ĐỊa lý HỌc là HỆ thống các khoa họC



tải về 9.49 Mb.
trang3/9
Chuyển đổi dữ liệu19.04.2018
Kích9.49 Mb.
#36966
1   2   3   4   5   6   7   8   9

1. Mặt Trời.

Mặt Trời là một ngôi sao đơn, có khối lượng bằng 99,866% tổng khối lượng của toàn hệ. Nếu so với Sao Mộc là hành tinh lớn nhất trong hệ thì khối lượng của Sao Mộc mới chiếm có 0,09% tổng khối lượng.


Về thành phần cấu tạo thì đa số vật chất trên Mặt Trời là các chất khí 70% khối lượng là Hyđrô, 29% là Hêli, còn các chất khác chỉ chiếm 1%.
Tỷ trọng trung bình của Mặt Trời là 1,41. Trên Mặt Trời, do có các phản ứng hạt nhân xảy ra liên tục, nên một lượng lớn vật chất và năng lượng đã được giải phóng, toả ra không gian dưới dạng: ánh sáng, nhiệt và điện từ. Nhiệt độ bên ngoài bề mặt của Mặt Trời lên đến 6.0000K. Trái Đất, tuy ở khá xa Mặt Trời, chỉ hấp thụ được khoảng trên dưới 1x10-9lần lượng bức xạ đó, vậy mà trên đỉnh tầng khí quyển cứ 1 phút đã nhận được 2 calo/ 1cm2.
Lớp vỏ ngoài cùng của Mặt Trời hay khí quyển Mặt Trời gồm có ba lớp, trước hết là quang cầu hay là bề mặt nhìn thấy được của Mặt Trời. Chiều dày của nó vào khoảng từ 100 đến 800km. Trên quang cầu thường hình thành những vết đen. Nếu nhìn qua kính thiên văn, đó là những vùng xám, có kích thước trung bình khoảng 37.000 km. Xung quanh các vết đen thường thấy các vùng sáng rộng, đó là vết sáng quang cầu. Lớp thứ hai là sắc cầu. Lớp khí này có chiều dày lên tới khoảng 14.000 km. Dựa vào các kết quả phân tích quang phổ, người ta biết rằng thành phần của sắc cầu chủ yếu gồm các khí hydro, hêli, ôxi và các chất ít hơn Na, Mg, K, Ca, Fe. Ở đây thường thấy những luồng sáng phụt lửa hoặc bướu lửa có độ cao hàng nghìn kilômet. Vào những lúc đó, nhiệt độ và lượng bức xạ các tia tử ngoại cũng tăng lên nhiều. Những hoạt động đó đều có ảnh hưởng đến các hoạt động trong khí quyển và đến từ trường của Trái Đất. Lớp thứ ba lớp ngoài cùng của khí quyển Mặt Trời gọi là tán Mặt Trời. Lớp này kéo dài đến độ cao gấp vài lần bán kính của Mặt Trời, và là bộ phận loãng nhất của khí quyển Mặt Trời. Từ tán Mặt Trời luôn luôn xảy ra hiện tượng tràn plasma, tức là hiện tượng mà các nhà khoa học gọi là gió Mặt Trời. Gió Mặt Trời tương tự như hiện tượng bốc hơi trên một nồi nước đang sôi. Chuyển động với tốc độ trung bình 500km/s, gió Mặt Trời có thể tới được Trái Đất làm méo dạng từ trường của Trái Đất và gây ra nhiễu loạn địa từ ở hai cực. Thực chất gió Mặt Trời cũng là những dòng hạt proton và electron. Nếu Trái Đất không có quyền từ bao bọc và bảo vệ thì gió Mặt Trời sẽ huỷ diệt sự sống trên bề mặt Trái Đất.
Mặt Trời cũng có những sự vận động riêng của nó. Trước hết là sự vận động quanh trục theo hướng chung với toàn bộ hệ Ngân Hà, trung bình trong khoảng 27,35 ngày một vòng và thứ hai là sự vận động trong hệ Ngân Hà kéo theo toàn bộ các hành tinh của nó với vận tộc gần 20km/s về phía sao Chức nữ, thuộc chòm sao Thiên Cầm.
Những quan sát nhiều năm cho thấy Mặt Trời có những thời kì hoạt động mạnh và những thời kì hoạt động yếu xen kẽ nhau theo chu kì khoảng 11,3 năm. Trong những thời kì đó, trên Mặt Trời thường xuất hiện những lưỡi lửa, những bướu sáng hoặc những vết đen khác thường. Có thể chúng là hậu quả của sự chuyển động đối lưu của vật chất ở trong nội bộ Mặt Trời trong điều kiện vận tốc không đồng đều sinh ra. Khi Mặt Trời hoạt động bắn ra những luồng hạt mang điện tích tới Trái Đất sau từ 3 đến 5 ngày, chúng gây ra các hiện tượng cực quang, bão từ và bão điện li. Có thuyết cho rằng các chu kì hoạt động của Mặt Trời yếu hay mạnh đều có ảnh hưởng đến những sự thay đổi thời tiết và khí hậu của các miền trên Trái Đất.
2. Các hành tinh và các tiểu hành tinh.

Trong hệ Mặt Trời, Mặt Trời nằm ở vị trí trung tâm. Xung quanh Mặt Trời có 9 hành tinh. Ngay từ thời cổ đại, người ta đã biết được bằng mắt thường 5 trong số 9 hành tinh đó (không kể Trái Đất). Đó là sao Thuỷ, sao Kim, sao Mộc và sao Thổ. Mãi tới cuối thế kỉ XVIII, nhờ có sự phát hiện định luật Niutơn và việc chế tạo các kính thiên văn cực mạnh, nên vào năm 1781, sao Thiên Vương được phát hiện, tiếp đến năm 1846 là sao Hải Vương. Hành tinh cuối cùng (nay được coi là cựu hành tinh) là sao Diêm Vương ở các xa Mặt Trời trung bình gần 6 tỉ km, mới được phát hiện gần đây vào năm 1930. Ngay từ cuối thế kỉ XVIII, người ta đã nhận thấy khoảng cách từ các hành tinh đến Mặt Trời gần như phù hợp với dãy số: 0 - 3 - 6 - 12 - 24.... cộng thêm với 4





Hệ Mặt Trời.
Bảng 1. Vị trí của các hành tinh trong hệ Mặt Trời.

Hành tinh

Số lượng vệ tinh

Khoảng cách đến Mặt Trời (theo tính toán)

Khoảng cách thực tế

Sao Thuỷ

-

0 + 4 = 4

3,9 vtv

Sao Kim

-

3 + 4 = 7

7,2

Trái Đất

1

6 + 4 = 10

10,0

Sao Hoả

2

12 + 4 = 16

15,2

Các tiểu hành tinh

-

24 + 4 = 28

22 - 36 (TB 29)

Sao Mộc

12

48 + 4 = 52

52,0

Sao Thổ

9

96 + 4 = 100

95,4

Sao Thiên Vương

5

192 + 4 = 196

191,9

Sao Hải Vương

2

384 + 4 = 388

300,7

Sao Diêm Vương

-

768 + 4 = 772

395,0

Trong bảng số này, ở vị trí giữa sao Hoả và sao Mộc, trong một thời gian rất dài, các nhà thiên văn học chưa thấy có hành tinh nào ứng với khoảng cách 24 + 4. Sau nhiều lần cố sức tìm kiếm, mãi đến năm 1801 người ta mới tìm thấy gần ứng với khoảng cách đó một tiểu hành tinh nhỏ (đường kính gần 780km). Sau đó, trong các năm 1802, 1804, 1807 người ta lại tiếp tục tìm được 3 tiểu hành tinh nữa, có đường kính còn nhỏ hơn tiểu hành tinh trước. Đến nay, con số tiểu hành tinh tìm được ở khu vực này đã lên tới hàng nghìn. Theo tính toán thì số tiểu hành tinh chưa phát hiện được có lẽ còn lớn hơn rất nhiều (vào khoảng 40.000). Tuy nhiên hầu hết các tiểu hành tinh đều nhỏ bé đến mức khối lượng tổng cộng của toàn bộ chúng không thể lớn hơn 1/1000 khối lượng của Trái Đất.


Hiện nay có giả thuyết cho rằng các tiểu hành tinh này có lẽ là những mảnh vỡ còn lại của một hành tinh lớn trước kia đã từng có quỹ đạo ở giữa sao Hoả và sao Mộc.
Phần lớn các tiểu hành tinh đều chuyển động ở khoảng giữa quỹ đạo của sao Hoả và sao Mộc. Nhưng cũng có một số vượt ra khỏi quỹ đạo của sao Mộc hoặc sao Thổ. Điểm xa nhất trên quỹ đạo của chúng có thể lấn vào trong quỹ đạo sao Hoả (tiểu hành tinh 1949 MA) thậm chí còn lấn cả vào trong quỹ đạo của sao Thuỷ.
Sự chuyển động của các hành tinh trong hệ Mặt Trời nói chung thể hiện các quy luật sau:

  • Mặt phẳng quỹ đạo của chúng gần trùng khớp nhau. Độ chênh lớn nhất so với hoàng đạo là 1709 (Sao Diêm Vương). Phần lớn không quá 40.

  • Quỹ đạo có hình gần tròn. Độ tâm sai (e) lớn nhất biểu hiện ở quỹ đạo sao Diêm Vương (e = 0,25) và sao Thuỷ (e = 0,21). ở tất cả các hành tinh khác, độ tâm sai chưa đến 0,1. Riêng độ tâm sai của các tiểu hành tinh tương đối lớn, có thể tới 0,83. (Độ chênh giữa quỹ đạo và hoàng đạo của chúng có thể tới 420. Với các tính chất đó, có lẽ quỹ đạo của các tiểu hành tinh thuộc loại trung gian giữa các hành tinh và các sao Chổi).

  • Tất cả các hành tinh và tiểu hành tinh đều chuyển động trên quỹ đạo theo chiều ngược kim đồng hồ (nhìn từ cực Bắc hoàng đạo xuống).

  • Về hướng chuyển động tự quay quanh trục, tất cả các hành tinh (trừ sao Kim và sao Thiên Vương) đề quay theo chiều ngược kim đồng hồ, trùng với hướng chuyển động của chúng trên quỹ đạo.

  • Mặt Trời tuy có khối lượng lớn nhất trong toàn bộ (99,866%) nhưng lại có mômen quay nhỏ nhất. (Mặt Trời: 2%, các hành tinh khác, 98%).

Ngoài ra căn cứ một số tính chất vật lí, các hành tinhcó thể phân ra hai nhóm. Bốn hành tinh gần Mặt Trời nhất là sao Thuỷ, sao Kim, Trái Đất và sao Hoả thuộc nhóm các hành tinh nhỏ, kiểu Trái Đất. Chúng có các đặc điểm:



  • Kích thước và khối lượng tương đối nhỏ.

  • Tỉ trọng lớn hơn tỉ trọng của các loại đá.

  • Không có khí quyển (sao Thuỷ) hoặc có một lớp khí với khối lượng rất nhỏ so với khối lượng của hành tinh (khí quyển Trái Đất chiếm khoảng khối lượng bản thân của Trái Đất).



Bảng2. Các thuộc tính của các hành tinh trong hệ Mặt Trời.

Hành tinh

Khoảng cách đến Mặt Trời

Thời gian tự quay quanh trục

Thời gian quay quanh Mặt Trời

Độ tâm sai của quỹ đạo

Độ nghiêng giữa xích đạo và mặt phẳng quỹ đạo

Sao Thuỷ

0,39

59 ngày

88 ngày

0,21

70

Sao Kim

0,72

234 ngày

225 ngày

0,01

230 24'

Trái Đất

1,00

23g 56p

365 ngày

0,02

230 27'

Sao Hoả

1,52

24g 37p

687 ngày

0,09

240 56'

Sao Mộc

5,20

9g 56p

11,9 năm

0,05

30 07'

Sao Thổ

9,55

10g 14p

29,5 năm

0,06

260 45'

Sao Thiên Vương

19,20

10g 45p

84,0 năm

0,05

820 0'

Sao Hải Vương

30,10

15g 48ơ

164,8 năm

0,01

290

Sao Diêm Vương

39,50

6,4 ngày

248,4 năm

0,25



Bốn hành tinh xa Mặt Trời là Sao Mộc, sao Thổ, sao Thiên Vương, sao Hải Vương thuộc nhóm các hành tinh khổng lồ kiểu sao Mộc. Chúng có:



  • Kích thước và khối lượng rất lớn.

  • Tỉ trọng nhỏ, xấp xỉ bằng tỉ trọng của nước, riêng sao Thổ có tỉ trọng nhỏ hơn cả (0,7).

  • Cả bốn hành tinh này đều quay quanh trục rất nhanh và có độ dẹt lớn.

Người ta dự đoán rằng: có lẽ thành phần cấu tạo chính của chúng là khí hydro, khí mêtan và amôniac. ở trung tâm do sức nén lớn, tỉ trọng của nân có thể tăng lên rất cao.


3. Các vệ tinh.

Các vệ tinh của các hành tinh trong hệ Mặt Trời cũng có các đặc điểm tương tự như các hành tinh. Chúng đều có quỹ đạo có độ tâm sai nhỏ (trung bình khoảng 0,06, lớn nhất là 0,38). Đa số chuyển động theo chiều ngược kim đồng hồ, nghĩa là cùng chiều với các hành tinh, nhưng trong số 31 vệ tinh hiện biết cũng có 11, tức 35% chuyển động theo chiều ngược lại. (Trong số này có 5 vệ tinh của sao Thiên Vương mà mặt phẳng quỹ đạo gần như vuông góc với mặt phẳng hoàng đạo và trùng với mặt phẳng xích đạo của hành tinh).


4. Các thiên thạch và sao chổi.

Trong hệ Mặt Trời, ngoài các thiên thể lớn còn có vô vàn những khối vật chất rắn nhỏ, có kích thước khác nhau, di chuyển trong không gian giữa các hành tinh gọi là bụi vũ trụ hay thiên thạch. Khi di chuyển đến gần Trái Đất, do tác động của sức hút lớn của Trái Đất, một số thiên thạch rơi vào lớp khí quyển với tốc độ 40 đến 60km/s, tạo nên một áp suất cao tới vài trăm atmôphe. Sức ma sát cũng làm cho thiên thạch phát sáng và nóng lên tới 2000 - 30000C. Với áp suất và nhiệt độ đó, hầu hết các thiên thạch có kích thước nhỏ đều tan rã và bốc thành hơi trước khi chạm đến mặt đất.
Hiện tượng phát sáng nói trên của các thiên thạch, theo quan sát của các vệ tinh nhân tạo Liên Xô bắt đầu được ghi nhận ở độ cao từ 300km. Đó cũng chính là hiện tượng sao đổi ngôi hay sao băng mà mắt thường của chúng ta có thể nhận thấy trên bầu trời ban đêm. Tuy nhiên, những thiên thạch lớn có khi có khối lượng hàng trăm hoặc hàng ngàn tấn vẫn có thể rơi được xuống bề mặt Trái Đất.

Khi va chạm với mặt đất, chúng thường tạo nên những hố lớn và gây ra những tiếng nổ khủng khiếp. Ở Liên Xô, trong vùng rừng tai ga Tungutxca (Xibia), ngày 30 tháng 6 năm 1908, một thiên thạch (có lẽ nặng 2200 tấn) rơi xuống đất, đã gây ra một tiếng nổ lớn mà cách xa 1000 km vẫn còn nghe rõ.



Miệng hố do thiên thạch để lại ở bang Arizona (Mỹ).
Hiện nay, dựa vào các kết quả phân tích, người ta đã phân ra ba loại thiên thạch có thành phần khác nhau: thiên thạch sắt, thiên thạch đá và thiên thạch nửa sắt, nửa đá. Trong thành phần của khối thiên thạch sắt lớn nhất (60 tấn) quan sát được ở Nam Phi, sắt chiếm tỉ lệ 83%, niken 16,5%. Các chất khác như crôm. mica, lưu huỳnh, phốt pho và các bon chỉ chiếm có 0,5%. Một số các thiên thạch sắt khác quan sát được ở nhiều nơi cũng có thành phần tương tự. Tuy tỉ lệ sắt có cao hơn, các thiên thạch đá thường có khối lượng nhỏ, khoảng 0,5 tấn, thành phần hoá học lớn gồm có các loại đá tương tự như các đá măc ma ở dưới sâu trong vỏ Trái Đất. Điều quan trọng đáng chú ý là trong các thành phần cấu tạo của các thiên thạch đã quan sát được, hầu như tất cả các nguyên tố hoá học ghi trong bảng Menđêlêép đều có mặt. Người ta cũng chưa phát hiện được một chất mới nào mà trong vỏ Trái Đất không có. Có lẽ đó cũng là một cứ liệu để kết luận về sự thống nhất của vật chất cấu tạo nên các thiên thể trong hệ Mặt Trời.
Trong hệ Mặt Trời còn có các sao Chổi, những thiên thể đặc biệt, quay quanh Mặt Trời, phần lớn có quỹ đạo hình elip có độ tâm sai và độ chênh với mặt phẳng hoàng đạo rất lớn. Điểm viễn nhật của quỹ đạo các sao Chổi hầu hết đều nằm ở khoảng cách xa Mặt Trời, trong vùng quỹ đạo của các hành tinh lớn.

Sao chổi và quỹ đạo của nó trong hệ MT.
Chắc chắc giữa sao Chổi và các hành tinh này phải có mối quan hệ chặt chẽ. Hiện nay, các sao Chổi có thể chia làm 4 nhóm. Cho đến năm 1978, người ta đã biết 78 sao Chổi thuộc nhóm Sao Mộc, 9 thuộc nhóm sao Diêm Vương, 12 thuộc nhóm sao Hải Vương và sao Diên Vương. Trong nhóm cuối cùng này có sao Chổi Halây, do nhà thiên văn học E.Halây phát hiện từ năm 1682 và có chu kỳ khép kín sau 75 năm (mới xuất hiện lại gần đây. Vào đầu năm 1986). Về cấu tạo, sao Chổi tuy có kích thước rất lớn, nhưng lại có khối lượng hết sức nhỏ bé. Bộ phận đuôi sao Chổi có khi kéo dài tới hàng trăm triệu km nhưng thành phần vật chất của nó chủ yếu là bụi và khí loãng. Bộ phận đầu sao Chổi cũng là một khối khí trong suốt kích thước có khi lớn hơn cả Mặt Trời ở giữa có nhân. Nhân sao Chổi là một tổ hợp các chất khí đóng băng (như mê tan, amôniắc, khí cacbonic…) có đường kính không quá vài km. Trong khối băng đó có lẫn cả bụi kim loại và đá. Khi di chuyển đến gần Mặt Trời, dưới tác động của nhiệt độ cao, nhân sao Chổi bốc hơi, bị cháy tạo thành bộ phận đuôi. Các phần tử rắn của sao Chổi - khi sao này bị hủy hoại - trở thành nguồn vật liệu hình thành nên những dải thiên thạch di chuyển trong không gian vũ trụ, theo quỹ đạo của sao Chổi đã mất. Hiện nay vấn đề nghiên cứu nguyên nhân hình thành các sao chổi đang được nhiều nhà thiên văn học trên thế giới chú ý, bởi vì nó có khả năng cung cấp nhiều tài liệu quan trọng rọi sáng vào lịch sử hình thành hệ Mặt Trời cũng như làm sáng tỏ được nhiều quy luật của các quá trình xảy ra trong vũ trụ.

III. CÁC GIẢ THUYẾT VỀ NGUỒN GỐC CỦA MẶT TRỜI VÀ CÁC HÀNH TINH.



Việc cố gắng giải thích nguồn gốc Mặt Trời và các hành tinh là một vấn đề quan tâm của con người ngay từ thời thượng cổ, nhưng chỉ mãi đến thế kỷ XVIII vấn đề này mới được đề cập đến một cách đúng đắn trong các công trình của Lômônôxốp, của Buýphông, của Căng và Laplaxơ. Trong thế kỷ XIX, các nhà khoa học đã hoàn thiện giả thuyết của Laplaxơ. Nhưng đến đầu thế kỷ XX giả thuyết này đã bộc lộ nhiều mâu thuẫn không thể giải quyết được. Đó cũng là nguyên nhân ra đời của một số giả thuyết mới. Các giả thuyết này chấp nhận một sự ngẫu nhiên, một tai biến do sự gặp gỡ của một thiên thể lạ với Mặt Trời sinh ra. Một trong những giả thuyết nổi tiếng trong khoảng từ 1920 đến 1940 là giả thuyết của nhà thiên văn học người Anh Jinxơ. Nhưng từ giữa thế kỷ XX đến nay do những phát hiện mới về vật lí, thiên văn trong đó có nhiều công trình của các nhà bác học xô viết, người ta lại phát hiện thấy giả thuyết của Jinxơ cũng có nhiều chỗ sai lầm. Ngay chính bản thân tác giả, trước khi qua đời cũng đã công nhận những sai lầm đó.
Năm 1943, nhà nghiên cứu Bắc cực, viện sĩ xô viết, Ốttô Xmit đã đề ra một giả thuyết mới, giải quyết được một loạt những vấn đề mà các giả thuyết trước đó chưa giải đáp được. Viện sĩ Xmit đã lập ra một trường phái riêng. Nhiều đồng chí của ông trong nhiều ngành khoa học tự nhiên khác nhau đã cộng tác nghiên cứu và hoàn thiện giả thuyết này.
Để nắm được giả thuyết của Ốttô Xmit, chúng ta hãy điểm lại các giả thuyết của Căng - Laplaxơ và Jinxơ.
1.Giả thuyết của Căng - Laplaxơ.

Năm 1755, trong cuốn "Lịch sử khái quát về tự nhiên và học thuyết về bầu trời", nhà triết học Đức Căng (Kant) lần đầu tiên đã dựa vào môn cơ học thiên văn để giải thích sự hình thành các thiên thể và nguồn gốc sự chuyển động ban đầu của chúng. Về sau, từ 1796 đến 1824 nhà toán học và thiên văn Pháp Laplaxơ lại dựa vào ý kiến của Căng xây dựng một giả thuyết mới. Giả thuyết này thường được gọi chung là giả thuyết Căng - Laplaxơ. Thực ra, gọi như vậy không đúng vì hai giả thuyết nói trên được xây dựng trên những cơ sở khác nhau.
Theo Căng, Mặt Trời và các hành tinh lúc ban đầu được hình thành từ một đám mây bụi vũ trụ dày đặc, có thể là chất khí mà cũng có thể là vật chất rắn, nguội lạnh.
Nhưng theo Laplaxơ thì các hành tinh lại được hình thành từ một khối khí loãng, nóng bỏng quay nhanh ở xung quanh Mặt Trời. Vật chất ở gần Mặt Trời do sức hút, va chạm nhau (theo Căng) hoặc do nguội lạnh, đông đặc lại (theo Laplaxơ) mà sinh ra sự vận động xoáy ốc và hình thành các vành vật chất đặc quay xung quanh Mặt Trời.
Sau đó, phần lớn khối lượng của mỗi vành kết tụ lại thành một khối cầu đó là hành tinh, có phần nhỏ trở thành vệ tinh.

Giả thuyết tiến hóa về sự hình thành của HMT.
Giả thuyết của Căng - Laplaxơ đã giải thích được cấu trúc cơ bản của hệ Mặt Trời và phù hợp với trình độ nhận thức của hệ Mặt Trời và phù hợp với trình độ nhận thức khoa học của thế kỉ XVIII. Vì vậy, nó được các nhà khoa học công nhận và đánh giá cao. Đến thế kỷ XIX, mặc dầu nó vẫn còn giá trị khoa học về một số mặt, nhưng giả thuyết Căng - Laplaxơ đã bộc lộ nhiều thiếu sót vì không giải thích nổi các vấn đề sau:

  • Tại sao một số vệ tinh của sao Mộc, sao Thổ và sao Thiên Vương lại có chiều quay quanh trục ngược lại chiều quay của đa số thiên thể trong hệ Mặt Trời?

  • Tại sao mặt phẳng xích đạo và mặt phẳng quỹ đạo của cả 5 vệ tinh của sao Thiên Vương đều vuông góc với mặt phẳng Hoàng Đạo.

  • Nếu theo những kết quả nghiên cứu mới về sự chuyển động của vật chất thì các hành tinh, hình thành từ các vành vật chất theo sơ đồ của Laplaxơ phải tự quay quanh trục theo hướng xuôi chiều kim đồng hồ. Tại sao trong thực tế, phần lớn chúng lại quay ngược chiều kim đồng hồ.

  • Trong khi tự quay, tại sao không khí ở các vành vật chất lại ngưng tụ thành các hành tinh. Trong khi những kết quả nghiên cứu mới về khí động học lại cho rằng nó phải phân tán vào trong không gian vũ trụ?

Tất cả những vấn đề trên và một số nghi vấn khác đã bắt buộc các nhà thiên văn học phải xem xét lại, bổ sung và sửa chữa sơ đồ giả thuyết của Laplaxơ làm cho nó phù hựp hơn với thực tế.


Đến cuối thế kỷ XIX, những thành tựu nghiên cứu mới về vật lí thiên văn lại tìm ra thêm một sai lầm cơ bản nữa của giả thuyết Laplaxơ. Đó là vấn đề mômen quay của Mặt Trời. Hiện nay, Mặt Trời tự quay một vòng quanh trục phải mất từ 25 đến 27 ngày. Với tốc độ tự quay chậm chạp đó, tại sao trước đây nó lại sản sinh ra được một sức li tâm đủ lớn để tách một phần vạt chất do sức li tâm sinh ra, tại sao người ta cũng không quan sát thấy. Vậy thì giải thích mâu thuẫn đó như thế nào?
Những người bảo vệ cho giả thuyết Laplaxơ đã cố gắng giải thích mâu thuẫn này bằng cách cho rằng: Mặt Trời trước kia đã quay nhanh hơn bây giờ, mômen quay của nó có thể bị tiêu hao, vì khối lượng của nó giảm đi do hiện tượng bức xạ vật chất trong quá trình phát triển lâu dài, từ khi hình thành đến nay. Ở nửa sau thế kỷ XIX, các nhà khoa học đã nghiên cứu đầy đủ những vấn đề về định luật bảo toàn mômen động lượng và đã tính toán thấy rằng: Nếu nguyên nhân nói trên là đúng, thì sự phân bố mômen động lượng trong hệ Mặt Trời như hiện nay là không hợp lý. Đáng lẽ mômen động lượng phải giảm đi nhiều nhất ở những vành ngoài xa trung tâm là nơi có tốc độ lớn nhất mới đúng, nếu không thì khối lượng ban đầu của Mặt Trời phải rất lớn, vượt xa khối lượng thực tế của nó. Điều đó khó có thể tưởng tượng được.
Như vậy là phải tìm một cách giải thích khác. Nếu Mặt Trời với tốc độ tự quay chậm chạp của nó, không thể sinh ra được sự chuyển động nhanh của các hành tinh bằng chính mômen quay, thì tất nhiên phải giải quyết vấn đề này bằng một nguyên nhân bên ngoài. Muốn vậy, phải giả thiết là có một thiên thể nào đó rất lớn đã có lúc đến gần Mặt Trời và có sự trao đổi mômen giữa hai thiên thể. Giả thuyết xây dựng trên cơ sở đó được gọi là giả thuyết "tai biến". Một trong những giả thuyết theo hướng đó đã được hai nhà thiên văn học người Mĩ là Sambơclin và Mơntơn đề ra năm 1905. Sau đó, nhà thiên văn học người Anh Jinxơ đã sửa chữa và hoàn thiện thêm. Nó đã được nhiều học giả phương Tây đánh giá cao và đưa vào nội dung các sách giáo khoa.
Каталог: wp-content -> uploads -> sites -> 499
sites -> LỊch công tác tuầN 05-tháng 9 (Từ ngày 28/9 đến ngày 2/10/2015)
sites -> KẾt quả nghiên cứu tính chất cơ, VẬt lý VÀ giải phẫu của một số loài gỗ thông dụng ở việt nam làm cơ SỞ cho chế biếN, BẢo quản và SỬ DỤNG
sites -> Dear Parents
sites -> “Thực hiện Hiến pháp và pháp luật góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; bảo vệ quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân”
sites -> Ngày 16 tháng 11 năm 2010, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 73/2010/QĐ-ttg ban hành Quy chế đầu tư xây dựng công trình lâm sinh
sites -> Bài Trò chơi cùng nhau qua cầu
sites -> TS. Hoàng Sỹ Kim Ban biên tập ts. Nguyễn Ngọc Hiếu ts. Nguyễn Việt Hùng Ths. Nguyễn Thúy Anh Ths. Trần Thị Thoa
sites -> BỘ TÀi chính số: 54/2014/tt-btc cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc

tải về 9.49 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương