyền cách mạng. Trước diễn biến tình hình tư tưởng của cán bộ, nhân dân, Đảng bộ chủ trương: phát huy truyền thống yêu nước, đấu tranh cách mạng kiên cường, tinh thần đoàn kết dân tộc, vai trò lãnh đạo của từng đảng viên, các tổ chức Đảng, kiên trì tuyên truyền vận động quần chúng, vượt lên mọi khó khăn thử thách, vận dụng sáng tạo chủ trương của Đảng, đẩy mạnh phong trào quần chúng khai hoang, làm thủy lợi, sản xuất tự túc lương thực; xây dựng, củng cố Đảng, chính quyền, các đoàn thể các cấp đủ khả năng hoàn thành nhiệm vụ khôi phục phát triển kinh tế- xã hội, đảm bảo an ninh chính trị địa phương.

Trong công tác xây dựng Đảng, đoàn thể, trước hết đẩy mạnh công tác giáo dục chính trị, tư tưởng trong cán bộ, đảng viên, lực lượng vũ trang và quần chúng nhân dân theo tinh thần quan điểm, chủ trương của Nghị quyết 24 của Trung ương Đảng và Nghị quyết 05 của Tỉnh ủy Gia Lai- Kon Tum. Qua nghiên cứu, học tập các nghị quyết của Đảng, cán bộ, nhân dân trong huyện đã hiểu rõ bước chuyển giai đoạn từ cách mạng dân tộc dân chủ sang cách mạng xã hội chủ nghĩa, hiểu rõ thực trạng đất nước, chủ trương khôi phục phát triển kinh tế - xã hội, củng cố an ninh quốc phòng của Đảng và Nhà nước. Huyện đã tổ chức cho cán bộ, nhân dân học tập, tham gia thảo luận kế hoạch năm năm phát triển kinh tế - xã hội của huyện (1975-1980). Đối với từng đảng viên, việc học tập nghị quyết gắn liền với liên hệ tự phê bình và phê bình trong nhận thức, vận dụng vào tình hình thực tế của địa phương, nêu cao ý thức vai trò lãnh đạo, tính kỷ luật của người đảng viên.

Từ tháng 4 đến tháng 6-1975, các xã của huyện Sông Ba (H2) đều tổ chức Ủy ban nhân dân cách mạng lâm thời. Tất cả các xã đều có chi bộ, chủ tịch xã đều là đảng viên, tổ chức Ban chỉ huy xã hội, phân công cán bộ phụ trách an ninh. Hai chức danh chủ chốt Bí thư và Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã được huyện tăng cường. Các đoàn thể chính trị được nhanh chóng hình thành tập hợp, lãnh đạo quần chúng thực hiện các nhiệm vụ trước mắt của Đảng và chính quyền. Bước sang năm 1976, các đoàn thể các cấp tiến hành Đại hội, tập huấn cán bộ, vận động đoàn viên tham gia các phong trào sản xuất, xây dựng các điều lệ hội, hợp tác xã, phát triển hội viên.

Tháng 7- 1976, Đại hội Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh huyện có 100 đại biểu, đại diện cho hàng ngàn đoàn viên thanh niên đang lao động, học tập và chiến đấu trên mặt trận nóng bỏng xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Qua công tác giáo dục chính trị, tư tưởng và công tác củng cố tổ chức, huyện đã lựa chọn, sắp xếp lại đội ngũ cán bộ. Các đồng chí lớn tuổi, sức khỏe, năng lực hạn chế không đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới được bố trí công tác phù hợp, cùng với đó, bổ sung các đồng chí có năng lực, nhiệt tình và trình độ học vấn, giữ các chức vụ chủ chốt của Đảng, chính quyền, đoàn thể. Mặc dù thiếu cán bộ, huyện đã nhanh chóng cử hàng chục đồng chí về tỉnh bồi dưỡng để nâng cao trình độ học vấn, lý luận, chuyên môn quản lý kinh tế, hành chính; cử 4 đồng chí về Trung ương dự các lớp đào tạo ngắn hạn và dài hạn. Tổ chức hai lớp học quan điểm, đường lối của Đảng trong tình hình mới và bồi dưỡng lý luận sơ cấp cho 200 cán bộ của huyện. Nhằm huy động lực lượng cán bộ tiếp tục công tác phục vụ cho Đảng, Huyện ủy chỉ đạo thẩm tra lý lịch của các đồng chí cán bộ, đảng viên bị địch bắt giam từ năm 1957 đến trước ngày 30- 4-1975, đã kết luận và cho ý kiến tiếp tục sinh hoạt Đảng, đoàn thể nhiều đồng chí.

Cuối năm 1975, huyện tổ chức bầu cử Hội đồng nhân dân xã, thị trấn. Ngày 25-4-1976, Đảng bộ và chính quyền, đoàn thể lãnh đạo các tầng lớp nhân dân bầu cử Quốc hội khóa VI của cả nước và đầu năm 1977 bầu cử Hội đồng nhân dân hai cấp huyện, tỉnh. Với ý thức xây dựng Đảng, chính quyền, đoàn thể các cấp vững mạnh, được sự lãnh đạo của Đảng, các cử tri trong huyện đã nô nức đi bầu cử thực hiện quyền công dân của mình, biến ngày bầu cử trở thành ngày hội của toàn dân. Thông qua bầu cử Hội đồng nhân dân huyện, xã và các đoàn thể xã, thôn, buôn, rà soát lại đội ngũ cán bộ về phẩm chất, năng lực, lịch sử chính trị, đưa cán bộ trẻ có năng lực người địa phương vào bộ máy Đảng, chính quyền cơ sở, chú ý cán bộ là đảng viên vào các chức danh chủ chốt, cán bộ có trình độ quản lý kinh tế, chuyên môn kỹ thuật đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ khôi phục kinh tế - xã hội. Kiên quyết đưa ra khỏi bộ máy những đối tượng tiêu cực, bất mãn, giảm sút ý chí chiến đấu, thoái hóa biến chất, bị bọn phản động FULRO khống chế o ép. Xây dựng củng cố lực lượng vũ trang địa phương, dân quân du kích, tự vệ cơ quan, đơn vị vững mạnh nhằm bảo vệ Đảng, bảo vệ cán bộ, chính quyền và đồng bào, giữ vững an ninh chính trị, trật tự xã hội ở cơ sở. Đồng thời phát huy quyền làm chủ của nhân dân, xây dựng chính quyền của dân, do dân, vì dân.

Sau khi chia tách từ huyện Ayun Pa, thành lập huyện Krông Pa (23-4-1979), qua Đại hội Đảng các cấp, công tác xây dựng Đảng, chính quyền, đoàn thể được đẩy mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức, phát triển đảng viên, hội viên nhằm thực hiện các nghị quyết của Đảng, đưa huyện nhà bước vào thời kỳ mới khôi phục, phát triển kinh tế- xã hội. Trong tình hình Đảng bộ huyện mới, kinh tế - xã hội có nhiều khó khăn, bức xúc, nạn đói vẫn là nguy cơ đe dọa cuộc sống của đồng bào các dân tộc, Huyện ủy chủ trương thường xuyên giáo dục chính trị tư tưởng, tổ chức các đợt sinh hoạt chính trị, học tập nghị quyết của Đảng, Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước giúp cho cán bộ, nhân dân hiểu rõ những thuận lợi, khó khăn của cả nước, của tỉnh và địa phương, những nhiệm vụ, giải pháp của cấp ủy, chính quyền để thực hiện kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế - xã hội, tăng cường quốc phòng - an ninh giai đoạn 1980 - 1985. Đồng thời phát huy truyền thống cách mạng, tinh thần yêu quê hương đất nước, yêu lao động, tính tổ chức kỷ luật, trách nhiệm trong công việc, khắc phục những mặt tiêu cực, tự ti, ỷ lại, góp phần tích cực giáo dục chính trị tư tưởng, tổ chức thực hiện Chỉ thị 72, kết hợp với kiện toàn và xây dựng, củng cố Đảng, chính quyền, đoàn thể. Huyện đã tiến hành phân loại phát thẻ đảng viên cho 199/218 đồng chí (19 đồng chí còn lại do hạn chế về sức khỏe, năng lực, phẩm chất). Huyện ủy chỉ đạo các đoàn thể tiến hành Đại hội để bầu Ban Chấp hành chính thức, tạo khí thế mới trong đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân.

Quán triệt tinh thần Chỉ thị 228 và 159 của Bộ Chính trị và Thủ tướng Chính phủ, huyện thành lập Ban 79 theo dõi giúp cấp ủy giải quyết các vấn đề phát sinh tiêu cực trong nội bộ và ngoài xã hội. Tổ chức nhiều đợt học tập, tuyên truyền giáo dục, phát huy vai trò lãnh đạo, tinh thần làm chủ của cán bộ, đảng viên, công nhân viên, động viên tinh thần yêu nước, hăng say lao động, chống các biểu hiện tiêu cực tham ô, móc ngoặc, cửa quyền, lãng phí, cầu an, thiếu tinh thần trách nhiệm, bảo thủ, ngại khó. Cùng với các biện pháp kiên quyết đấu tranh chống tiêu cực, huyện đặc biệt quan tâm, chỉ đạo giải quyết các chế độ chính sách như: chính sách hậu phương quân đội, khen thưởng, đề bạt, kỷ luật, đồng thời giải quyết các khiếu nại, tố cáo trong nội bộ và quần chúng. Trong hai năm 1979- 1980, đã khởi tố điều tra xét xử các vụ án liên quan đến cán bộ, công nhân viên làm mất 30 tấn lương thực, 4 tấn phân đạm, thuốc tây, vải... ở các đơn vị, công ty của huyện, tạo niềm tin của cán bộ, nhân dân vào sự lãnh đạo, quản lý của chính quyền. Tuy cùng lúc phải giải quyết nhiều vấn đề bức xúc của một huyện mới, nhưng Đảng bộ Krông Pa đã đặt yêu cầu chỉ đạo sớm ổn định tổ chức, cuối năm 1980, đã hình thành 15 ban của chính quyền và các ban đảng, các hội, đoàn. Xây dựng quy chế, chức năng, mối quan hệ công tác của cấp ủy, chính quyền, đoàn thể ở xã, từng bước tự giải quyết các công việc của địa phương, cơ sở, đề ra chương trình công tác và phương hướng nhiệm vụ của nhiệm kỳ.

Về Đảng, chính quyền vững mạnh toàn diện hai năm 1979-1980 có ba xã: Ia Rsai, Đất Bằng, Chư Drăng, hai xã khá là Ia Rmok và Krông Năng, xã còn nhiều mặt yếu là Ia HDreh. Năm 1980, Đảng bộ huyện kết nạp được 13 đảng viên, trong đó có một đồng chí nữ, đưa ra khỏi Đảng 13 đồng chí do năng lực, trình độ, sức khỏe hạn chế, suy thoái đạo đức lối sống, không phát huy được tác dụng. Cử hơn 100 cán bộ, đảng viên các phòng ban của huyện, xã dự các lớp đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn và dài hạn ở huyện, tỉnh, một số đồng chí được đưa đào tạo ở Trung ương.

Trong những năm 1982-1983, Đảng bộ huyện tập trung chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế- xã hội, khai hoang, làm thủy lợi, định canh, định cư... một trong những mặt công tác cấp bách là công tác tư tưởng. Tập trung tuyên truyền giáo dục cho cán bộ, chiến sĩ và các tầng lớp nhân dân hiểu và quán triệt tinh thần tự lực cánh sinh, dựa vào khả năng đất đai, lao động, kỹ thuật của mình là chính trong hoàn cảnh ở xa tỉnh lỵ, đi lại, thông tin liên lạc cản trở, cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất lạc hậu, đời sống nhân dân thiếu thốn lạc hậu. Từ nhận thức và tư tưởng đó, huyện đã dấy lên nhiều phong trào hành động cách mạng của cán bộ, quần chúng thi đua lao động sản xuất, khai hoang, xây dựng cánh đồng, định canh, định cư, đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, đảm bảo lương thực tại chỗ và nông sản xuất khẩu, tạo niềm tin thắng lợi vào sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện.

Tại Hội nghị Ban chấp hành ngày 12-1-1983, Đảng bộ huyện ra Nghị quyết về phương hướng lãnh đạo, chỉ đạo và lề lối làm việc, đảm bảo chế độ sinh hoạt theo nguyên tắc tập trung dân chủ, thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, nâng cao trách nhiệm cá nhân, đưa hoạt động của hệ thống bộ máy Đảng, chính quyền, đoàn thể đi vào nề nếp. Sắp xếp ổn định đội ngũ cán bộ, từng bước thực hiện 4 chế độ: Chế độ trách nhiệm; Chế độ kỷ luật; Chế độ bảo vệ của công; Chế độ phục vụ nhân dân. Trên tinh thần các nghị quyết của Trung ương, của Tỉnh ủy và Huyện ủy, Ban Thường vụ Huyện ủy trong các phiên họp thường kỳ hàng tháng bên cạnh chỉ đạo giải quyết công việc sản xuất, đời sống an ninh chính trị, luôn chú trọng chỉ đạo, xử lý các công tác xây dựng, củng cố đảng, chính quyền, đoàn thể về nhân sự, đề bạt, khen thưởng, kỷ luật, công tác phát triển đảng viên... Với nhận thức, quan điểm đúng đắn và sâu sát trong chỉ đạo tổ chức, thực hiện, công tác xây dựng Đảng, chính quyền, đoàn thể của Đảng bộ Krông Pa năm 1984 có nhiều chuyển biến mạnh mẽ, đi vào nề nếp, phân định rõ chức trách của cá nhân, tổ chức trong lãnh đạo, chỉ đạo, nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy Đảng, chính quyền, đoàn thể. Xây dựng khối đoàn thống nhất trong nội bộ và ngoài xã hội. Các hình thức giáo dục giác ngộ cho cán bộ đảng viên được áp dụng nhằm giữ vững, phát huy vai trò tiền phong của người đảng viên cộng sản như họp giao ban, lãnh đạo, hội nghị cơ quan, chi bộ, giáo dục cá biệt. Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, phát huy tinh thần tự phê bình và phê bình. Xây dựng chương trình kế hoạch lãnh đạo có kiểm tra và có mức phấn đấu cụ thể. Nghiêm khắc xử lý kỷ luật đối với những đảng viên thoái hóa biến chất có sai phạm nghiêm trọng. Số lượng đảng viên của huyện tăng nhanh; năm 1983 có 224 đồng chí, năm 1984 tăng lên 361 đồng chí với 23 tổ chức cơ sở đảng. Trong tổng số đảng viên có 175 đồng chí người dân tộc thiểu số, 27 đảng viên nữ, 83 đảng viên kinh tế mới từ Thái Bình vào. Nhiều đảng viên gương mẫu, tận tụy công tác, được quần chúng tin yêu mến phục. Toàn huyện có 37/75 buôn có đảng viên, chiếm 46%. Năm 1984, kết nạp được 29 đảng viên (trong đó có 13 đảng viên là người dân tộc Jrai). Các ban ngành của huyện thường xuyên bám làng, xã, phối hợp với cán bộ tăng cường của huyện giúp đỡ chính quyền cơ sở tổ chức sắp xếp bộ máy, triển khai nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, củng cố an ninh quốc phòng, cải thiện đời sống nhân dân. Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ được Đảng bộ quan tâm chỉ đạo nhằm đảm bảo sử dụng tốt nguồn cán bộ địa phương phục vụ yêu cầu quản lý kinh tế, quản lý nhà nước, đặc biệt của cán bộ kỹ thuật nông nghiệp, cán bộ hợp tác xã... Trong năm 1984, huyện đã đào tạo tại chỗ 148 cán bộ tập đoàn sản xuất và hợp tác xã, trong đó có 136 cán bộ tập đoàn sản xuất, 12 cán bộ quản lý hợp tác xã nông nghiệp. Ngành giáo dục đào tạo tại chỗ 50 giáo viên cấp I, đồng thời xử lý 12 trường hợp cán bộ có vi phạm.

Nhìn chung, công tác xây dựng Đảng, chính quyền, đoàn thể của huyện Krông Pa từ năm 1980 đến năm 1985 có nhiều chuyển biến mạnh mẽ về chính trị, tư tưởng, tổ chức và nề nếp sinh hoạt đáp ứng yêu cầu lãnh đạo, thực hiện nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ xây dựng huyện giàu về kinh tế, vững mạnh về an ninh quốc phòng. Đến năm 1985, Đảng bộ Krông Pa có 431 đảng viên, với 26 tổ chức cơ sở đảng, qua phân loại đảng viên cuối năm, trong đó có 409 đồng chí đủ tư cách, đạt trên 92%. Trong 26 tổ chức cơ sở đảng phân loại có 9 chi bộ đảng bộ trong sạch vững mạnh, 14 cơ sở xếp loại khá và 3 cơ sở còn yếu kém. Toàn huyện có 1.052 cán bộ viên chức, trong đó tỉnh tăng cường 18 đồng chí, tỉnh Thái Bình tăng cường 22 đồng chí, còn lại là cán bộ tại chỗ trưởng thành trong kháng chiến và thời kỳ xây dựng phát triển kinh tế - xã hội sau năm 1975. Mặc dù còn nhiều khó khăn, chỉ đạo nhiều mặt công tác, nhưng Đảng bộ luôn quan tâm chỉ đạo công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, cán bộ khoa học kỹ thuật, chuyên môn nghiệp vụ, hai năm 1984 - 1985, đưa 32 đồng chí đi đào tạo, bồi dưỡng ở tỉnh và Trung ương nhằm đảm bảo tiêu chuẩn nguồn cán bộ quy hoạch.

Mười năm sau giải phóng (1975- 1985) với nhiệm vụ khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội, củng cố an ninh quốc phòng, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc huyện Krông Pa đã đạt được những thành tựu to lớn, làm thay đổi mọi mặt đời sống xã hội, giữ vững an ninh chính trị, tăng cường củng cố an ninh quốc phòng. Từ một địa bàn dân cư đa số là đồng bào dân tộc thiểu số, trải qua ba mươi năm chiến tranh ác liệt chống Pháp, Mỹ, kinh tế kiệt quệ, đồng ruộng hoang hóa, nạn đói đau, dịch bệnh thường xuyên xảy ra, hơn 90% dân số mù chữ, đến năm 1985, huyện đã cơ bản giải quyết được vấn đề lương thực tại chỗ, đóng góp một phần làm nghĩa vụ với Nhà nước. Cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội được xây dựng đảm bảo thông tin liên lạc, đi lại của, cán bộ, nhân dân. Huyện đã xác định rõ cơ cấu kinh tế, quy hoạch các vùng chuyên canh cây lương thực, hoa màu, cây công nghiệp có giá trị xuất khẩu. Cơ bản hoàn thành định canh, định cư, tổ chức sản xuất và phân bố lại dân cư theo địa bàn. Trình độ nhận thức về chính trị, chuyên môn và quản lý của cán bộ, đảng viên của Đảng bộ được nâng lên; niềm tin của nhân dân các dân tộc vào sự lãnh đạo của Đảng, trực tiếp là Đảng bộ huyện được củng cố. Những kết quả đạt được trong mười năm 1975 – 1985, có ý nghĩa lịch sử, ghi nhận sự trưởng thành của Đảng bộ huyện Krông Pa trong giai đoạn cách mạng mới đầy khó khăn, thử thách, đồng thời đặt cơ sở cho thời kỳ đổi mới toàn diện xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội theo chủ trương của Đảng.



Каталог: Files
Files -> Sạt-đe rằng: Nầy là lời phán của Đấng có bảy vì thần Đức Chúa Trời và bảy ngôi sao
Files -> HƯỚng dẫn càI ĐẶt và SỬ DỤng phần mềm tạo bài giảng e-learning
Files -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014
Files -> ĐẠi học quốc gia hà NỘi trưỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Thị Hương XÂy dựng quy trình quản lý CÁc công trìNH
Files -> PHỤ LỤC 2 TỔng hợp danh mục tài liệu tham khảO
Files -> BÁo cáo quy hoạch vùng sản xuất vải an toàn tỉnh bắc giang đẾn năM 2020 (Thuộc dự án nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển chương trình khí sinh học ) Cơ quan chủ trì
Files -> BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜng
Files -> 1. Mục tiêu đào tạo: Mục tiêu chung

tải về 1.87 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   14




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương