Article in vnu journal of Foreign Studies · July 017 doi: 10. 25073/2525-2445/vnufs. 4166 citations reads 15,702 authors


L.V. Canh, N.T. Ngọc / Tạp chí Nghiên cứu Nước ngoài, Tập 33, Số 4 (2017)  10-23



tải về 368.45 Kb.
Chế độ xem pdf
trang21/25
Chuyển đổi dữ liệu18.03.2022
Kích368.45 Kb.
#51303
1   ...   17   18   19   20   21   22   23   24   25
DE AN NGOAI NGU QUOC GIA 2020 CO THE HOC DUOC GI T
Chương III
L.V. Canh, N.T. Ngọc / Tạp chí Nghiên cứu Nước ngoài, Tập 33, Số 4 (2017)  10-23

20

Một phần trách nhiệm của chúng ta [giáo viên, 



cán bộ quản lý] là giúp người học kết nối với 

môi trường ngôn ngữ ngoài lớp học – giúp họ 

thích  ứng  được  những  thay  đổi  to  lớn  đang 

làm  biến  đổi  thế  giới,  hoặc  ít  ra  cũng  thích 

ứng được một phần của những biến đổi đó liên 

quan đến việc sử dụng ngôn ngữ (tr. 7).

  Những  chủ  trương  xây  dựng  cộng  đồng 

học tập ngoại ngữ của Việt Nam là rất vu vơ, 

hình  thức.  Những  chủ  trương  áp  dụng  công 

nghệ một cách duy ý chí, thiếu những chứng 

cứ khoa học sẽ chỉ dẫn đến tham nhũng và lãng 

phí nguồn lực. Nếu chúng ta chưa hiểu cách 

thức người học học ngoại ngữ ngoài lớp học 

như thế nào thì những khái niệm như ‘áp dụng 

công  nghệ  trong  dạy  và  học  ngoại  ngữ”  hay 

“học kết hợp phương thức truyền thống với học 

bằng công nghệ (blended learning) sẽ mãi mãi 

là những khái niệm mang tính đãi bôi. Vấn đề 

không phải là cố áp dụng công nghệ mới nhất 

vào dạy và học ngoại ngữ mà câu hỏi cần đặt ra 

là: “Vấn đề X cần được giải quyết bằng công 

nghệ nào?”. Nếu không làm như vậy, chúng ta 

sẽ rơi vào ‘hiệu ứng đồ chơi mới’.

Từ những kinh nghiệm của các nước châu 

Á, Việt Nam cần thay đổi tư duy áp đặt, đề ra 

những chủ trương và mục tiêu dạy tiếng Anh 

phi thực tế. Tiếng Anh đã là ngôn ngữ toàn 

cầu cho nên cần xem lại chủ trương đánh giá 

năng lực sử dụng ngoại ngữ của người học 

theo  tiêu  chí  sử  dụng  tiếng Anh  của  người 

bản ngữ. Phát biểu của Bộ trưởng Bộ Giáo 

dục và Đào tạo: “Dạy và học ngoại ngữ mà 

không chuẩn thì thà không dạy còn hơn. Vì 

các em học sai từ nhỏ thì sau này rất khó sửa. 

Không phải cứ tốt nghiệp đại học sư phạm 

ngoại  ngữ  là  dạy  được  ngoại  ngữ,  vì  phải 

chuẩn và có kỹ năng” (Sài Gòn Giải phóng 

Online  ngày  17/9/2016, 

http://www.sggp.org.

vn/day-ngoai-ngu-khong-chuan-tha-khong-day-

con-hon-145950.html

)  cần  được  bàn  lại  một 

cách khoa học. Không có tiếng Anh nào là 

tiếng Anh chuẩn trên thế giới và ngay cả ở 

các nước nói tiếng Anh.

Cuối cùng, Việt Nam cần đặt hoạt động 

học ngoại ngữ vào vị trí trung tâm của đổi 

mới  chứ  không  phải  là  hoạt  động  dạy,  hay 

trình độ ngoại ngữ của giáo viên ở bậc mấy 

trong  Khung  năng  lực  ngoại  ngữ  quốc  gia. 

Thành  công  trong  việc  học  tiếng  Anh  của 

Phillipines  là  nhờ  phương  pháp  học  chứ 

không phải chỉ là nhờ phương pháp dạy. Do 

vậy cần chú trọng cả việc bồi dưỡng cách dạy 

của giáo viên và cách học của học sinh. Đã 

đến  lúc  những  cán  bộ  quản  lý  giáo  dục  có 

liên quan đến giáo dục ngoại ngữ ở Việt Nam 

phải tự vượt lên chính mình từ bỏ văn hóa ‘ra 

lệnh’ hay ‘áp đặt’, từ bỏ suy nghĩ cho rằng 

mọi thứ đều có thể đánh giá theo định lượng 

và ‘mọi người đều mặc áo cùng một cỡ’. Đặt 

ra chuẩn làm mục tiêu phấn đấu là việc cần 

làm  nhưng  chuẩn  hóa  (standardization)  mà 

không tính đến sự khác biệt về điều kiện dạy 

và học sẽ dẫn đến tai họa.




tải về 368.45 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   17   18   19   20   21   22   23   24   25




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương