Asoka Cuộc Đời Và Sự Nghiệp Của Vua a dục Tuyển tập o0o Nguồn



tải về 0.52 Mb.
trang10/10
Chuyển đổi dữ liệu10.05.2018
Kích0.52 Mb.
#37884
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10

06 - Trường ca Kalinga

Trúc Thiên


Chỉ có sự chiến thắng của Ðạo Pháp mới thực là một cuộc chiến thắng vô thượng; ai ai cũng nhờ cuộc chiến thắng ấy mà được an cư lạc nghiệp.
Hộ pháp Chuyển luân vương

Ðại đế A DỤC
---o0o---

Lời mở đầu

Ngày kia, trên đường du hóa, Phật gặp một cậu bé con nhà trâm anh ngồi giữa đường nhồi đất nặn đồ chơi giả làm thành trì sông núi. Cậu bé đem hết thành trì cúng dường cho Phật và nguyện sau nầy sẽ thống trị muôn dân, gồm thâu thiên hạ. Phật nhận lời nguyện, và báo trước kiếp sau cậu sẽ làm Chuyển Luân Vương tích cực hộ trì pháp Phật.


Quả nhiên, với nguyện lực tinh tấn ấy, lối 200 năm sau, sau khi Phật nhập Niết bàn, cậu bé ngày xưa thoát sanh làm hoàng tử, tên A Dục (Asoka), lên ngôi năm 273 trước TL, chinh phục toàn thể chư hầu bằng sắt và máu mà làm chúa tể cõi Diêm Phù.
Tám năm sau, nhà vua đánh xứ KALINGA, một nước nhỏ nằm bên vịnh Bengale hiện nay. Bị chống trả bất ngờ, nhà vua ra lịnh tàn sát. Kết quả: 10 muôn quân địch bị giết, 15 muôn khác bị cầm tù, vài mươi muôn thường dân khác chết lần chết mòn sau đó.
Nhưng, mầu nhiệm thay, hồi loa chiến thắng vừa rúc lên là nhà vua đột ngột hồi tâm và sám hối mà trở về với Phật. Ngài tuyên bố: Chỉ có đạo từ bi mới chinh phục được lòng người.
Tự đó, và từ trung tâm KALINGA, phát động khắp trong nước, khắp ngoài nước, những đợt truyền giáo hùng hậu không cùng, tung hoành như vũ bão. Nhà vua còn cho hai con là Ðại đức Mahinda và công chúa Singhamiha xuất ngoại qua Tích Lan hoằng pháp, mang theo ba tạng kinh và một chồi bồ đề, nay vẫn còn. Ngài trùng tu lại các Phật tích, xây khắp xứ 84.000 thánh tháp thờ ngọc Xá Lợi, mở cuộc kết tập kinh điển lần thứ ba, ký hiệp ước năm năm ở Cận Ðông để truyền bá pháp Phật, v.v...
Nếu không có vị Chuyển Luân Vương siêu việt ấy thì khuôn mặt của Phật giáo chắc không thể được rạng rỡ như hiện nay, nhứt là sau thế kỷ thứ VI Phật giáo Ấn Ðộ bị càn quét khỏi quê nhà, nhưng Phật giáo hải ngoại vẫn còn đó, khắp nẻo lưu vong, đủ vững mạnh để thừa truyền mối đạo.
-ooOoo-

I. Bạo chúa A Dục

1
Kalinga! Kalinga!

Kalinga ngày nào một bãi trường sa!

và giáo và gươm, và hịch truyền loa rúc

và ngựa và người, và chiến xa chen chúc

dưới gầm trời sát khí nghẹn mây đen

và A Dục Vương lẫm liệt giữa rừng tên

trên bạch tượng nghiêng mình xoay ngọn kiếm

xua hết máu xương vào vòng hỗn chiến
Tiếng vọng:

«dừng tay lại bớ Ðại Vương

« tiền thân hẹn có Chuyển Luân Vương hội nầy
---o0o---
2
và ngút trời lửa dậy đốt mông mênh

và thành trôi trong sóng máu bập bềnh

loang loáng chiếu gươm trần loe ánh đuốc

ngựa dày lên voi nghiến bước

xe chồm lên xác cày qua

người gục dưới người sõng sượt

máu đùn lên máu oan gia

giữa màn đêm u uất giục hồi loa


Tiếng vọng:

«dừng tay lại bớ Ðại Vương

« tiền thân hẹn có Chuyển Luân Vương hội nầy
---o0o---
3
Kalinga! Kalinga!

Kalinga ngày nào một bãi tha ma!

người ta hỏi nhau : nước còn hay mất?

người ta hỏi nhau : ai còn ai mất?

ôi tử sĩ mười muôn vùi nghiêng liệm sấp

sài lang ơi, xin nhận lấy thịt da

xương trắng đó đùn lên từng nấm đất

hồn phiêu tám nẻo gió mưa nhòa

ôi tử sĩ mười muôn vùi nghiêng liệm sấp

đêm nghe quỉ rú dưới trăng tà

bầy quạ đói từ đâu về tới tấp

từng tử thi thâu dọn bãi trường sa

từng mảnh thịt xóa đi niềm ô nhục

hỡi ơi -- người chiến thắng Kalinga -- !


Tiếng vọng:

«quay đầu lại bớ Ðại Vương

«tiền thân hẹn có Chuyển Luân Vương hội nầy
---o0o---
4
Kalinga! Kalinga!

Kalinga ngày nào lởm chởm bóng tù xa chuyển về đâu

-- đâu cũng là địa ngục --

những hình hài dở thú dở người ta

ôi những tù xa ...

rồi những tù xa ...

bánh chuyển vồng lên tang tóc

bánh chuyển đèo theo oan gia

bánh chuyển về đâu hì hục

-- pháp trường hay hỏa ngục? --

chuyển về đâu những tội ác của can qua

chuyển về đâu những hiện thân của ô nhục

hỡi ai -- người chiến thắng Kalinga --?
Tiếng vọng:

«dừng tay lại bớ Ðại Vương

« tiền thân hẹn có Chuyển Luân Vương hội nầy
-ooOoo-

II. Chuyển luân vương A Dục

1
Kalinga! Kalinga!

Kalinga ngày nào Máu Lửa hóa Sen Toà!

Kalinga, lau đi dòng nước mắt

hỏi làm chi ai còn ai mất

bạo chúa giờ đâu?

đây chỉ có Chuyển Luân Vương

bạo chúa là ai?

đây chỉ có đau thương

đây chỉ có một tâm hồn ray rứt

quằn quại giữa muôn niềm đau ấm ức

Vương gục đầu cắn lệ nuốt trong sương

Vương suốt một đời ngang dọc ngọn trường thương

uy vũ lệch nghiêng trời đất

đầu lâu rắc nẻo biên cương

mà hôm nay

khi chiến thắng hồi loa vừa ngây ngất

níu xương máu vút trời lên chất ngất

Vương gục đầu cắn lệ nuốt trong sương

và chùa xa chuông vẳng tiếng du dương ...

mà tiếng vọng cứ triền miên trong gió rít

như giục giã như chan hòa như quấn quít

như nức lên từ giữa khối hư không

hồn ai kêu ơi ới giữa mông lung

như chuỗi máu nhiểu dài trong bóng tối

Vương ngắm đôi tay: tay đầm những máu

Vương ôm hồn gục xuống giữa hoang vu

và chùa xa chuông vẳng tiếng vi vu ...

đầu gục trên niềm hối tiếc

tay buông nhẹ hết triều nghi

chắp lại một lời tha thiết :
« Con nguyền sám hối qui y

« gươm giáo đó sẽ là chuông là tượng

« thân tâm này sẽ là bát là y

« con thành kính dưng lên niềm tin tưởng

« trên khung đời tạc lại nét từ bi

«Nam Mô Thích Ca Mâu Ni ! »


---o0o---
2
« đây : chồi Bồ Ðề

« đây : ngọc Xá Lợi

« đây : Ba Tạng Pháp Bửu Pa Li

« trẫm cung kính trao về chư Ðại Ðức


« đây : Muôn đời Thông Ðiệp của Từ Bi

« xin hãy lên đường hoằng pháp

« khung đời tô lại nét huyền vi

« mặt người tạc lại niềm u hiển

« tâm người khơi lại ánh vô vi

« đâu đâu chẳng hồn mơ từng tia nắng mỏng?

« đâu đâu chẳng môi khát từng giọt từ bi?
« Nam Mô Thích Ca Mâu Ni!»
rồi từng đoàn người đi ...

rồi từng đoàn người đi...

đi từ thành Kalinga

kinh đô của Ánh Sáng

đi từ hồn Asoka

nguồn lửa của Từ Bi

đạo theo đoàn khất sĩ

kinh theo nẻo vân du

hành trang : một bình bát

võ khí : một lòng tu

đốt lên từng ngọn đuốc

kéo qua cõi Diêm phù

đường đi dầu có vi vu

núi rừng dầu có hoang vu

truông đèo dầu bao chớn chở

sông ngòi dầu bao trắc trở

hiểm nguy dầu khắp nẻo chắn đường tu

nhưng Sứ Giả của Như Lai có bao giờ nhũn bước?

nhưng Chiến Sĩ của Tình Thương có bao giờ lỗi ước?

hào quang khoác áo chinh phu

... và Pháp Phật tràn lan như sóng nước

và Bồ Ðề bóng ngả mát mười phương

từ kinh kỳ ra hải ngoại

nối liền lục địa với trùng dương

pháp nào là chẳng Pháp Phật ?

tâm nào là chẳng Tâm Thương ?

tung ra thì đạo mở muôn đường

khép lại thì bặt từng mảy bụi


ai ngàn xưa mở núi

ai ngàn sau hành hương

thấy chăng trong nhịp hoằng dương

bóng Người Hộ Pháp lồng khuôn Phật đà ?


Tuần Phật Ðản 2509
--- o0o ---
Hết


1 . Bia ký Girnar, ban vào năm 257 TTL. Bản Nikam còn viết là vua Priyadarsi. Trong các Pháp dụ, Đại đế Asoka luôn tự xưng là Thiên tử, Vua Piyadasi.

2 . Bia ký Girnar, ban vào năm 257 TTL.

3 . Dân Cholas vàPandyas ở phía nam ngoài đế quốc do vua Asoka cai trị. The Dân Satiyaputras và Keralaputras sống cận duyên vùng tây nam. Tamraparni là tên cổ của Tích Lan (Sri Lanka). Antiyoka tức là Antiochos II Theos của xứ Syria (261-246 TTL).

4 . Asoka thực hành lời dạy của Đức Phật trong Samyutta Nikaya (Tương Ứng Bộ Kinh), I:33.

5 . Bia ký Girnar, ban vào năm 257 TTL.

6 . Bản Dhammika: Không có tài liệu nào tồn tại cho biết rõ chức năng của các vị quan này. Bản Nikam: đó là các quan cai trị huyện (Yuktas), tỉnh (Rajjukas) và kinh đô (Pradesikas).

7 . Bản Nikam: "priests and ascetics"; Bản Dhammika: "Brahmans and ascetics": "tu-sỉ (Bà-la-môn) và đạo sĩ khổ hạnh", chỉ cho giới tu hành thời bấy giờ. Đạo-sĩ khổ hạnh gồm cả các khất sĩ Phật giáo, Ajivika và Kỳ na giáo.

8 . Bia ký Girnar, ban vào năm 257 TTL.

9 . Bản Dhammika: muốn nói đến tiếng trống đánh lên khi triều đình trừng phạt những kẽ phạm pháp. Bản Nikam: là tiếng trống trận. NXR: Ý kiến của Nikam và McKeon có vẻ đúng hơn.

10 . Bản Dhammika: Giống như mọi người trong thời cổ đại, Asoka tin rằng dưới sự cai trị của một minh quân thì nhiều điềm lành xuất hiện. NXR: Bản dịch của Nikam và McKeon về đoạn này không sát bằng bản của HT. S. Dhammika.

11 . Bia ký Kalsi, ban năm 256 TTL.

12 . Theo lớiPhật dạy trong "Pháp Cú" (Dhammapada), câu 163.

13 . Dân Hy-lạp (Yonas), định cư đông đảo ở vùng mà nay là Afghanistan vàPakistan sau cuộc xâm lăng của Alexander the Great.


14 . Trong hai bản đều dịch là "householders: gia trưởng". NXR: Có lẽ Asoka muốn nói đến giới cư sĩ. Theo chúng tôi, dịch là "cư sĩ" thì đúng với tinh thần Pháp dụ hơn.

15 . Bia ký Girnar, ban vào năm 256 TTL.


16 . Bia ký Girnar, ban vào năm 256 TTL.

17 . Bản Nikam lại dịch là: "Ngay cả kẽ không cúng dường được phẩm vật xa xỉ, không biết tự chế và lòng không trong sạch, không có ân tình, và tín tâm vững chắc vẫn đáng khen vàcần thiết."

18 . Vihar-yatras. Bia ký Girnar, ban vào năm 256 TTL. Ở đây vua Asoka dùng "Thiên tử" để chỉ cho các tiên vương.

19 . Bản Dhammika: Thời bấy giờ có tên là Sambodhi hay Vijirasana chứ không gọi là Bodh Gaya như ngày nay.


20 . Bản Nikam lại dịch đoạn này như sau: "Tuy nhiên, vua Priyadarsiđã giác ngộ (sambuddha) mười năm sau ngày đăng quang, nên từ đó những chuyến tuần du của ngài được gọi là Pháp du hành."

21 . Bản Nikam dịch: "Những chuyến Pháp du hành này làm vua Priyadarsi rất vui lòng hơn những chuyến khác."

22 . Bia ký Kalsi, ban năm 256 TTL. Asoka nghĩ đến Mangala Sutta (Sutta Nipata 258-269) khi ban Pháp dụ này.

23 . Bản Dhammika: "công nhân và gia nhân".

24 . Nhiều bản chấm dứt ngang đây.

25 . Bia ký ở Girnar, Dhauli và Jaugada lại thêm đoạn này.

26 . Bia ký Girnar, ban vào năm 256 TTL.

27 . Bản Dhammika dịch đoạn này như sau: "Tất cả mọi nỗ lực của trẫm chỉ nhắm đến an sinh trong đời sau cho thần dân, và để họ không vướng ác nghiệp. Vô phước đức là ác nghiệp. Thật là việc khó làm cho kẽ hèn hạ và người cao sang trừ phi họ tận lực và từ bõ tham vọng. Lại càng khó bội phần với người cao sang (hơn là với kẽ hèn hạ)."

28 . Bia ký Girnar, ban vào năm 256 TTL.

29 . Dharma-dana: Đàn thí Chánh Pháp. Tương tự "Pháp Cú" (Dhammapada) câu 354.

30 . Bia ký Girnar, ban vào năm 256 TTL.

31 . Nguyên bản: "saravadi"dịch là "tinh túy tôn giáo" có nghĩa là "phẩm chất đạo hạnh".

32 . Theo Bản Dhammika, vốn dựa vào bản bằng tiếng Pal, dịch theo câu "Ta samavayo eva sadhu"; mà "Samavayo" chiết tự ra thí có "sam + ava + i", có nghĩa là "đến với nhau".

33 . Bia ký Kalsi, ban năm 256 TTL. Kalinga, bây giờ là bang Orissa.

34 . Thời bấy giờAsoka nghĩ rằng Hy-Lạp là xứ vô tôn giáo.

35 . Bản Nikam dịch: "Bây giờ, vua Priyarsi nghĩ rằng kẽ phạm lỗi với Ngài nên được tha thứ nếu lỗi ấy có thể tha thứ được."

36 . Có thể Asoka nghĩ đến "Pháp Cú" câu 103-104.

37 . Khoảng ba ngàn dặm.

38 . Theo thứ tự, là các vua Antiochos II Theos của Syria (261-246 TTL), Ptolemy II Philadelphos của Egypt (285-247 TTL), Antigonos Gonatos của Macedonia (278-239 TTL), Magas của Cyrene (300-258 TTL) và Alexander của Epirus (272-258 TTL).

39 . Xem ghi chú 3.

40 . Xem ghi chú 13.

41 . Bia ký Girnar, ban vào năm 256 TTL.

42 . Bia ký Dhauli, ban năm 256 TTL. Hai Pháp dụ Kalinga chỉ tìm thấy được ở Dhauli và Jaugada.

43 . Bản Dhammika: còn viết là Tisa; là ngày rằm, trăng tròn.

44 . Bia ký Jaugada, ban năm 256 TTL.

45 . Bản Dhammika dịch đoạn này như sau: "Bằng vào việc chỉ dạy và cho các ngươi biết về lòng quyết tâm và lời cam kết của trẫm, trẫm sẽ tự mình quan tâm để đạt đến mục tiêu này."

46 . Ấn có 3 mùa: nóng, mưa và lạnh. Ngày Tisya: xem ghi chú 42.

47 . Bia ký Gavimath, ban năm 257 TTL. Pháp dụ này đã tìm thấy ở 12 nơi khác nhau, với nội dung không đồng nhất. Đặc biệt là chỉ trong Pháp Dụ Maski nói với Tăng Già này Đại Đế mới xưng thực danh là Asoka (Asokaraja).

48 . Nhiều học giả khi dịch đoạn Pali "yam me samghe upeti" (đã vào Tăng già), đã hiểu nhầm, cho là Đai đế Asoka đã trở nên một tỷ-khưu (tăng sĩ).

49 . Nhiều bản khác dịch sát nguyên ngữ là "men unmingled with Gods: người không hòa lẫn với Trời". Hai bản Nikam và Dhammika dịch " the people who have not associated with the gods."

50 . Bản Nikam dịch là "kẻ giàu và người nghèo". Nói chung là đều bình đẳng trong Chánh Pháp.

51 . Bản Nikam dịch đoạn này như sau: [Ở cõi Diêm-Phù-Đề (Jambudvipa), trời vốn không hòa lẫn với người, nay đã hòa lẫn với họ. Nhưng những kết quả trẫm thu đạt chỉ bằng của (ngay cả) người nghèo nếu họ ngưỡng mộ Chánh Pháp. Thực không đúng nếu nói rằng điều này chỉ dành cho kẻ giàu. Kẻ giàu và người nghèo đều phải được bảo rằng: "Nếu các ngươi làm như thế thì những thành tựu đáng ca tụng này sẽ trường tồn và sẽ gia tăng một lần rưỡi."

52 . Bản Nikam không dịch đoạn này.

53 . Bia ký Brahmagiri.

54 . Pháp dụ này được tìm thấy trên một tảng đá nhỏ gần thành phố Bairat, và nay được bảo tồn trong Hiệp Hội Á Châu ở Calcutta.

55 . Câu này đã dựa vào một đoạn trong Kinh Tăng Nhất A-Hàm (Anguttara Nikaya, IV:164.) "... thật là diệu ngôn, những lời do ĐứÙc Thế Tôn thuyết."

56 . Bản Nikam dịch: "Cho phép trẫm liệt kê những bản kinh phản ánh Diệu Chánh Pháp, và làm Chánh pháp trường tồn."

57 . Bản Nikam dịch: "Cho phép trẫm liệt kê những bản kinh phản ánh Diệu Chánh Pháp, và làm Chánh pháp trường tồn."
55. Đã có nhiều thảo luận về những bản kinh Pali nào tương ứng với trích dẫn của vua Asoka:1) Vinaya samukose (Skt.: Vinaya samukasa: Xưng Tụng về Trì Giới): có thể là Atthavasa Vagga, Anguttara Nikaya, 1:98-100. 2) Aliya vasani (Skt.: Aliya vasani: Mẫu Mực về Đời Đạo Hạnh): có thể là Ariyavasa Sutta, Anguttara Nikaya, V:29, hoặc Ariyavamsa Sutta, Anguttara Nikaya, II: 27-28. 3) Anagata bhayani (Skt.: Anagata—bhayani: Âu Lo về Tương Lai) : có thể là Anagata Sutta, Anguttara Nikaya, III:100. 4) Muni gatha (Skt.: Muni-gatha: Bài Ca Đạo Sĩ): là Muni Sutta, Sutta Nipata 207-221. 5) Upatisa pasine (Skt.: Upatisya-pasine: Bài Giảng về Cuộc Sống Thánh Thiện): là Sariputta Sutta, Sutta Nipata 955-975. Và 6) Laghulavade (Skt.: Rahulavada: Bài giảng về vọng ngữ cho La-Hầu-La): là Rahulavada Sutta, Majjhima Nikaya, I:421.

58 . Bảy Pháp dụ này dịch từ bia ký Dehli Topra, sáu bản đầu được ban ra năm 243 TTL và còn thấy trên năm thạch trụ khác. Bản thứ bảy được ban ra năm 242 TTL.

59 . Theo tiếng Pali: "Cakhu dane" có nghĩa là "Trẫm ban cho sự thấy". Có thể là vua Asoka ban cho "con mắt trí tuệ"; nhưng đặt nó vào toàn bộ Pháp dụ thì có vẽ như là Asoka đã ra lệnh ngưng lối hình phạt làm mù mắt.

60 . Có nghĩa là ngưng sát sinh.

61 . Tương tự như lời Phật dạy trong "Pháp Cú" (Dhammapada) câu 50 và 252.

62 . Có thể là tôm, cua.

63 . Hai bản Dhammika và Nikam vẫn để những tên thú theo nguyên ngữ, không dịch được.

64 . Ngày đầu mùa. Xem 45.

65 . Tháng an cư kiết hạ

66 . Tháng an cư kiết hạ

67 . ngày lễ hội

68 . Khoảng 1 mile.

69 . Tu sĩ Kỳ-na giáo (Jaina hay Jains). Giáo chủ là Makkhali Gosala, cùng thời với Đức Phật Thích Ca.


70 . Lời ghi này được khắc trên một thạch trụ tại Lumbini vào năm 249 TTL.

71 . Bản Dhammika: "Thiên tử đã cho tạc tượng và dựng một thạch trụ."

72 . Nay được gọi là Rummindei.

73 . Phần đầu của Pháp dụ này đã bị hư hỏng; chỉ có câu "chia rẽ" còn đọc được mà thôi. Người ta phải dựa vào những Pháp dụ nơi khác để đọc được toàn bộ nội dung của Pháp dụ này.

74 . Chỉ tăng và ni mới được mặc y vàng.

75 . Anabasasi.

76 . Ba dòng đầu của Pháp dụ đã bị hư hỏng. Những mảnh còn sót đọc được cho người ta gợi ý rằng Vua Piyadasi (Asoka) lệnh cho các quan phải ngăn ngừa những kẻ quấy rối trong tăng già. Bản Dhammika không có Pháp Dụ này.

77 . Bản Dhammika không cóPháp dụ này. Dãy đồi Barabar (thời Asoka gọi là Khalatika) có 7 động: 4 ở đồi Barabar, 3 ở đồi Nagarjuni. 5 động được tặng cho các đạo sĩ Ajivika làm nơi cư trú.


tải về 0.52 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương