Bộ giáo dục và ĐÀo tạo trưỜng đẠi học nông lâm tp. HỒ chí minh khoa công nghệ HÓa học và thực phẩM



tải về 6.37 Mb.
trang6/26
Chuyển đổi dữ liệu04.12.2023
Kích6.37 Mb.
#55865
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   26
VŨ-ĐINH-MINH-CHIẾN-TLTN7.11

1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là đề xuất quy trình thích hợp để sản xuất vật liệu Graphene Aerogel từ phế phẩm vỏ Cam.

1.3 Nội dung nghiên cứu


  • Khảo sát tính chất hóa lý của nguyên liệu thô: độ ẩm, độ tro, hàm lượng Cellulose, hàm lượng Hemicellulose, hàm lượng Lignin.

  • Ảnh hưởng của nồng độ Graphene Oxide (GO) và nồng độ Cellulose Nanofiber (CNF) đến cấu trúc của vật liệu;

  • Ảnh hưởng của loại phụ gia đến cấu trúc của vật liệu.

1.4 Đối tượng nghiên cứu


Đối tượng chính của nghiên cứu này là vỏ Cam

1.5 Ý nghĩa nghiên cứu


Nghiên cứu này được thực hiện theo hướng tìm ra các điều kiện thích hợp ra vật liệu aerogel từ vỏ Cam. Bên cạnh đó, nghiên cứu này cũng hướng tới tối ưu việc sử dụng phế phẩm nông nghiệp, tăng tính kinh tế. Đồng thời, nghiên cứu này có thể hướng tới việc ứng dụng vật liệu trong xử lý nước thải với mục đích giảm lượng hóa chất sử dụng góp phần bảo vệ môi trường.

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN

2.1 Tổng quan về Cam Sành và vỏ Cam Sành

2.1.1 Giới thiệu



Hình 2. 1: Cam
(Nguồn: https://nongsananphat.com/cua-hang/cam-sanh/)
Cam là một giống cây ăn quả thuộc chi Cam chanh có quả gần như quả cam (Citrus reticulata x maxima), có nguồn gốc từ Việt Nam. Quả cam rất dễ nhận ra nhờ lớp vỏ dày, sần sùi giống bề mặt mảnh sành và thường có màu lục nhạt (khi chín có sắc cam), các múi thịt có màu cam [1].
Vỏ cam chiếm một phần trong tổng trọng lượng trái cây và vẫn là phần dư chủ yếu. Nếu không được chế biến thêm, vỏ cam gần như bị loại bỏ mà không có khả năng tái sử dụng hữu ích và dẫn đến ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Ở Đông Á, một lượng nhỏ vỏ tươi đã được phơi khô và chế biến để được sử dụng như một thành phần thực phẩm chức năng để điều trị chứng khó tiêu, nôn mửa và hen suyễn. Hơn nữa, vỏ cam cũng có thể được lên men để sản xuất nhiên liệu sinh học, giá thành rẻ và năng suất cao. Vỏ cam chứa nhiều hợp chất hoạt tính sinh học, đặc biệt là flavonoid và chúng cũng là một nguồn tinh dầu và pectin có giá trị. Bởi vì thành phần đa dạng, hoạt tính chống oxy hóa, đặc tính chống viêm và các lợi ích sinh học khác đối với sức khỏe con người, đặc biệt là khả năng ngăn ngừa các bệnh tim mạch và giảm nguy cơ ung thư. Vỏ cam cho thấy rằng chúng không phải là chất thải thay vào đó chúng là nguồn tái tạo tự nhiên quý giá [2].

Hình 2. 2: Vỏ cam
(https://emvaobep.com/cach-lam-mut-vo-cam-xanh/)

tải về 6.37 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   26




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương