Article in vnu journal of Foreign Studies · July 017 doi: 10. 25073/2525-2445/vnufs. 4166 citations reads 15,702 authors


Kinh  nghiệm  cho  Đề  án  Ngoại  ngữ



tải về 368.45 Kb.
Chế độ xem pdf
trang17/25
Chuyển đổi dữ liệu18.03.2022
Kích368.45 Kb.
#51303
1   ...   13   14   15   16   17   18   19   20   ...   25
DE AN NGOAI NGU QUOC GIA 2020 CO THE HOC DUOC GI T
Chương III
Kinh  nghiệm  cho  Đề  án  Ngoại  ngữ  

Quốc gia 2020

Việc coi trọng vai trò của tiếng Anh trong 

công cuộc phát triển và hiện đại hóa đất nước 

đã  thúc  đẩy  nhiều  quốc  gia  châu  Á  đặt  ưu 

tiên đầu tư vào mục tiêu nâng cao năng lực 

sử dụng tiếng Anh của công dân nước mình 

nhằm tạo ra những ưu thế cạnh tranh về khoa 

học,  công  nghệ  và  kinh  tế. Tuy  nhiên,  chưa 

có một bài học thành công nào được ghi nhận 

ở hầu hết các quốc gia châu Á và giải pháp 

nâng cao chất lượng dạy và học tiếng Anh vẫn 

đang là cái mà các quốc gia này đi tìm. Việc 

đầu tư không hiệu quả vào mục tiêu nâng cao 

chất lượng giáo dục tiếng Anh ở châu Á bắt 

nguồn từ một nguyên nhân cơ bản là các quốc 

gia này đang tích cực tham gia vào trò chơi 

của  chủ  nghĩa  tân  tự  do  (neoliberalism)  của 

phương Tây mà không tính đến các đặc điểm 

về ngôn ngữ học xã hội và văn hóa của mình. 

Điều này được minh chứng bằng thực tế là tất 

cả những nỗ lực đổi mới dạy và học tiếng Anh 

của các chính phủ châu Á đều dựa trên năm 

quan niệm mang tính huyền thoại của phương 

Tây về dạy và học tiếng Anh dưới đây:

1.  Con đường nâng cao chất lượng dạy và học 

tiếng Anh  hiệu  quả  nhất  là  sử  dụng  tiếng 

Anh làm phương tiện giảng dạy các môn học 

khác, trước hết là toán và các môn khoa học;

2.  Để có năng lực sử dụng tiếng Anh tốt, cần 

phải học tiếng Anh càng sớm càng tốt;

3.  Quá trình học tiếng Anh như một ngoại ngữ 

luôn chịu ảnh hưởng tiêu cực của tiếng mẹ 

đẻ, do vậy cần khuyến khích việc dạy tiếng 

Anh bằng tiếng Anh trong lớp học.

4.  Đường hướng giao tiếp là đường hướng dạy 

và học ngoại ngữ hiệu quả nhất cho mọi đối 

tượng người học. 

5.  Đồng nhất ‘kỹ năng giao tiếp liên nhân cơ 

bản’ với ‘năng lực ngôn ngữ mang tính học 

thuật tri nhận’ (Cummins, 2008) trong việc đề 

ra mục tiêu và tiêu chí đánh giá năng lực sử 

dụng tiếng Anh.

Năm  quan  niệm  không  có  căn  cứ  khoa 

học trên giúp lý giải vì sao các chính phủ châu 

Á chủ trương tiến hành giảng dạy tiếng Anh 

càng sớm càng tốt, thực hiện việc dạy các môn 

toán và khoa học bằng tiếng Anh ngay từ bậc 

tiểu học bất chấp những kết quả nghiên cứu 

trong lĩnh vực ngôn ngữ học ứng dụng đã chỉ 

ra  rằng  người  học  cần  được  học  ngoại  ngữ 

ít nhất năm năm trước khi có khả năng lĩnh 

hội các khái niệm khoa học bằng tiếng Anh 

(Cummins, 2008). Chủ trương dùng tiếng Anh 

làm ngôn ngữ giảng dạy các môn khoa học và 

toán được dựa trên những quan niệm đơn giản 

và không có căn cứ khoa học (Hu & Li, 2017). 

Chủ trương đó chủ yếu là do sức ép xếp hạng 

quốc tế các trường đại học và thu hút học sinh 

nước ngoài đến học. 

Quan niệm cần học tiếng Anh càng sớm 

càng tốt cũng cần được xem xét nghiêm túc. 

Mặc dù đã có một số chương trình dạy tiếng 

Anh  cho  học  sinh  tiểu  học  thành  công,  cần 

phân biệt giữa việc dạy tiếng Anh cho trẻ em 

ở các trường tư hay các trung tâm tư nhân dồi 

dào  về  nguồn  lực,  trình  độ  và  năng  lực  của 

giáo viên tốt, trang thiết bị dạy và học hiện đại 

với việc dạy tiếng Anh ở các trường tiểu học 

công lập nơi tất cả các yếu tố đều kém hơn 

trường tư (Martin, 2005). Ngay cả ở châu Âu, 

việc dạy ngoại ngữ cho học sinh tiểu học cũng 

không mang lại kết quả mong muốn. Jackel, 

Schurig, Florian và Ritter (sắp công bố) báo 

cáo kết quả nghiên cứu trong nhiều năm trên 

một nhóm học sinh Đức bắt đầu học tiếng Anh 

từ lớp năm và nhóm bắt đầu học từ lớp 7. Kết 





tải về 368.45 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   13   14   15   16   17   18   19   20   ...   25




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương