Article in vnu journal of Foreign Studies · July 017 doi: 10. 25073/2525-2445/vnufs. 4166 citations reads 15,702 authors


Tạp chí Nghiên cứu Nước ngoài, Tập 33, Số 4 (2017) 10-23



tải về 368.45 Kb.
Chế độ xem pdf
trang20/25
Chuyển đổi dữ liệu18.03.2022
Kích368.45 Kb.
#51303
1   ...   17   18   19   20   21   22   23   24   25
DE AN NGOAI NGU QUOC GIA 2020 CO THE HOC DUOC GI T
Chương III
Tạp chí Nghiên cứu Nước ngoài, Tập 33, Số 4 (2017) 10-23

19

không hơn gì chất lượng dạy tiếng Anh ở các 



nước châu Á (Driscoll, Macaro & Swarbrick, 

2014).  Do vậy, các nước châu Á nói chung 

và  Việt  Nam  nói  riêng  cần  phải  biết  cách 

tham  gia  cuộc  chơi  toàn  cầu  trong  lĩnh  vực 

dạy tiếng Anh bằng minh triết (wisdom) của 

chính mình. Một minh triết như vậy sẽ khuyến 

khích các nước châu Á đi tìm cho mình một 

mô hình đổi mới dạy, học và đánh giá phù hợp 

với những giá trị truyền thống cũng như điều 

kiện kinh tế, xã hội của nước mình. Mô hình 

đó phải bắt đầu từ những nghiên cứu miêu tả 

thực trạng bằng những phương pháp nghiên 

cứu và phương pháp báo cáo kết quả phù hợp 

và khoa học. Không một mô hình nào, không 

một lý thuyết nào có thể giúp chúng ta hiểu 

được bản chất của hiện tượng mà không bắt 

đầu bằng việc miêu tả hiện tượng. Nói cách 

khác phải tìm ra bản chất của vấn đề rồi mới 

có thể đưa ra giải pháp mang tính lý thuyết. 

Mô  hình  mới  đó  phải  dựa  trên  những  phân 

tích  chính  trị  vi  mô  (micropolitics),  tức  là 

những yếu tố liên quan đến các bên liên đới và 

quan hệ giữa họ với nhau trong quá trình cạnh 

tranh hợp tác với nhau để đạt được mục đích 

của mình trong một môi trường xã hội cụ thể. 

Triết lý đó dựa trên câu nói nổi tiếng của Earl 

Stevick (1980, tr. 4) rằng: “Thành công ít phụ 

thuộc vào việc phân tích ngôn ngữ, học liệu và 

phương pháp giảng dạy mà phụ thuộc nhiều 

vào những gì diễn ra bên trong từng con người 

và giữa những người hiện diện trong lớp học 

ngoại ngữ.” Không có đổi mới nào trong giáo 

dục nói chúng và giáo dục ngoại ngữ nói riêng 

thành công nếu không quan tâm đến cái đang 

diễn ra bên trong người dạy và người học và 

giữa người học với người học, giữa người dạy 

với người học trong một lớp học cụ thể. 

Công  việc  đó  bắt  đầu  bằng  việc  đoạn 

tuyệt với quan niệm nhấn mạnh vào những 

yếu  kém  (deficiency  view),  coi  kiến  thức 

và  kỹ  năng  sử  dụng  tiếng  Anh  của  người 

dạy và người học là yếu kém để chấp nhận 

quan điểm phát triển (developmental view) 

coi kiến thức và kỹ năng đó đang trong quá 

trình  phát  triển.  Quan  điểm  phát  triển  đặt 

trọng tâm vào việc bồi dưỡng và phát triển 

động lực vươn tới thành tích (achievement 

motivation)  của  người  học  và  người  dạy, 

giúp họ thay đổi bản ngã (identity) mà thiếu 

yếu tố này thì thành công của việc dạy và 

học ngoại ngữ sẽ rất hạn chế (Norton, 2017). 

Việc đặt ra những mục tiêu học tiếng Anh 

phi  thực  tế,  không  dựa  trên  những  chứng 

cứ khoa học sẽ chỉ mang tính chính trị và 

lãng phí nguồn lực. Trong môi trường học 

tiếng Anh  như  các  nước  châu  Á,  do  thiếu 

môi  trường  ngôn  ngữ  cần  thiết  nên  người 

học không có nhu cầu trước mắt phải có kỹ 

năng sử dụng tiếng Anh nên động lực và sự 

đầu tư của học không cao. Năng lực sử dụng 

tiếng Anh của giáo viên không đáp ứng đòi 

hỏi của việc dạy tiếng Anh theo các phương 

pháp  giảng  dạy  do  các  nước  phương  Tây 

đề  xướng.  Cho  dù  Việt  Nam  và  các  nước 

châu  Á  khác  có  đầu  tư  nâng  cao  năng  lực 

tiếng Anh của giáo viên khi quay lại trường 

giảng dạy, năng lực đó sẽ giảm đi rất nhanh 

do không có môi trường sử dụng tiếng Anh 

thường  xuyên  ở  trình  độ  cao.  Do  vậy,  cần 

đặt ra một trình độ ngưỡng cơ bản (threshold 

level) để giáo viên phấn đấu chứ không nên 

đề ra yêu cầu quá cao vì nó vừa không thực 

tế, vừa gây áp lực không cần thiết cho giáo 

viên.  Đối  với  việc  bồi  dưỡng  giáo  viên, 

điều quyết định là giúp họ có kiến thức và 

kỹ  năng  tổ  chức  các  hoạt  động  tương  tác 

(interaction)  trong  lớp  học  sao  cho  những 

hoạt động đó giúp người học sử dụng được 

tiếng Anh ở trình độ cơ bản một cách tự tin.

Một vấn đề quyết định khác đối với việc 

dạy và học tiếng Anh ở Việt Nam là coi trọng 

hơn nữa các hoạt động học tiếng Anh ở ngoài 

nhà trường hay ở nhà của người học. Muốn 

vậy,  trước  tiên  phải  tạo  được  động  lực  và 

hứng thú cũng như thái độ tích cực của người 

học đối với tiếng Anh. Đây là một thách thức 

không nhỏ. Larsen-Freeman (2016) cho rằng:




tải về 368.45 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   17   18   19   20   21   22   23   24   25




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương