Asoka Cuộc Đời Và Sự Nghiệp Của Vua a dục Tuyển tập o0o Nguồn



tải về 0.52 Mb.
trang4/10
Chuyển đổi dữ liệu10.05.2018
Kích0.52 Mb.
#37884
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10

III. Nhận định



1. Asoka, cương vị một người lãnh đạo đối với đất nước
Ngài Huyền Trang đã nhận xét sau khi tham cứu các sử liệu đáng tin cậy, Ngài viết: "Chính cảnh đau thương, tàn hại của cuộc chiến Kalinga đã đánh thức Đại đế Asoka ra khỏi giấc mơ quyền lực, quay về với chánh pháp. Đấy là giọt nước mắt cuối cùng tràn đầy ly nước tỉnh giác". Đúng thế, sau khi lên làm vua, Asoka quay về đường chánh, quy y Tam bảo, nên đã áp dụng triệt để giáo lý Phật-đà vào việc cai trị đất nước. Ông đã lấy lòng nhân từ làm chính yếu và việc thưởng phạt được phân minh, khuyến khích giúp đỡ dân chúng, dùng chánh nghĩa để loại bỏ ác nghiệp. Việc đối đãi vua tôi và thần dân không phân biệt giai cấp hay chủng tộc, tín ngưỡng. Asoka đã gầy dựng cho xã hội Ấn Độ một nền tảng hòa bình, hạnh phúc, ấm no. Công lao ấy thật là lớn lao mà lịch sử đã khẳng định.
---o0o---
2. Trách nhiệm của một Phật tử đối với đạo pháp
Như trên đã trình bày, sau khi quay về với chánh pháp, quy y Tam bảo, thọ trì Ưu-bà-tắc giới, tu tập giới định tuệ, nhà vua đồng thời là một Phật tử rất nhiệt thành, dốc hết tâm lực để hoằng dương chánh pháp, đó là công việc lớn lao nhất mà Đại đế đã nhận lãnh và hoàn thành trách nhiệm một cách tốt đẹp (điều này đã được chứng minh qua việc khắc ghi những pháp sắc trên những trụ đá, hang đá, bia ký … làm mốc lịch sử cho Phật giáo), đồng thời kết tập kinh điển, truyền bá giáo pháp phổ cập nhân gian. Đặc biệt là phái người ra nước ngoài để truyền bá Phật pháp, làm cho ngôi nhà Phật pháp được lan rộng ra cho đến ngày hôm nay mang tính toàn cầu. Sáng kiến truyền bá Phật pháp này rất quả cảm và trí tuệ.
---o0o---
3. Những thành tựu của Asoka
Asoka đã xây dựng một đất nước được thành công trên mọi lãnh vực như chính trị, xã hội, giáo dục, văn hóa. Ông đã kiến tạo một xã hội yên bình an lạc và đem lại lợi ích rất thiết thực cho nhân dân như chiến dịch trồng cây, cung cấp nước sạch, xây dựng và bảo vệ môi sinh, sự sống của hữu tình. Điều này trên bia ký của Đại đế vẫn còn nghe rất thân thiết đối với thời đại cũng như nền văn minh hiện tại. Chủ trương tôn trọng tín ngưỡng dân gian, khoan dung, bất bạo động vẫn mãi mãi là những nét đẹp của văn hóa loài người.
Thành công xuất sắc nhất là việc truyền bá mạng mạch Phật pháp bằng những dòng bia ký, kết tập kinh điển … Đại đế đã cho xây dựng Phật tích, dựng những trụ đá khắc ghi dấu ấn của sự hiện diện ngôi Tam bảo tại thế gian, làm an lạc hạnh phúc cho cuộc đời. Hình thức tín ngưỡng Phật pháp từ đây được phát triển. Tam tạng thánh điển còn được giữ lại tại Tích Lan cho đến ngày hôm nay. Đây là nguồn văn hóa lớn lao của nhân loại đã một thời làm hưng thịnh tại xứ Ấn, chủ trương giới thiệu chánh pháp, chánh trí, chánh hạnh và thống nhất các dị biệt giữa 18 bộ phái Phật giáo vì an lạc hạnh phúc cho đời.
Đại đế Asoka đã từ giã cõi Ấn suốt cả 23 thế kỷ trôi qua mà cuộc đời và sự nghiệp vẫn còn sáng mãi ở trần gian. Đó là thành quả lớn nhất của Asoka đã đóng góp cho đời lẫn đạo mà trang sử không bao giờ lãng quên được. Đúng như lời người xưa đã tán thán:
"Mỗi bước chân là một bản đạo ca hùng tráng,

Mỗi bước chân là một trang sử oai hùng,

Mỗi bước chân làm chấn động khắp non sông,

Mỗi bước chân làm lợi ích muôn loài trên hoàn vũ".



Tài liệu tham khảo:

- Từ Điển Phật Học Huệ Quang.

- Lịch Sử Phật Giáo Ấn Độ (HT. Thanh Kiểm).

- Sử Phật giáo Ấn Độ (tài liệu dạy các trường CBPH Đồng Nai - Đại Tòng Lâm do Giáo thọ Thích Giải Quảng biên soạn).

- Một số tài liệu khác.
--- o0o ---

03 - Phật Giáo và A-dục Vương


K. R. Norman

Nguyên Tâm dịch

---o0o---

Quan Điểm Chung Đương Thời Về A Dục Vương

Trước đây không lâu tôi có đọc một quyển sách của một học giả Phật giáo lỗi lạc và tôi chú ý đến nhận định sau đây:


"Khái niệm thành lập nên Sàsana hay Phật giáo ở một quốc gia riêng biệt hoặc ở một nơi nào đó, lần đầu tiên do chính A-Dục Vương thai nghén nên. Ông ta là vị vua đầu tiên chấp nhận Phật giáo như là một quốc giáo, và khởi đầu cho một cuộc chinh phục tâm linh vĩ đại gọi là Dhamma-vinaya… Như một nhà chinh phục và cai trị mà thường thiết lập chính quyền ở những quốc gia bị chinh phục do chính mình bằng chính trị, cũng vậy A-Dục Vương có lẽ đã nghĩ đến việc thành lập nên cái gọi là sàsana ở những quốc gia bị ông ta chinh phục".
Trong một vài tác phẩm khác tôi cũng bắt gặp cùng một lập luận như vậy: "A-Dục Vương là vị vua Phật giáo đầu tiên", "A-Dục Vương được gắn liền với Phật giáo đại chúng, và với việc tiến hành rất nhiệt tâm những hoạt động tôn giáo như hành hương và chiêm bái các Xá-lợi qua vấn đề ông ta quan tâm đến việc xây dựng ngôi bảo tháp và điện thờ", rồi thì "A-Dục Vương là nhân vật chính trị và tâm linh vĩ đại nhất của Ấn Độ cổ xưa".
Những lời bình luận như vậy là theo kiểu mà như A-Dục Vương đã được miêu tả trong các tác phẩm viết về Nguyên thủy Phật giáo. Tôi đã cũng bỏ ra một quãng thời gian rất dài của đời mình để nghiên cứu về các bia ký của A-Dục Vương, song từ các bia ký ấy không khi nào tôi có thể tìm thấy được chân dung một con người hoàn toàn trùng khớp với những gì mà chúng ta đã viết về ông ta cả. Chính vì lẽ đó, hôm nay tôi muốn khảo chứng lại vai trò mà A-Dục Vương đã đóng trong lịch sử Phật giáo, và tôi cũng xin chia xẻ những gì chúng tôi biết về ông ta qua các văn bản Phật giáo với nguồn thông tin mà chúng tôi có thể lấy được từ các bia ký của ông.
---o0o---

Dịch Phẩm Biên Niên Sử Pali

Chắc hẳn là mọi người ai ai cũng biết về A-Dục Vương thông qua nguồn thông tin về vị vua nầy trong Biên Niên Sử tiếng Pàli, là đặc biệt là trong bộ Mahàvamsa, mặc dầu rất nhiều cùng câu chuyện được kể với chi tiết rõ ràng hơn trong các nguồn tư liệu bằng tiếng Sanskrit và Trung Quốc.


Trong bộ Mahàvamsa có ghi rằng sau khi phụ thân ông, Bindusàra, băng hà thì A-Dục Vương đã giết 99 trong số 100 người anh em của mình, chỉ còn để sót lại một mình Tissa mà thôi và ông nghiễm nhiên trở thành người trị vì độc tôn cõi Diêm-phù-đề (Jambudvìpa). Thế rồi sau khi nghe vị Sa-di Ni-câu-thuật (Nigrodha) thuyết giảng, ông thắm nhuần Tam quy và Ngũ giới…và trở thành một vị Ưu-bà-tắc (Upàsaka). Chúng ta cũng được biết rằng A-Dục Vương là người hộ trì vững chắc cho Phật giáo, ngăn chặn không cho bất kỳ tôn giáo nào bành trướng cả. Ông đã ngưng không bố thí thức ăn hằng ngày cho 60.000 vị Bà-la-môn mà trước đây cha ông đã từng bố thí, và thay vào đó cúng dường thực phẩm cho 60.000 vị Tỳ-kheo. Ông còn ra lệnh cho xây dựng 84.000 ngôi tịnh xá (vihàra) ở 84.000 thị trấn, trong số đó ngôi tịnh xá nổi tiếng nhất là ngôi tịnh xá do chính bản thân ông lập nên ở Pàtaliputra – tịnh xá Asokàràma; và ông còn dựng các ngôi bảo tháp (stùpa) ở những nơi mà Đức Phật đã đến viếng thăm. Tư tưởng muốn trở thành người kế Pháp đã thuyết phục đư?c ông cho phép người con trai Mahinda và cô con gái Sanghamittà gia nhập tăng đoàn vào năm thứ 6 khi ông tại vị, và chính sau nầy Mahinda đã được phái sang Srilanka (Tích Lan) với tư cách là một nhà truyền giáo. Vào thời điểm phân chia bộ phái Phật giáo trong Tăng đoàn thì chính đích thân ông lắng nghe các vị Tỳ-kheo tỏ bày những quan điểm của họ và có thể quyết định ai là thuộc phái chính thống và ai là ngoại đạo. Sau khi cuộc phân phái đã được giải quyết ổn thỏa, cuộc kết tập (sangìti) lần thứ III được tổ chức dưới sự bảo trợ của ông.
Bộ Mahàvamsa cho hay rằng vì những việc làm ác của ông nên mới đầu người ta gọi ông là Candàsoka (A-Dục Vương hung bạo), nhưng sao nầy nhờ những việc làm lương thiện của ông mà ông được gọi là Dhammàsoka (A-Dục Vương mộ đạo). Dĩ nhiên, sự thay đổi tên gọi cũng muốn nhấn mạnh đến sự khác nhau giữa một A-Dục Vương không biết gì về Phật giáo và A-Dục Vương với tư cách là một Phật tử vậy.
---o0o---


tải về 0.52 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương