An Giang, ngày 06 tháng 4 năm 2016



tải về 3.49 Mb.
trang16/40
Chuyển đổi dữ liệu23.08.2016
Kích3.49 Mb.
#27616
1   ...   12   13   14   15   16   17   18   19   ...   40

Thời hạn giải quyết: 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.

  • Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân.

      • Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Ủy ban nhân dân cấp xã.

    • Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Sổ trợ cấp ưu đãi.

    • Phí, lệ phí: Không.

    • Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.

    • Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Sổ lĩnh trợ cấp ưu đãi hàng tháng được cấp hết sổ hoặc bị mất.

    • Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

      • Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng số 26/2005/PL-UBTVQH11 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 11 tháng 7 năm 2005.

    2. Thủ tục xác nhận thường trú đơn xin học nghề

    • Trình tự thực hiện:

      • Bước 1: Cá nhân nộp hồ sơ tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Ủy ban nhân dân cấp xã.

      • Bước 2: Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Ủy ban nhân dân cấp xã:

    Kiểm tra, hướng dẫn cho cá nhân chỉnh sửa, bổ sung nếu hồ sơ chưa hoàn chỉnh.

    Tiếp nhận hồ sơ và ghi phiếu hẹn trả kết quả.



      • Bước 3: Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận và tổng hợp hồ sơ và lập danh sách gửi về Trung tâm dạy nghề huyện, thị xã, thành phố.

      • Bước 4: Trả kết quả cho người thực hiện thủ tục hành chính:

    Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Ủy ban nhân dân cấp xã trả kết quả cho người thực hiện thủ tục hành chính. Trường hợp không thực hiện thủ tục hành chính phải thông báo bằng văn bản cho người thực hiện thủ tục hành chính.

    Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã xin lỗi người thực hiện thủ tục hành chính bằng văn bản trong trường hợp giải quyết thủ tục hành chính trễ hơn thời gian quy định hoặc trong trường hợp người thực hiện thủ tục hành chính phải đi lại nhiều lần để hoàn chỉnh hồ sơ do lỗi của cán bộ, công chức thuộc thẩm quyền quản lý.



    • Cách thức thực hiện: Tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước.

    • Thành phần, số lượng hồ sơ:

      • Thành phần hồ sơ, bao gồm: Đơn học nghề có xác nhận tình trạng của đối tượng.

      • Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

    • Thời hạn giải quyết: Trong ngày làm việc.

    • Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân.

    - Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Ủy ban nhân dân cấp xã.

    • Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Xác nhận vào đơn.

    • Phí, lệ phí: Không.

    • Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.

    • Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Đối tượng học nghề là con hộ nghèo, người tàn tật.

    • Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

      • Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội.

      • Thông tư số 09/2007/TT-BLĐTBXH ngày 13 tháng 7 năm 2007 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về việc Hướng dẫn một số điều của Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội.

    3. Thủ tục xác nhận đơn xin vào trường Khai Trí

    • Trình tự thực hiện:

      • Bước 1: Gia đình hoặc người thân, người giám hộ của đối tượng nộp hồ sơ tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Ủy ban nhân dân cấp xã.

      • Bước 2: Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Ủy ban nhân dân cấp xã:

    Kiểm tra, hướng dẫn cho cá nhân chỉnh sửa, bổ sung nếu hồ sơ chưa hoàn chỉnh.

    Tiếp nhận hồ sơ và ghi phiếu hẹn trả kết quả.



      • Bước 3: Cán bộ phụ trách lĩnh vực Lao động, Thương binh và Xã hội thẩm tra và trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ký và trả kết quả

      • Bước 4: Trả kết quả cho người thực hiện thủ tục hành chính:

    Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Ủy ban nhân dân cấp xã trả kết quả cho người thực hiện thủ tục hành chính. Trường hợp không thực hiện thủ tục hành chính phải thông báo bằng văn bản cho người thực hiện thủ tục hành chính.

    Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã xin lỗi người thực hiện thủ tục hành chính bằng văn bản trong trường hợp giải quyết thủ tục hành chính trễ hơn thời gian quy định hoặc trong trường hợp người thực hiện thủ tục hành chính phải đi lại nhiều lần để hoàn chỉnh hồ sơ do lỗi của cán bộ, công chức thuộc thẩm quyền quản lý.



    • Cách thức thực hiện: Tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước.

    • Thành phần, số lượng hồ sơ:

      • Thành phần hồ sơ, bao gồm:

    1) Đơn xin vào trường Khai trí (tự viết) có xác nhận của Trưởng ấp.

    2) Bản sao giấy khai sinh của đối tượng xin vào trường.



      • Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

    • Thời hạn giải quyết: Trong buổi làm việc.

    • Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân.

    • Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Ủy ban nhân dân cấp xã.

    • Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Xác nhận trực tiếp vào đơn.

    • Phí, lệ phí: Không.

    • Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.

    • Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

      • Trẻ em mồ côi cả cha và mẹ, trẻ em bị bỏ rơi, mất nguồn nuôi dưỡng; trẻ em mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại là mẹ hoặc cha mất tích theo quy định tại Điều 78 của Bộ luật Dân sự hoặc không đủ năng lực, khả năng để nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật; trẻ em có cha và mẹ, hoặc cha hoặc mẹ đang trong thời gian chấp hành hình phạt tù tại trại giam, không còn người nuôi dưỡng; trẻ em nhiễm HIV/AIDS thuộc hộ gia đình nghèo.

      • Người chưa thành niên từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi nhưng đang đi học văn hóa, học nghề, có hoàn cảnh như trẻ em nêu trên.

    • Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

      • Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội.

      • Thông tư số 09/2007/TT-BLĐTBXH ngày 13 tháng 7 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn một số điều của Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội.

    4. Thủ tục xác nhận đơn xin hưởng chế độ bảo hiểm xã hội một lần

    • Trình tự thực hiện:

      • Bước 1: Cá nhân xuất trình sổ hộ khẩu hoặc giấy tạm trú và nộp hồ sơ tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Ủy ban nhân dân cấp xã.

      • Bước 2: Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Ủy ban nhân dân cấp xã:

    Kiểm tra, hướng dẫn cho cá nhân chỉnh sửa, bổ sung nếu hồ sơ chưa hoàn chỉnh.

    Tiếp nhận hồ sơ và ghi phiếu hẹn trả kết quả.



      • Bước 3: Trả kết quả cho người thực hiện thủ tục hành chính:

    Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Ủy ban nhân dân cấp xã trả kết quả cho người thực hiện thủ tục hành chính. Trường hợp không thực hiện thủ tục hành chính phải thông báo bằng văn bản cho người thực hiện thủ tục hành chính.

    Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã xin lỗi người thực hiện thủ tục hành chính bằng văn bản trong trường hợp giải quyết thủ tục hành chính trễ hơn thời gian quy định hoặc trong trường hợp người thực hiện thủ tục hành chính phải đi lại nhiều lần để hoàn chỉnh hồ sơ do lỗi của cán bộ, công chức thuộc thẩm quyền quản lý.



    • Cách thức thực hiện: Tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước.

    • Thành phần, số lượng hồ sơ:

      • Thành phần hồ sơ, bao gồm: Đơn đề nghị hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần (theo mẫu).

      • Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

    • Thời hạn giải quyết: Trong ngày làm việc.

    • Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân.

    • Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Ủy ban nhân dân cấp xã.

    • Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Xác nhận cá nhân hiện cư trú tại địa phương vào đơn xin hưởng chế độ bảo hiểm xã hội một lần và trả kết quả cho cá nhân.

    • Phí, lệ phí: Không.

    • Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đơn đề nghị hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần (theo mẫu số 14-HSB Ban hành kèm theo Quyết định số 777/QĐ-BHXH).

    • Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.

    • Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

      • Luật Bảo hiểm xã hội số 71/2006/QH11 ngày 29 tháng 6 năm 2006.

      • Nghị định số 52/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ về việc hướng dẫn một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về Bảo hiểm xã hội bắt buộc.

      • Nghị định số 94/2008/NĐ-CP ngày 22 tháng 8 năm 2008 của Chính phủ Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

      • Quyết định số 777/QĐ-BHXH ngày 17 tháng 5 năm 2010 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam về việc ban hành Quy định về hồ sơ và quy trình giải quyết hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội.


    Mẫu số 14-HSB

    (Ban hành kèm theo Quyết định số 777/QĐ-BHXH ngày 17/5/2010

    của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam)



    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    Độc lập – Tự do – Hạnh phúc




    ĐƠN ĐỀ NGHỊ

    HƯỞNG TRỢ CẤP BẢO HIỂM XÃ HỘI MỘT LẦN

    Kính gửi: Bảo hiểm xã hội ………………………….

    Tôi tên là: ……………………………… Sinh ngày ….. tháng ……. năm ……

    Số sổ BHXH: …………………………………………………………………...

    Số CMND: ………………………… do ………………………………………. cấp ngày ……. tháng …… năm ……

    Số điện thoại (nếu có): …………………

    Hiện cư trú tại: ………………………………………………………………….

    …………………………………………………………………………………….....….

    Tổng số thời gian đóng BHXH: ………………. năm …………….tháng

    Đã dừng đóng BHXH từ tháng ………………. năm…………………

    Căn cứ quy định của chính sách tôi làm đơn này đề nghị Bảo hiểm xã hội ……

    ………………………….. xem xét, giải quyết trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần cho tôi theo quy định.

    Tôi đề nghị được chuyển khoản tiền này vào tài khoản cá nhân của tôi như sau: Chủ tài khoản: ……………………………………, Số tài khoản: …………………..., mở tại Ngân hàng: …………………………………, chi nhánh ………………..…(1)

    ………, ngày …….tháng ….. năm ……

    Xác nhận của chính quyền

    địa phương nơi cư trú.

    (Ký, đóng dấu)

    ………, ngày …….tháng … năm ……

    Người làm đơn

    (Ký, ghi rõ họ tên)

    Ghi chú: (1) Trường hợp có yêu cầu nhận tiền trợ cấp BHXH một lần qua tài khoản cá nhân thì ghi đầy đủ thông tin vào nội dung này.

    5. Thủ tục xác nhận đơn xin miễn, giảm học phí (trừ các xã biên giới thuộc huyện Tịnh Biên, Tri Tôn)


    • Trình tự thực hiện:

      • Bước 1: Cá nhân nộp đơn xin miễn, giảm học phí tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú.

      • Bước 2: Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Ủy ban nhân dân cấp xã:

    Kiểm tra, hướng dẫn cho cá nhân chỉnh sửa, bổ sung nếu hồ sơ chưa hoàn chỉnh.

    Tiếp nhận hồ sơ và ghi phiếu hẹn trả kết quả.

    Chuyển hồ sơ đến Ban khóm/ấp để xác nhận mức thu nhập gia đình trong trường hợp cá nhân không có sổ hộ nghèo hoặc sổ cận nghèo.


      • Bước 3: Trả kết quả cho người thực hiện thủ tục hành chính:

    Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Ủy ban nhân dân cấp xã trả kết quả cho người thực hiện thủ tục hành chính. Trường hợp không thực hiện thủ tục hành chính phải thông báo bằng văn bản cho người thực hiện thủ tục hành chính.

    Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã xin lỗi người thực hiện thủ tục hành chính bằng văn bản trong trường hợp giải quyết thủ tục hành chính trễ hơn thời gian quy định hoặc trong trường hợp người thực hiện thủ tục hành chính phải đi lại nhiều lần để hoàn chỉnh hồ sơ do lỗi của cán bộ, công chức thuộc thẩm quyền quản lý.



    • Cách thức thực hiện: Tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước.

    • Thành phần, số lượng hồ sơ:

      • Thành phần hồ sơ, bao gồm: Đơn xin miễn giảm học phí (theo mẫu).

      • Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)

    • Thời hạn giải quyết: trong ngày làm việc hoặc 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.

    • Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân.

    • Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Ủy ban nhân dân cấp xã.

    • Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Xác nhận đơn xin miễn giảm học phí.

    • Phí, lệ phí: Không.

    • Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đơn xin miễn giảm học phí (Phụ lục 1 ban hành theo Thông tư liên tịch số 29/2010/TTLT-BGDĐT-BTC-BLĐTBXH ngày 15 tháng 11 năm 2010 của Liên Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài chính và Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội).

    • Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

    Cơ quan hành chính nhà nước chỉ thực hiện thủ tục khi cá nhân đáp ứng được các yêu cầu, điều kiện sau:

      • Cá nhân cư trú hoặc thường trú tại các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh và thuộc các trường hợp là:

    • Trẻ em, học sinh, sinh viên đang học tập tại các cơ sở đào tạo ngoài tỉnh.

    • Trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông tại các cơ sở đào tạo trong tỉnh An Giang có cha mẹ thuộc diện hộ có thu nhập tối đa bằng 150% thu nhập của hộ nghèo.

    • Học sinh, sinh viên tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học trên địa bàn tỉnh là người dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo và hộ có thu nhập tối đa bằng 150% thu nhập của hộ nghèo.

      • Có mang theo sổ hộ khẩu; sổ hộ nghèo hoặc sổ cận nghèo (nếu có) để xuất trình cho Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả khi nộp hồ sơ.

    • Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

      • Nghị định số 49/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ quy định về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2010 - 2011 đến năm học 2014 - 2015.

      • Thông tư liên tịch số 29/2010/TTLT-BGDĐT-BTC-BLĐTBXH ngày 15 tháng 11 năm 2010 của Liên Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài chính và Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội về việc Hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 49/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 của Chính phủ quy định về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2010 - 2011 đến năm học 2014 - 2015.

      • Quyết định số 47/2010/QĐ-UBND ngày 14 tháng 10 năm 2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang về việc đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND, Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn.

    PHỤ LỤC I



    (Kèm theo Thông tư liên tịch số 29 /2010/TTLT-BGDĐT-BTC-BLĐTBXH ngày 15 tháng 11 năm 2010 của Liên Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tàichính và Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội)



    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

    ĐƠN ĐỀ NGHỊ MIỄN, GIẢM HỌC PHÍ

    (Dùng cho cha mẹ trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông)

    Kính gửi: (Tên cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông)

     Họ và tên (1): …………………………………………………..……………………….

    Là Cha/mẹ (hoặc người giám hộ) của em (2): …………………………………………..

    Hiện đang học tại lớp: ………………………………………….………………………

    Trường: ……………………………………………………………...…………………..

    Thuộc đối tượng: (ghi rõ đối tượng được quy định tại Thông tư liên tịch hướng dẫn Nghị định 49)

    Căn cứ vào Nghị định số 49/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 của Chính phủ, tôi làm đơn này đề nghị được xem xét để được miễn, giảm học phí theo quy định và chế độ hiện hành.



    ………, ngày ……tháng … năm ……

    Người làm đơn (3)

    (Ký tên và ghi rõ họ tên)

      

    (1) Đối với đối tượng là trẻ em mẫu giáo ghi tên cha mẹ (hoặc người giám hộ), đối với học sinh phổ thông ghi tên của học sinh.

    (2) Nếu là học sinh phổ thông trực tiếp viết đơn thì không phải điền dòng này.

    (3) Cha mẹ (hoặc người giám hộ)/học sinh phổ thông.

    6. Thủ tục xác nhận đơn xin miễn, giảm viện phí (trừ các xã biên giới thuộc huyện Tịnh Biên, Tri Tôn)


    • Trình tự thực hiện:

      • Bước 1: Cá nhân nộp đơn xin miễn, giảm viện phí tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú.

      • Bước 2: Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Ủy ban nhân dân cấp xã:

    Kiểm tra, hướng dẫn cho cá nhân chỉnh sửa, bổ sung nếu hồ sơ chưa hoàn chỉnh.

    Tiếp nhận hồ sơ và ghi phiếu hẹn trả kết quả.



      • Bước 3: Trả kết quả cho người thực hiện thủ tục hành chính:

    Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Ủy ban nhân dân cấp xã trả kết quả cho người thực hiện thủ tục hành chính. Trường hợp không thực hiện thủ tục hành chính phải thông báo bằng văn bản cho người thực hiện thủ tục hành chính.

    Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã xin lỗi người thực hiện thủ tục hành chính bằng văn bản trong trường hợp giải quyết thủ tục hành chính trễ hơn thời gian quy định hoặc trong trường hợp người thực hiện thủ tục hành chính phải đi lại nhiều lần để hoàn chỉnh hồ sơ do lỗi của cán bộ, công chức thuộc thẩm quyền quản lý.



    • Cách thức thực hiện: Tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước.

    • Thành phần, số lượng hồ sơ:

      • Thành phần hồ sơ, bao gồm: Đơn xin miễn giảm viện phí.

      • Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

    • Thời hạn giải quyết: trong ngày làm việc hoặc 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.

    • Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân.

    • Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Ủy ban nhân dân cấp xã.

    • Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Xác nhận trực tiếp vào đơn.

    • Phí, lệ phí: Không.

    • Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.

    • Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

      • Cơ quan hành chính nhà nước chỉ thực hiện thủ tục khi cá nhân đáp ứng được các yêu cầu, điều kiện sau:

    Cá nhân cư trú hoặc thường trú trên địa bàn tỉnh và đang điều trị bệnh tại các cơ sở y tế ngoài tỉnh.

    Có mang theo sổ hộ khẩu; sổ hộ nghèo hoặc sổ cận nghèo để xuất trình cho Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả khi nộp hồ sơ.



      • Ủy ban nhân dân cấp xã không thực hiện thủ tục này trong trường hợp cá nhân đang điều trị bệnh tại các bệnh viện thuộc phạm vi quản lý của Sở Y tế tỉnh An Giang.

    • Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

      • Quyết định số 139/2002/QĐ-TTg ngày 15 tháng 10 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ về việc khám, chữa bệnh cho người nghèo.

      • Quyết định số 47/2010/QĐ-UBND ngày 14 tháng 10 năm 2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang về việc đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND, Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn.

    7. Thủ tục xác định mức độ khuyết tật và cấp Giấy xác nhận khuyết tật

    • Trình tự thực hiện:

      • Bước 1: Khi có nhu cầu xác định mức độ khuyết tật, người khuyết tật hoặc người đại diện hợp pháp của người khuyết tật nộp hồ sơ tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú nơi người khuyết tật cư trú, khi nộp hồ sơ xuất trình sổ hộ khẩu hoặc chứng minh nhân dân để cán bộ tiếp nhận hồ sơ đối chiếu các thông tin kê khai trong đơn.

      • Bước 2: Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Ủy ban nhân dân cấp xã:

    Kiểm tra, hướng dẫn cho cá nhân chỉnh sửa, bổ sung nếu hồ sơ chưa hoàn chỉnh.

    Tiếp nhận hồ sơ và ghi phiếu hẹn trả kết quả.



      • Bước 3: Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đơn đề nghị xác định mức độ khuyết tật, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm:

    Triệu tập các thành viên, gửi thông báo về thời gian và địa điểm xác định mức độ khuyết tật cho người khuyết tật hoặc người đại diện hợp pháp của họ.

    Tổ chức đánh giá dạng khuyết tật và mức độ khuyết tật đối với người khuyết tật theo phương pháp và nội dung quy định tại Điều 3 Thông tư liên tịch số 37/2012/TTLT-BLĐTBXH-BYT-BTC-BGDĐT. Việc thực hiện xác định mức độ khuyết tật được tiến hành tại Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Trạm y tế. Trường hợp người khuyết tật không thể đến được địa điểm quy định trên đây thì Hội đồng tiến hành xác định mức độ khuyết tật tại nơi cư trú của người khuyết tật.

    Lập hồ sơ, biên bản kết luận xác định mức độ khuyết tật của người được đánh giá theo Mẫu số 06 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 37/2012/TTLT-BLĐTBXH-BYT-BTC-BGDĐT.

    Đối với trường hợp người khuyết tật đã có kết luận của Hội đồng Giám định y khoa về khả năng tự phục vụ, mức độ suy giảm khả năng lao động trước ngày 01/6/2012, Hội đồng xác định mức độ khuyết tật căn cứ kết luận của Hội đồng giám định y khoa để xác định mức độ khuyết tật theo quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định số 28/2012/NĐ-CP của Chính phủ, cụ thể như sau: Người khuyết tật đặc biệt nặng khi được Hội đồng giám định y khoa kết luận không còn khả năng tự phục vụ hoặc suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; Người khuyết tật nặng khi được Hội đồng giám định y khoa kết luận có khả năng tự phục vụ sinh hoạt nếu có người, phương tiện trợ giúp một phần hoặc suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80%; Người khuyết tật nhẹ khi được Hội đồng giám định y khoa kết luận có khả năng tự phục vụ sinh hoạt hoặc suy giảm khả năng lao động dưới 61%.

    Đối với những trường hợp theo quy định tại khoản 2, Điều 15 Luật người khuyết tật (gồm: Hội đồng xác định mức độ khuyết tật không đưa ra được kết luận về mức độ khuyết tật; Người khuyết tật hoặc đại diện hợp pháp của người khuyết tật không đồng ý với kết luận của Hội đồng xác định mức độ khuyết tật; Có bằng chứng xác thực về việc xác định mức độ khuyết tật của Hội đồng xác định mức độ khuyết tật không khách quan, chính xác), thì Hội đồng cấp giấy giới thiệu và lập danh sách chuyển Hội đồng giám định y khoa thực hiện (qua Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội).


      • Bước 4: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày có biên bản kết luận của Hội đồng về mức độ khuyết tật của người khuyết tật, Chủ tịch Ủy ban nhân cấp xã niêm yết và thông báo công khai kết luận của Hội đồng tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã và cấp Giấy xác nhận khuyết tật. Trường hợp có khiếu nại, tố cáo hoặc có ý kiến thắc mắc không đồng ý với kết luận của Hội đồng thì trong thời hạn 05 ngày, Hội đồng tiến hành xác minh, thẩm tra, kết luận cụ thể và trả lời bằng văn bản cho người khiếu nại, tố cáo hoặc thắc mắc.

    Đối với trường hợp do Hội đồng giám định y khoa xác định, kết luận về dạng khuyết tật và mức độ khuyết tật: Căn cứ kết luận của Hội đồng Giám định y khoa về dạng khuyết tật và mức độ khuyết tật, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp Giấy xác nhận khuyết tật.

      • Bước 5: Trả kết quả cho người thực hiện thủ tục hành chính:

    Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Ủy ban nhân dân cấp xã trả kết quả cho người thực hiện thủ tục hành chính. Trường hợp không thực hiện thủ tục hành chính phải thông báo bằng văn bản cho người thực hiện thủ tục hành chính.

    Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã xin lỗi người thực hiện thủ tục hành chính bằng văn bản trong trường hợp giải quyết thủ tục hành chính trễ hơn thời gian quy định hoặc trong trường hợp người thực hiện thủ tục hành chính phải đi lại nhiều lần để hoàn chỉnh hồ sơ do lỗi của cán bộ, công chức thuộc thẩm quyền quản lý.


  • 1   ...   12   13   14   15   16   17   18   19   ...   40




    Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
    được sử dụng cho việc quản lý

        Quê hương