BỘ y tế BÁo cáo tổng kếT


Đào tạo, phát triển nhân lực và khoa học công nghệ



tải về 465.07 Kb.
trang2/4
Chuyển đổi dữ liệu30.07.2016
Kích465.07 Kb.
#10588
1   2   3   4

2. Đào tạo, phát triển nhân lực và khoa học công nghệ


Bộ Y tế đã ban hành Quyết định số 816/QĐ-BYT ngày 16/3/2012 phê duyệt Quy hoạch phát triển nhân lực y tế giai đoạn 2012-2020; Thông tư số 03/2012/TT-BYT ngày 02/02/2012 về Hướng dẫn thử thuốc trên lâm sàng; xây dựng Thông tư Hướng dẫn đào tạo thực hành trước khi cấp chứng chỉ hành nghề trong lĩnh vực khám bệnh, chữa bệnh; xây dựng Đề án thu hút học sinh theo học tại các chuyên khoa: Lao, phong, tâm thần, pháp ý, giải phẫu bệnh; xây dựng Quyết định sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Quyết định số 1544/QĐ-TTg ngày 14/11/2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Đề án đào tạo nhân lực y tế cho vùng khó khăn, vùng núi của các tỉnh thuộc miền Bắc và miền Trung, vùng đồng bằng sông Cửu Long”; nghiên cứu sửa đổi Thông tư thử lâm sàng trang thiết bị y tế, thông tư về quản lý đề tài nghiên cứu khoa học và dự án sản xuất thử nghiệm cấp Bộ Y tế, Thông tư hướng dẫn công tác đào tạo liên tục đối với cán bộ y tế, Thông tư Hướng dẫn tuyển sinh đào tạo liên thông trình độ đại học, cao đẳng y, dược.

Tổ chức thành công Hội nghị Hội đồng Hiệu trưởng các trường đại học y dược kỳ họp lần thứ X; Hội nghị Khoa học tuổi trẻ các trường đại học, cao đẳng y, dược Việt Nam lần thứ 16; Hội nghị Quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin ngành y tế lần 6; Hội nghị khoa học về Vườn bảo tồn và phát triển cây thuốc Quốc gia Yên Tử; Hội nghị tổng kết giám sát đào tạo năm 2011; Hội nghị giao ban trực tuyến về công tác tuyển sinh nhân lực y tế năm 2012

Thực hiện quy trình tuyển chọn phê duyệt 37 đề tài, dự án KH&CN bắt đầu thực hiện năm 2012;Thực hiện quy trình tư vấn xác định danh mục 59 đề tài, dự án sản xuất thử nghiệm cấp Bộ đưa vào kế hoạch thực hiện năm 2013;

Tiếp tục hoạt động giám sát hỗ trợ các đơn vị nghiên cứu triển khai; giám sát hoạt động nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng; tổ chức các lớp tập huấn thực hành lâm sàng tốt cho các đơn vị nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng, tập huấn phương pháp giáo dục y học cho giáo viên các trường cao đẳng, trung cấp y dược.

Triển khai việc kiểm tra và công nhận thành thạo tiếng Việt đối với người nước ngoài hành nghề khám chữa bệnh tại Việt Nam; Triển khai xây dựng chuẩn năng lực hộ sinh, chuẩn giáo dục điều dưỡng, chuẩn năng lực cơ bản của bác sỹ đa khoa; Tổ chức giám sát tuyển sinh cao đẳng và đại học y dược năm học 2012-2013.

3. Dược, trang thiết bị và cơ sở hạ tầng y tế

a. Quản lý Dược


Năm 2012 Cục QLD tiếp tục triển khai công tác xây dựng hệ thống Quản lý chất lượng của Cục theo tiêu chuẩn TCVN 9001: 2008 và mời tổ chức GICS tiến hành rà soát đánh giá nội bộ định kỳ.
Công tác tiếp nhận và trả hồ sơ theo cơ chế “một cửa” tại Cục QLD được thực hiện theo quy trình rõ ràng kết hợp việc công khai các thủ tục hành chính trong bộ cơ sở dữ liệu về thủ tục hành chính trên website của Cục đã tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp. Tính đến ngày 28/12/2012, Cục QLD đã tiếp nhận:

+ Hồ sơ đăng ký thuốc trong nước: 3666

+ Hồ sơ đăng ký thuốc nước ngoài: 3088

+ Hồ sơ thay đổi, bổ sung đăng ký thuốc: 11.990

+ Hồ sơ công bố mỹ phẩm: 15.262 (không kể hồ sơ online)

+ Hồ sơ đăng ký thông tin quảng cáo: 1224

+ Hồ sơ đăng ký hoạt động công ty n­ước ngoài: 233

Đối với công tác thực hiện đơn giản hóa các thủ tục hành chính theo Đề án 30 của Chính phủ, năm 2011 và 2012 Cục tham gia xây dựng 09 văn bản QPPL trong đó có 06 văn bản đã được ban hành chính thức,01 Văn bản sắp được ban hành và 02 văn bản đang hoàn thiện sau khi lấy ý kiến của Chính phủ, các Bộ, ngành.

Đặc biệt, trong năm 2012 Cục QLD đã tổ chức thành công diễn đàn “Người Việt Nam ưu tiên dùng thuốc Việt Nam”. Đây là một trong những giải pháp quan trọng hỗ trợ cho ngành dược Việt Nam phát triển bền vững, bảo đảm nguồn cung ứng thuốc phòng, chữa bệnh cho nhân dân và không lệ thuộc vào nguồn nhập khẩu từ nước ngoài.

Năm 2012 Cục Quản lý dược tiếp tục xây dựng bảng điểm và công văn hướng dẫn kiểm tra đánh giá việc thực hiện các quy định về dược và mỹ phẩm tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Về công tác đảm bảo chất lượng thuốc và mỹ phẩm, số doanh nghiệp đạt GPs ngày càng tăng, đến cuối năm 2012 có 110 cơ sở sản xuất thuốc và 4 cơ sở sản xuất vắc xin đạt tiêu chuẩn GMP; 114 cơ sở đạt GLP trong đó có 2 Viện kiểm nghiệm thuốc Trung ương và Viện Kiểm nghiệm thuốc Tp. Hồ Chí Minh và 112 phòng kiểm nghiệm của các cơ sở sản xuất.

Về Kết quả triển khai GPP: Thực hiện quản lý theo quy định tại Thông tư số 46/2011/TT-BYT ban hành Nguyên tắc, tiêu chuẩn thực hành tốt nhà thuốc. Hiện nay, về cơ bản các nhà thuốc đã đạt GPP theo đúng lộ trình quy định của Bộ Y tế. Tỷ lệ các nhà thuốc đạt GPP tính đến tháng 8/2012 là 94%. Ngoài ra, đến thời điểm này đã có 7 doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận tổ chức chuỗi nhà thuốc đạt chuẩn GPP (2011: 03 doanh nghiệp).

Tổng giá trị tiền thuốc ước sử dụng năm 2012 là 2.600 triệu USD tăng 9,1% so với năm 2011. Giá trị thuốc sản xuất trong nước năm 2012 ước tính đạt khoảng 1.200 triệu USD, tăng 5,26% so với năm 2011. Trị giá thuốc nhập khẩu năm 2012 là 1.750 triệu USD và bình quân tiền thuốc đầu người là 29,5 USD

Doanh thu thuốc từ dược liệu sản xuất trong nước trong hai năm gần đây tăng trưởng cao, năm 2011 tăng 33%, năm 2010 tăng 25% so với năm trước. Dự báo năm 2012 doanh thu thuốc từ dược liệu sản xuất trong nước sẽ đạt trên 3.500 tỷ đồng tăng 35% so với năm 2011.

Thị trường thuốc cơ bản được duy trì bình ổn, đáp ứng đủ thuốc phục vụ công tác điều trị, không để xảy ra tăng giá đồng loạt, đột biến. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê- Bộ Kế hoạch Đầu tư, trong năm 2012, mức độ tăng giá nhóm hàng dược phẩm là 5,27%, thấp hơn mức độ tăng giá của CPI (6,81%).

b. Trang thiết bị y tế và đầu tư cơ sở hạ tầng :


- Hoàn thiện dự thảo Thông tư quy định việc cấp giấy phép lưu hành và giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) đối sản phẩm trang thiết bị y tế sản xuất tại Việt Nam. Phối hợp với Bộ Tài chính kiểm tra và nghiên cứu đề xuất giải pháp hỗ trợ chính sách thuế đối với các doanh nghiệp sản xuất TTBYT trong nước. Phối hợp làm việc với Cục Giám quản - Tổng Cục Hải quan và các đơn vị liên quan thống nhất giải quyết các vướng mắc về sản phẩm giáp ranh trong nhập khẩu TTBYT. Tổ chức tập huấn, hướng dẫn các thủ tục văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu trang thiết bị y tế.

- Chỉ đạo các đơn vị khẩn trương hoàn thành các công trình đang thi công, giải quyết tháo gỡ những khó khăn, đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án để sớm đưa các công trình vào hoạt động. Tiến hành thẩm tra quyết toán các dự án hoàn thành cho các đơn vị trực thuộc Bộ. Tổ chức thẩm định cấu hình kỹ thuật về trang thiết bị y tế cho các đơn vị trực thuộc Bộ.

Về đầu tư cho y tế địa phương từ nguồn trái phiếu Chính phủ (Đề án 47 và 930), ngành y tế phối hợp với các Bộ, Ngành và địa phương triển khai thực hiện, đến nay đề án 930 đã đầu tư cho 168 bệnh viện (được cấp vốn theo các Nghị quyết số 881 của UBTV QH và QĐ 184/QĐ-TTg), gồm: 51 bệnh viện đa khoa tỉnh, 46 bệnh viện chuyên khoa lao, 33 bệnh viện chuyên khoa tâm thần, 24 bệnh viện chuyên khoa nhi/sản nhi, 3 bệnh viện, trung tâm ung bướu thuộc các địa phương và 10 bệnh viện thuộc Bộ Y tế và Trường ĐH Y dược Cần Thơ thuộc Bộ Y tế

Giai đoạn 2008-2012 Chính phủ đã bố trí cho 2 đề án 47 và 930 là 23.473 tỷ đồng (trong đó năm 2012 đã giao: 4.293 tỷ đồng). Về kết quả đầu tư:

+ Tại tuyến tỉnh, một số bệnh viện xây dựng mới đã hoàn thành, đưa vào sử dụng như BVĐK tỉnh Ninh Bình, BV Tâm thần Ninh bình, BV Tâm thần Hà Nam, Bệnh viện Lao và bệnh phổi Điện Biên…; Cải tạo mở rộng như BVĐK tỉnh Hòa Bình. Một số bệnh viện xây dựng mới sắp hoàn thành đưa vào sử dụng nhưng với điều kiện phải có đủ vốn để thực hiện như: BV đa khoa tỉnh Ninh Thuận, BV ĐK tỉnh Nghệ An, BV Lao và bệnh phổi tỉnh Thái Bình, Hậu Giang, …

+ Tại tuyến huyện: Có 145 bệnh viện huyện và 46 phòng khám đa khoa đã hoàn thành, đưa vào sử dụng trước 31/12/2012. Dự kiến trong đầu năm 2013 sẽ hoàn thành tổng số 261 bệnh viện và 68 phòng khám đa khoa khu vực.

+ Đối với các bệnh viện Trung ương, Bộ Y tế đã triển khai quyết liệt các giải pháp chống quá tải bệnh viện, ưu tiên đầu tư cho các bệnh viện quá tải cao: Bệnh viện K, bệnh viện Bạch Mai, bệnh viện Nhi, Bệnh viện Chợ Rẫy, Phụ Sản Trung ương, Bệnh việt Việt Đức. Các bệnh viện đã chủ động vay vốn ngân hàng phát triển cùng với vốn đầu tư phát triển Ngân sách Nhà nước để đầu tư mở rộng cơ sở như: Viện Huyết học truyền máu TW, bệnh viện RHM TW TPHCM, bệnh viện đại học y dược Tp HCM, bệnh viện Phụ Sản TW, BV Việt Đức. Cơ sở III bệnh viện K đã được đưa vào hoạt động với 300 giường bệnh nội trú.

Bên cạnh nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước, Bộ Y tế và các địa phương đã tích cực huy động nguồn vốn ODA để xây mới, nâng cấp trang thiết bị cho bệnh viện như: hoàn thành dự án xây dựng bệnh viện đa khoa Trung ương Quảng Nam 500 giường bệnh do KOICA (Hàn Quốc) viện trợ; dự án trang thiết bị cho Viện Tim Mạch bệnh viện Bạch Mai, dự án TTB cho trung tâm ung bướu bệnh viện Trung ương Huế đang thực hiện; dự án TTB cho bệnh viện Phụ Sản trung ương do JICA viện trợ; các dự án vốn vay của Ngân hàng thế giới... đã góp phần nâng cao chất lượng chuyên môn kỹ thuật của các bệnh viện trong cả nước.


4. Tài chính y tế và Bảo hiểm y tế


Bộ Y tế đã trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 14/2012/QĐ-TTg về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định 139/2002/QĐ-TTg về khám chữa bệnh người nghèo. Đồng thời phối hợp với Bộ Tài chính trình và được Thủ tướng ban hành Quyết định số 797/QĐ-TTg ngày 26/6/2012 nâng mức hỗ trợ mua thẻ BHYT cho người thuộc hộ cận nghèo lên 70% và cho phép các địa phương có điều kiện về ngân sách nâng mức hỗ trợ để người cận nghèo tham gia BHYT. Đến nay một số địa phương như Quảng Nam, Tây Ninh, Kiên Giang… đã quyết định dùng ngân sách địa phương hỗ trợ 30%, Cà Mau, Vĩnh Long, Bạc Liêu… hỗ trợ 20% còn lại. Bộ Y tế cũng đang nghiên cứu, trình Thủ tướng cho phép hỗ trợ 30% còn lại cho người cận nghèo mới thoát nghèo, người cận nghèo ở các tỉnh miền núi, khó khăn, cho phép sử dụng một phần nguồn hỗ trợ ngân sách của EU để hỗ trợ người cận nghèo ở một số tỉnh có tỷ lệ ban phủ BHYT thấp tham gia BHYT

- Thực hiện Thông tư liên tịch số 04/2012/TTLT-BYT-BTC của Bộ Y tế - Bộ Tài chính về Ban hành mức tối đa khung giá một số dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước. Bộ Y tế đã phối hợp với BHXH Việt Nam, Bộ Tài chính tổ chức 2 hội nghị triển khai với các bệnh viện, các Sở y tế để gắn việc điều chỉnh giá dịch vụ với việc nâng cao chất lượng khám bệnh, chữa bệnh. Đồng thời Bộ trưởng Bộ Y tế đã ban hành Chỉ thị số 05/CT-BYT về việc tăng cường thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng khám bệnh, chữa bệnh sau khi điều chỉnh giá dịch vụ y tế, có văn bản số 5034 /BYT-KH-TC ngày 03/8/2012 gửi Bí thư và Chủ tịch các tỉnh/ thành phố về việc triển khai thực hiện Thông tư. Tổ chức họp với một số bệnh viện khu vực Hà Nội để quán triệt việc điều chỉnh giá gắn với nâng cao chất lượng dịch vụ y tế.

Đến nay đã có 48 tỉnh được Ủy ban nhân dân trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phê duyệt giá. Còn 15 tỉnh mới hoàn thành việc xây dựng và thẩm định. Bộ Y tế, Bộ Tài chính, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã thẩm định và phê duyệt giá cho 35/38 bệnh viện TW. Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ và của Ngành, một số tỉnh và đơn vị trực thuộc đã thực hiện giãn tiến độ áp dụng giá viện phí mới để không làm ảnh hưởng đến tăng chỉ số giá tiêu dùng trong cùng thời điểm.

Việc triển khai Thông tư liên tịch số Thông tư 04/2012/TTLT ngày 29/02/2012 của Liên bộ Y tế - Tài chính ban hành giá tối đa của 447 dịch vụ kỹ thuật còn chậm. Thời hạn có hiệu lực của Thông tư là 15/4/2012, đến đầu tháng 8/2012 mới thực hiện nên cơ bản giá dịch vụ y tế mới bắt đầu thực hiện từ tháng 9/2012.

Về đổi mới phương thức thanh toán giá dịch vụ bệnh viện thông qua thí điểm thu trọn gói theo trường hợp bệnh, theo định suất để nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực, kiểm soát chi phi khám chữa bệnh. Theo kết quả sơ bộ, 60/63 địa phương trên cả nước áp dụng phương thức thanh toán theo định suất, với 778 cơ sở KCB (chủ yếu là tuyến huyện), đạt tỷ lệ 33,8%, tăng hơn 2 lần so với năm 2011.

Bộ Y tế cũng đã hoàn thành tốt việc phân bổ và giao dự toán thu, chi ngân sách năm 2012 cho các đơn vị trực thuộc và Bộ Tài chính cũng đã thẩm định, xét chuyển số dư dự toán ngân sách năm 2011 sang năm 2012. Bộ Y tế đã hướng dẫn các đơn vị trực thuộc về công tác tổ chức, thực hiện và điều hành dự toán ngân sách năm 2012, định kỳ duyệt đăng ký Quỹ tiền lương, đăng ký học bổng, duyệt dự toán các khóa đào tạo lại, bồi dưỡng cán bộ viên chức cho các đơn vị trực thuộc.

Về viện trợ nước ngoài cho y tế: Bộ Y tế quản lý 56 chương trình, dự án ODA và 61 dự án viện trợ NGO. Trong đó có 33 dự án viện trợ không hoàn lại, 10 dự án vốn vay, còn lại là các dự án hỗn hợp. Tổng kinh phí của các chương trình, dự án là: 26.452.670 triệu đồng (tương đương 1.443.406.638 USD), trong đó nguồn ODA là: 24.562.501 triệu đồng, chiếm 92,9% tổng kinh phí chương trình, dự án. Trong tổng vốn ODA của các chương trình/dự án, thì vốn ODA viện trợ không hoàn lại là: 11.513.671 triệu đồng (chiếm 46,9%). Các dự án viện trợ nhìn chung triển khai tốt, đạt các mục tiêu, chỉ tiêu đề ra, góp phần quan trọng vào các hoạt động của ngành y tế.

Về Bảo hiểm y tế: Bộ Y tế đã trình Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết của Bộ Chính trị về phát triển Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, trình Chính phủ đề án thực hiện lộ trình Bảo hiểm y tế toàn dân giai đoạn 2012-2015 và 2020; đã ban hành thông tư hướng dẫn Danh mục vật tư y tế tiêu hao được quỹ BHYT thanh toán; Thông tư hướng dẫn khám sàng lọc, chẩn đoán sớm một số bệnh thuộc phạm vi thanh toán của quỹ BHYT; Thông tư ban hành danh mục vật tư y tế được Quỹ BHYT thanh toán. Hiện tại đang xây dựng dự án Luật sửa đổi, bổ sung Luật BHYT để xin ý kiến các đơn vị, địa phương. Phối hợp với Bảo hiểm xã hội Việt Nam và các cơ quan truyền thông xây dựng Kế hoạch truyền thông chính sách, pháp luật BHYT năm. Tổ chức Hội nghị phổ biến Nghị định số 92/2011/NĐ-CP ngày 17/10/2011 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm y tế cho Sở Y tế, BHXH các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; phối hợp với BHXH Việt Nam triển khai Đề án giám định theo tỷ lệ được Thủ tướng phê duyệt tại các địa phương. Ước tính đến cuối năm 2012, tỷ lệ bao phủ BHYT đạt khoảng 68%.

Về triển khai chương trình mục tiêu quốc gia về y tế: Ngày 18/12/2011 Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 2406/QĐ-TTg về việc ban hành danh mục các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2012-2015, bao gồm 4 chương trình: (i) CTMTQG y tế; (ii) CTMTQG phòng, chống HIV/AIDS; (iii) CTMTQG DS và KHHGĐ và (iv) CTMTQG Vệ sinh an toàn thực phẩm. Trong đó có bổ sung Dự án 5 về nâng cao năng lực, truyền thông và giám sát đánh giá thực hiện chương trình (từ năm 2012) và 2 nội dung trong Dự án 5 (Phục hồi chức năng người khuyết tật, Nâng cao sức khỏe người cao tuổi).

Ngày 3/5/2012 Bộ KHĐT giao Mục tiêu, nhiệm vụ và vốn CTMT; ngày 17/5 Bộ tài chính giao dự toán NS CTMT; ngày 22/6 Bộ Y tế giao dự toán CTMT cho các chương trình, đơn vị, địa phương, tuy có chậm nhưng các đơn vị cũng đã rất nỗ lực để đẩy nhanh tiến độ thực hiện hoạt động Dự án/Chương trình, chủ động phòng chống dịch bệnh, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát nên cơ bản đã khống chế được dịch bệnh. Các dự án phòng chống bệnh không lây nhiễm đã bước đầu phát huy hiệu quả, đặc biệt đã triển khai mở rộng tới nhiều địa bàn trong cộng đồng dân cư.



5. Thông tin y tế


Triển khai Quyết định số 312/QĐ-TTg ngày 2/3/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án đổi mới đồng bộ các hệ thống chỉ tiêu, trong đó nhiệm vụ cụ thể là xây dựng bộ chỉ tiêu thống kê Ngành Y tế; chuẩn hóa các khái niệm, phuơng pháp tính toán…, đồng thời rà soát, hoàn chỉnh biểu mẫu ban đầu và hệ thống báo cáo tại các tuyến. Thử nghiệm tại ba tỉnh do EC tài trợ. Chuẩn bị hoàn thiện bản kế hoạch tổng thể phát triển Hệ thống thông tin Y tế giai đoạn 2011-2015 và tầm nhìn 2020; Bộ Y tế đã phê duyệt đề án kiện toàn hệ thống tổ chức CNTT trong các đơn vị sự nghiệp của ngành y tế giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2015 với mục tiêu nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động công nghệ thông tin trong ngành y tế. Bộ Y tế cũng đã thành lập Cục Công nghệ thông tin y tế nhằm đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý y tế.

- Tổ chức thành công Hội nghị quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành y tế lần VI, thu hút được những báo cáo có chất lượng, những tổ chức trong và ngoài nước tham gia đóng góp cho Hội nghị, và là cơ sở xây dựng và hoạch định chính sách cho công nghệ thông tin trong thời gian tới.

- Bộ trưởng ký Quyết định số 04/QĐ-BYT ngày 02/01/2013, Ban hành Quy chế thẩm định, kiểm tra và nghiệm thu dự án ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành y tế nhằm thống nhất quản lý các dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước, nguồn vốn viện trợ và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác.

- Tổ chức các đợt giám sát, kiểm tra tình hình ứng dụng CNTT tại cơ quan Bộ Y tế, một số Sở Y tế và đơn vị trực thuộc Bộ; Tổ chức thẩm định các dự án CNTT cho 11 đơn vị thuộc và trực thuộc.

Kết quả chung: Năng lực thu thập, xử lý và tổng hợp báo cáo được cải thiện; các lớp đào tạo đã được tổ chức ở các địa phương. Ứng dụng công nghệ tin học trong xử lý, quản lý, chuyển tải thông tin y tế được đẩy mạnh với việc cải thiện và nâng cấp phần mềm hiện có. Quy chế phổ biến các nguồn số liệu trong hệ thống y tế được dự thảo. Niên giám TKYT hàng năm đã được cải tiến.

Tuy nhiên, việc phát triển hệ thống thông tin y tế vẫn còn những khó khăn, bất cập. Việc tăng cường phối hợp, chia sẻ thông tin trong ngành y tế và với các bộ/ ngành liên quan vẫn chưa được xây dựng. Thiếu các văn bản quy định nghĩa vụ và trách nhiệm cập nhật, báo cáo số liệu về hoạt động cung cấp dịch vụ y tế của các cơ sở hành nghề y, dược tư nhân. Hệ thống chỉ số, sổ sách ghi chép và báo cáo thống kê y tế, tài liệu hướng dẫn về thông tin quản lý y tế, thông tin bệnh viện, thông tin về YTDP và phòng chống dịch bệnh, thông tin liên quan đến giảng dạy và nghiên cứu vẫn chưa hoàn thiện. - còn hạn chế. Một số lĩnh vực vẫn còn đang thiếu thông tin như hoạt động của y tế tư nhân, nguyên nhân tử vong, yếu tố nguy cơ bệnh không lây nhiễm, hoạt động “xã hội hóa” của các cơ sở y tế công lập, thông tin chi tiết về nhân lực y tế...Chưa có hoạt động tăng cường hệ thống ghi nhận đối với bệnh không lây nhiễm, hoạt động kê khai tử vong trong cộng đồng.


6. Công tác quản lý nhà nước về y tế

a. Công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật


Bộ Y tế đã tiến hành thành lập Tổ công tác tổng kết thi hành Hiến pháp năm 1992 về chăm sóc sức khỏe nhân dân của Bộ Y tế; xây dựng Kế hoạch tổng kết thi hành Hiến pháp năm 1992 về chăm sóc sức khỏe nhân dân của Bộ Y tế và báo cáo tổng kết việc thi hành Hiến pháp năm 1992 trong lĩnh vực y tế - dân số. Đã xây dựng và ban hành kế hoạch xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về y tế năm 2012, Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật của Bộ Y tế năm 2012. Chủ trì hoặc phối hợp với các Bộ, Ngành có liên quan để xây dựng dự thảo và hoàn chỉnh các thủ tục theo quy định của Luật Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật để trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về y tế hoặc liên quan đến y tế. Xây dựng và hoàn thiện dự thảo Luật Phòng chống tác hại của thuốc lá và trình Chính phủ, Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ Ba - Quốc hội Khóa XIII.

Bộ Y tế cũng được Chính phủ ban hành Nghị định số 85/2012/NĐ-CP về về cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp y tế công lập; Chiến lược bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 (QĐ 122/QD-TTg ngày 10/01/2013); Đề án giảm tải Bệnh viện (QĐ 92/QĐ-TTg ngày 9/01/2013); Bảo hiểm y tế toàn dân; đang hoàn thiện để trình Quy hoạch phát triển hệ thống y tế giai đoạn 2011-2020, định hướng đến năm 2030; đề án y tế biển, đảo; đồng thời phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường…

Bộ Y tế tiếp tục hoàn thiện văn bản QPPL thi hành Luật Khám bệnh, chữa bệnh, Luật Hiến ghép mô, bộ phận cơ thể người, Luật Bảo hiểm y tế, Luật Người cao tuổi, Luật người khuyết tật, Luật an toàn thực phẩm… đang triển khai các văn bản QPPL hướng dẫn thực hiện Luật giám định tư pháp và các văn bản QPPL liên quan; Hoàn thiện các Quy trình chuyên môn; phân tuyến kỹ thuật; phân công chỉ đạo tuyến, chuyển tuyến; hướng dẫn chẩn đoán và điều trị; cấp chứng chỉ hành nghề; quản lý chất lượng;

Thực hiện rà soát văn bản quy phạm pháp luật, Bộ Y tế đã tổng hợp kết quả rà soát hơn 750 văn bản quy phạm pháp luật về y tế theo cam kết WTO. Tiếp tục tiến hành rà soát trên 200 văn bản quy phạm pháp luật về xã hội hóa trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe nhân dân. Tập hợp và kiểm tra 66 văn bản bao gồm 34 văn bản QPPL và 32 văn bản đơn hành về y tế do các Bộ, ngành và Uỷ ban nhân dân, Hội đồng nhân tỉnh gửi đến.

Các văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Y tế soạn thảo hoặc tham gia soạn thảo để ban hành hoặc trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đều đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp, kỹ thuật soạn thảo văn bản và theo đúng các trình tự, thủ tục theo quy định của Luật ban hành các văn bản quy phạm pháp luật.

b. Công tác tổ chức cán bộ


Thực hiện Nghị định số 63/2012/NĐ-CP ngày 31/8/2012 quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế (có hiệu lực thi hành từ 20/10/2012), Bộ Y tế đang khẩn trương hoàn thiện đề án thành lập mới và tổ chức lại các tổ chức thuộc cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế, đồng thời xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định số 2002/QĐ-TTg ngày 10/11/2011 của Thủ tướng Chính phủ thành lập Trung tâm Điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người trực thuộc Bộ Y tế; xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ đề án về việc chuyển Trường Đại học Y Dược Huế thuộc Đại học Huế và trường Đại học Y Thái Nguyên thuộc Đại học Thái Nguyên về Bộ Y tế trực tiếp quản lý.

Tổ chức đánh giá, kiện toàn tổ chức và thẩm định thành lập một số tổ chức của các đơn vị thuộc cơ quan Bộ và trực thuộc Bộ Y tế. Thực hiện quy trình để bổ nhiệm và bổ nhiệm lại cán bộ Lãnh đạo của các vụ, cục, Thanh tra, Văn phòng Bộ Y tế và một số đơn vị trực thuộc Bộ. Tổ chức thi, chấm thi, phê duyệt và thông báo kết quả thi nâng ngạch Bác sĩ lên Bác sĩ chính, Dược sỹ lên Dược sỹ chính cho 1.356 cán bộ, viên chức y tế. Tiếp tục hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc tiếp nhận và phê duyệt kết quả tuyển dụng, quản lý, sử dụng, chuyển ngạch, nâng ngạch, bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo đối với cán bộ, viên chức cho các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ Y tế.

Phối hợp với Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính xây dựng ban hành Thông tư liên tịch số 02/2012/TTLT-BYT-BNV-BTC ngày 19/01/2012 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 56/2011/NĐ-CP ngày 04/7/2011 của Chính phủ quy định chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với công chức, viên chức công tác tại các cơ sở y tế công lập. Tổng hợp ý kiến của các bộ, ngành và các đơn vị có liên quan của ngành y tế để hoàn thiện dự thảo Đề án xây dựng Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện chế độ luân phiên có thời hạn đối với người hành nghề tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Đôn đốc và tổ chức thẩm định việc áp dụng thực hiện các quy định về chế độ phụ cấp ưu đãi nghề đối với viên chức y tế các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ Y tế và chế độ phụ cấp thâm niên nghề đối với các viên chức ngành giáo dục trong các cơ sở đào tạo trực thuộc Bộ Y tế.

c. Công tác truyền thông và thi đua khen thưởng


Xây dựng và ban hành Kế hoạch truyền thông giáo dục sức khỏe Bộ Y tế năm 2012 – 2013; Đề án “Người Việt Nam ưu tiên dùng thuốc Việt Nam”. Tổ chức các hoạt động truyền thông chào mừng kỷ niệm ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2/2012 như gặp mặt phóng viên Báo chí; giao lưu truyền hình trực tiếp Chương trình “Thành tựu Y học và Quyền được nhìn thấy” trên kênh VTV1 Đài Truyền hình Việt Nam.

Tổ chức Lễ ký kết “Chương trình phối hợp truyền thông Nâng cao sức khỏe nhân dân” giữa Bộ Y tế, TTXVN, Đài THVN, Đài TNVN giai đoạn 2012 – 2016. Cung cấp thông tin về đổi mới cơ chế tài chính Y tế, điều chỉnh giá dịch vụ y tế; tình hình bệnh dịch nguy hiểm và mới nổi, hội chứng Viêm da dày sừng bàn tay, bàn chân tại huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi. Phối hợp với các cơ quan truyền thông, báo chí tuyên truyền Đưa chính sách y tế vào cuộc sống”, giảm quá tải bệnh viện, tăng cường năng lực y tế cơ sở, Thành tựu và tiến bộ y học Việt nam...


Trong năm, công tác truyền thông đã được đẩy mạnh trên đài phát thanh, đài truyền hình, trên báo chí TW với nội dung phong phú, đa dạng, nhiều sự kiện, hoạt động được đăng tin kịp thời, chất lượng ngày càng nâng cao. Công tác TTGDSK Trung ương đã có 248 tin, bài phóng sự, thông diệp truyền hình tiểu phẩm được phát sóng trên truyền hình và 409 tin, bài trên phát thanh; 87.500 ấn phẩm được phát hành trên báo chí, tạp chí; trên 9.300.000 tin đăng trên trang điện tử … đã gớp phần quan trọng trong thay đổi nhận thức của các cấp, các ngành và người dân trong bảo vệ, chăm sóc sức khỏe; cập nhật kịp thời các chính sách của Đảng, Nhà nước và của Ngành về đổi mới công tác y tế.


Phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức tập huấn cho đội ngũ báo cáo viên ngành Y tế; Phối hợp với Công đoàn Y tế Việt Nam tuyên truyền, triển khai nhân rộng mô hình Thực hiện Quy tắc ứng xử, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; phối hợp với Tổng hội Y học Việt nam tuyên truyền nâng cao về Y đức Y nghiệp cho cán bộ y tế.

Cung cấp thông tin cho các cơ quan truyền thông, báo chí tại các cuộc Giao ban báo chí, tổ chức gặp mặt phóng viên, Họp báo tuyên truyền nhân các sự kiện, ngày kỷ niệm: ngày Thầy thuốc Việt Nam, Ngày Bảo hiểm y tế, ngày Vệ sinh yêu nước – Nâng cao sức khỏe nhân dân, Hội nghị Tây Thái Bình Dương lần thứ 63 của WHO do Việt Nam đăng cai tổ chức, phòng chống bệnh dịch nguy hiểm, mới nổi...

Thẩm định và trình đề nghị Nhà nư­ớc và Chính phủ xét phong tặng Danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới cho 01 tập thể và 01 cá nhân; tặng thư­ởng 107 Huân chư­ơng các loại, 129 Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho các tập thể và cá nhân thuộc các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế. Thẩm định thành tích, làm thủ tục đề nghị Nhà n­ước công nhận 07 chiến sỹ thi đua toàn quốc, làm thủ tục đề nghị tặng 12 cờ thi đua Chính phủ; 111 Cờ thi đua của Bộ Y tế.

Hiệp y thành tích đề nghị khen thưởng Bằng khen Thủ tướng Chính Phủ, Huân chương các loại, đề nghị xét phong tặng Danh hiệu anh hùng lao động, Chiến sĩ thi đua toàn quốc, Cờ thi đua Chính phủ theo đề nghị của Ban Thi đua Khen thưởng trung ương. Hướng dẫn các đơn vị về nghi thức Nhà nước trong tổ chức mít tinh, lễ kỷ niệm; trao tặng và đón nhân Danh hiệu vinh dự Nhà nước, Huân chương, Huy chương, Cờ Thi đua của Chính phủ, Bằng khen của Chính phủ theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước.


d. Công tác thanh tra


Xây dựng dự thảo một số văn bản về thanh tra y tế như: sửa đổi, bổ sung nội dung thanh tra việc thực hiện quy định về sản xuất, kinh doanh, sử dụng dược liệu và thuốc có nguồn gốc từ dược liệu; sửa đổi, bổ sung nội dung thanh tra mỹ phẩm; Quy trình thanh tra về quản lý chất thải y tế; Thông tư hướng dẫn về quy chế bảo mật trong ngành y tế.

Tổ chức hướng dẫn 4 Nghị định của Chính phủ quy định về xử phạt hành chính trong 4 lĩnh vực: Thuốc, mỹ phẩm, trang thiết bị y tế; y tế dự phòng và phòng chống HIV/AIDS; Bảo hiểm y tế; khám bệnh, chữa bệnh. Tập huấn nghiệp vụ thanh tra Y tế cho hệ thống Thanh tra Sở Y tế 63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, tổ chức hướng dẫn và triển khai Nghị định số 07/2012/NĐ-CP ngày 09/02/2012 của Chính phủ quy định về cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành và hoạt động của thanh tra chuyên ngành.

Chỉ đạo Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thanh tra, kiểm tra việc sản xuất, kinh doanh, sử dụng sản phẩm "Thuốc Cam" gây ngộ độc chì ở trẻ em. Thành lập các đoàn thanh tra, kiểm tra y tế trường học năm 2012 tại 04 tỉnh, thành phố Quảng Nam, Đà Nẵng, Hải Dương và Hưng Yên. Tổ chức các đoàn thanh tra an toàn vệ sinh thực phẩm trong sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh thực phẩm chức năng tại Hải Phòng và TP.Hồ Chí Minh, với tổng số 32 cơ sở. Triển khai Đoàn thanh tra về công tác hậu kiểm và tiếp nhận, thẩm định, cấp Chứng chỉ hành nghề, Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc và Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn GDP, GPP tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh.

Triển khai nhiều đoàn thanh tra tại một số tỉnh, thành phố về các lĩnh vực ATVSTP trong dịp tết nguyên đán, tháng hành động vì chất lượng ATVSTP, tết trung thu, thanh tra trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng; thanh tra về y tế trường học, cấp chứng chỉ hành nghề, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc; giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn GDP, GPP; thanh tra việc thực hiện quy chế chuyên môn; quy định về quản lý giá thuốc...

Công tác Thanh tra được tăng cường, Thanh tra Bộ nhận được 414 đơn thư, trong đó có 119 đơn thư thuộc thẩm quyền của Bộ (chiếm 29%), 295 đơn thư thuộc quyền giải quyết của địa phương (chiếm 71%). Thanh tra Bộ đã giải quyết dứt điểm các đơn thư khiếu nại, đồng thời đã xem xét, xử lý hành chính đối với 96 cơ sở vi phạm trong sản xuất, kinh doanh dược, thực phẩm với tổng số tiền phạt 909,5 triệu đồng.

e. Công tác hợp tác quốc tế


Bộ Y tế tiếp tục tăng cường công tác điều phối viện trợ quốc tế như tổ chức các cuộc họp thường niên của Diễn đàn Nhóm Đối tác Y tế; gắn kết chặt chẽ với Diễn đàn hiệu quả viện trợ cấp quốc gia (AEF); tổ chức diễn đàn tài chính y tế và bảo hiểm y tế nhằm tăng cường thu hút các nguồn viện trợ quốc tế đối với ngành y tế. Chủ động tích cực tham gia nhóm công tác APEC về Y tế APEC (HWG); tham gia thực hiện các hoạt động của Nhóm công tác y tế APEC, ASEAN, triển khai các Hợp tác ASEM, CLMV, ACMECS trong lĩnh vực y tế. Chủ động xúc tiến, đàm phán và phối hợp ký kết các văn bản hợp tác mới trong lĩnh vực y tế với các đối tác nước ngoài như các biên bản ghi nhớ về hợp tác y tế giữa Bộ Y tế Việt Nam với Giám đốc WHO Khu vực Tây Thái Bình Dương, Cơ quan Giám sát LB Nga, tỉnh Ai-chi (Nhật Bản) và Ban Bảo vệ sức khỏe Trung ương, Tổ chức Welcome Trust Vương quốc Anh ...

Củng cố và tăng cường hợp tác với các nước láng giềng Lào, Campuchia, Trung Quốc, Ấn Độ, Malayxia qua các chuyến thăm và làm việc của Lãnh đạo Đảng và Chính phủ cũng như Lãnh đạo Bộ Y tế. Mở rộng và tăng cường quan hệ hợp tác với các nước Châu Phi thông qua các hoạt động thúc đẩy hợp tác với các nước Châu Phi trong lĩnh vực y tế, trước tiên trong các lĩnh vực mà y tế Việt Nam có thế mạnh như phòng chống dịch bệnh, y học cổ truyền, hợp tác chuyên gia, khoa học đào tạo... Tiếp tục thu hút vận động hợp tác y tế với các nước Châu Phi thông qua Cộng đồng Pháp ngữ và Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ.

Trong n¨m 2012, Bộ y tÕ ®· thùc hiÖn thµnh c«ng nhiÒu ho¹t ®éng ®èi ngo¹i ë trong vµ ngoµi n­íc trªn c¶ ph­¬ng diÖn song ph­¬ng vµ ®a ph­¬ng, võa gãp phÇn ph¸t huy, g×n gi÷ quan hÖ ®èi ngo¹i truyÒn thèng gi÷a ViÖt Nam víi c¸c n­íc, võa ph¸t triÓn nh÷ng quan hÖ ®èi ngo¹i vµ hîp t¸c míi cã ý nghÜa thiÕt thùc cho ngµnh y tÕ. Lần đầu tiên Bộ Y tế đăng cai tổ chức thành công Hội nghị khu vực Tây Thái Bình Dương lần thứ 63 của Tổ chức Y tế Thế giới diễn ra tại Hà Nội từ ngày 24 đến 29/9/2012 với sự tham gia của 350 đại biểu từ 35 quốc gia, vùng lãnh thổ, 22 bộ trưởng, 4 thứ trưởng. Hội nghị đã thông qua 10 Nghị quyết của khu vực Tây Thái Bình Dương trong các lĩnh vực chuyên môn, tài chính, dinh dưỡng và một số lĩnh vực khác.
Trong năm 2012, công tác vận động viện trợ cho ngành từ các đối tác tiềm năng đã được tăng cường thông qua việc kêu gọi được các dự án cho lĩnh vực y tế như Dự án Trung tâm ung bướu Bệnh viện TƯ Huế với tổng số kinh phí 17 triệu USD của Chính phủ Áo, Dự án do GAVI cam kết tài trợ trong việc cung cấp vắc xin 5 trong 1 cho trẻ em dưới 1 tuổi, hỗ trợ y tế thôn bản với tổng kinh phí 47 triệu USD, Dự án “Phát triển bệnh viện tỉnh vùng” do JICA tài trợ với tổng kinh phí 104 triệu USD. Tiếp tục tham gia quá trình vận động Liên minh Châu Âu hỗ trợ cho y tế Việt Nam giai đoạn 2011-2015 với tổng kinh phí hơn 90 triệu EUR thông qua phương thức hỗ trợ ngân sách, Dự án xây dựng Trường Đại học Dược tại Bắc Ninh với tổng kinh phí 57 triệu USD do Hàn Quốc cho vay ưu đãi, Dự án Tăng cường dịch vụ khám chữa bệnh tại các tỉnh Tây Bắc do JICA tài trợ với tổng kinh phí 3,2 triệu USD; dự án Bắc đồng bằng Sông hồng do WB tài trợ với tổng số kinh phí 150 triệu USD; WB cam kết hỗ trợ 40 triệu USD về tăng cường năng lực cho ngành y tế và các cam kết hỗ trợ cho ngành y tế của các đối tác khác như Global Fund, UNICEF, PEPFAR…Chương trình hợp tác chung giữa Bộ Y tế và WHO tài khóa 2012-2013 đã được Bộ Y tế phê duyệt với tổng kinh phí 22.412.000 USD trong đó kinh phí thường xuyên là 3.898.000USD và kinh phí vận động là 18.514.000USD.

7. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu y tế


Qua đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2012, ngành y tế hoàn thành các chỉ tiêu được Quốc hội và Chính phủ giao, trong đó 4 chỉ tiêu quan trọng là: (i) số giường bệnh trên 1 vạn dân; (ii) Chỉ tiêu giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng; iii) mức giảm tỷ lệ sinh và (iv) tỷ lệ các cơ sở y tế xử lý chất thải đúng quy định.

Đối với chỉ tiêu còn lại, đã đạt 17/18 chỉ tiêu, trong đó 01 chỉ tiêu không đạt là tỷ số giới tính khi sinh, giao <112, thực hiện là 112,3.





TT

Chỉ tiêu

Kế hoạch năm 2012

Thực hiện 2012

Kết quả

TH/KH




Chỉ tiêu đầu vào










1

Số bác sỹ/vạn dân

7,4

7,4

Đạt

2

Số dược sỹ đại học/vạn dân (khu vực KCB)

1,4

1,4

Đạt

3

Tỷ lệ thôn bản có nhân viên y tế hoạt động (%)

87

87

Đạt

4

Tỷ lệ trạm y tế xã có bác sỹ làm việc(%)

74

74

Đạt

5

Tỷ lệ xã có NHS trung cấp trở lên hoặc YSSN (%)

> 92

> 92

Đạt

6

Giường bệnh viện/vạn dân (không kể TYT xã)*

21,5

21,5

Đạt




Chỉ tiêu hoạt động










7

Tỷ lệ trẻ em < 1 tuổi tiêm đầy đủ (%)

>90

95

Vượt

8

Tỷ lệ xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế (chuẩn mới)

45

45

Đạt

9

Tỷ lệ dân số tham gia BHYT (%)

67

68

Đạt

10

Tỷ lệ chất thải y tế được xử lý (%)*

82

82

Đạt




Chỉ tiêu đầu ra










11

Tuổi thọ trung bình (tuổi)

73

73

Đạt

12

Tỷ số chết mẹ (p100.000)

66

Ước 64

Đạt

13

Tỷ suất tử vong trẻ em dưới 1 tuổi (p1.000)

15,3

15

Vượt

14

Tỷ suất tử vong trẻ em dưới 5 tuổi (p1.000)

23,0

22

Vượt

15

Quy mô dân số (triệu người)

88,74

88,74

Đạt

16

Mức giảm tỷ lệ sinh (%o)*

0,10

0,10

Đạt

17

Tỷ lệ tăng dân số (%)

1,03

1,03

Đạt

18

Tỷ số giới tính khi sinh (trai/100 gái)

< 112

112,3

Không đạt

19

Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi SDD (cân nặng/tuổi) (%)*

16,6

16,3

Vượt

20

Tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS trong cộng đồng (%)

<0,3

0,27

Vượt

* Các chỉ tiêu do Quốc hội giao

Каталог: Portal -> Data -> Sites
Sites -> 06-1/tncn (Ban hành kèm theo Thông tư số 60/2007/tt-btc ngày 14/06/2007 của Bộ Tài chính) CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Sites -> 01/htbt (Ban hành kèm theo Thông tư số 60/2007/tt-btc ngày 14/6/2007 của Bộ Tài chính) ẫu số: 10/gtgt cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Sites -> MẪu số 02 (ban hành kèm theo Thông tư số 06/2009/tt-bca-c11 ngày 11/3/2009 của Bộ Công an) CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Sites -> QUỐc hội cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Sites -> BỘ NÔng nghiệp và phát triển nông thôn bộ TÀi chính
Sites -> VĂn phòng cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Sites -> ĐƠn xin đĂng ký biếN ĐỘng về SỬ DỤng đẤt kính gửi
Sites -> PHỤ LỤC 13 Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
Sites -> SỞ giao thông vận tảI Độc lập Tự do Hạnh phúc
Sites -> Mẫu số 165 Cơ quan trình

tải về 465.07 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương