Asoka Cuộc Đời Và Sự Nghiệp Của Vua a dục Tuyển tập o0o Nguồn


II. Sự nghiệp Asoka đối với Phật giáo



tải về 0.52 Mb.
trang3/10
Chuyển đổi dữ liệu10.05.2018
Kích0.52 Mb.
#37884
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10

II. Sự nghiệp Asoka đối với Phật giáo

Ngoài những công cuộc cai trị đất nước, nhà vua còn tự mình xin thọ giới Ưu-bà-tắc, nghe pháp, lễ Phật, tu tập. Đặc biệt là đối với nền tảng chấn hưng Phật giáo, vua có những sự nghiệp lớn lao như sau:


1. Ban bố những sắc lệnh quan trọng
Trong sự nghiệp chấn hưng Phật giáo, từ năm thứ 12 cho đến năm thứ 39, gần 28 năm nhà vua thường ban bố những sắc lệnh rất quan trọng để chấn hưng Phật giáo. Những sắc lệnh được khắc trên các bia đá, hang núi và các trụ đá rải rác nhiều nơi trên cõi Ấn Độ được phát kiến bởi các nhà khảo cổ gần đây. Những sắc lệnh này là những mốc lịch sử quý báu cho các Sử gia cũng như sự tồn tại của Phật giáo ngày hôm nay, đồng thời để biết được Phật giáo thời bấy giờ ảnh hưởng đến giới vua chúa, thế lực trong xã hội như thế nào; điển hình là các trụ đá ở vườn Lâm-tỳ-ni (Lumpinivattu) và các bia ký, vách núi khác.
Những lời lẽ pháp sắc được khắc trên trụ đá, những bản văn khắc trên bia ký cũng như vách núi phần nhiều ăn khớp với những dữ kiện ghi trong Đại sử và Đảo sử của Tích Lan. Niên đại của những bản khắc văn này vào khoảng năm 250 BC. Văn tự này là một thứ tiếng địa phương, gần với tiếng Pàli và Sankrit. Hiện nay phát hiện có năm loại vách đá lớn, bảy loại vách đá nhỏ, mười trụ đá, bài minh khắc trong hang đá và bảng đá … Theo Từ Điển Phật Học Huệ Quang, trong mười trụ đá được phát hiện có sáu trụ cao từ 10 - 13m, kích cỡ không đồng nhau, trên mặt trụ có khắc những pháp sắc của Asoka. Nội dung nói về việc tôn trọng Phật pháp, khuyên làm việc lành, đoạn trừ các điều ác, cấm sát sanh và làm những việc phước lợi nhân từ bình đẳng … Đặc biệt, trên trụ đá có khắc sự tích của Asoka … Còn bốn trụ đá kia chiều cao khoảng 7, 5m, ghi lên những việc đích thân vua Asoka đảnh lễ các Phật tích và các pháp sắc khác, như cấm phá hòa hiệp Tăng … Ngoài những trụ đá còn có rất nhiều pháp sắc được khắc trên vách đá lớn, nhỏ khác nhau và trải rộng khắp Ấn Độ. Trên những bài minh có ghi tên của Asoka cũng như "Thiên Ái Thiện Kiến" - niên đại của Asoka. Trong đó đa số những pháp sắc trên đá nhỏ thì lấy tên Asoka, còn các loại pháp sắc khác đều lấy tên niên hiệu là Thiên Ái Thiện Kiến.
Nói chung, nội dung được khắc lên đá là những lời đúng với lời dạy của Đức Phật cũng như lịch sử của Ngài, đồng thời trong đó cũng có khắc lên ý nghĩa phục vụ mục tiêu chính trị dựa trên nền tảng giáo lý Phật-đà để cai trị nhân dân. Thực hiện chính sách khoan dung độ lượng với nhân dân trên tinh thần Phật giáo.
---o0o---
2. Truyền bá đạo Phật
Asoka năm thứ 13 - 14, nhà vua đã phái các nhà truyền đạo, các bậc chánh pháp đại quan đi truyền bá giáo pháp khắp toàn cõi Ấn và ra nước ngoài như Hy Lạp, Ai Cập, Siria, các nước châu Phi và Viễn đông, các địa phương phương Đông, bờ biển Địa Trung Hải, các nước phương Bắc, Nam. Đặc biệt là Asoka cho con trai của mình là Mahinda xuất gia và truyền đạo tại Tích Lan. Có thuyết viết, sau khi kết tập kinh điển lần thứ ba xong, Mahinda đem cả Tam tạng Thánh điển Pàli qua Tích Lan truyền giáo, và Mahinda là người dày công xây dựng nền móng cho Thượng tọa bộ Nam phương Phật giáo.
---o0o---
3. Từ thiện xã hội
Công việc từ thiện là một công việc được nhà vua rất chú trọng đến. Asoka đã ban hành những sắc lệnh như: Trồng các loại cây thảo dược để trị bệnh cho nhân dân, đào giếng nước để cung cấp nguồn nước cho mọi người sinh hoạt, bố thí các vật dụng cho những người nghèo đói. Đặc biệt, nhà vua đã ra sắc lệnh tổ chức các "Thí liệu viện" nhằm cung ứng cho việc trị bệnh và có nơi chốn cho những kẻ già yếu, hoạn nạn, tật nguyền. Ngoài ra còn ban hành sắc lệnh cho quan và dân mở hội "Thí vô già". Hàng năm thường cúng dường các bậc Phạm hạnh, đồng thời đem giáo lý Phật-đà dạy dỗ cho dân chúng, phổ cập trong xã hội bằng những hình thức như thực hành năm giới tại gia, sống tri túc, hòa giải và an lạc. Điều đáng chú trọng là đích thân nhà vua trai giới, khuyên mọi người không nên sát sanh, dạy mọi người biết sống theo nếp sống văn hóa, tôn trọng lẫn nhau, kính trọng những người già cả, cha mẹ anh em, thương yêu kẻ tàn tật, tôi tớ, và khuyến khích làm việc thiện.
Qua đó cho chúng ta thấy rằng, con người Asoka là một con người thấm nhuần chánh pháp, và là một vị vua có tâm Bồ-tát vì lợi ích cho muôn dân, tấm lòng khoan dung không chút hẹp hòi. Có như vậy mới thật là xứng đáng với địa vị của một ông vua Phật tử. Công lao gầy dựng nền hòa bình an lạc của xã hội Ấn Độ thời bấy giờ thật là lớn lao mà lịch sử không thể lãng quên được.
---o0o---
4. Asoka chiêm bái Phật tích
Ngoài những công việc chính trị cũng như Phật sự ra, Asoka còn dành thời gian để chiêm bái các Thánh địa - Phật tích. Người đã thỉnh các bậc Cao tăng Thạc đức thuyết pháp nhằm đáp ứng sở hành tu tập cho mọi người. Đặc biệt Asoka đến chiêm bái Tứ Động Tâm - nơi di tích của bậc Đại giác đã để lại, đến đâu vua ra lệnh khắc bia đá để làm dấu ấn đến đó. Nhờ những dấu tích bia ký truyền lại cho đến ngày nay mà Phật giáo nói chung và Phật giáo Ấn Độ nói riêng có nơi y cứ một cách chính xác và thuận tiện cho việc lưu truyền, tạo niềm tin vào chánh pháp được rộng rãi và dễ dàng hơn. Tại Bồ-đề đạo tràng, Asoka cho dựng những trụ đá lớn, trên đầu trụ còn có khắc chạm hình sư tử. Nghệ thuật điêu khắc trên những đầu trụ đá rất tinh xảo, cho đến ngày hôm nay giới điêu khắc cũng phải kính phục.
Hơn nữa, Đại đế Asoka còn cho xây dựng nhiều tự viện, bảo tháp để tôn thờ xá-lợi của Phật. Theo Kinh A-dục Vương quyển 1 nói: "Vua nhờ Tỳ-kheo Hải mà biết việc Phật huyền ký, bèn đến thành Vương Xá lấy bốn thăng xá-lợi do vua A-xà-thế chôn. Lại lấy hết xá-lợi chôn ở sáu chỗ khác (sáu chỗ này có lẽ là nằm quanh vùng thuộc thành Vương Xá hay thuộc các thành khác chưa được rõ), rồi làm 84.000 cái hộp báu, mỗi hộp bỏ một viên xá-lợi. Lại làm 84.000 chiếc bình báu, 84.000 cái lọng báu, 84.000 xấp lụa và xây 84.000 ngôi tháp để tôn thờ". Việc này chúng ta có thể xác nhận rằng đây là việc làm có thật; bởi vì Asoka là một vị Hoàng đế đem hết tâm lực để vào việc hoằng truyền Phật pháp. Công lao của Asoka đóng góp vào nền văn hóa Ấn Độ, đặc biệt là đối với nền văn hóa Phật giáo là vô cùng lớn lao. Thế nhưng cho đến ngày hôm nay, những ngôi tháp này trải qua thời gian dài bị mai một, hầu như không còn nữa. Vả lại, trong giai đoạn Phật giáo đang diễn ra sự phân chia bộ phái, Asoka đã làm chấm dứt được sự phân hóa trong nội bộ Phật giáo, đồng thời ông được giới Phật giáo ghi nhớ nh?t là việc kết tập kinh điển lần thứ ba mà sau đây chúng ta tìm hiểu đến.
---o0o---
5. Kết tập kinh điển lần thứ ba
Trong lúc Phật giáo bắt đầu có sự phân hóa để đáp ứng việc phát triển nên không tránh khỏi những bất đồng trong nội bộ về một số kinh luận. Đại đế Asoka đã góp công chỉnh đốn lại một phần nào. Tương truyền Asoka đã làm chấm dứt tình trạng phân hóa của 60.000 tăng sĩ tại chùa Asoka đã kéo dài 7 năm. Trước tiên, nhà vua ra lệnh chư tăng tại chùa làm lễ Bố tát chung. Asoka đã cử các đại thần trong triều đ?n tại chùa để đốc thúc việc thi hành vương lệnh. Thế nhưng các vị Thượng tọa trưởng lão ở đây không chịu hành lễ chung cùng với đại chúng vì cho đó là tà giáo ngoại đạo. Điều này cho ta thấy, đây là nền tảng phân phái chia rẽ thành Bộ phái về sau.
Sau khi có một số vị Cao tăng bị chết oan, nhà vua đích thân đến chùa để xem xét việc này. Asoka đã hỏi chư tăng do đâu mà có sự cố này, và tội lỗi này có phải do nhà vua gây ra không? Trước ý kiến bất đồng của chư tăng không thể phân định được, Asoka sai sứ triệu thỉnh ngài Moggaliputtatisa (Mục-liên-đế-tu tôn giả), bấy giờ đang ẩn tu tại núi Ahoganga. Ngài từ chối, nhưng do sự khẩn thiết thưa thỉnh đến lần thứ ba nên Ngài đã nhận lời. Ngài hạ sơn, xuôi theo dòng sông Hằng đến thành Hoa Thị. Qua những nghi vấn của Asoka, ngài Moggaliputta đã trả lời: "Không có tội lỗi nếu không có ác tâm trong khi hành động". Nhờ đây mà Asoka gột sạch được những nghi ngờ cũng như hối hận. Nhân đó nhà vua ra lệnh mở đại hội kết tập kinh điển tại Hoa Thị thành kéo dài suốt 9 tháng.
Đại hội kết tập được sự chủ tọa của ngài Moggaliputta, Asoka ngồi sau một bức rèm chắn để nghe chư tăng trình bày về các điểm sai khác trong giáo pháp. Đồng thời nêu lên 62 kiến chấp của ngoại đạo mà Đức Phật đã nêu và lên án trong Kinh Phạm Võng. Nhà vua nghe xong, phân biệt được đâu là chánh, đâu là tà, là chơn, là ngụy. Từ đó Asoka ra lệnh trục xuất một số Tăng sĩ vốn là ngoại đạo đội lốt để phá hoại ra khỏi giáo đoàn, buộc họ trở về đời sống cư sĩ. Lệnh này được khắc vào văn ở Kiều-thưởng-di vào năm 26 và 27 niên hiệu Asoka trị vì.
Sau khi thanh lọc xong, nhà vua cầu thỉnh ngài Moggaliputta chọn lấy 1000 vị thông hiểu Tam tạng thánh điển để kết tập lại kinh điển. Có lẽ tạng Luận được ghi đầu tiên là vào dịp này, và cũng có thể do Moggaliputta là tác giả bộ luận có tên "Sách Luận" hay "Thuyết Sự" nhằm bài xích các tà thuyết.
Đại hội kết tập kinh điển này lấy tên là "Hoa Thị thành kết tập" và được ghi chép vào khoảng cách 236 năm sau Phật Niết-bàn, tức là năm 250 trước Công nguyên, nhằm vào năm thứ 18 niên hiệu Thiên Ái Thiện Kiến. Đại hội kết tập lại năm bộ Nikàya và một số kinh luận khác.
---o0o---


tải về 0.52 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương