BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜng số: 22/2010/tt-btnmt cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc



tải về 491.83 Kb.
trang4/4
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích491.83 Kb.
#19275
1   2   3   4

Mục 7.SINH THÁI BIỂN

1. Nguyên tắc chung

1.1. Quy định về các yêu cầu kỹ thuật của công tác khảo sát điều tra sinh thái biển được thực hiện theo Bảng 1 và Hình 1 Thông tư này.

1.2. Số liệu thu thập được phải phản ánh và đánh giá được các nguồn, trữ lượng và phân bố hệ sinh thái biển trong vùng biển Việt Nam.

1.3. Khảo sát điều tra sinh thái biển phải tuân thủ theo Luật Đa dạng sinh học, tài liệu điều tra và nghiên cứu của các nước đang được ứng dụng hiện nay.

1.4. Nội dung công việc chủ yếu quy định các bước chính sau:

a) Công tác chuẩn bị trước khi khảo sát điều tra (kiểm định, kiểm chuẩn, chuẩn bị thiết bị, máy, dụng cụ, vật tư, hóa chất....).

b) Công tác ngoại nghiệp (lắp đặt thiết bị, lấy mẫu, quan trắc, đo đạc, phân tích tại hiện trường).

c) Công tác nội nghiệp (phân tích mẫu trong phòng thí nghiệm, xử lý số liệu, tính toán, vẽ đồ thị, biểu đồ, báo cáo kết quả khảo sát...).

d) Kiểm chuẩn chất lượng (đánh giá kết quả, kiểm tra độ tin cậy của kết quả nghiên cứu).

2. Công tác chuẩn bị trước khi khảo sát điều tra

2.1. Máy, thiết bị

a) Phương tiện đi khảo sát gồm: tàu, ca nô, xuồng máy, thiết bị lặn sâu.

b) Phương tiện, thiết bị thu thập mẫu, giữ mẫu ở hiện trường phụ thuộc vào các chuyên môn khác nhau.

c) Dụng cụ để đo đạc các yếu tố tự nhiên của môi trường cơ bản (pHmeter, máy đo oxy hoà tan, máy đo độ muối).

d) Dụng cụ để điều tra trữ lượng (tuỳ thuộc nhóm sinh vật).

đ) Dụng cụ bảo quản mẫu (tuỳ thuộc nhóm sinh vật).

e) Dụng cụ hoá chất để làm mẫu ngâm tươi (tuỳ thuộc nhóm sinh vật).

g) Các tài liệu dùng để phân loại nhanh ngoài hiện trường (tuỳ thuộc nhóm sinh vật).

h) Máy ảnh, máy quay video, máy vi tính sách tay.

i) Sổ nhật ký theo quy định chung cho từng nhóm sinh vật.

k) Quần áo, giầy, dép, ủng, găng tay (bảo hộ lao động).

l) Thuốc, bông băng y tế thông dụng.

7.2.2. Kiểm chuẩn, chuẩn bị thiết bị, máy, dụng cụ, vật tư, hóa chất….

a) Máy, thiết bị phải phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật của máy.

b) Dụng cụ chứa mẫu phải an toàn.

c) Hoá chất chuẩn, không làm ảnh hưởng đến kết quả phân tích trong phòng thí nghiệm.

3. Công tác thu thập mẫu vật ngoài hiện trường

3.1. Xác định địa điểm và các tuyến trạm thu mẫu.

3.2. Xây dựng sơ đồ thu mẫu có kèm theo toạ độ.

3.3. Xác định thời gian thu mẫu đại diện cho các mùa, tốt nhất là 3 tháng thu mẫu một lần.

3.4. Xác định các nhóm sinh vật phải thu: Phục vụ cho việc điều tra cơ bản về sinh thái biển, phù hợp với khảo sát ngoài khơi, thực hiện các nhóm dưới đây:

a) Thực vật phù du, động vật phù du, động vật đáy, cá biển.

b) Phương pháp thu mẫu.

c) Phương pháp bảo quản và vận chuyển mẫu.

4. Phân tích chỉnh lý số liệu

4.1. Các chỉ tiêu phân tích:

a) Thành phần loài.

b) Sinh lượng (xác định mật độ và khối lượng).

7.4.2. Chỉnh lý số liệu:

a) Lập biểu phân tích.

b) Tính toán số liệu: Xác định trữ lượng tự nhiên, các chỉ số đa dạng, tương đồng, cân bằng, phong phú, tính toán hàm lượng thực vật, động vật phù du, động vật đáy và cá.

c) Vẽ biểu đồ, đồ thị bằng sự hỗ trợ các phần mềm máy tính chuyên dụng.

d) Vẽ bản đồ, sơ đồ phân bố tài nguyên: sử dụng phần mềm phục vụ vẽ bản đồ như Mapinfor, Arview .v.v.

5. Kiểm chuẩn

5.1. Kiểm chuẩn trong sinh thái học, phải tập trung vào xác định sự sai khác trong quá trình phân tích. Để phục vụ mục tiêu đảm bảo an toàn chất lượng, lượng mẫu phải kiểm tra phải ít nhất là 20% cho một mẫu. Lượng mẫu tách ra phải được tiến hành hết sức cẩn thận. Kết quả phân tích được chấp nhận khi có 5% tổng số mẫu gửi đi kiểm tra, kết quả phân tích phải trùng hợp với nhau.

5.2. Sau khi mẫu đã được kiểm tra xong, phải ngâm bảo quản lâu dài vào lọ thuỷ tinh với dung dịch cồn 70% và 5% glycerin.

5.3. Chất lượng số liệu và yêu cầu báo cáo.

5.4. Khi 95% số cá thể trong một mẫu được coi là chấp nhận được và 95% số loài đã được xác định đầy đủ, 5% bị thiếu hụt do quá trình thao tác thì kết quả của số liệu coi như đạt độ tin cậy. Dữ liệu cho mỗi mẫu lặp lại phải xác định đến số lượng con/loài và sinh lượng đến 0,1 mg cho mỗi nhóm họ.

6. Nghiệm thu và giao nộp sản phẩm

6.1. Nghiệm thu:

a) Kiểm tra khối lượng công việc thực hiện, thẩm định và đánh giá chất lượng các kết quả đạt được của chuyến khảo sát.

b) Đánh giá bộ số liệu thu thập được, so sánh và đối chiếu kết quả sơ bộ và các kết quả tổng hợp khác trong quá trình nghiên cứu, các tác động và ảnh hưởng của kết quả đo đạc khác đối với các yếu tố sinh thái biển trong thời gian khảo sát.

c) Tổ chức báo cáo kết quả, tổng kết và rút kinh nghiệm cho các đợt khảo sát tiếp theo.

6.2. Sản phẩm giao nộp:

a) Các bảng biểu, hồ sơ về hệ sinh thái tại các trạm khảo sát.

b) Các số liệu phân tích các mẫu sinh thái biển.

c) Báo cáo tổng kết, đánh giá và nhận xét sơ bộ các kết quả thu được trong chuyến khảo sát.

d) Các kiến nghị, đề xuất về công tác khảo sát và lấy mẫu sinh thái biển trong giai đoạn tiếp theo, xác định các tuyến bổ sung khảo sát và lấy mẫu, đặc biệt là vùng biển có hệ sinh thái đa dạng, các yếu tố tác động đến hệ sinh thái để đáp ứng được yêu cầu của nhiệm vụ đề ra.

7. Quy định kỹ thuật chi tiết trong khảo sát điều tra và phân tích các yếu tố sinh thái biển

7.1. Thực vật phù du

7.1.1. Nội dung điều tra từ 300 hải lý‎ trở vào

a) Điều tra mặt rộng: tìm hiểu sự phân bố mặt rộng của thực vật phù du.

b) Điều tra mặt cắt: dùng những mặt cắt tiêu chuẩn để tìm hiểu phân bố theo chiều thẳng đứng của thực vật phù du.

c) Điều tra liên tục ngày đêm: tìm hiểu sự di động thẳng đứng ngày đêm của thực vật phù du.

7.1.2. Dụng cụ và hóa chất

a) Lưới thu mẫu :

Quy cách của lưới sinh vật phù du cỡ nhỏ



Các phần

Quy cách

Miệng lưới

Đường kính 37 cm, diện tích 0,1m2

Thân lưới

Phần chóp trên

Dài 120 cm bằng vải bạt hoặc kaki dày bằng 50 cm

Phần lọc

Dài 150 cm bằng vải lưới d = 20 đến 25m

Đáy lưới

Dài 10 cm, đường kính 9 cm, bằng vải bạt hoặc kaki dày

b) Lấy mẫu sinh vật phù du bằng Bathomet chuyên dụng.

c) Buồng đếm tế bào: sử dụng buồng đếm Sedgwick - Rafter hoặc buồng đếm Palmer - Maloney (P-M).

d) Dụng cụ quang học.

đ) Dụng cụ chứa mẫu: Dùng chai nhựa.

e) Nhãn.


g) Dung dịch bảo quản mẫu: dùng dung dịch lugol.

7.1.3. Phương pháp thu mẫu ngoài hiện trường

a) Trước khi đi thu mẫu phải chuẩn bị và kiểm tra đầy đủ các dụng cụ, hóa chất, kiểm tra lại máy tời, máy độ dài dây cáp, các loại biểu ghi, lọ và vật tư kèm theo.

b) Thu thập vật mẫu:

- Thu thập vật mẫu bằng lưới: các loại lưới đều vớt thẳng đứng và theo phân tầng từ dưới đáy lên.

- Tốc độ thả lưới gần bằng 0,5m/s có tính đến góc lệch của dây cáp. Nếu góc lệch lớn hơn 45o thì mẫu vật thu được chỉ có giá trị về mặt định tính, không có giá trị định lượng.

- Phải kéo lưới với tốc độ ổn định. Đối với lưới cỡ lớn tốc độ kéo lưới là từ 0,5 đến 1m/s, lưới cỡ vừa là 0,5m/s, lưới cỡ nhỏ từ 0,3 đến 0,5m/s. Khi đang kéo lưới tuyệt đối không được dừng lại.

- Sau khi kéo lưới lên khỏi mặt nước dùng vòi phun nước phun ở phía ngoài cho sinh vật trôi hết xuống ống đáy rồi cho vào lọ. Tùy theo lượng nước mà cho formon vào lọ mẫu sao cho để có nồng độ 5%.

- Nếu vớt mẫu phân tầng phải căn cứ theo sự phân tầng như của bộ phận thủy văn: 0 đến 10m, 10 đến 20m, 20 đến 35m, 35 đến 50m, 50 đến 100m, 100 đến 200m, 200 đến 500m.

- Khi miệng lưới tới giới hạn trên của tầng nước phải dừng lại và nhanh chóng thả búa phân tầng để lưới gập lại.

- Khi góc lệch dây cáp lớn hơn 300 thì không vớt mẫu phân tầng.

c) Thu thập vật mẫu bằng máy lấy nước: căn cứ vào độ sâu để tính số máy phải lắp theo các tầng nước quy định.

d) Trong lúc lấy mẫu phải lưu ý các điểm sau:

- Nếu trong mẫu vật có rác bẩn, váng dầu hoặc có các động vật thuỷ sinh lớn có nhiều xúc tu thì phải thu mẫu lại. Phải cho đủ hoá chất bảo quản vào lọ mẫu để tránh thối hỏng.

- Buộc lưới: nếu lưới có ống đáy nhẹ, phần cuối khung lưới nối với quả rọi có trọng lượng khoảng 0,5 kg.

- Kéo lưới: Các loại lưới đều phải kéo thẳng đứng, lưới phải được kéo với tốc độ ổn định.

- Xử lý mẫu vật: dùng ống hút đầu bịt vải lưới để hút bớt nước ở lọ mẫu, đổ mẫu vật vào lọ nhỏ có kích thước thích hợp tùy theo lượng mẫu vật.

- Mẫu vật thu thập bằng máy lấy nước phải dùng máy ly tâm để làm lắng, rút bớt nước còn khoảng 5 đến 10ml để bảo quản trong các lọ nhỏ.

đ) Phương pháp bảo quản và vận chuyển

- Hoá chất bảo quản: dung dịch lugol.

- Vận chuyển: Mẫu được xếp vào các thùng tôn.

e) Đăng ký mẫu vật: Ghi vào sổ đăng ký và đối chiếu.

7.1.4. Phân tích mẫu

a) Xử lý và phân tích mẫu định tính:

- Mẫu định tính mang về phòng thí nghiệm. Phân tích mẫu bằng kính hiển vi OLYMPUS có độ phóng đại từ 100 đến 1000 lần và kính đảo ngược huỳnh quang LEICA có độ phóng đại từ 40 đến 400 lần.

b) Phân tích định lượng thực vật phù du:

- Mẫu định lượng mang về phòng thí nghiệm bằng buồng đếm Sedgewick - Rafter, đếm số lượng tế bào của từng loài dưới kính hiển vi đảo ngược LEICA có độ phóng đại từ 40 đến 400 lần.

7.1.5. Phương pháp chỉnh lý

a) Thống kê.

b) Vẽ biểu đồ: từ những số liệu đã thống kê, được biểu thị bằng các loại biểu đồ sau:

- Bản đồ mặt rộng: dùng biểu thị sự phân bố mặt rộng. Đối với những đối tượng có số lượng lớn thì dùng đường đẳng trị, đối với những đối tượng có số lượng ít và không xuất hiện thường xuyên phải dùng bản đồ phù hiệu.

- Bản đồ phân bố mặt cắt.

- Biểu đồ biến đổi theo mùa.

- Biểu đồ di động thẳng đứng ngày đêm.

- Biểu đồ biến đổi tỷ lệ phần trăm theo mùa.

- Biểu đồ thành phần phần trăm.

- Biểu đồ tính chất sinh thái.

7.2. Động vật phù du

7.2.1. Nội dung điều tra:

a) Điều tra mặt rộng: tìm hiểu sự phân bố mặt rộng của động vật phù du.

b) Điều tra mặt cắt: dùng những mặt cắt tiêu chuẩn để tìm hiểu phân bố theo chiều thẳng đứng của động vật phù du.

c) Điều tra liên tục ngày đêm: tìm hiểu sự di động thẳng đứng ngày đêm của động vật phù du.

7.2.2. Dụng cụ và hóa chất

a) Lưới vớt động vật phù du gồm hai loại sau:

- Lưới cỡ lớn: Quy cách của lưới động vật phù du cỡ lớn

Các phần

Quy cách

Miệng lưới

Đường kính 80 cm, diện tích 0,5 m2

Thân lưới

1

Dài 20 cm bằng vải bạt hoặc kaki dày

2

Bằng vải lưới số 15 (ký‎ hiệu của Liên Xô cũ hoặc GG36 và số 0 tiêu chuẩn quốc tế 15 lỗ/cm

3

Dài 20 cm bằng vải bạt hoặc kaki dày

4

Dài 180 cm bằng vải lưới số 15

Đáy lưới

Dài 10 cm, đường kính 9 cm, bằng vải bạt hoặc kaki dày

- Lưới cỡ vừa: Quy cách của lưới sinh vật phù du cỡ vừa




Các phần

Quy cách

Miệng lưới

Đường kính 50 cm, diện tích 0, 2 m2

Thân lưới

Phần chóp trên

Dài 90 cm bằng vải bạt hoặc kaki dày đường kính bằng 72cm

Phần lọc

Dài 180 cm bằng vải lưới số 38 (ký hiệu của Liên Xô cũ) hoặc 38 và số 9 tiêu chuẩn quốc tế, 38 lỗ/cm

Đáy lưới

Dài 10 cm, đường kính 9 cm, bằng vải bạt hoặc kaki dày

b) Máy tời: dùng tời điện có tốc độ 0,3; 0,5 và 1,0 m/s. Dây cáp có đường kính 4 mm.

c) Máy đo độ dài dây cáp khi thả lưới và thước đo góc lệch.

d) Bảo quản mẫu vật.

đ) Nhãn.

e) Buồng đếm.

g) Dụng cụ quang học.

7.2.3. Thu thập và xử lý mẫu

a) Trước khi đi thu mẫu phải chuẩn bị và kiểm tra đầy đủ các dụng cụ, hóa chất, kiểm tra lại máy tời, máy độ dài dây cáp, các loại biểu ghi, lọ và vật tư phục vụ kèm theo,

b) Thu thập vật mẫu.

- Thu thập vật mẫu bằng lưới:

+ Các loại lưới đều vớt thẳng đứng và theo phân tầng từ dưới đáy lên.

+ Tốc độ thả lưới gần bằng 0,5m/s và có tính đến góc lệch của dây cáp. Nếu góc lệch lớn hơn 45o thì mẫu vật thu được chỉ có giá trị về mặt định tính, không có giá trị định lượng.

+ Lưới phải kéo với tốc độ ổn định. Đối với lưới cỡ lớn tốc độ kéo lưới là từ 0,5 đến 1m/s, lưới cỡ vừa là 0,5m/s, lưới cỡ nhỏ từ 0,3 đến 0,5m/s. Khi đang kéo lưới tuyệt đối không được dừng lại.

+ Lưới sau khi kéo lên khỏi mặt nước dùng vòi phun nước phun ở phía ngoài cho sinh vật trôi hết xuống ống đáy rồi cho vào lọ. Tùy theo lượng nước mà cho formon vào lọ mẫu sao cho để có nồng độ 5%.

+ Nếu vớt mẫu phân tầng phải căn cứ theo sự phân tầng như của bộ phận thủy văn: 0 đến 10m, 10 đến 20m, 20 đến 35m, 35 đến 50m, 50 đến 100m, 100 đến 200m, 200 đến 500m.

+ Miệng lưới khi tới giới hạn trên của tầng nước phải dừng lại và nhanh chóng thả bủa phân tầng để lưới gập lại.

+ Nếu góc lệch dây cáp lớn hơn 30o thì không vớt mẫu phân tầng. Kết quả thu mẫu phân tầng được ghi trong biểu.

- Mẫu định lượng thu bằng bathomet:

+ Với thể tích 5 lít, kéo 20 lần và toàn bộ lượng nước được lọc qua lưới thu mẫu phù du, chỉ giữ lại một lượng nước không quá 200 ml cùng với mẫu được bảo quản trong lọ nhựa và cố định bằng dung dịch formalin 5 %.

c) Xử lý mẫu vật: dùng ống hút đầu bịt vải lưới số 38 để hút bớt nước ở lọ mẫu, đổ mẫu vật vào lọ nhỏ có kích thước thích hợp tùy theo lượng mẫu vật.

d) Đăng ký mẫu vật: các mẫu vật đã thu thập được đều phải ghi vào sổ đăng ký mẫu vật và được đối chiếu.

đ) Vận chuyển mẫu: sau khi đã được ngâm trong formalin và dán nhãn đầy đủ, mẫu động vật phù du ở mỗi tầng nước khác nhau, tương ứng với từng mực triều khác nhau được bao vào các gói nilong và đặt ngăn nắp vào hòm gỗ hoăc hòm tôn để vận chuyển an toàn về phòng thí nghiệm.

7.2.4. Phân tích mẫu

a) Mẫu định tính.

b) Phân tích định lượng.

- Phương pháp đếm số lượng.

- Phương pháp khối lượng.

c) Lọc mẫu qua lưới lọc (mắt lưới 315m).

d) Thấm mẫu bằng giấy lọc đến độ ẩm tự nhiên.

đ) Cân mẫu.

7.2.5. Phương pháp chỉnh lý

a) Thống kê.

b) Vẽ biểu đồ: từ những số liệu đã thống kê, được biểu thị bằng các loại biểu đồ như sau:

- Bản đồ mặt rộng: những đối tượng có số lượng ít và không xuất hiện thường xuyên phải dùng bản đồ phù hiệu. Có loại chỉ biểu thị phạm vi phân bố, có loại biểu thị cả phạm vi phân bố và số lượng.

- Bản đồ phân bố mặt cắt.

- Biểu đồ biến đổi theo mùa.

- Biểu đồ di động thẳng đứng ngày đêm.

- Biểu đồ biến đổi tỷ lệ phần trăm theo mùa.

- Biểu đồ thành phần phần trăm.

- Biểu đồ tính chất sinh thái.

7.3. Sinh vật đáy

7.3.1. Nội dung điều tra

a) Điều tra các đặc tính định tính, định lượng, các đặc tính sinh thái học khác nhau của khu hệ động vật đáy, trên cơ sở đó, phát hiện những loài có ý nghĩa kinh tế và phân tích mối quan hệ giữa sinh vật đáy với cá.

b) Phân tích định tính, xác định thành phần loài của khu hệ và đặc tính phân bố của các loài trong vùng biển điều tra.

c) Phân tích định lượng, xác định lượng sinh vật có trên một đơn vị diện tích mặt đáy, đặc tính phân bố và biến động lượng sinh vật trong vùng biển điều tra.

d) Phân tích các đặc tính sinh thái học, tìm hiểu ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái lên đời sống sinh vật, mối quan hệ giữa sinh vật với yếu tố ngoại cảnh như nhiệt độ, độ mặn, chất đáy.

7.3.2. Thiết bị và dụng cụ lấy mẫu

a) Dụng cụ thu mẫu định lượng.

b) Dụng cụ thu mẫu định tính.

c) Các loại lưới:

- Lưới vét: dụng cụ chính để thu mẫu định tính dùng cho tất cả các dạng đáy.

- Lưới giả sinh học: dụng cụ dùng để thu bắt các loài động vật đáy di động nhanh có số lượng nhiều.

d) Cỡ các loại lưới

- Lưới vét: cỡ khung tiêu chuẩn 59,5 x 25 cm; dao dài 50 cm, nặng 27 kg.

- Lưới giả: có hai cỡ 300 x 600 cm, ván trượt 28 x 40 cm và 600 x 2000 cm ván trượt 50 x 80 cm.

đ) Các loại dụng cụ thiết bị khác

- Hệ thống rây: dùng hệ thống rây để rửa, sàng lọc những sinh vật thu được từ gàu sinh học hoặc từ lưới kéo.

- Hệ thống nước rửa mẫu: hệ thống nước rửa mẫu gồm có ống dẫn nước bằng vòi cao su và vòi bông sen có khóa điều chỉnh lưu lượng nước.

e) Tời và cẩu.

- Sức kéo của tời và cẩu được quy định dựa vào cỡ tàu và kích thước, trọng lượng của các dụng cụ thu mẫu.

- Vận tốc hoạt động của tời từ 0,2 đến 1 m/giây.

- Điều tra ngoài biển sâu phải dùng cỡ gàu sinh học và lưới lớn, do đó sức tải của máy tời phải tăng lên cho phù hợp đồng thời cẩu cũng được nâng cao. Nếu điều kiện cho phép thì lắp thêm một máy tời điện có sức kéo 500 N chuyên dùng.

g) Dây cáp

- Khi kéo lưới phải dùng loại cáp mềm cỡ từ 0,8 mm đến 1 cm đường kính tiết diện. Độ dài của dây cáp do độ sâu của vùng biển điều tra quy định.

- Nếu có máy tời chuyên dùng cho gàu sinh học thì dùng dây cáp có đường kính tiết diện từ 0,5 đến 0,6 cm.

h) Các dụng cụ cần thiết phải mang theo.

7.3.3. Các bước tiến hành điều tra

a) Phương pháp thu mẫu:

- Thu mẫu định lượng bằng gàu sinh học.

- Thu mẫu định tính bằng lưới kéo.

b) Phương pháp đặt trạm và quy định thời gian điều tra:

- Bố trí trạm điều tra: số trạm và cự ly các trạm tùy thuộc vào sự thay đổi thành phần chất đáy, địa hình đáy và độ sâu của vùng biển điều tra. Nếu thành phần chất đáy thay đổi phức tạp, độ sâu thay đổi lớn số trạm phải nhiều, cự ly giữa các trạm sẽ ngắn và ngược lại.

- Số tuyến trạm ấn định phải được bố trí trên những mặt cắt nhất định phù hợp với chất đáy, địa hình đáy và độ sâu.

c) Quy định thời gian điều tra: chu kỳ một năm tiến hành điều tra từ 4 đến 5 lần. Thời gian tiến hành các lần điều tra được quy định tùy thuộc vào sự thay đổi khí hậu hoặc những điều kiện thủy văn có ảnh hưởng quyết định đến biến động phân bố và số lượng sinh vật đáy.

7.3.4. Công tác chuẩn bị trước khi đi ra biển

a) Tổ trưởng phải xây dựng kế hoạch phân công cụ thể nhiệm vụ cho các nhân viên trong các khâu làm công tác chuẩn bị.

b) Đối với nhân viên điều tra:

- Nhận nhiệm vụ được phân công và tìm hiểu thông tin, tư liệu vùng biển điều tra để sử dụng phương tiện, thiết bị và dụng cụ lấy mẫu thích hợp.

c) Đối với các dụng cụ chủ yếu:

- Lưới kéo, gàu sinh học trước khi đi biển phải được kiểm tra kỹ từng bộ phận và phải mang theo một bộ đồ dự trữ.

- Dây cáp được buộc vào trục quy của máy tời, nếu không có máy đo độ dài dây cáp phải được đánh dấu đo từng đoạn 5 hoặc 10 m.

- Tất cả các dụng cụ và linh kiện được dùng cho chuyến điều tra phải được kiểm tra cụ thể từng cái và sắp xếp vào thùng, chuẩn bị chuyển xuống tàu.

7.3.5. Công tác chuẩn bị trước khi đến trạm thu mẫu

a) Nhân viên trực phải vào vị trí trước khi tới trạm, sắp xếp dụng cụ đầy đủ theo thứ tự, kiểm tra mức độ an toàn của các bộ phận, linh kiện của lưới và gàu sinh học, lắp chắc dụng cụ thu mẫu vào cáp thả, chuẩn bị sẵn dụng cụ chứa mẫu, rây, vòi nước, chai lọ để ngâm giữ, bảng biểu, thẻ. Nắm chắc độ sâu của trạm. Chờ tàu dừng hẳn và ổn định vị trí mới tiến hành thu mẫu.

b) Sau khi làm xong một trạm, phải rửa sạch dụng cụ đã dùng như lưới kéo, gàu sinh học, hệ thống rây kẹp, khay chậu. Kiểm tra lại dưới gàu, nếu hỏng rách, sai lệch khuôn phải sữa chữa kịp thời trước khi đến các trạm khác.

7.3.6. Tiến hành thu mẫu bằng gàu sinh học

a) Thả gàu xuống.

b) Kéo gàu lên: khối lượng chất đáy phải trên một nửa gàu mới đạt yêu cầu. Diện tích thu mẫu là 0,5m2 tại mỗi trạm.

c) Các chỉ tiêu mẫu thu được có thể chấp nhận được:

- Chất đáy không bị đẩy ra ngoài bề mặt trên của cuốc lấy bùn, mẫu không bị thất thoát.

- Phần trên cùng của mẫu có nước.

- Mặt trên của chất đáy tương đối phẳng.

- Toàn bộ mặt trong của mẫu phải nằm gọn trong cuốc lấy bùn.

- Độ ngập sâu của cuốc phải đạt tối thiểu là:

+ 4 - 5 cm đối với chất đáy là cát và vỏ sinh vật cỡ trung; 6 - 7 cm đối với chất đáy là cát mịn; lớn hơn hoặc bằng 10 cm đối với chất đáy là bùn.

- Khi lấy mẫu lên, nếu không thoả mãn 1 trong những chỉ tiêu trên thì bắt buộc phải lấy lại mẫu.

d) Rửa mẫu: mẫu chất đáy được rửa qua hệ thống rây, không được phun nước quá mạnh gây hư hỏng mẫu vật mềm khác. Sau khi rửa sạch, nhặt cẩn thận, tách từng loài hoặc nhóm gần nhau và có thể tách riêng cơ thể lớn, nhỏ vào lọ ngấm giữ.

7.3.7. Tiến hành thu mẫu bằng lưới kéo

a) Thả lưới:

- Thả lưới khi tàu đang chạy với tốc độ chậm và phương hướng đã ổn định. cẩu và tời đưa lưới ra khỏi boong tàu, đợi lưới mở đều rồi mới tăng tốc độ mở cáp.

- Độ dài dây cáp khi kéo lưới phải phụ thuộc vào tốc độ của tàu, độ sâu hướng gió, dòng chảy. Độ dài dây cáp lớn gấp 3 - 4 lần độ sâu.

- Vận tốc và thời gian kéo lưới: vận tốc của tàu khi kéo lưới khoảng 2-2,5 hải lý/giờ. Nếu tàu có vận tốc tối thiểu lớn (4 đến 5 hải lý/giờ) không phù hợp với yêu cầu kéo lưới thì có thể dùng biện pháp tắt mở máy tàu ngắt đoạn, lợi dụng quán tính của tàu để kéo lưới.

- Thời gian kéo lưới vét khoảng từ 5 đến 10 phút. Mẫu thu định tính được coi là đạt yêu cầu khi túi lưới chứa đầy chất đáy. Thể tích túi lưới được quy định là 50 dm3.

b) Thu lưới, rửa mẫu:

- Chờ tàu giảm tốc độ, kéo lưới lên gần mặt nước, ngưng tời ngay khi lưới được treo thẳng đứng ngang boong tàu.

- Nếu túi lưới vẫn còn dính nhiều chất đáy, phải tiến hành rửa sạch trên hệ thống rây và thu nhặt cho hết sinh vật còn dính trên túi lưới, không được bỏ sót, sau đó mới tiến hành rửa mẫu.

7.3.8. Xử lý mẫu vật thu được tại trạm điều tra

a) Tách mẫu:

- Sau khi trút mẫu từ dụng cụ thu mẫu ra ngoài, phải tách riêng ngay thực vật và động vật. Trong giới động vật lại phải tách riêng động vật phải gây mê và không phải gây mê.

- Nếu điều tra ven bờ, tàu điều tra nhỏ không đủ phương tiện, thì tách riêng các loài có cơ thể mềm yếu và các loài có vỏ cứng hay có gai để tránh va chạm làm dập nát mẫu.

- Nếu điều tra biển sâu, tàu điều tra lớn có đủ nhân lực và phương tiện làm việc thì phải tiến hành tách mẫu theo các thang bậc phân loại.

b) Nuôi và gây mê

- Để mẫu vật sau khi được cố định vẫn giữ nguyên dạng như lúc sống, phải tiến hành nuôi và gây mê trước khi ngâm giữ mẫu.

- Trước khi gây mê phải nuôi cho sinh vật hồi phục trong bình chứa nước biển sạch.

- Khi động vật nuôi trong bình đã hồi phục và hoạt động bình , cho dần thuốc gây mê vào menthol, sulfat magiê. Khi gây mê, thuốc được chia thành nhiều đợt, khối lượng thuốc không được quá nhiều, khi động vật đã hoàn toàn mất cảm giác mới cho vào dung dịch cố định để ngâm giữ.

c) Ngâm giữ: mẫu vật sau khi đã xử lý được bỏ trực tiếp vào chai lọ có chứa cồn 75% hoặc formol từ 4 đến 10% để ngâm giữ.

- Mẫu định tính:

Các loài thực vật, được cố định và ngâm giữ trong formol trung bình 4%.

- Mẫu định lượng.

Đối với những vật mẫu định lượng, phải tính sinh lượng chính xác, phải dùng formol trung bình từ 7 đến 10% để cố định toàn bộ chất sống trong cơ thể sinh vật.

Đối với loài động vật phải tiến hành thủ thuật vi phẫu trong quá trình định loại sau này, sau khi gây mê xong phải dùng dung dịch cố định thích hợp như Bouin, formol trung tính 10%.

7.3.9. Đăng ký và ghi chép mẫu vật

a) Mẫu vật sau khi xử lý phải được tiến hành đăng ký đồng thời trên sổ nhật ký thực địa và nhãn.

b) Đăng ký trên nhãn và thẻ.

7.7.3.10. Sổ nhật ký công tác

Ngoài các loại bảng ghi, nhãn và thẻ dùng cho đăng ký và ghi chép mẫu: đội điều tra phải có thêm một sổ nhật ký công tác.

7.7.3.11. Chỉnh lý và tính toán kết quả trong phòng thí nghiệm

a) Đối chiếu mẫu vật.

b) Tách mẫu trong phòng thí nghiệm.

c) Chỉnh lý tài liệu định tính.

d) Mẫu định lượng

- Cân mẫu ngâm cồn.

- Cân khối lượng khô.

đ) Xử lý mẫu vật.

e) Quy định khi cân: dùng cân tiểu ly có độ nhạy 0,01mg để cân, trước khi cân, mẫu phải đem ra khỏi tủ sấy và để nguội trong các bình hút ẩm. Phải cân nhanh từng mẫu, kết quả thu được phải ghi ngay vào bảng SVĐ.

g) Bảng ghi kết quả phân tích sinh vật đáy.

h) Tính lượng sinh vật.

i) Lượng sinh vật gồm hai thành phần sau đây:

- Khối lượng sinh vật, đơn vị tính là g/m2.

- Mật độ phân bố, đơn vị tính là con/m2.

k) Các số liệu thiết phải tính toán trong quá trình chỉnh lý tài liệu định lượng:

- Lượng sinh vật của từng loại động vật trên 1m2 ở trạm điều tra.

- Tổng lượng sinh vật trên 1m2 của một trạm điều tra.

- Trị số lượng sinh vật bình quân của từng loài động vật trong toàn vùng biển điều tra.

- Trị số tổng lượng sinh vật bình quân của toàn vùng biển điều tra.

- Lượng sinh vật bình quân trong năm.

- Tỷ lệ phần trăm, bao gồm: tỷ lệ phần trăm lượng sinh vật của từng động vật của từng chuyến điều tra, tỷ lệ phần trăm của từng loài động vật so với tổng lượng sinh vật của trạm (cả tỷ lệ phần trăm trong giá trị tuyệt đối và giá trị bình quân) và tỷ lệ phần trăm lượng sinh vật bình quân năm của từng loài động vật so với tổng lượng sinh vật bình quân năm của trạm.

l) Kết quả tính toán các số liệu phải được ghi vào các bảng tương ứng.

m) Lập bản đồ phân bố lượng sinh vật:

- Bản đồ phân bố tổng lượng sinh vật (tổng khối lượng và tổng mật độ).

- Bản đồ phân bố lượng sinh vật (khối lượng và mật độ).

- Bản đồ phân bố của một số loài chủ yếu và quan trọng về mặt sinh học hoặc có giá trị kinh tế.

n) Lập biểu đồ tỷ lệ: trên cơ sở kết quả tính toán được, lập biểu đồ tỷ lệ sự phân bố của các nhóm động vật trong vùng biển điều tra.

7.4. Cá biển

7.4.1. Nội dung điều tra

a) Chuẩn hoá và nâng cao chất lượng các chương trình điều tra, nghiên cứu đánh giá nguồn lợi hải sản biển Việt Nam.

b) Xây dựng và chuẩn hoá được các hướng dẫn quy trình điều tra nguồn lợi hải sản biển Việt Nam bao gồm: điều tra nguồn lợi cá và các loài hải sản khác bằng lưới kéo đáy, điều tra nguồn lợi cá nổi lớn bằng lưới rê và câu vàng, điều tra nguồn lợi cá nổi nhỏ bằng thuỷ âm ở biển.

c) Nội dung điều tra:

- Điều tra bằng lưới kéo đáy.

- Điều tra bằng thủy âm.

- Điều tra bằng lưới rê.

- Điều tra bằng câu vàng.

- Điều tra bằng lồng bẫy.

7.7.4.2. Quy định điều tra bằng lưới kéo đáy

7.4.2.1. Thiết kế trạm điều tra

a) Khu ô, mặt cắt: các ô vuông được phân chia có kích thước 30 hải lý x 30 hải lý, được giới hạn bởi các đường song song với kinh tuyến và vĩ tuyến. Các mặt cắt được thiết kế song song với đường vĩ tuyến với khoảng cách giữa các mặt cắt là 15 hải lý.

b) Thiết kế trạm điều tra: các trạm điều tra được thiết kế dọc theo các mặt cắt với khoảng cách giữa các trạm trên mặt cắt là 30 hải lý.

7.4.2.2. Đánh lưới thu mẫu

a) Chuẩn bị đánh lưới: trước khi đánh lưới thu mẫu, để đảm bảo an toàn một số yếu tố phải lưu ý như sau:

- Nền đáy.

- Điều kiện thời tiết, sóng, gió, dòng chảy.

- Thiết bị, tàu thuyền.

b) Đánh lưới thu mẫu:

- Số mẻ lưới/ trạm điều tra: tại mỗi trạm điều tra phải tiến hành đánh 1 mẻ lưới.

- Thời gian đánh lưới: Thời gian của mẻ lưới bắt đầu được tính từ thời điểm lưới bắt đầu bám đáy và hoạt động ổn định sau khi thả lưới đến thời điểm bắt đầu thu lưới. Thời gian kéo lưới trong 1 giờ.

- Tốc độ kéo lưới: Tốc độ kéo lưới phải được duy trì ổn định trong suốt thời gian kéo lưới, trung bình khoảng 3 - 4 hải lý/giờ.

- Hướng kéo lưới: hướng kéo lưới phải được duy trì ổn định trong suốt mẻ lưới.

7.4.2.3. Ghi chép thông tin mẻ lưới

7.4.2.4. Thu mẫu ngư trường

a) Sản lượng của mẻ lưới nhỏ.

b) Sản lượng của mẻ lưới lớn.

c) Các loài được xác định dựa vào các tài liệu hướng dẫn phân loại của FAO và các tài liệu ngư loại khác.

7.4.2.5. Phân tích số liệu điều tra

a) Chỉnh lý số liệu và nhập dữ liệu:

- Tên loài: tên loài được chỉnh lý theo hệ thống phân loại của FAO để cập nhật các tên loài chính xác và thống nhất.

- Chỉnh lý các thông tin khác.

- Nhập dữ liệu vào cơ sở dữ liệu.

b) Xử lý số liệu

- Thành phần loài.

- Năng suất khai thác.

Năng suất khai thác trung bình được tính toán theo phương pháp thống kê mô tả theo phân bố chuẩn, được mô tả trong tài liệu của Sparre và Venema (1998).

Đối với năng suất khai thác cho từng loài hoặc nhóm loài riêng lẻ, việc tính toán được áp dụng phương pháp thống kê theo phân bố delta, được mô tả trong tài liệu của Pennington (1983).

- Mật độ: mật độ trung bình chung (kg/km2) được ước tính theo từng khu ô, theo dải độ sâu (0-10; 10-20; 20-30; 30-50; 50-100; 100-200; >200 m), theo tuyến biển (tuyến bờ, tuyến lộng, tuyến khơi). Năng suất khai thác trung bình được tính theo phương pháp thống kê mô tả.

Đối với mật độ trung bình cho từng loài hoặc nhóm loài riêng rẽ, việc tính toán được áp dụng phương pháp thống kê theo phân bố delta (theo hướng dẫn của Pennington, 1983).

- Ước tính trữ lượng tức thời: trữ lượng tức thời được ước tính theo phương pháp diện tích, được mô tả trong tài liệu của Sparre & Venema (1998).

7.4.2.6. Báo cáo kỹ thuật chuyến điều tra

a) Định dạng báo cáo.

b) Các dạng bản đồ và biểu đồ.

- Sơ đồ các trạm thu mẫu.

- Bản đồ phân bố năng suất khai thác và mật độ theo các loài, nhóm loài.

- Phân bố nhiệt độ nước tầng mặt.

- Phân bố nhiệt độ theo tầng thẳng đứng theo các mặt cắt.

c) Các bảng biểu:

- Ước tính trữ lượng theo loài, nhóm loài của các vùng biển.

- Bảng tổng hợp kết quả đánh lưới.

7.4.3. Quy định điều tra bằng thủy âm

7.4.3.1. Thiết kế điều tra

a) Xác định đối tượng điều tra.

b) Xác định phạm vi điều tra.

c) Xác định thời điểm điều tra: thời điểm thực hiện điều tra thủy âm được lựa chọn vào khoảng thời gian thích hợp trong năm đáp ứng các điều kiện sau:

- Các loài, nhóm loài điều tra dễ dàng xác định trên các tín hiệu thủy âm.

- Các loài, nhóm loài điều tra ít bị lẫn với các sinh vật phù du hoặc các loài khác.

- Phân bố của các loài nằm trong khoảng mà thiết bị thủy âm có thể thu thập được.

- Các loài điều tra phân bố đồng đều trong vùng điều tra.

- Điều kiện thời tiết ổn định, đảm bảo các thiết bị hoạt động có hiệu quả.

- Đảm bảo yếu tố mùa vụ đại diện cho năm.

- Đặc tính di cư của các loài điều tra được xác định được.

- Thời điểm thực hiện các chuyến điều tra tốt nhất là 2 lần/ năm đại diện cho 2 vụ, bao gồm: vụ Bắc (khoảng tháng 4 - 5) và vụ Nam (tháng 10 - 11).

d) Thiết kế tuyến đường dò.

đ) Thiết kế trạm thu mẫu.

7.4.3.2. Hiệu chỉnh và cài đặt thiết bị thuỷ âm

a) Hiệu chỉnh thiết bị thuỷ âm trên tàu nghiên cứu.

b) Hiệu chỉnh thiết bị giữa các tàu nghiên cứu.

c) Cài đặt thông số kỹ thuật cho thiết bị thuỷ âm.

7.4.3.3. Thu thập số liệu thuỷ âm

a) Các thông tin về phân bố của cá dựa trên các nguồn dữ liệu:

- Dữ liệu lịch sử về quy luật phân bố của cá trong khu vực.

- Thông tin, dữ liệu từ nghề cá thương phẩm.

- Phân bố trường nhiệt độ từ ảnh viễn thám.

- Dữ liệu từ các chuyến điều tra trước đây hoặc điều tra thử nghiệm.

b) Quá trình điều tra bắt gặp khu vực nào đó có mật độ cá tập trung cao, chúng ta có thể tiến hành quay lại và tiến hành điều tra ở khu vực đó với các đường dò mau hơn.

c) Tốc độ hàng hải tối ưu trung bình khoảng từ 8-12 hải lý/giờ.

7.4.3.4. Đánh lưới thu mẫu

a) Tần suất đánh lưới thu mẫu: được thực hiện vào cả ban ngày lẫn ban đêm để xác định các tín hiệu thu thập được từ máy thủy âm.

b) Đánh lưới thu mẫu:

- Khi đánh lưới, tốc độ kéo lưới là rất quan trọng và phải duy trì ở mức tối đa của tàu biển. Đối với loại lưới Thybron Type 2 tốc độ kéo lưới là 3,5 knot; thời gian kéo lưới là 1 giờ, đối với lưới trung tầng Arkraham (tốc độ kéo lưới là 3,5 knot; thời gian là 30-45 phút). 

- Lập kế hoạch điều tra: khoảng 20% thời gian dành cho đánh lưới, các mẻ lưới được thực hiện ít nhất là 30 hải lý/mẻ và mỗi ngày sẽ thực hiện khoảng 4-6 mẻ lưới.

- Các thông tin về mẻ lưới được ghi chép vào biểu ghi kết quả.

c) Thu mẫu ngư trường:

- Mẫu ngư trường (đánh lưới) thu thập được tương ứng với tín hiệu đàn cá thu thập được bằng máy thủy âm.

- Các số liệu về tần suất chiều dài và sinh học của một số loài thu thập được.

7.4.3.5. Phân tích dữ liệu

a) Phân tích số liệu thành phần loài.

b) Phân tích số liệu các echo-grams.

c) Tăng độ chính xác của các giá trị SA, các bản đồ âm phải được so sánh, đối chiếu hàng năm, cụ thể như sau:

- Thực hiện các chuyến điều tra vào một mùa nhất định mỗi năm.

- Chuẩn hóa tốc độ tàu và các giá trị cài đặt của thiết bị để thu được tín hiệu thống nhất.

- Các tín hiệu âm cần được phân tích bởi nhiều cán bộ, nhiều lần khác nhau để tham chiếu, so sánh và nâng cao kỹ năng phân tích các bản đồ âm.

- Hệ số phản hồi âm được sử dụng trong quá trình phân tích, đánh giá trữ lượng các chuyến điều tra thể hiện trong tương quan (20* log L). Các dữ liệu tích phân được phân tích cho từng loài, nhóm loài và khối lượng, chiều dài tương ứng được căn cứ theo phương trình tương quan sau :

TS = 20 log L - C dB

Trong đó: L là chiều dài toàn thân của cá (cm). TS của cá được thể hiện bằng đơn vị dB.

- Phương pháp đường đẳng trị.

- Phương pháp Nansen.

d) Xác định tần suất chiều dài đại diện cho vùng hoặc tiểu vùng.

đ) Ước tính trữ lượng.

7.4.3.6. Báo cáo kỹ thuật chuyến điều tra

a) Định dạng báo cáo.

b) Kỹ thuật vẽ bản đồ: việc trình bày và vẽ bản đồ phân bố trong quá trình xử lý số liệu được chuẩn hóa dựa vào các thông tin:

- Chất lượng số liệu của các chuyến điều tra.

- Phân tích và xử lý thông tin các chuyến điều tra.

- Phân bố của các quần thể đàn cá nổi nhỏ.

c) Các dạng bản đồ và biểu đồ: báo cáo chuyến điều tra tối thiểu các dạng bản đồ và biểu đồ sau:

- Sơ đồ các tuyến đường dò và các trạm thu mẫu.

- Phân bố của cá theo các loài, nhóm loài.

- Phân bố nhiệt độ nước tầng mặt.

- Phân bố nhiệt độ theo tầng thẳng đứng theo các mặt cắt.

d) Các bảng biểu: báo cáo chuyến điều tra tối thiểu các bảng sau:

- Ước tính trữ lượng theo loài, nhóm loài của các vùng biển.

- Bảng tổng hợp kết quả đánh lưới.

7.4.4. Quy định điều tra bằng lưới rê

7.4.4.1. Thiết kế trạm điều tra

a) Khu ô, mặt cắt: các ô vuông được phân chia có kích thước 60 hải lý x 60 hải lý, được giới hạn bởi các đường song song với kinh tuyến và vĩ tuyến. Các mặt cắt được thiết kế song song với đường vĩ tuyến với khoảng cách giữa các mặt cắt là 30 hải lý.

b) Thiết kế trạm điều tra: các trạm điều tra được thiết kế dọc theo các mặt cắt với khoảng cách giữa các trạm trên mặt cắt là 60 hải lý.

c) Trên thực tế số lượng mặt cắt và trạm điều tra phụ thuộc vào mục đích của chuyến điều tra và khả năng kinh phí của từng chương trình điều tra.

7.4.4.2. Đánh lưới thu mẫu

a) Chuẩn bị đánh lưới: trước khi đánh lưới thu mẫu, để đảm bảo an toàn một số yếu tố phải lưu ý như sau:

- Điều kiện thời tiết, sóng, gió, dòng chảy.

- Thiết bị, tàu thuyền.

b) Đánh lưới thu mẫu:

- Số mẻ lưới/trạm.

- Thời điểm thả/thu lưới: thời gian đánh lưới là ban đêm. Thả lưới vào lúc 16 giờ ngày hôm trước và thu lưới và lúc 4 giờ sáng hôm sau.

- Thời gian ngâm lưới: thời gian ngâm lưới được tính từ khi lưới được thả xong và bắt đầu hoạt động ổn định đến khi bắt đầu thu lưới. Trong từng điều kiện cụ thể, thời gian ngâm lưới kéo dài hoặc ngắn hơn, nhưng không ít hơn 8 tiếng.

7.4.4.3. Ghi chép thông tin mẻ lưới

7.4.4.4. Thu mẫu ngư trường

a) Toàn bộ sản lượng đánh bắt được từ mẻ lưới được phân tích đến loài hoặc nhóm loài. Trong trường hợp không thể xác định được loài hoặc nhóm loài thì cán bộ thu mẫu phải lấy mẫu, chụp ảnh và mô tả những đặc điểm cơ bản của loài. Việc xác định loài được tiếp tục thực hiện trong phòng thí nghiệm để xác định chính xác loài hoặc giống của mẫu vật.

b) Cá và các loài hải sản ngoài cá bị bắt bởi không được kéo lên tàu cùng lúc mà rời rạc theo thời gian thu lưới. Do đó, việc lấy mẫu phụ để phân tích là không khả thi. Để giảm thiểu sai số của kết quả điều tra thì toàn bộ sản lượng đánh bắt phải được phân tích.

7.4.4.5. Thu mẫu sinh học

a) Thu mẫu: mẫu đo chiều dài và phân tích sinh học của các loài là đối tượng nghiên cứu được lấy ngẫu nhiên từ mẫu sản lượng đánh bắt. Sản lượng đánh bắt của loài ít thì tiến hành phân tích toàn bộ. Sản lượng đánh bắt lớn không thể phân tích hết thì phải lấy mẫu phụ để phân tích, số lượng cá thể phân tích tối thiểu của mỗi loài là 50 cá thể. Việc lấy mẫu phụ phải đảm bảo tính ngẫu nhiên và đại diện.

b) Phân tích mẫu tần suất chiều dài: các mẫu được đo chiều dài và phân ra thành các nhóm chiều dài, với khoảng cách giữa các nhóm chiều dài là 1 cm.

c) Phân tích mẫu sinh học: mẫu phân tích sinh học các loài được phân tích bao gồm các thông số cơ bản như: chiều dài, khối lượng, độ chín muồi tuyến sinh dục, độ no dạ dày của từng cá thể theo thang bậc của Nikolski (1963). Các thông số sinh học khác được tiến hành (mẫu dạ dày, mẫu trứng) theo mục đích cụ thể của mỗi chuyến điều tra.

d) Tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể (không gian làm việc trên tàu, thời tiết, ...) việc phân tích mẫu tần suất chiều dài và sinh học được tiến hành ngay tại hiện trường hoặc được bảo quản và chuyển về phòng thí nghiệm để phân tích. Kết quả phân tích tần suất chiều dài và sinh học được ghi chép đầy đủ vào biểu mẫu phân tích.

7.4.4.6. Phân tích số liệu điều tra

a) Chỉnh lý và nhập số liệu:

- Tên loài: tên loài được chỉnh lý theo hệ thống phân loại của FAO để cập nhật các tên loài chính xác và thống nhất.

- Chỉnh lý các thông tin khác.

- Nhập dữ liệu vào cơ sở dữ liệu.

b) Phân tích số liệu:

- Thành phần loài.

- Thành phần sản lượng.

- Năng suất khai thác; Năng suất khai thác được tính bằng sản lượng của mẻ lưới trên 1 km lưới. Năng suất khai thác trung bình được tính theo phương pháp thống kê mô tả.

7.4.4.7. Báo cáo kỹ thuật chuyến điều tra

a) Định dạng báo cáo.

b) Các dạng bản đồ và biểu đồ: báo cáo chuyến điều tra tối thiểu cần có các dạng bản đồ và biểu đồ sau:

- Sơ đồ các trạm thu mẫu.

- Bản đồ phân bố năng suất khai thác theo các loài, nhóm loài.

- Phân bố nhiệt độ nước tầng mặt.

- Phân bố nhiệt độ theo tầng thẳng đứng theo các mặt cắt.

c) Các bảng biểu: báo cáo chuyến điều tra tối thiểu cần có các bảng sau:

- Ước tính năng suất khai thác theo loài, nhóm loài của các vùng biển.

- Bảng tổng hợp kết quả đánh lưới.

7.4.5. Quy định điều tra bằng câu vàng

7.4.5.1. Thiết kế trạm điều tra

a) Khu ô, mặt cắt: các ô vuông được phân chia có kích thước 60 hải lý x 60 hải lý, được giới hạn bởi các đường song song với kinh tuyến và vĩ tuyến. Các mặt cắt được thiết kế song song với đường vĩ tuyến với khoảng cách giữa các mặt cắt là 30 hải lý.

b) Thiết kế trạm điều tra: các trạm điều tra được thiết kế dọc theo các mặt cắt với khoảng cách giữa các trạm trên mặt cắt là 60 hải lý.

c) Số lượng mặt cắt và trạm điều tra sẽ phụ thuộc vào mục đích của chuyến điều tra và khả năng kinh phí của từng chương trình điều tra.

7.4.5.2. Thả câu thu mẫu

a) Chuẩn bị thả câu: trước khi thả câu thu mẫu, để đảm bảo an toàn một số yếu tố phải lưu ý như sau:

- Điều kiện thời tiết, sóng, gió, dòng chảy.

- Thiết bị, tàu thuyền.

- Đối với các chuyến điều tra bằng câu vàng đáy, phải kiểm tra nền đáy (chất đáy, độ dốc, hướng địa hình đáy).

b) Thả câu:

- Số mẻ/trạm: tại mỗi trạm điều tra phải tiến hành đánh 1 mẻ câu. Tuy nhiên, tuỳ thuộc vào mục đích nghiên cứu mà có thể quyết định đánh nhắc lại.

- Thời điểm thả/thu câu: thời gian thả câu là ban đêm. Thả câu vào lúc 16 giờ ngày hôm trước và thu vào lúc 4 giờ sáng hôm sau.

- Thời gian ngâm câu: tính từ khi thả xong đến khi bắt đầu thu câu. Tùy điều kiện cụ thể, thời gian ngâm câu có thể dài hoặc ngắn hơn, nhưng không ít hơn 8 tiếng.

7.4.5.3. Ghi chép thông tin mẻ câu

7.4.5.4. Thu mẫu ngư trường

Toàn bộ sản lượng đánh bắt được từ mẻ câu được phân tích đến loài hoặc nhóm loài. Trong trường hợp không thể xác định được loài hoặc nhóm loài thì phải lấy mẫu, chụp ảnh và mô tả những đặc điểm cơ bản của loài. Việc xác định loài được tiếp tục thực hiện trong phòng thí nghiệm để xác định chính xác loài hoặc giống của mẫu vật.

7.4.5.5. Thu mẫu sinh học

a) Thu mẫu: mẫu đo chiều dài và phân tích sinh học của các loài là đối tượng nghiên cứu được lấy ngẫu nhiên từ mẫu sản lượng đánh bắt. Việc lấy mẫu phụ phải đảm bảo tính ngẫu nhiên.

b) Phân tích mẫu tần suất chiều dài: các mẫu được đo chiều dài và phân ra thành các nhóm chiều dài, với khoảng cách giữa các nhóm chiều dài là 1 cm.

c) Phân tích mẫu sinh học: mẫu phân tích sinh học các loài được phân tích bao gồm các thông số cơ bản như: chiều dài, khối lượng, độ chín muồi tuyến sinh dục, độ no dạ dày của từng cá thể theo thang bậc của Nikolski (1963). Các thông số sinh học khác có thể được tiến hành (mẫu dạ dày, mẫu trứng) theo mục đích cụ thể của mỗi chuyến điều tra.

7.4.5.6. Phân tích số liệu điều tra

a) Chỉnh lý và nhập số liệu:

- Tên loài: tên loài được chỉnh lý theo hệ thống phân loại của FAO để cập nhật các tên loài chính xác và thống nhất.

- Chỉnh lý các thông tin khác.

- Nhập dữ liệu vào cơ sở dữ liệu.

b) Phân tích số liệu:

- Thành phần loài.

- Thành phần sản lượng.

- Năng suất khai thác: năng suất khai thác được tính bằng sản lượng của mẻ câu trên 100 lưỡi câu. Năng suất khai thác trung bình được tính theo phương pháp thống kê mô tả.

7.4.5.7. Báo cáo kỹ thuật chuyến điều tra

a) Định dạng báo cáo.

b) Các dạng bản đồ và biểu đồ: báo cáo chuyến điều tra tối thiểu cần có các dạng bản đồ và biểu đồ sau:

- Sơ đồ các trạm thu mẫu.

- Bản đồ phân bố năng suất khai thác theo các loài, nhóm loài.

- Phân bố nhiệt độ nước tầng mặt.

- Phân bố nhiệt độ theo tầng thẳng đứng theo các mặt cắt.

c) Các bảng biểu: báo cáo chuyến điều tra cần có tối thiểu các bảng sau:

- Ước tính năng suất khai thác theo loài, nhóm loài của các vùng biển.

- Bảng tổng hợp kết quả điều tra.

7.4.6. Quy định điều tra bằng lồng bẫy

7.4.6.1. Thiết kế trạm điều tra

a) Khu ô, mặt cắt: các ô vuông được phân chia có kích thước 60 hải lý x 60 hải lý, được giới hạn bởi các đường song song với kinh tuyến và vĩ tuyến. Các mặt cắt được thiết kế song song với đường vĩ tuyến với khoảng cách giữa các mặt cắt là 30 hải lý.

b) Thiết kế trạm điều tra: các trạm điều tra được thiết kế dọc theo các mặt cắt với khoảng cách giữa các trạm trên mặt cắt là 60 hải lý.

c) Tuy nhiên, số lượng mặt cắt và trạm điều tra phụ thuộc vào mục đích của chuyến điều tra và khả năng kinh phí của từng chương trình điều tra.

7.4.6.2. Thả lồng bẫy thu mẫu

a) Chuẩn bị thả câu: trước khi thả câu thu mẫu, để đảm bảo an toàn một số yếu tố phải lưu ý như sau:

- Điều kiện thời tiết, sóng, gió, dòng chảy.

- Thiết bị, tàu thuyền.

b) Thả lồng bẫy:

- Số mẻ/trạm: tại mỗi trạm điều tra phải tiến hành đánh 1 mẻ. Tuy nhiên, tuỳ thuộc vào mục đích nghiên cứu mà có thể thả lồng bẫy nhắc lại.

- Thời điểm thả/thu câu: thời gian thả lồng bẫy là ban đêm. Thả vào lúc 16 giờ ngày hôm trước và thu vào lúc 4 giờ sáng hôm sau.

- Thời gian ngâm: tính từ khi thả xong đến khi bắt đầu thu. Tùy điều kiện cụ thể, thời gian ngâm có thể dài hoặc ngắn hơn, nhưng không ít hơn 8 tiếng.

7.4.6.3. Ghi chép thông tin mẻ

7.4.6.4. Thu mẫu ngư trường

Toàn bộ sản lượng đánh bắt được phân tích đến loài hoặc nhóm loài. Trong trường hợp không thể xác định được loài hoặc nhóm loài thì phải lấy mẫu, chụp ảnh và mô tả những đặc điểm cơ bản của loài. Việc xác định loài được tiếp tục thực hiện trong phòng thí nghiệm để xác định chính xác loài hoặc giống của mẫu vật.

7.4.6.5. Thu mẫu sinh học

a) Thu mẫu: mẫu đo chiều dài và phân tích sinh học của các loài là đối tượng nghiên cứu được lấy ngẫu nhiên từ mẫu sản lượng đánh bắt. Việc lấy mẫu phụ phải đảm bảo tính ngẫu nhiên và đại diện.

b) Phân tích mẫu tần suất chiều dài: các mẫu được đo chiều dài và phân ra thành các nhóm chiều dài, với khoảng cách giữa các nhóm chiều dài là 1 cm.

c) Phân tích mẫu sinh học: mẫu phân tích sinh học các loài được phân tích bao gồm các thông số cơ bản như: chiều dài, khối lượng, độ chín muồi tuyến sinh dục, độ no dạ dày của từng cá thể theo thang bậc của Nikolski (1963). Các thông số sinh học khác có thể được tiến hành (mẫu dạ dày, mẫu trứng) theo mục đích cụ thể của mỗi chuyến điều tra.

7.4.6.6. Phân tích số liệu điều tra

a) Chỉnh lý và nhập số liệu:

- Tên loài: tên loài được chỉnh lý theo hệ thống phân loại của FAO để cập nhật các tên loài chính xác và thống nhất.

- Chỉnh lý các thông tin khác.

- Nhập dữ liệu vào cơ sở dữ liệu.

b) Phân tích số liệu:

- Thành phần loài: thống kê số lượng họ, giống, loài của từng trạm nghiên cứu và của vùng biển nghiên cứu.

- Thành phần sản lượng: phân tích thành phần sản lượng của từng trạm nghiên cứu và của vùng biển nghiên cứu.

- Năng suất khai thác: năng suất khai thác được tính bằng sản lượng của mẻ trên 1 lồng bẫy. Năng suất khai thác trung bình được tính theo phương pháp thống kê mô tả.

7.4.6.7. Báo cáo kỹ thuật chuyến điều tra

a) Định dạng báo cáo.

b) Các dạng bản đồ và biểu đồ: báo cáo chuyến điều tra tối thiểu các dạng bản đồ và biểu đồ sau:

- Sơ đồ các trạm thu mẫu.

- Bản đồ phân bố năng suất khai thác theo các loài, nhóm loài.

- Phân bố nhiệt độ nước tầng mặt.

- Phân bố nhiệt độ theo tầng thẳng đứng theo các mặt cắt.

c) Các bảng biểu: báo cáo chuyến điều tra tối thiểu các bảng sau:

- Ước tính năng suất khai thác theo loài, nhóm loài của các vùng biển.

- Bảng tổng hợp kết quả điều tra.



Chương III

XỬ LÝ SỰ CỐ VÀ CÁC QUY ĐỊNH AN TOÀN LAO ĐỘNG
1. Xử lý sự cố

1.1. Quá trình khảo sát điều tra tài nguyên và môi trường biển bằng tàu biển đang ở ngoài khơi khi gặp giông bão, sóng to, gió lớn không đảm bảo an toàn cho tàu, người và thiết bị, máy thì tàu phải tìm nơi neo đậu an toàn.

1.2. Quá trình khảo sát điều tra trên biển, các thiết bị, máy gặp sự cố về kỹ thuật phải được khắc phục sửa chữa ngay, nếu không khắc phục được ngay trên biển thì phải có máy dự phòng thay thế kịp thời. Thiết bị hỏng được đưa vào bờ kiểm tra, sửa chữa để đảm bảo chất lượng số liệu và tiến độ công việc.

1.3. Khi trạm phao độc lập bị rê neo, đứt phao và bị trôi phải thả xuồng công tác ra trạm phao hoặc tàu biển lập phương án tổ chức kéo neo tàu để vớt và thu lại máy đo. Nếu điều kiện cho phép thực hiện tiếp công việc thả trạm phao hoặc cho tàu rời vị trí để đo các trạm khác.

1.4. Khi bị tai nạn lao động trên biển hoặc trên tàu phải tiến hành sơ cứu kịp thời và tìm biện pháp chuyển nạn nhân lên bờ càng sớm càng tốt.

2. Các quy định an toàn lao động

2.1. Trước khi tham gia khảo sát điều tra trên tàu biển các điều tra viên, cán bộ kỹ thuật và các công nhân phải tiến hành học lớp an toàn lao động.

2.2. Quy định về sử dụng máy, trang thiết bị, bảo đảm an toàn và đúng quy định, quy trình kỹ thuật.

2.3. Quy định về thái độ, tác phong lao động: không sử dụng rượu, bia, thuốc lá và các chất kích thích khác trong khi làm việc.

Chương IV

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
1. Tổng cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam chịu trách nhiệm hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện Thông tư này.

2. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Tài nguyên và Môi trường để nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.





Каталог: uploads -> Laws -> files
files -> BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜng
files -> TỈnh lạng sơn số: 89 /QĐ-ubnd cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
files -> THỦ TƯỚng chính phủ Số: 152/2008/QĐ-ttg CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> Hỗ trợ cải cách chế độ công vụ, công chức Việt Nam
files -> BỘ XÂy dựng số: 1066/bxd-ktxd cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
files -> Ubnd tỉnh cao bằng sở TÀi nguyên và MÔi trưỜNG
files -> Số: 112/2004/NĐ-cp cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
files -> Ubnd tỉnh cao bằNG
files -> Hướng dẫn số 1156/hd-tlđ về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản của tổ chức Công đoàn
files -> UỶ ban nhân dân huyện bảo lâM

tải về 491.83 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương