ĐỊa lý HỌc là HỆ thống các khoa họC


Các hệ quả địa lí của vận động tự quay quanh trục của Trái Đất



tải về 9.49 Mb.
trang6/9
Chuyển đổi dữ liệu19.04.2018
Kích9.49 Mb.
#36966
1   2   3   4   5   6   7   8   9

2. Các hệ quả địa lí của vận động tự quay quanh trục của Trái Đất.

  1. Mạng lưới tọa độ trên Trái Đất.

Sự vận động tự quay của Trái Đất đã tạo cơ sở cho việc xây dựng mạng lưới tọa độ trên bề mặt Trái Đất để xác định vị trí của các địa điểm. Trong khi tự quay, tất cả các địa điểm trên bề mặt Trái Đất đều di chuyển vị trí, duy có hai điểm chỉ quay tại chỗ, đó là 2 địa cực: cực Bắc và cực Nam. Cực Bắc là cực mà từ đó người ta nhìn thấy Trái Đất quay theo chiều ngược kim đồng hồ, trùng với hướng quay chung của hệ Ngân Hà. Đường thẳng nối hai cực đi qua tâm Trái Đất gọi là Trục Trái Đất. Trục Trái Đất nghiêng trên mặt phẳng Hoàng đạo, cũng là mặt phẳng quỹ đạo của Trái Đất quay xung quanh Mặt Trời, thành một góc 66033'.
Vòng tròn lớn nhất của Trái Đất nằm trong mặt phẳng vuông góc với trục quay và phân chia Trái Đất ra hai nửa cầu gọi là đường xích đạo, khoảng cách từ xích đạo đến hai cực bằng nhau. Nửa cầu có cực bắc là nửa cầu Bắc, nửa cầu có cực Nam là nửa cầu Nam.

Hệ thống toạ độ trên trái đất.
Sự đối xứng giữa hai nửa cầu của Trái Đất không những chỉ có ý nghĩa đơn thuần về mặt hình học mà còn là sự đối lập của nhiều hiện tượng địa lí trên bề mặt Trái Đất như: phương hướng, sự thay đổi các mùa, sự di động biểu kiến của Mặt Trời, sự lệch của các dòng chảy...
Trên Trái Đất, người ta còn tưởng tượng ra các mặt phẳng song song với mặt phẳng xích đạo, cắt bề mặt Trái Đất tạo thành những vòng tròn song song với xích đạo gọi là các vĩ tuyến. Các vĩ tuyến thuộc nửa cầu Bắc là các vĩ tuyến bắc, các vĩ tuyến thuộc nửa cầu Nam là các vĩ tuyến nam.
Khoảng cách biểu hiện bằng các cung đo từ các vĩ tuyến đến xích đạo gọi là các vĩ độ địa lí. Đó cũng là độ lớn của các góc có một cạnh là đường bán kính xích đạo còn cạnh kia là đường bán kính có đầu ra ở trên vĩ tuyến. Cách viết vĩ độ địa lí được quy ước với kí hiệu .
Đường thẳng nằm trên bề mặt Trái Đất, nối hai cực, gọi là đường kinh tuyến. Hai đường kinh tuyến đối nhau tạo thành một vòng tròn đi qua hai điểm cực gọi là vòng kinh tuyến. Tất cả các đường kinh tuyến trên Trái Đất đều dài bằng nhau và không có đường nào có tính chất khác biệt về mặt tự nhiên để làm tiêu chuẩn xác định kinh tuyến gốc. Vì vậy trước đây, người ta thừa nhận nhiều kinh tuyến gốc khác nhau. Người Pháp cho kinh tuyến đi qua Pari là kinh tuyến gốc, người Đức cho kinh tuyến đi qua Beclin là kinh tuyến gốc... Sau hội nghị Quốc tế 1884 người ta công nhận kinh tuyến đi qua đài thiên văn Grinuých ở ngoại ô thành phố Luânđôn là kinh tuyến gốc. Kinh tuyến đó được đánh số 0. Từ kinh tuyến gốc đi về phía đông đến kinh tuyến 180 là các kinh tuyến đông, đi về phía tây cũng đến kinh tuyến 180 là các kinh tuyến tây. Khoảng cách biểu hiện bằng các cung độ từ các kinh tuyến đến kinh tuyến gốc gọi là kinh độ địa lí. Đó cũng là độ lớn của góc nhị diện do các mặt phẳng của hai vòng kinh tuyến tạo nên, trong đó có một mặt phẳng của vòng kinh tuyến gốc.
Tất cả hệ thống các đường kinh tuyến và vĩ tuyến địa lí trên bề mặt Trái Đất tạo thành một mạng lưới tọa độ, nhờ đó mà người ta có thể xác định được vị trí của tất cả các địa điểm và vẽ được bản đồ của bề mặt Trái Đất.


  1. Sự điều hòa nhiệt giữa ngày và đêm.

Sự tự quay quanh trục của Trái Đất đã sinh ra một đơn vị đo thời gian tự nhiên: một ngày đêm, gồm có phần thời gian được chiếu sáng là ngày và phần thời gian trong bóng tối là đêm. Mỗi một phần ngày và đêm lại được chia ra 12 đơn vị thời gian nhỏ hơn gọi là giờ (theo hệ đếm 12 của người Ai Cập thời cổ). Giờ lại chia ra phút và phút ra giây.
Nhờ vận động tự quay mà ở mọi địa điểm trên bề mặt Trái Đất trong 24 giờ đều luân phiên có ngày và đêm. Nhịp điệu ngày đêm kế tiếp đã làm cho sự phân phối bức xạ Mặt Trời trên bề mặt Trái Đất được điều hòa.
Nếu Trái Đất không tự quay quanh trục mà chỉ quay quanh Mặt Trời thì trên Trái Đất cũng có ngày đêm, nhưng ngày và đêm đó sẽ rất dài. Mỗi năm chỉ vẻn vẹn có 1 ngày đêm. Mặt đất ban ngày sẽ rất nóng, ban đêm sẽ rất lạnh. Điều kiện khí hậu đó có nhiều tai hại đối với sự sống của sinh vật. Do có sự tự quay quanh trục của Trái Đất với tốc độ tương đối lớn, nên ngày đêm trên Trái Đất đều ngắn, nhiệt độ mặt đất được điều hòa, sự sống phát triển tương đối thuận lợi.

Sự chênh lệch về nhiệt độ giữa ngày và đêm trên Trái Đất tuy không lớn nhưng là một hiện tượng quan trọng về mặt khí hậu.




  1. Giờ trên Trái Đất và đường chuyển ngày quốc tế.

Do Mặt Trời chỉ chiếu sáng được một nửa Trái Đất, Trái Đất lại tự quay quanh trục, nên ở một địa điểm quan sát, trong một ngày đêm Mặt Trời chỉ có một lần lên cao nhất trên bầu trời, lúc đó là 12 giờ trưa. Cùng lúc đó, do chiều quay của Trái Đất là từ Tây sang Đông cho nên, ở phía đông của địa điểm quan sát đã thấy Mặt Trời ngả về phía Tây, còn những địa điểm ở phía Tây địa điểm quan sát thì mới thấy Mặt Trời sắp tròn bóng.
Như vậy là ở cùng môt thời điểm, mỗi địa phương có một giờ riêng. Đó là giờ địa phương.
Giờ địa phương được thống nhất ở tất cả các địa điểm nằm trên cùng một kinh tuyến. Nó khác với giờ địa phương trên các kinh tuyến bên cạnh từng phút, từng giây. Giờ đó được xác định căn cứ vào vị trí của Mặt Trời trên bầu trời.
Trong sinh hoạt hàng ngày của một quốc gia, nếu theo giờ địa phương thì sẽ có nhiều điều phức tạp, bởi vì hai địa điểm chỉ cần cách nhau một khoảng cách rất nhỏ là đã có giờ địa phương khác nhau. Để tránh tình trạng lộn xộn về giờ giấc, người ta phải quy định giờ thống nhất cho từng khu vực trên Trái Đất. Đó là giờ khu vực. Bề mặt Trái Đất được quy ước chia ra làm 24 khu vực, bổ dọc theo kinh tuyến, giống như những múi cam nên còn gọi là múi giờ.
Mỗi khu vực rộng 3600: 24 - 150

Sự chiếu sáng của MT và múi giờ.
Giờ chính thức của toàn khu vực là giờ địa phương của kinh tuyến đi qua chính giữa khu vực. Ranh giới của các khu vực về nguyên tắc, cũng là các đường thẳng dọc theo các kinh tuyến. Tuy nhiên, ở trên đất liền, nó thường là những đường ngoằn ngoèo, được quy định dọc theo biên giới các quốc gia. Đối với các nước có diện tích nhỏ, chiều ngang hẹp, giờ chính thức thường được quy định thống nhất trong toàn quốc theo giờ ở kinh tuyến đi ra thủ đô nước đó. Đối với những nước lớn, có thể có nhiều khu vực giờ khác nhau. Thí dụ: Liên Xô có 11 khu vực giờ khác nhau.







Múi giờ lý thuyết và múi giờ hiệu dụng.
Để tiện việc tính toán giờ giấc trên toàn thế giới. Hội nghị quốc tế năm 84 đã đi đến quyết nghị phải đánh số các khu vực giờ trên toàn bộ Trái Đất làm mốc tính giờ ở các nơi. Khu vực đánh số 0 được coi là khu vực gốc. Đó là khu vực có đường kinh tuyến gốc đi qua đài thiên văn Grinuych. Ranh giới của nó nằm ở kinh độ 705 tây và 705 đông. Từ khu vực đó đi về phía đông là các khu vực giờ 1,2,3... Giờ tính theo giờ của kinh tuyến Grinuych (viết tắt là giờ G.M.T). Nước ta lấy giờ chính thức là giờ của kinh tuyến đi qua thủ đô Hà Nội - nằm ở khu vực số 7. Mátxcơva nằm ở khu vực 2, còn Niuyoóc nằm ở khu vực số 17..

Các khu vực giờ và đường chuyển ngày.
Do Trái Đất có hình khối cầu nên khu vực giờ gốc số 0 trùng với khu vực giờ số 24. Giả sử giờ ở khu vực gốc là 12 giờ ngày mồng 1 tháng giêng thì giờ ở khu vực 24 là 12 giờ ngày mồng 2 tháng giêng. Khu vực 0 và khu vực 12 cũng là một, giờ cũng thống nhất là 12 giờ, nhưng thuộc hai ngày khác nhau: 1- tháng giêng và 2 tháng giêng. Nếu bắt đầu tính ở bất cứ một khu vực nào khác thì tình hình đó vẫn cứ xảy ra. Vậy trên Trái Đất bao giờ cũng có một khu vực mà ở đó lịch có thể chỉ hai ngày khác nhau. Để tránh những sự phiền phức trong vấn đề giao thông quốc tế, người ta quy ước lấy kinh tuyến 1800 ở giữa khu vực giờ số 12 trong Thái Bình Dương làm đường chuyển ngày quốc tế. Nếu tàu bè đi từ phía tây sang phía đông qua đường kinh tuyến này thì phải chuyển lên một ngày, còn nếu đi từ phía đông sang phía tây thì phải chuyển lùi lại một ngày.
d. Lực Côriolit trên bề mặt Trái Đất.

Do hiện tượng tự quay quanh trục của Trái Đất, nên tất cả các vật thể chuyển động trên bề mặt Trái Đất theo hướng kinh tuyến đều chịu một sự định hướng về bên phải ở nửa cầu Bắc và về bên trái ở nửa cầu Nam. Hiện tượng này đã được các nhà khoa học nói tới từ đầu thế kỷ XIX. Năm 1853 nhà toán học Pháp Côriôlit đã nêu ra định luật về sự chuyển động tương đối của các vật thể trên quả cầu đang quay. Lực làm các vật thể chuyển động lệch hướng về bên phải hay bên trái đó được gọi là lực Côriôlit.


Hãy xét một vật thể chuyển động trên bề mặt Trái Đất từ phía xích đạo lên cực Bắc (hình vẽ). Khi chuyển động lên các vĩ tuyến cao (ở đó mỗi điểm trên bề mặt Trái Đất đều có tốc độ quay nhỏ hơn xích đạo) theo định luật quán tính vật thể vẫn giữ nguyên tốc độ góc quay từ tây sang đông ở xích đạo. Kết quả là hướng chuyển động của nó, tuy vẫn thẳng so với vũ trụ nhưng có dạng lệch sang bên phải so với hướng kinh tuyến. Càng di chuyển lên cao, vật thể càng lệch nhiều. Ở nửa cầu nam, hiện tượng xảy ra cũng tương tự, nhưng hướng lệch chuyển về bên trái.
Tóm lại, sự giữa nguyên chuyển động thẳng hướng vì quán tính do khối lượng của vật thể trong điều kiện bề mặt Trái Đất quay đã sinh ra hiện tượng lệch hướng tương đối về bên phải ở nửa cầu bắc và về bên trái ở nửa cầu nam, lực P làm lệch hướng vật thể có khối lượng m và vận tốc v trên bề mặt Trái Đất ở vĩ độ có thể tích theo công thức sau:

F = 2mv . sin

Trong đó: là vận tốc quay của Trái Đất. Như vậy là lực F tỉ lệ thuận với khối lượng m của vật thể với vận tốc v của nó và sin của vĩ độ. Ở xích đạo, lực đó bằng 0 và tăng lên theo sự tăng của vĩ độ.
Tất cả các khối vật chất chuyển động trên bề mặt Trái Đất đều chịu tác dụng của lực Côriôlit như: nước của các dòng biển, các dòng sông lớn, các khối khí trong quá trình tuần hoàn trong khí quyển, vật chất trong nội bộ Trái Đất và cả các đường đạn bay trên mặt đất.
Каталог: wp-content -> uploads -> sites -> 499
sites -> LỊch công tác tuầN 05-tháng 9 (Từ ngày 28/9 đến ngày 2/10/2015)
sites -> KẾt quả nghiên cứu tính chất cơ, VẬt lý VÀ giải phẫu của một số loài gỗ thông dụng ở việt nam làm cơ SỞ cho chế biếN, BẢo quản và SỬ DỤNG
sites -> Dear Parents
sites -> “Thực hiện Hiến pháp và pháp luật góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; bảo vệ quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân”
sites -> Ngày 16 tháng 11 năm 2010, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 73/2010/QĐ-ttg ban hành Quy chế đầu tư xây dựng công trình lâm sinh
sites -> Bài Trò chơi cùng nhau qua cầu
sites -> TS. Hoàng Sỹ Kim Ban biên tập ts. Nguyễn Ngọc Hiếu ts. Nguyễn Việt Hùng Ths. Nguyễn Thúy Anh Ths. Trần Thị Thoa
sites -> BỘ TÀi chính số: 54/2014/tt-btc cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc

tải về 9.49 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương