BỒ TÁt văn thù SƯ LỢi lưỡi Gươm Vàng Trí Tuệ Tâm Hà Lê Công Ða


Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi  Giảng Pháp Môn Bất Nhị Trong Kinh Duy Ma Cật



tải về 208.28 Kb.
trang5/7
Chuyển đổi dữ liệu21.08.2016
Kích208.28 Kb.
#25693
1   2   3   4   5   6   7

2. Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi  Giảng Pháp Môn Bất Nhị Trong Kinh Duy Ma Cật


Vai trò tuyên dương diệu pháp của Bồ Tát Văn Thù một lần nữa được thể hiện trong kinh « Duy Ma Cật ». Trưởng giả Duy Ma Cật là một cư sĩ tại gia nhưng tu hành chứng đắc, mật hạnh viên thông mà ngay cả những bậc đại đệ tử của Phật cũng không có vị nào sánh bằng. Ông cư trú tại thành Tỳ Da Li (Vaishali) như là một nhà thương gia giàu có và đồng thời là một nhân sĩ uy tín tại địa phương. Một hôm vì muốn tạo cơ duyên để hoằng pháp lợi sanh, ông đã mượn cớ bị bệnh để tạo dịp cho các vị quốc vương, quan chức, dân chúng đến thăm và nhân cơ hội đó giảng giải giáo lý cho họ. Ðức Thế Tôn biết rõ căn « bệnh » của ông nên đã lần lượt yêu cầu các vị đại đệ tử thay mặt mình đi thăm bệnh ông Duy Ma Cật. Thế nhưng tất cả những vị đại đệ tử của Phật trong quá khứ đã từng bị trưởng giả Duy Ma Cật chất vấn về tâm pháp và sở học mà không một ai trả lời trôi chảy trước kiến thức Phật pháp uyên thâm và biện tài vô ngại của ông nên đều sợ hãi từ chối. Bệnh của trưởng giả Duy Ma Cật là « bệnh Bồ Tát » -vì chúng sanh bệnh nên Bồ tát bệnh- thế nên người có đủ tư cách để thăm bệnh ông, không ai khác hơn ngoài vị Ðại Trí Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi :

« Lúc bấy giờ, Phật bảo Văn Thù Sư Lợi :  


- Này Văn Thù Sư Lợi, Ông nên thay tôi đi đến thăm bịnh ông Duy Ma Cật.  
Văn Thù Sư Lợi bạch Phật :  
- Bạch Thế Tôn ? Bực cư sĩ trí thức kia khó bề đối đáp, vì ông ấy rất thâm đạt thật tướng, khéo nói pháp mầu, trí tuệ vô ngại, biện tài thông suốt, rõ thấu phương pháp tu trì của tất cả Bồ Tát, thâm nhập kho tạng bí mật của Chư Phật, hàng phục các ma, thần thông tự tại và trí tuệ phương tiện đều đặng rốt ráo. Tuy thế, con xin vưng thánh chỉ của Phật đến thăm bịnh ông.  
Lúc ấy, trong Ðại chúng các hàng Bồ Tát và hàng Ðại đệ tử, Ðế Thích, Phạm thiên, Tứ thiên vương đều nghĩ rằng : “Hôm nay hai vị đại sĩ : Văn Thù Sư Lợi và Duy Ma Cật cùng nhau đàm luận tất nói pháp mầu”. Tức thời, tám nghìn Bồ Tát, năm trăm Thanh Văn và trăm nghìn Thiên nhơn đều muốn đi theo. » (14)

Mọi người nô nức muốn đi theo là phải, vì họ chờ đợi một cuộc tranh luận sôi nổi về giáo pháp sẽ xảy ra giữa hai nhân vật kiệt xuất này, một đại biểu cho hàng trí tuệ Bồ Tát và một đại biểu cho hàng cư sĩ tại gia lỗi lạc, mà qua đó chắc chắn sẽ đem lại nhiều điều lợi ích thực tiển cho việc tu học của mình. Nội dung của cuộc đàm luận giáo pháp quan trọng này giữa Bồ Tát Văn Thù và Trưởng giả Duy Ma Cật đã diễn ra trong tất cả sáu phẩm của bộ kinh, mà quan trọng nhất là trong các phẩm: Phật Quả và Pháp Môn Bất Nhị.

Trong Phẩm Phật Quả, ta gặp lại một lần nữa tư tưởng hàm chứa trong kinh “Văn Thù Sư Lợi Nói Về Cảnh Giới Bất Tư Nghị của Phật »: Cảnh giới của Như Lai là phiền não. Ðây là tư tưởng mà sau này Lục Tổ Huệ Năng đã phát biểu một cách cụ thể hơn: « Phiền não tức Bồ đề». Ta không đi tìm cầu Bồ đề ở nơi nào khác ngoài chốn trần gian khổ lụy này vì chính từ trong đống bùn nhơ của phiền não, đóa hoa sen tinh khiết sẽ nẩy mầm. Ta hãy nghe Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi trả lời câu chất vấn của Trưởng giả Duy Ma về  «hạt giống Như Lai» :

« Bấy giờ, Duy Ma Cật hỏi Văn Thù: 


-Thế nào là hạt giống Như Lai? 
Ðáp: 
-Có thân là hạt giống Như Lai. Vô minh có ái là giống, tham sân si là giống, tứ điên đảo là giống, ngũ cái (ngũ dục) là giống, lục nhập là giống, thất thức xứ là giống, bát tà pháp là giống, cửu não là giống, thập bất thiện đạo ... là giống. Nói tóm lại, sáu mươi hai kiến chấp và tất cả phiến não đều là hạt giống Phật. 
Hỏi: 
-Tại sao? 
Ðáp: 
-Nếu kẻ thấy vô vi vào chánh vị thì chẳng thể còn phát Tâm Vô Thượng Bồ Ðề nữa. Ví như chỗ gò cao chẳng thể sanh hoa sen, mà nơi bùn lầy ẩm thấp mới sanh hoa sen. Cũng thế, kẻ thấy pháp vô vi vào chánh vị thì chẳng còn có thể sanh khởi Phật pháp, trong bùn lầy phiền não mới có chúng sanh sanh khởi Phật pháp thôi. Như gieo giống nơi hư không thì chẳng thể sanh khởi, ở đất phân bùn mới tốt tươi được. Cũnh thế, kẻ vào vô vi chánh vị chẳng sanh khởi Phật pháp, kẻ có ngã kiến như núi Tu Di còn có thể phát tâm Vô Thượng Bồ Ðề, sanh khởi Phật pháp. Nên biết tất cả phiền não là hạt giống Như Lai, ví như chẳng xuống biển cả thì chẳng được bữu châu vô giá. Cũng thế, chẳng vào biển phiền não thì chẳng thể đắc ngọc báu Nhất Thiết Trí vậy. » (15)

Ðọc xong bộ kinh Duy Ma Cật, có người sẽ hoang mang tự hỏi: Có thể có một nhân vật tuyệt vời như thế chăng? Có một nhân vật lịch sử như thế chăng, hay đấy chỉ là một nhân vật hư cấu để biểu tượng một tư tưởng triết học hay một lý tưởng Bồ tát đạo của Phật giáo Ðại thừa?

« Có thể trả lời một cách dứt khoát rằng đó là một nhân vật lịch sử, xuất hiện trong một giai đoạn đặc biệt của lịch sử phát triển Phật giáo nói chung, và trong thời kỳ vận động của Ðại thừa.

Một con người có thật được trang bị với một cơ sở tư tưởng bất nhị (advaita) để có thể tự nâng lên hàng Thánh giả vượt ngoài tam giới nhưng đồng thời có thể hạ mình ngập lụt trong thế gian ô nhiễm mà vẫn không tách lìa thế giới thuần tịnh vô nhiễm. » (16)

Chủ điểm nền tảng của kinh Duy Ma Cật là triển khai nhận thức về thực tại trên căn bản của nguyên lý bất nhị, tức hệ tư tưởng tánh Không của Bát Nhã. « Nguyên lý bất nhị hướng dẫn nhận thức khởi đi từ những thực tại sai biệt mà khám phá ra thực tại tối hậu là Tuyệt đối thể ngay trong các tồn tại sai biệt ấy. Ðể nhận thức được thực tại chân thực, bồ tát cần đi qua cánh cửa bất nhị... » tức là « cánh cửa giao thông cho Bồ tát qua lại giữa niết bàn và sinh tử. Nếu không được trang bị bằng nguyên lý bất nhị, Bồ tát sẽ không đủ nghị lực và dũng mãnh để trụ vững trên bồ đề tâm ». (17)

Tư tưởng Bất Nhị quan trọng như thế nên trong kinh Duy Ma Cật đã được nâng lên thành một Pháp Môn, và không ai đầy đủ năng lực trí tuệ để nói về pháp môn này ngoài Ngài Ðại Trí Văn Thù Sư Lợi Bồ tát. Ðây là nguồn cảm hứng sâu xa cho các Thiền gia Trung quốc sau này, trong một trăm công án của « Bích Nham Lục » có công án thứ  84, « Duy Ma Bất nhị môn », được xây dựng từ phẩm « Bất Nhị Pháp Môn » của kinh Duy Ma Cật:

«Bấy giờ, Duy Ma Cật bảo các Bồ Tát rằng: 
-Các nhơn giả! Bồ Tát làm sao nhập pháp môn bất nhị? Hãy tùy sở ngộ của mình mà nói ra. 
...
Các Bồ Tát mỗi mỗi đã nói xong như trên, rồi hỏi Văn Thù: Thế nào là nhập pháp môn bất nhị của Bồ Tát? 
Văn Thù đáp: 
-Theo ý tôi, nơi tất cả pháp vô ngôn vô thuyết, vô thị vô thức, lìa nơi vấn đáp. Ấy là nhập pháp môn bất nhị. 
Khi đó Văn Thù hỏi Duy Ma Cật rằng: 
-Chúng tôi mỗi mỗi đã tự nói xong. Nay đến lượt Nhơn giả nói: "Thế nào là nhập pháp môn bất nhị của Bồ Tát?" 
Duy Ma Cật im lặng. Văn Thù tán thán rằng: 
-Lành thay! Lành thay! Cho đến chẳng có văn tự, lời nói mới là chơn nhập pháp môn bất nhị.
Khi thuyết phẩm này rồi, ở trong chúng có năm ngàn vị Bồ Tát đều nhập pháp môn bất nhị, đắc Vô Sanh Pháp Nhẫn. » (18)

Ta hãy nghe lời bàn trong Bích Nham Lục: « Lúc đó, Duy Ma Cư sĩ đối với Ngài Văn Thù Sư Lợi và các vị Bồ Tát tùy tòng tới thăm bệnh, ngài  liền hỏi các vị Bồ Tát, thế nào là Bồ Tát nhập bất nhị pháp môn. Các Bồ tát tùy tòng từ người thứ nhất đến người thứ 32 đã lần lượt đáp về câu hỏi này, nhưng Duy Ma cư sĩ đều không hài lòng về các câu trả lời.


Cuối cùng tới Ngài Văn Thù, đối với câu hỏi này đem trình bày: Từ trước các vị Bồ Tát trình bày về: « Bất Nhị Môn » đều chỉ đề cử về 2 pháp cho đó là bất nhị. Nhưng bất nhị là cảnh giới của « Ðại trí tuệ bình đẳng », vốn dĩ 2 cũng không và 3 cũng không. Ðó chỉ là phần lý luận, đã là lý luận thời có hơn thua, nên ngài tâm đắc được câu hỏi « Bất nhị môn » của Duy Ma. Ngài nói với Duy Ma, theo như tôi thì « phải xa lìa mọi vấn đáp, không nói, không thuyết, vô thị, vô thức, đó là nhập bất nhị pháp môn ». Nếu nói tới pháp môn bất nhị này thời phải xa lìa hẵn ngôn thuyết ở cảnh giới vong ngôn, tuyệt tự, không thể đem hết thảy ngôn thuyết của hết thảy pháp mà hiểu rõ được, và cũng không thể chỉ bảo dược, cũng không thể biết được, không thể hỏi và trả lời được, thời đó là « pháp môn bất nhị ». Lời đáp này của ngài Văn Thù, không thấy vướng chỗ « nhị » và « bất nhị » tức là nơi thấy biết của đại trí tuệ bình đẳng.

Tiếp đó ngài Văn Thù đối với Duy Ma cư sĩ, hỏi: Chúng tôi tất cả 32 người đều đã trình bày về «Bồ Tát nhập bất nhị pháp môn» rồi, nay xin hỏi về chỗ kiến giải của cư sĩ. Tức là ý phản vấn của Ngài Văn Thù. Lúc ấy cư sĩ Duy Ma «lặng thinh không đáp». Ngài Văn Thù thấu suốt ngay được ý của cư sĩ Duy Ma liền tán thán rằng: Tốt lắm thay! tốt lắm thay! «Không có văn tự ngôn ngữ là chân bất nhị pháp môn». (19)

---o0o---



tải về 208.28 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương