BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜng số: 22/2010/tt-btnmt cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc



tải về 491.83 Kb.
trang3/4
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích491.83 Kb.
#19275
1   2   3   4

Mục 4. MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ

1. Nguyên tắc chung

a) Quy định các yêu cầu kỹ thuật của công tác khảo sát và lấy mẫu các yếu tố môi trường không khí biển được thực hiện theo Bảng 1 và Hình 1 Thông tư này;

b) Số liệu đo đạc và phân tích phải phản ánh được đặc trưng của các yếu tố môi trường không khí, có thể xác định được nguồn, mức độ ô nhiễm, tiềm năng và biến động của môi trường không khí tại khu vực nghiên cứu, vùng biển hoặc những khu vực có sự khai thác tài nguyên thiên nhiên của con người.

2. Công tác chuẩn bị

2.1. Đối với mẫu SO2, NOx, CO, O3, CO2, và hơi muối NaCl

a) Xác định vị trí, thu thập tài liệu, tư liệu vùng khảo sát.

b) Xây dựng đề cương khảo sát chi tiết môi trường khí quyển biển.

c) Chuẩn bị máy, thiết bị, các dụng cụ, vật tư, hóa chất, dung dịch,.....

d) Tẩy rửa dụng cụ thủy tinh: chai lọ, ống nghiệm, pipet, buret, bình định mức theo quy định.

đ) Pha chế dung dịch hóa chất, hãm giữ mẫu tương ứng theo các tiêu chuẩn: TCVN 5971-1995, TCVN 6137:1996, 52 TCN 352-89/BYT, phương pháp Kali Iodua NBIK, TCN 353-89/BYT, TCVN 6194:1996.

e) Kiểm chuẩn máy, thiết bị.

g) Lắp đặt, cố định, gá chặt máy, thiết bị trên tàu biển.

h) Tiến hành diễn tập các thao tác khảo sát, đo đạc, quan trắc, lấy mẫu.

2.2. Đối với mẫu TSP (bụi tổng số), PM10

a) Xác định vị trí, thu thập tài liệu, tư liệu vùng khảo sát, nguồn và hướng gây ô nhiễm TSP, PM10.

b) Xây dựng đề cương khảo sát chi tiết môi trường khí quyển biển.

c) Chuẩn bị thiết bị lấy mẫu High Volume SIBATA, filt lọc thủy tinh TSP, PM10, exsiccator, silicagen và các thiết bị hỗ trợ khác.

d) Dùng cân phân tích xác định M1 filt TSP, PM10 theo tiêu chuẩn TCVN 5067-1995.

đ) Kiểm chuẩn lưu lượng kế.

e) Lắp đặt, cố định, gá chặt máy hút khí trên tàu biển.

g) Tiến hành diễn tập các thao tác khảo sát, quan trắc, lấy mẫu.

3. Khảo sát, quan trắc và lấy mẫu tại hiện trường

3.1. Đối với mẫu: SO2, NOx, CO, O3, CO2, và hơi muối NaCl.

a) Chuẩn bị sẵn sàng các phương tiện công tác.

b) Quan sát, đánh giá sơ bộ tình hình thời tiết.

c) Bơm dung dịch hấp thụ, hãm giữ mẫu đã chuẩn bị theo các tiêu chuẩn vào các ống tương ứng và gắn vào vị trí lấy mẫu khí, hơi NaCl. Điều chỉnh bộ định chế thời gian cho thiết bị HS-7. Kiểm tra Rotamet, điều chỉnh thông lượng đến giá trị thích hợp.

d) Ghi tọa độ vị trí, thời gian obs quan trắc.

đ) Mô tả tỉ mỉ bằng lời và sơ đồ, hình vẽ địa điểm quan trắc. Đặt tên, đánh dấu vị trí trên bản đồ, biến trình vận tốc tàu.

e) Ghi biểu quan trắc, đánh giá ảnh hưởng các nguồn ô nhiễm, số liệu khí tượng, các tình huống bất thường xảy ra.

g) Chụp ảnh, đánh dấu đặc trưng.

h) Thu mẫu, súc rửa ống hấp thụ, đánh hiệu mẫu, khớp biểu quan trắc.

i) Đóng gói, hãm mẫu, đưa mẫu vào bảo quản ở chế độ đã quy định:

- Mẫu SO2, NOx, O3, CO, CO2 bảo quản bằng tủ bảo ôn nhiệt;

- Mẫu hơi NaCl bảo quản bằng Chloroform siêu tinh khiết.

k) Vệ sinh, bảo dưỡng máy móc thiết bị.

l) Nhận xét vào sổ ca, báo cáo tình hình obs đo, bàn giao ca sau, bàn cách khắc phục sự cố (nếu có).

m) Tháo dỡ, giặt, tẩy, sấy, phơi trang bị, dụng cụ sau đợt khảo sát.

3.2. Đối với mẫu: TSP, PM10

a) Chuẩn bị sẵn sàng các phương tiện công tác.

b) Quan sát, đánh giá sơ bộ tình hình thời tiết.

c) Gắn chặt máy hút khí vào vị trí tương thích với điểm đo mới.

d) Lắp khít filters TSP, PM10 vào các họng lấy mẫu tương ứng. Kiểm tra Rotamet, điều chỉnh thông lượng đến giá trị thích hợp.

đ) Ghi tọa độ vị trí, thời gian đầu - cuối obs quan trắc.

e) Cứ 3 phút ghi giá trị lưu lượng 1 lần với mẫu 1 giờ đối với không khí ven bờ biển).

g) Cứ 1 giờ ghi giá trị lưu lượng 1 lần với mẫu 24 giờ đối với khu vực ngoài khơi xa chỉ lấy loại mẫu này).

h) Mô tả tỉ mỉ bằng lời và sơ đồ, hình vẽ địa điểm, hành trình quan trắc, đặt tên, đánh dấu vị trí trên bản đồ, biến trình vận tốc tàu.

i) Ghi biểu quan trắc, đánh giá ảnh hưởng các nguồn ô nhiễm, số liệu khí tượng, các tình huống bất thường xảy ra trong obs đo.

k) Chụp ảnh, đánh dấu đặc trưng.

l) Tiến hành lấy mẫu TSP, PM10 tối thiểu 1 giờ đối với không khí ven bờ chịu ảnh hưởng của đất liền hoặc vùng biển có nhiều ô nhiễm.

m) Tiến hành lấy mẫu TSP, PM10 24 giờ đối với không khí xa bờ.

n) Thu mẫu, đánh hiệu mẫu, khớp biểu quan trắc, đóng gói, đưa mẫu vào bảo quản ở chế độ TCVN 5067-1995 đã quy định.

o) Vệ sinh, bảo dưỡng máy móc thiết bị.

p) Nhận xét vào sổ ca, báo cáo tình hình obs đo, bàn giao ca sau, bàn cách khắc phục sự cố (nếu có).

q) Tháo dỡ, giặt, tẩy, sấy, phơi trang bị, dụng cụ sau chuyến khảo sát.

4. Trạm và thời gian tiến hành quan trắc

a) Vị trí quan trắc phải đặt ở nơi cao nhất của tàu, không bị che chắn và gây ô nhiễm. Lấy mẫu ở nơi đón gió, vị trí cùng với khu vực quan trắc của trạm khí tượng.

b) Lấy mẫu môi trường không khí được áp dụng theo Bảng 1 Thông tư này, theo nhu cầu hoặc lấy vào thời điểm có điều kiện thời tiết cho phép, trong quá trình tàu di chuyển hoặc khi khảo sát ở những vùng có dấu hiệu nguồn ô nhiễm và bất thường xảy ra.

c) Trong quá trình thực hiện công tác lấy mẫu các yếu tố môi trường không khí trên biển đặc biệt là ngoài khơi, thời gian để lấy được một mẫu dài hơn trong vùng ven bờ và đất liền. Việc lấy mẫu được thực hiện trong thời gian tàu hành trình và tại trạm khảo sát (mẫu bụi).

d) Thời gian tối đa cho phép các mẫu được bảo quản đúng quy cách chỉ trong vòng từ 3 đến 7 ngày hoặc 1 tháng tùy thuộc vào yêu cầu đối với từng mẫu. Phải có phương án để chuyển mẫu về phân tích ngay hoặc trang bị phòng thí nghiệm phân tích tại chỗ.

5. Công tác phân tích và xử lý số liệu

a) Kiểm mẫu, lập biên bản giao - nhận mẫu cho phòng thí nghiệm. Giao - nhận kết quả phân tích với phòng thí nghiệm.

b) Rà soát, khớp mẫu, tổng hợp tình hình, biểu mẫu, số liệu khảo sát.

c) Tính toán, quy chuẩn, chỉnh lý số liệu.

d) Xây dựng biến trình các yếu tố khảo sát theo thời gian và không gian.

đ) Nhận xét, đánh giá, lý giải biến động các yếu tố TSP (bụi lơ lửng), PM10, CO, CO2, NO2, SO2, O3 và hơi muối NaCl trong chuyến khảo sát.

e) Lập báo cáo, in ấn.

g) Bảo vệ kết quả, nghiệm thu.

6. Nghiệm thu và sản phẩm giao nộp

6.1. Nghiệm thu:

a) Kiểm tra khối lượng công việc thực hiện, thẩm định và đánh giá chất lượng các kết quả đạt được của chuyến khảo sát.

b) Đánh giá bộ số liệu thu thập được, xác định các đặc trưng và lý giải các biến động của các yếu tố môi trường không khí trên vùng biển nghiên cứu, các tác động của chúng đối với các yếu tố môi trường khác.

c) Tổ chức báo cáo kết quả, tổng kết và rút kinh nghiệm cho các đợt khảo sát tiếp theo.

6.2. Sản phẩm giao nộp:

a) Tập số liệu gốc và số liệu đã được xử lý.

b) Báo cáo tổng kết, đánh giá và nhận xét sơ bộ các kết quả thu được trong chuyến khảo sát.

c) Kiến nghị và đề xuất về công tác khảo sát điều tra môi trường không khí trên biển trong giai đoạn tiếp theo, xác định các điểm khảo sát, nội dung các yếu tố bổ sung và tần suất đo đạc đáp ứng được yêu cầu của nhiệm vụ đề ra.

Mục 5. ĐỊA CHẤT BIỂN

1. Nguyên tắc chung

a) Quy định các yêu cầu kỹ thuật của công tác lấy mẫu địa chất biển tại thực địa được thực hiện theo Bảng 1 và Hình 1 Thông tư này bằng các thiết bị: ống phóng trọng lực, ống phóng piston, ống phóng rung và cuốc đại dương.

b) Mẫu được bảo quản và phân tích tại phòng thí nghiệm.

2. Nội dung của công tác địa chất

2.1. Văn phòng trước thực địa

2.1.1. Viết và thông qua đề cương chuyên đề

a) Thu thập tài liệu đã công bố và lưu trữ.

b) Chuẩn bị các loại hải đồ tỷ lệ 1:500.0000, 1:200.000, 1:50.000, lịch thủy triều.

c) Các bản đồ, báo cáo địa chất và khoáng sản vùng biển khảo sát có lưu trữ và các tài liệu thuộc đáy biển.

d) Tham khảo các tài liệu nước ngoài về các chuyên đề liên quan.

2.1.2. Công tác chuẩn bị thực địa

a) Mua sắm và bảo dưỡng các máy móc thiết bị phục vụ khảo sát.

b) Vận hành và thao tác thử các công cụ lấy mẫu như cuốc đại dương, ống phóng trọng lực,… và các phương tiện phục vụ lấy mẫu như cẩu, tời.

c) Dự trù và mua sắm các vật tư phục vụ cho việc lấy mẫu và đo đạc.

d) Đóng gói các vật tư đưa lên tàu thuyền.

đ) Tổ chức lớp an toàn lao động cho những người đi khảo sát.

2.2. Công tác thi công thực địa

Công tác khảo sát thực địa của địa chất biển tiến hành vào thời gian có thời tiết biển thuận lợi (từ tháng 4 đến tháng 7, riêng đối với vùng biển Tây Nam là từ tháng 2 đến tháng 6) và sử dụng các phương pháp lấy mẫu bằng cuốc đại dương, ống phóng trọng lực, ống phóng piston, ống phóng rung và thiết bị lấy mẫu nguyên dạng…

2.2.1. Nội dung công việc:

a) Thu thập thông tin thời tiết, thủy triều, kiểm tra các máy móc và thiết bị khảo sát.

b) Tiến hành lắp đặt các thiết bị đo đạc.

c) Kiểm tra hoạt động của máy và tiến hành thử nghiệm.

d) Di chuyển tầu đến vị trí khảo sát và tiến hành thả các thiết bị lấy mẫu địa chất và các thiết bị lấy mẫu chuyên đề khác.

đ) Tiến hành lấy mẫu, mô tả mẫu và ghi nhật ký chuyên đề. Kết thúc lấy mẫu của 1 trạm khảo sát thực hiện việc tháo, lắp, lau rửa các thiết bị để chuẩn bị cho trạm khảo sát tiếp theo.

2.2.2. Quy trình lấy mẫu cụ thể của từng loại thiết bị.

a) Lấy mẫu địa chất bằng cuốc đại dương to (120kg)

- Kiểm tra cáp tời, cẩu, cáp cuốc, xiết lại các ốc hãm, kiểm tra khóa chốt an toàn trước khi thả thiết bị xuống lấy mẫu;

- Khi tàu đến điểm khảo sát và dừng ổn định, tiến hành thả cuốc. Nâng thiết bị bằng cẩu thủy lực (cẩu có sức nâng > 1 tấn), đưa từ từ ra khỏi mặt boong để thả. Dây cáp khi thả phải luôn ở phương thẳng đứng;

- Khi cuốc chạm đáy (cáp trùng), kéo lên từ từ, không để rối cáp, đảm bảo lượng mẫu lấy;

- Khi kéo cuốc lên khỏi mặt biển, đưa vào mặt boong tàu để lấy mẫu, mô tả mẫu. Trường hợp chưa đủ khối lượng mẫu thì tiến hành thả cuốc đến khi lấy đủ mẫu;

- Khi lấy đủ mẫu, cho tàu di chuyển đến vị trí khảo sát tiếp theo và tiến hành tháo lắp, lau rửa thiết bị chuẩn bị cho trạm khảo sát tiếp theo;

- Ghi nhật ký chuyên đề, mô tả mẫu kết thúc một trạm khảo sát.

b) Lấy mẫu địa chất bằng ống phóng trọng lực (Gravity Core)

- Lắp ống phóng (lắp ống mẫu, đầu cắt, hoom), kiểm tra cáp tời, cẩu, xiết lại các ốc hãm, kiểm tra khóa chốt an toàn trước khi thả thiết bị xuống lấy mẫu;

- Khi tàu dừng ổn định, tiến hành thả thiết bị. Nâng thiết bị bằng cẩu thủy lực (cẩu có sức nâng > 1 tấn), đưa từ từ ra khỏi mặt boong, tiến hành thả. Dây cáp khi thả phải luôn ở phương thẳng đứng;

- Thả thiết bị 2 - 4 lần để lấy mẫu mô tả và mẫu lưu;

- Đối với mẫu để mô tả, phải cắt dọc mẫu; đối với mẫu lưu phải bọc mẫu cẩn thận bằng ống nhựa, nilon để vào khay mẫu;

- Mô tả mẫu, vẽ thiết đồ ống phóng;

- Tháo, lắp, lau rửa phóng chuẩn bị cho trạm khảo sát tiếp theo.

c) Lấy mẫu địa chất bằng ống phóng piston (Piston Core)

- Lắp ống phóng (lắp ống mẫu, đầu cắt, hoom), lắp bộ phận piston, kiểm tra cáp tời, cẩu, xiết lại các ốc hãm, kiểm tra khóa chốt an toàn trước khi thả thiết bị xuống lấy mẫu;

- Khi tàu dừng ổn định, tiến hành thả thiết bị. Nâng thiết bị bằng cẩu thủy lực (cẩu có sức nâng > 1 tấn), đưa từ từ ra khỏi mặt boong, tiến hành thả. Dây cáp khi thả phải luôn ở phương thẳng đứng;

- Thả thiết bị 2 - 4 lần để lấy mẫu mô tả và mẫu lưu;

- Đối với mẫu để mô tả phải cắt dọc mẫu; đối với mẫu lưu phải bọc hai đầu ống mẫu cẩn thận bằng ống nhựa, nilon để vào khay mẫu;

- Mô tả mẫu, vẽ thiết đồ ống phóng;

- Tháo, lắp, lau rửa phóng, piston chuẩn bị cho trạm khảo sát tiếp theo.

d) Lấy mẫu địa chất bằng ống phóng rung (Vibro core)

- Lắp ống phóng (lắp ống mẫu, đầu cắt, hoom), kiểm tra bộ phận tạo rung, dây điện (dây dẫn khí) của bộ phận tạo rung, kiểm tra cáp tời, cẩu, xiết lại các ốc hãm, kiểm tra khóa chốt an toàn trước khi thả thiết bị xuống lấy mẫu;

- Khi tàu dừng ổn định, tiến hành thả thiết bị. Nâng thiết bị bằng cẩu thủy lực (cẩu có sức nâng > 3 tấn), đưa từ từ ra khỏi mặt boong, tiến hành thả. Dây cáp khi thả phải luôn ở phương thẳng đứng;

- Trong quá trình thiết bị đi xuống phải luôn quan sát camera lắp ở phóng và chú ý điều chỉnh dây dẫn của bộ phận tạo rung;

- Thả thiết bị 2 - 3 lần để lấy mẫu mô tả và mẫu lưu;

- Đối với mẫu để mô tả phải cắt dọc mẫu, đối với mẫu lưu phải bọc hai đầu ống mẫu cẩn thận bằng ống nhựa, nilon để vào khay mẫu;

- Mô tả mẫu, vẽ thiết đồ ống phóng;

- Tháo, lắp, lau rửa phóng và các bộ phận khác chuẩn bị cho trạm khảo sát tiếp theo.

2.3. Công tác tháo lắp thiết bị trên tàu

a) Chuẩn bị các vật liệu, dụng cụ phục vụ cho việc lắp ráp - tháo dỡ các thiết bị lấy mẫu địa chất trên tàu khảo sát.

b) Kiểm tra, sắp xếp lại các thiết bị, dụng cụ linh kiện đã đưa xuống tàu.

c) Bố trí lắp tời, cẩu phù hợp, tạo thuận lợi cho việc nâng, thả thiết bị lấy mẫu, lắp cáp cuốc, cáp phóng.

d) Lắp máy phát điện phục vụ cho tời, cẩu kéo, thả thiết bị.

đ) Vị trí lấy mẫu thường được lắp đặt tại đuôi tàu (chân vịt), nơi thực hiện không bị ảnh hưởng của thân tàu.

2.4. Công tác văn phòng thực địa

2.4.1. Nội dung công việc:

a) Thực hiện liên lạc, báo cáo tình hình khảo sát của tàu về cơ quan chủ quản. Khắc phục các sự cố thiết bị trong đợt khảo sát trên biển. Nắm bắt tình hình thời tiết để có kế hoạch cho đợt khảo sát tiếp theo. Bổ sung vật tư, lương thực thực phẩm.

b) Chỉnh lý nhật ký chuyên đề, sổ mẫu; kiểm tra mẫu, bảo quản mẫu.

c) Xem xét các trạm sẽ khảo sát trong đợt tiếp theo, đúc rút kinh nghiệm để hoàn thành khối lượng, chất lượng công việc được tốt hơn.

d) Tra dầu, mỡ bảo dưỡng cáp tời, cáp cẩu,…, bảo dưỡng các thiết bị lấy mẫu như cuốc, phóng trọng lực, phóng piston,….

2.4.2. Văn phòng tổng kết, vẽ các bản đồ, lập các báo cáo thông tin về kết quả khảo sát, nghiên cứu đo vẽ:

a) Gia công, chọn mẫu, lập phiếu và gửi mẫu phân tích.

b) Chỉnh sửa hoàn thiện tài liệu thực địa, lập báo cáo thực địa, sơ đồ tài liệu thực tế, sơ đồ lấy mẫu thực tế….

c) Phân tích các băng đo sâu, địa chấn nông độ phân giải cao, sơ đồ từ phục vụ cho chuyên đề.

d) Tiếp nhận kết quả phân tích mẫu địa chất, kiểm tra mức độ chính xác của các kết quả đó và nhập vào cơ sở dữ liệu.

đ) Tiếp nhận sơ đồ địa hình, bản đồ nền lập sơ đồ chuyên đề địa chất.

e) Lập báo cáo thông tin chuyên đề và tổ chức nghiệm thu.

3. Nghiệm thu, giao nộp sản phẩm

3.1. Nghiệm thu:

a) Công tác nghiệm thu thực địa được tiến hành sau khi kết thúc thực địa không quá 20 ngày.

b) Sau khi nghiệm thu thực địa nếu thấy cần thiết phải tổ chức thực địa bổ sung hoặc kiểm tra các kết quả mới phát hiện.

c) Kiểm tra khối lượng công việc thực hiện, thẩm định và đánh giá chất lượng các kết quả đạt được của chuyến khảo sát.

d) Đánh giá bộ số liệu thu thập được, so sánh và đối chiếu kết quả sơ bộ và các kết quả tổng hợp khác trong quá trình nghiên cứu, các tác động của chúng đối với các yếu tố môi trường khác.

e) Tổ chức báo cáo kết quả, tổng kết và rút kinh nghiệm cho các đợt khảo sát tiếp theo.

3.2. Sản phẩm giao nộp:

a) Mẫu địa chất được bảo quản và lưu giữ theo quy định.

b) Các kết quả phân tích mẫu.

c) Báo cáo thực địa, sơ đồ tuyến lấy mẫu thực tế.

d) Báo cáo tổng kết, đánh giá và nhận xét sơ bộ các kết quả thu được trong chuyến khảo sát.

đ) Kiến nghị và đề xuất công tác đo đạc địa chất biển trong giai đoạn tiếp theo, xác định các điểm bổ sung lấy mẫu để đáp ứng được yêu cầu của nhiệm vụ đề ra.

Mục 6. ĐỊA HÌNH ĐÁY BIỂN

1. Nguyên tắc chung

a) Quy định các yêu cầu kỹ thuật thiết cho công tác đảm bảo trắc địa, định vị và đo đạc địa hình đáy biển theo các tuyến mặt cắt và tại các trạm đo theo Bảng 1 và Hình 1 Thông tư này.

b) Sản phẩm sử dụng cho việc xử lý số liệu của các nhiệm vụ khảo sát khác nhau trên tàu, lập các báo cáo, thành lập, cập nhật bản đồ địa hình đáy biển tỷ lệ 1:100.000 hoặc 1:200.000 hoặc 1:500.000 và cung cấp số liệu gốc cho cơ sở dữ liệu hệ thống thông tin địa lý biển.

2. Công tác chuẩn bị và lắp đặt hệ thống

2.1. Thiết bị và công nghệ

2.1.1. Các máy móc thiết bị đo đạc địa hình sử dụng trong việc khảo sát ngoài khơi này bao gồm:

TT

Loại máy

Độ chính xác tối thiểu

1

Máy định vị DGPS

± 3m (mặt bằng)

2

Máy đo sâu hồi âm đơn tia

5cm ± 0,1% D (D là độ sâu)

3

Máy cải chính các ảnh hưởng của sóng

đo sóng: 5cm
đo góc nghiêng ngang, góc nghiêng dọc: ±0,25 độ

4

Máy la bàn

±0,5 độ

5

Máy đo tốc độ âm thanh trong nước

±0,25 m/s

2.1.2. Sử dụng công nghệ DGPS cải chính qua vệ tinh cho định vị ngoài khơi xa đối với trường hợp khu vực khảo sát nằm ngoài vùng hoạt động của các trạm định vị Beacon ven biển.

2.1.3. Máy đo sâu hồi âm phải có khả năng đo được độ sâu lớn nhất của vùng biển khảo sát. Thiết bị đo sâu phải được hiệu chỉnh chính xác theo mớn nước của đầu biến âm, cải chính sai số vạch và tốc độ âm thanh.

2.1.4. Phần mềm

a) Phần mềm khảo sát địa hình, định vị, dẫn đường phải là các phần mềm hiện đại, có các tính năng thu thập, tích hợp các nguồn dữ liệu từ các thiết bị định vị, đo sâu, đo ảnh hưởng của sóng,….; dẫn đường, xác định tọa độ các điểm; xuất tín hiệu, dữ liệu tới các thiết bị ngoại vi. Tất cả các dữ liệu từ mọi nguồn phải được lưu trữ trong cơ sở dữ liệu do phần mềm tạo ra để dùng trong các công việc xử lý sau.

b) Phần mềm xử lý số liệu phải là các phần mềm hiện đại, xử lý được các dữ liệu thu thập được từ các phần mềm khảo sát, định vị, các số liệu thủy triều. Phần mềm có các chức năng hiển thị các mặt cắt đo sâu, vị trí các điểm đo; lọc các số liệu sai thô; cải chính lại các số liệu đã có cho các sai lệch về độ trễ định vị, sai số tốc độ âm, các sai lệch về hướng la bàn, góc lắc ngang, lắc dọc,…; chiết xuất số liệu đã xử lý sang các dạng chuẩn (X, Y, H) cho các phần mềm biên tập bản đồ, cơ sở dữ liệu.

2.2. Cơ sở toán học và độ chính xác

2.2.1. Bản đồ địa hình đáy biển tỷ lệ 1:100.000, 1:200.000 và 1:500.000 thành lập theo Hệ qui chiếu Quốc giaVN-2000. Cách chia mảnh và đánh số hiệu mảnh bản đồ tuân theo Hướng dẫn áp dụng Hệ quy chiếu và Hệ toạ độ Quốc gia VN-2000 ban hành kèm theo Thông tư số 973/2001/TT-TCĐC ngày 20 tháng 6 năm 2001 của Tổng cục Địa chính .

2.2.2. Mọi hoạt động đo đạc, định vị được thực hiện trên hệ tọa độ VN-2000. Việc chuyển tọa độ WGS-84 thu được từ hệ thống GPS thực hiện bởi các tham số như qui định của pháp luật về sử dụng hệ thống tham số tính chuyển giữa Hệ tọa độ quốc tế WGS-84 và Hệ tọa độ quốc gia VN-2000.

2.2.3. Các qui định về độ chính xác:

a) Điểm chuẩn tọa độ trên bờ là điểm có độ chính xác tọa độ hạng IV trở lên.

b) Sai số trung phương độ cao của điểm nghiệm triều so với điểm thủy chuẩn nhà nước gần nhất không vượt quá 1/10 khoảng cao đều đường đồng mức trên bản đồ địa hình đáy biển.

c) Sai số trung phương độ sâu của điểm đo địa hình sau khi đã quy đổi về hệ độ cao nhà nước không được vượt quá ±0,30 m khi độ sâu đến 30 m, 1% độ sâu khi độ sâu trên 30m.

d) Sai số trung phương vị trí mặt phẳng của điểm đo sâu so với điểm cơ sở không vượt quá ±1,0 mm trên bản đồ.

đ) Sai số trung phương vị trí mặt phẳng của địa vật cố định nổi trên mặt nước so với điểm cơ sở không vượt quá ±0,7 mm trên bản đồ, các địa vật khác không quá ±1,0 mm.

e) Sai số trung phương vị trí mặt phẳng của các điểm ghi chú độ sâu, các điểm lấy mẫu địa chất so với toạ độ điểm định vị trên bờ không được vượt quá 0,30 mm trên bản đồ.

2.3. Quy định kỹ thuật định vị, đo đạc địa hình đáy biển

2.3.1. Chuẩn bị

2.3.1.1. Công tác chuẩn bị được gắn liền với nhiệm vụ khảo sát tổng hợp chung.

a) Nhận và kiểm tra tình trạng hoạt động của các máy móc thiết bị cho hệ thống lắp trên tàu khảo sát:

- Máy định vị DGPS: Máy Trimble SPS351 cho vùng thu được tín hiệu cải chính từ các trạm Beacon, máy Fugro StarFix 4100 cho vùng không có tín hiệu Beacon;

- Máy la bàn số (la bàn GyroGSBrown hoặc la bàn vệ tinh Hemisphere VS110);

- Máy đo sâu hồi âm đơn tia (Hydrotrac hoặc MK3200 với Transducer loại 100-240Khz cho vùng nước đến 200m, 30-33Khz cho độ sâu tới 1500m, 10-12 Khz cho vùng sâu hơn 1500m);

- Máy cải chính các ảnh hưởng của sóng (TSS DMS 0.25);

- Máy vi tính có cài đặt phần mềm khảo sát địa hình, máy in;

- Các máy, thiết bị dự phòng cho các máy kể trên.

b) Nhận và kiểm định tình trạng hoạt động của máy đo đạc Total station dùng cho kiểm nghiệm.

c) Cài đặt các thông số cho phần mềm:

- Khai báo hệ tọa độ là VN2000, khai báo các tham số tính chuyển tọa độ từ WGS84 sang VN2000;

- Khai báo các cổng giao tiếp của các thiết bị với máy tính, kiểm tra kết nối, truyền nhận số liệu giữa các thiết bị với máy tính.

- Khai báo các tuyến đo, các mục tiêu phải dẫn tàu đến.

2.3.1.2. Các tuyến đo sâu trong phạm vi khảo sát được thiết kế song song với chiều dốc của địa hình. Khoảng cách giữa các tuyến không vượt quá 1.000m đối với bản đồ tỷ lệ 1: 100.000, 2.000m đối với bản đồ tỷ lệ 1: 200.000 và 5.000m đối với bản đồ tỷ lệ 1: 500.000.

2.3.1.3. Các tuyến đo kiểm tra được thiết kế cắt các tuyến đo sâu với góc từ 60 đến 90 độ, tổng chiều dài các đường kiểm tra không ít hơn 10% tổng chiều dài các đường đo sâu.

2.3.1.4. Các điểm lấy mẫu, thả trạm quan trắc được thiết kế bằng một vòng tròn có bán kính bằng dung sai cho phép của vị trí lấy mẫu, thả trạm. Mỗi điểm này được gắn với một mục tiêu trong phần mềm dẫn đường, định vị.

2.3.2. Lắp đặt, kiểm nghiệm, hiệu chỉnh hệ thống

2.3.2.1. Lắp đặt

Hệ thống đo đạc, định vị dùng cho tàu khảo sát tại khu vực ngoài khơi bao gồm các thiết bị được kết nối với nhau theo sơ đồ sau:

a) Các thiết bị phải được lắp đặt cố định, chắc chắn tuân thủ các hướng dẫn của từng loại thiết bị tại các vị trí thích hợp nhất trên tàu đo;

b) Các điểm chú ý quan trọng:

- Ăng ten máy định vị phải đặt ở nơi thông thoáng, tránh được các nhiễu do sóng điện từ, các ảnh hưởng đa đường truyền. Không lắp đặt ăng ten máy định vị gần giàn ăng ten thông tin trên tàu;

- La bàn Gyro phải được lắp đặt chắc chắn trên mặt bằng phẳng sao cho hướng la bàn chỉ đúng hướng thực của tàu. Với la bàn vệ tinh thì 2 ăng ten phải được lắp đặt như ăng ten máy định vị và trên cùng một mặt phẳng ngang. Trường hợp không thể lắp đặt song song được thì phải xác định góc lệch giữa trục la bàn và trục thân tàu và đưa yếu tố này vào phần mềm điều khiển quá trình đo;

- Bộ cảm biến của máy cải chính sóng phải được đặt càng gần trọng tâm của tàu càng tốt. Phải lắp đúng hướng và đảm bảo mặt phẳng ngang cho máy để giảm tối đa các sai lệch hệ thống do lắp đặt gây ra;

- Đầu biến âm của máy đo sâu phải được lắp đặt thật chắc chắn tại vị trí tránh nhiễu âm tốt nhất trên tàu đo.

c) Sau khi lắp đặt toàn bộ hệ thống trên tàu đo phải tiến hành đo đạc xác định được các yếu tố sau:

- Độ lệch tâm của các thiết bị trên tàu khảo sát: trọng tâm của tàu, các điểm thể hiện kích thước, hình dáng, hướng của tàu; điểm lắp ăng ten định vị; ăng ten la bàn (nếu là la bàn vệ tinh); điểm đặt bộ cảm biến máy cải chính sóng; điểm đặt đầu biến âm của máy đo sâu, các điểm thả các thiết bị lấy mẫu, quan trắc; vạch mớn nước;

Ví dụ về đo các giá trị offset của các thiết bị

- Lập bảng tra sự thay đổi mớn nước của tàu theo tốc độ và theo sự tăng, giảm tải trọng;

- Độ nghiêng (nghiêng dọc, nghiêng ngang) của mặt bộ cảm biến máy cải chính sóng theo trục tàu cân bằng;

- Độ nghiêng (nghiêng dọc, nghiêng ngang) của mặt lắp bộ phát, thu sóng âm (đầu biến âm) của máy đo sâu theo trục tàu cân bằng;

- Độ lệch hướng do lắp đặt của la bàn, đầu biến âm, bộ cảm biến sóng theo trục tàu cân bằng.

d) Các vị trí của các thiết bị đều phải được thể hiện trên hệ tọa độ không gian với gốc tọa độ là trọng tâm của tàu, trục Y trùng với hướng mũi tàu, trục X vuông góc với trục Y hướng sang phải. Sai số đo, tính toán vị trí của các điểm lệch tâm so với gốc tọa độ này không vượt quá ± 1cm. Sai số đo các góc của các thiết bị đã lắp không vượt quá ± 1 độ.

2.3.2.2. Kiểm nghiệm, hiệu chỉnh hệ thống

2.3.2.2.1. Các máy móc, thiết bị đo đạc, định vị được kiểm nghiệm theo Qui định kỹ thuật thành lập bản đồ địa hình đáy biển tỷ lệ 1:50.000 ban hành kèm theo Quyết định số 03/2007/QĐ - BTNMT ngày 12 tháng 02 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.

2.3.2.2.2. Sau khi lắp đặt toàn bộ hệ thống, trước khi bắt đầu khảo sát phải thực hiện các kiểm nghiệm sau:

a) Kiểm nghiệm máy đo sâu:

- Dùng máy đo tốc độ âm thanh trong nước đo tốc độ âm thanh chuẩn tại khu vực kiểm nghiệm. Nhập tốc độ đo độ sâu tối thiểu của máy đo sâu. Thả đĩa kiểm nghiệm xuống độ sâu tối thiểu đó (chính xác tới 0,5 cm). Dùng máy đo sâu đo độ sâu đến đĩa. Độ chênh lệch giữa độ sâu đo được bằng máy đo sâu với độ sâu đĩa thực tế chính là sai số vạch của máy đo sâu. Sai số này được đưa vào mục sai số của máy đo sâu (nếu máy đo sâu không có mục này thì cộng thêm độ lệch này vào độ ngập đầu biến âm).

- Sau khi cải chính sai số vạch, thả đĩa đo sâu xuống từng mét, nhập tốc độ âm tương ứng cho từng độ sâu. Đo độ sâu tới đĩa bằng máy đo sâu, xác định độ chênh giữa độ sâu thực và độ sâu đo được. Nếu chênh lệch tính được nằm trong hạn sai của máy thì kết luận máy tốt, sử dụng được. Nếu chênh lệch vượt hạn sai thì phải thay máy khác.

b) Kiểm máy la bàn:

- Theo phụ lục số 2 của Qui định kỹ thuật thành lập bản đồ địa hình đáy biển tỷ lệ 1:50.000 ban hành kèm theo Quyết định số 03/2007/QĐ - BTNMT ngày 12 tháng 02 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.

3. Công tác đo đạc

3.1. Định vị cho các công tác khảo sát

a) Khi dẫn đường đưa tàu tới mục tiêu thả trạm quan trắc hoặc thiết bị lấy mẫu, điểm quan tâm trên tàu đo phải được chọn là điểm thả thiết bị tương ứng. Điểm này phải đúng mục tiêu đã thiết kế.

b) Khi vị trí thả thiết bị đã nằm trong vòng tròn dung sai, tàu phải được giữ ổn định trong vòng tròn để thả thiết bị xuống.

c) Khi thiết bị xuống tới vị trí lấy mẫu, vị trí này được đánh dấu lại. Số liệu được ghi ra bao gồm các thông tin: Vị trí tọa độ của điểm thả thiết bị, độ sâu khu đo, thời điểm đánh dấu lại. Độ sâu của thiết bị sẽ được ghi lại theo thông tin của người thả.

d) Trong suốt hành trình của tàu, thực hiện các công tác khảo sát hóa học, môi trường, hải văn, số liệu định vị được ghi theo chế độ thời gian (5 giây 1 lần ghi).

3.2. Quan trắc thủy triều

a) Nếu khảo sát ở nơi có độ sâu lớn, biên độ dao động của thủy triều không làm tổng các số cải chính vượt quá 0,5% độ sâu thì không phải quan trắc và cải chính thủy triều cho khu vực có độ sâu 200m trở lên.

b) Việc khảo sát phải bao gồm cả quan trắc thủy triều. Trường hợp khu vực khảo sát nằm ngoài vùng có thể sử dụng số liệu thủy triều quan trắc từ các trạm hải văn cố định. Sử dụng các thiết bị quan trắc mực nước thuỷ triều ngoài khơi để xác định mực nước. Số liệu mực nước thủy triều phải được kết nối với hệ độ cao nhà nước.

3.3. Đo sâu đáy biển

a) Tàu đo được dẫn đường theo vị trí đầu biến âm máy đo sâu, trong quá trình đo không được chạy lệch đường quá 1mm theo tỷ lệ bản đồ, tốc độ tàu chạy tối đa là 8 km/giờ.

b) Khi tàu quay đầu để vào đường chạy tiếp theo phải giảm tốc độ và đảm bảo đủ thời gian cho máy cải chính sóng không còn ảnh hưởng bởi gia tốc ngang.

c) Số liệu định vị, độ sâu, la bàn, ảnh hưởng của sóng được phần mềm ghi liên tục suốt tuyến đo, tuyến kiểm tra.

d) Việc đánh dấu điểm đo được thực hiện bắt đầu từ đầu đường đo, kết thúc khi điểm đánh dấu cuối đảm bảo bao trùm đường đo, khoảng cách giữa 2 điểm kề nhau không vượt quá 200m cho bản đồ tỷ lệ 1:100.000, 400m cho bản đồ tỷ lệ 1:200.000 và 1.000 m cho bản đồ tỷ lệ 1:500.000.

đ) Mọi sự kiện trong quá trình đo đạc địa hình, tên đường đo, thời điểm bắt đầu, kết thúc, hướng chạy, file số liệu, được ghi chép tỉ mỉ trong Sổ đo đạc địa hình.

e) Nếu một trong các thiết bị đo bị lỗi làm mất dữ liệu quá 2 khoảng cách điểm đo thì phải đo lại đoạn đó.

g) Độ ngập đầu biến âm được đo vào thời điểm bắt đầu và kết thúc ca đo. Phải ghi thời điểm đo để cải chính độ ngập đầu biến âm trong xử lý số liệu.

3.4. Khu vực đặt hệ thống thiết bị được đặt ở mạn trái đuôi tàu.

4. Công tác xử lý số liệu và báo cáo kết quả

4.1. Xử lý số liệu

a) Biên tập số liệu thủy triều, cải chính lại thời gian ghi số liệu nếu có chênh lệch thời gian của trạm quan trắc thủy triều với hệ thống đo đạc trên tàu đo ; tạo file số liệu phù hợp với qui định của phần mềm xử lý số liệu.

b) Tạo dự án xử lý số liệu riêng cho từng dự án khảo sát; nạp các số liệu đo đạc, số liệu thủy triều vào phần mềm.

c) Việc xử lý, biên tập số liệu đo được thực hiện cho từng đường đo.

d) Căn cứ vào các số liệu về tốc độ âm, độ ngập đầu biến âm để hiệu chỉnh các số liệu đo.

đ) Dựa trên mặt cắt dữ liệu loại bỏ các điểm sai thô của độ sâu, số đo sóng, hiệu chỉnh độ trễ giữa đo sâu và đo sóng, nội suy các điểm mất dữ liệu mà không đo bù.

e) Đánh giá độ chính xác đo đạc căn cứ trên số liệu đo sâu, đo kiểm tra theo Quy định kỹ thuật thành lập bản đồ địa hình đáy biển tỷ lệ 1: 50.000 ban hành kèm theo Quyết định số 03/2007/QĐ - BTNMT ngày 12 tháng 02 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.

g) Xuất số liệu dạng X, Y, H của các điểm được đánh dấu sang định dạng phù hợp với các phần mềm biên tập bản đồ, cơ sở dữ liệu.

h) Lập các bản vẽ báo cáo khảo sát bao gồm các tuyến, các điểm đo địa hình, các điểm đặt trạm, lấy mẫu khảo sát hải văn, hóa học, môi trường.

4.2. Xây dựng bảng cơ sở dữ liệu cho hệ thống GIS

Bảng dữ liệu kết quả đo đạc, định vị được xây dựng theo khuôn mẫu của hệ thống thông tin dữ liệu địa lý qui định, các trường thông tin cần thiết bao gồm: thời điểm đo, tên điểm đo, tên đường đo, tọa độ, cao độ của điểm đo.

6.4.3. Thành lập các bản vẽ báo cáo

Các bản vẽ báo cáo khảo sát bao gồm các tuyến, các điểm đo địa hình, các điểm đặt trạm, lấy mẫu khảo sát hải văn, hóa học, môi trường thể hiện trên các mảnh bản đồ tỷ lệ 1:100.000, 1:200.000 hoặc 1:500..

4.4. Sản phẩm

Các dạng sản phẩm bao gồm:

a) Số liệu tọa độ, độ cao đáy biển tại các điểm đo địa hình đã xử lý.

b) Số liệu tọa độ, độ cao của các điểm khảo sát, lấy mẫu hải văn, hóa học, môi trường, địa chất,…vv.

c) Bản vẽ tuyến, trạm khảo sát thể hiện trên mảnh bản đồ tương ứng.

d) Báo cáo sơ bộ, đánh giá và nhận xét kết quả đo đạc.

5. Nghiệm thu và sản phẩm giao nộp

5.1. Nghiệm thu:

a) Kiểm tra khối lượng công việc thực hiện và thẩm định, đánh giá chất lượng các kết quả đạt được của chuyến khảo sát.

b) Đánh giá bộ số liệu thu thập được, so sánh và đối chiếu kết quả sơ bộ và các kết quả tổng hợp khác trong quá trình nghiên cứu, các tác động và ảnh hưởng của kết quả đo đạc được đối với các yếu tố môi trường khác.

c) Tổ chức báo cáo kết quả, tổng kết và rút kinh nghiệm cho các đợt khảo sát tiếp theo.

5.2. Sản phẩm giao nộp:

a) Cơ sở dữ liệu về địa hình đáy biển.

b) Các sơ đồ mặt cắt và tuyến đo sâu theo tỷ lệ tương ứng.

c) Báo cáo tổng kết, đánh giá và nhận xét sơ bộ các kết quả thu được trong chuyến khảo sát.

d) Kiến nghị và đề xuất về công tác đo đạc địa chất biển trong giai đoạn tiếp theo, xác định các tuyến bổ sung đo đạc để đáp ứng được yêu cầu của nhiệm vụ đề ra.


Каталог: uploads -> Laws -> files
files -> BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜng
files -> TỈnh lạng sơn số: 89 /QĐ-ubnd cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
files -> THỦ TƯỚng chính phủ Số: 152/2008/QĐ-ttg CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> Hỗ trợ cải cách chế độ công vụ, công chức Việt Nam
files -> BỘ XÂy dựng số: 1066/bxd-ktxd cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
files -> Ubnd tỉnh cao bằng sở TÀi nguyên và MÔi trưỜNG
files -> Số: 112/2004/NĐ-cp cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
files -> Ubnd tỉnh cao bằNG
files -> Hướng dẫn số 1156/hd-tlđ về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản của tổ chức Công đoàn
files -> UỶ ban nhân dân huyện bảo lâM

tải về 491.83 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương