Bộ giáo dục và ĐÀo tạo trưỜng đẠi học nông lâm tp. HỒ chí minh khoa công nghệ HÓa học và thực phẩM



tải về 6.37 Mb.
trang8/26
Chuyển đổi dữ liệu04.12.2023
Kích6.37 Mb.
#55865
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   26
VŨ-ĐINH-MINH-CHIẾN-TLTN7.11

Sản phẩm thực phẩm: Vỏ cam quýt thường được sử dụng trong sản xuất các sản phẩm thực phẩm khác nhau. Chúng thường được dùng làm nguyên liệu để sản xuất bánh nướng, mứt và trái cây ngâm chua trên thế giới. Ở Ấn Độ, vỏ cam quýt được thêm vào thực phẩm địa phương như cà ri và nước thịt để tăng hương vị và mùi thơm. Và ở các nước Châu Âu, chúng cũng được sử dụng như một phần của các món ngọt
Sản xuất và chuyển đổi sinh học: Trong những năm gần đây, việc sử dụng sinh khối để sản xuất năng lượng thay cho các nguồn tái sinh không thể tái tạo đã thu hút sự quan tâm nghiên cứu toàn cầu. Nhiều nghiên cứu khác nhau đã nghiên cứu việc ứng dụng chất thải vỏ cam quýt như một nguyên liệu đầy hứa hẹn để sản xuất nhiên liệu sinh học do thành phần giàu hợp chất hữu cơ của nó. Một số nỗ lực đã được thực hiện để sản xuất ethanol và methane từ chất thải vỏ cam quýt. Thêm vào đó, Bhatti, Bajwa, Hanif và Bukhari (2010) đã sử dụng chất hấp thụ sinh học có nguồn gốc từ sinh khối chất thải cam quýt để loại bỏ các kim loại nặng, chẳng hạn như Pb 2+ và Cu 2+ từ dung dịch nước [15]

2.2 Phương pháp hấp phụ

2.2.1 Định nghĩa về hấp phụ


Hấp phụ là một hiện tượng hóa lý thường gặp trong tự nhiên. Hấp phụ là quá trình không phản ứng, là quá trình đặc trưng xảy ra sự tiếp xúc giữa chất hấp phụ và môi trường chứa chất hấp phụ trên bề mặt phân chia pha [15]. Thông thường, chất hấp phụ thường là chất có nhiều lỗ xốp (chất rắn); các chất có bề mặt riêng lớn với độ phân tán cao; chất bị hấp phụ là các khí hay các dung dịch chất tan [16].
Quá trình hấp phụ có thể xảy ra theo hai con đường, hấp phụ vật lý và hấp phụ hóa học [17]. Cơ chế của hấp phụ vật lý là lực tương tác giữa chất bị hấp phụ và chất hấp phụ, đó là lực van der Waals, vì lực tác động yếu nên kết quả của quá trình có thể gây ra hiện tượng gải hấp phụ - quá trình đi ra của chất bị hấp phụ ra khỏi bề mặt hấp phụ. Ngược lại trao đổi ion, lực nội phân tử tao ra các liên kết hóa học – gây ra hấp phụ hóa học [16].
So với hấp phụ trong pha khí, sự hấp phụ trong môi trường nước thường có tốc độ chậm hơn nhiều. Đó là do tương tác giữa chất bị hấp phụ với dung môi nước và bề mặt vật liệu hấp phụ làm cho quá trình khuếch tán của các phân tử tan chậm. Phần lớn các chất hữu cơ tồn tại trong nước dạng phân tử trung hòa, ít bị phân cực. Do đó quá trình hấp phụ chất hữu cơ ( ví dụ như thuốc nhuộm hữu cơ ) chủ yếu theo cơ chế hấp phụ vật lý. Trong hỗn hợp chất hấp phụ rắn và nước thải nhuộm ( rắn – lỏng ), chất hấp phụ hoạt động bằng cách tách các phân tử nhuộm khỏi dung dịch và tích tụ trên bề mặt của nó. Phương pháp hấp phụ trở thành một phương pháp tiềm năng để xử lý nước thải dệt nhuộm vì chi phí nguyên vật liệu thấp [18].

tải về 6.37 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   26




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương