A. L. de Silva Người dịch: Trí Tánh Đỗ Hữu Tài tin không nổI !



tải về 0.97 Mb.
trang11/16
Chuyển đổi dữ liệu31.07.2016
Kích0.97 Mb.
#11085
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   16

CHƯƠNG 9


Kết luận


Nếu những gì đã viết trong tập sách nầy khơi động được lòng ao ước muốn biết thêm về Thiên Chúa giáo và Phật giáo, chúng tôi sẽ vắn tắt xin đề nghị một số sách để đọc thêm.
Một cuốn sách phổ thông và dễ đọc phô bày nhiều ngụy biện trong Thiên Chúa giáo là Jesus-the Evidence (Giê-su – chứng cớ) của Ian Wilson, xuất bản năm 1984. Wilson xem xét lịch sử của Kinh Thánh và trình bày việc các học giả đã làm thế nào để chứng minh một cách không còn nghi ngờ rằng đó là một sưu tập lộn xộn được biên tập qua nhiều thế kỷ. Ông cũng trình bày thêm làm thế nào một người như Giê-su dần dần trở thành được xem như một vị thần.
Một cuốn sách hay khác là Rescuing the Bible from the Fundamentalists (Cứu Kinh Thánh khỏi những người Thiên Chúa giáo chính thống) của John Spong, xuất bản năm 1991. Spong là một giám mục và cũng là một học giả, ông chấp nhận một cách thoải mái rằng hầu hết mọi điều trong Kinh Thánh thì hoặc là thần thoại hoặc là sai lầm, và ông đưa ra nhiều chứng cớ phong phú cho vấn đề này.
Nhưng có lẽ nghiên cứu học thuật và thấu suốt nhất trong thời gian gần đây là Is Christianity True? (Giáo lý Thiên Chúa giáo có chân thật không?) của Micheal Arnheim, xuất bản năm 1984. Nghiên cứu nổi bật này xem xét mọi học thuyết lớn của Thiên Chúa giáo và phơi bày mọi vấn đề của chúng duới ánh sáng lạnh lùng của lý trí – và không một vấn đề nào sống sót được dưới sự phơi bày nầy.
Hiện có nhiều cuốn sách xuất sắc về giáo lý của Đức Phật như là:

  • The Life of the Buddha (Cuộc đời Đức Phật) của H. Saddhatissa, xuất bản năm 1988, trình bày rất hay tiểu sử Đức Phật và một mô tả rỏ ràng những ý niệm căn bản của Phật giáo.

  • What the Buddha Taught (Đức Phật đã dạy gì) của W. Rahula, xuất bản năm 1985.

  • The Buddha's Ancient Path (Con đường cổ xưa của Đức Phật) của Plyadassi Thera, xuất bản năm 1979.

  • A Buddhist Critique of the Christian Concept of God (Một phê bình về ý niệm Chúa Trời của Thiên Chúa giáo từ góc độ Phật giáo) của G. Dharmasiri, xuất bản năm 1988, là một khảo sát xuất sắc nhưng rất chuyên môn về khái niệm Chúa Trời của đạo Tin Lành hiện đại từ góc độ Phật giáo.

  • Two Masters One Message (Hai bậc thầy Một thông điệp) của Roy Amore, xuất bản năm 1978. Trong nghiên cứu này, tác giả chứng minh rằng hầu hết những điều Giê-su dạy thì xuất phát từ Phật giáo.

Thiên Chúa giáo chính thống đã đặt ra một đe doạ thực sự đối với Phật giáo. Trong lúc chúng ta chẳng bao giờ hy vọng đối chọi được tính hung hăng hay kỹ năng tổ chức của những tín đồ đó, chúng ta có thể dễ dàng đối trị họ bằng cách làm quen với nhiều điểm yếu về học thuyết của Thiên Chúa giáo và nhiều điểm mạnh của Phật giáo. Nếu thách thức nầy của Thiên Chúa giáo mà khởi động được nơi người Phật tử một đánh giá sâu xa hơn đối với Phật Pháp và một khát khao được sống trong Phật Pháp, thì sự thách thức đó có thể là một lợi ích cho Phật giáo.

HẾT


PHẬT GIÁO - THIÊN CH ÚA GIÁO

ĐỐI CHIẾU

Qua những Nhận định điễn hình của một số Danh nhân Trí thức trên Thế giới

Trần Chung Ngọc

Sưu Tầm


Lời Nói Đầu

Đây là bản “đối chiếu” giữa thực chất của Phật Giáo và Thiên Chúa Giáo chứ không phải để “so sánh” vì về căn bản tín ngưỡng tôn giáo, chúng ta không có cách nào có thể so sánh Phật Giáo với Thiên Chúa Giáo được. Lý do rất đơn giản, vì Phật Giáo là tôn giáo của trí tuệ , mà trí tuệ thì không thể tách rời “Lý Trí” [Reason]. Đại Học Vạn Hạnh trước đây có “motto”: ‘Duy Tuệ Thị Nghiệp’. Còn Thiên Chúa Giáo thì ai cũng biết đó là tôn giáo của “Đức Tin” [Faith]. Vậy thì trước hết chúng ta cần phải biết định nghĩa của Đức Tin và của Lý Trí.


Theo H. L. Mencken thì Đức tin có thể định nghĩa ngắn gọn như là một niềm tin phi lý vào những gì không chắc chắn xảy ra. Còn theo Tự Điển thì “Đức Tin là sự tin chắc vào một cái gì đó mà không chứng minh được cái đó có thực” .

Trong tự điển có 2 định nghĩa của Lý Trí: “khả năng có những tư tưởng hợp lý, suy lý hoặc phân biệt”, và “suy xét đúng, phán đoán hợp lý” .


Vì vậy, trong cuốn “The Final Superstition”, Joseph L. Dalaiden, một học giả Công Giáo, đã để nguyên một chương để thảo luận về “Lý Trí đối với Đức Tin” và đưa ra kết luận: “Lý Trí đối với Đức Tin: con đường đi tới hiểu biết, con đường đi tới mê tín” [Reason versus Faith: A Path to Knowledge, a Path to Superstition.] Như vậy, trước đây khi Giáo hoàng John Paul II gửi một thông tri cho các giám mục về đề tài “Mối quan hệ giữa đức tin và lý trí” thì thật ra Giáo hoàng chỉ viết cho có mà thôi. Nhưng dù “cho có” thì tín hữu vẫn ca tụng tác phẩm nầy, vì đó là truyền thống “quên mình trong vâng phục”, tuyệt đối thi hành “đức vâng lời” cao quý nhất của Công giáo.
Nếu chúng ta không thể so sánh về căn bản tín ngưỡng của Phật Giáo và Ki Tô Giáo thì chúng ta có thể đối chiếu được một số phương diện nào của hai tôn giáo trên không?
Trong cuốn “Đức Tin Công Giáo: Một Khảo Luận Trong Ánh Sáng Của Khoa Học Và Lý Trí”, tôi đã sưu tầm và đưa ra những nhận định của 75 danh nhân, trí thức Âu Mỹ về “Chúa” của Thiên Chúa Giáo. Có độc giả đặt vấn đề với tôi: “Thế thì các danh nhân trí thức Âu Mỹ nghĩ gì về Đức Phật và Phật Giáo?” Tôi nghĩ đây là một câu hỏi hay, cần thiết nghiên cứu để đối chiếu với những nhận định về Thiên Chúa Giáo, và có thể coi như là tiêu chuẩn để đối chiếu thực chất của hai tôn giáo. Từ trước tới nay, tôi không nghĩ ra điều này, vì tôi không có ý định quảng cáo Phật Giáo nên tôi đã không quan tâm mấy xem các danh nhân trí thức Âu Mỹ nghĩ gì về Đức Phật và Phật Giáo, tuy tôi đã đọc khá nhiều sách của các tác giả Tây phương viết về Đức Phật và Phật Giáo. Tại sao? Vì tôi tin rằng, hữu xạ tự nhiên hương, và tôi cũng tin rằng: “đã là chánh Pháp thì dù không có ai theo cũng vẫn là chánh Pháp, và đã là tà pháp thì dù có cả tỉ người theo cũng vẫn là tà pháp.” David Mills, trong cuốn “Atheist Universe”, có trích dẫn câu nói của Bertrand Russell, 2 giải Nobel: “Nếu 50 triệu người tin vào một chuyện lừa phỉnh, thì chuyện đó vẫn là chuyện lừa phỉnh” (Tuy nhiên, Jack Huberman, tác giả cuốn “The Quotable Atheist”, cho rằng câu nói này chính là của Anatole France, một đại văn hào Pháp, khi nói về các tín đồ Công giáo trong thời đại của ông ta, trong cuốn “La Révolte des Anges”).
Việt Nam có hai tôn giáo có nhiều tín đồ nhất là Phật Giáo và Công Giáo. Công Giáo chiếm, tối đa vào khoảng 7% dân số. Còn Phật Giáo thì chúng ta thực sự không biết rõ tỷ lệ là bao nhiêu, vì không phải chỉ có những người quy y Tam Bảo mới kể là theo Phật Giáo. Tôi có rất nhiều bà con thân thuộc và bạn bè rất ít khi, hay chẳng bao giờ, đi Chùa, và cũng chẳng quy y Tam Bảo, nhưng nhà nào cũng có tượng Phật, hay ảnh Phật, và kinh sách Phật v..v.. Ngay trong gia đình tôi, chỉ có mình tôi là đã quy y Tam Bảo, còn tiện nội cũng không quy y, nhưng cũng thường đi Chùa lễ Phật và đọc kinh sách Phật Giáo. Cho nên, tôi nghĩ người theo đạo Phật, dưới hình thức này hay hình thức khác, tất nhiên phải là tuyệt đại đa số. Lịch sử đã viết rằng: “Thiên hạ Lý Trần bán vi Tăng” [Trong những triều đại Lý, Trần một nửa bàn dân thiên hạ sống như các vị Tăng Phật Giáo]. Còn tuyệt đại đa số người dân khi đó sống không ít thì nhiều đều có ảnh hưởng của Phật Giáo. Đây cũng là những triều đại mà xã hội hiền hòa nhất trong lịch sử Việt Nam
Vậy tôi nghĩ ngày nay người dân Việt Nam cũng nên biết rõ về bản chất của hai tôn giáo chính ở Việt Nam như trên. Đây là điều rất cần thiết trong thời đại ngày nay. Trong 14 Điều Phật Dạy thì điều thứ 13 nói rằng: “Khiếm khuyết nhất của đời người là kém hiểu biết.” Vì kém hiểu biết nên chúng ta thường đi lạc đường, tin vào những điều không thể tin được, đắm mình trong ma đạo, và từ đó đã có những hành động phi dân tộc, phản tổ quốc..
Muốn đối chiếu hai tôn giáo, chúng ta không thể lấy vài câu lạc lõng giống nhau trong kinh điển của mỗi tôn giáo để so sánh và cho là có sự tương đồng, mà phải nghiên cứu về mọi khía cạnh của mỗi tôn giáo, ít ra là về Tư Cách Giáo Chủ, Giáo Lý, Lịch sử truyền đạo, Giáo Lý đã được áp dụng như thế nào, các tín đồ tôn giáo đó đã đóng góp được gì cho nhân loại v..v… Đây là một công việc vừa có tính hàn lâm vừa rất trí thức mà giới học giả và trí thức Âu Mỹ đã làm từ mấy trăm năm nay rồi. Tuy nhiên rất có thể khi đưa ra những sự thực về tôn giáo, chúng ta có thể bị ngộ nhận, thậm chí có khi bị lên án sai lầm, là chống tôn giáo hay phê bình chỉ trích tôn giáo.
Thật vậy, có nhiều người đưa ra luận cứ là tôn giáo nào cũng dạy cho con người có đạo đức, làm lành tránh ác, bản chất đều giống nhau, do đó không nên phê bình chỉ trích tôn giáo. Điều này thường là luận điệu chống đỡ của những tôn giáo bị nhân loại phê bình, chỉ trích những khía cạnh tiêu cực của tôn giáo đó mà vô phương biện cãi bằng lý luận. Bertrand Russell cũng đã đưa ra nhận định: “Người ta thường nói tấn công tôn giáo là điều rất sai lầm vì tôn giáo làm cho con người đạo đức. Người ta nói với tôi như vậy; (nhưng) tôi không nhận thấy như vậy..”. Thật vậy, luận cứ trên không đứng vững vì “dạy con người làm lành tránh ác” là sự phát triển của tri thức con người và chung cho dân gian chứ không chỉ nằm trong tôn giáo. Chẳng có cha mẹ nào, dù họ là người vô thần hay vô tôn giáo lại dạy con cái “làm ác tránh lành”. Đạo Khổng thực sự không phải là một tôn giáo, nhưng Đức Khổng Tử đã dạy con người một số những tiêu chuẩn đạo đức trong xã hội mà cả thế giới ngày nay đều tán thán. Mặt khác, Bertrand Russell nói như trên vì ông ta đã biết rõ lịch sử Công giáo dạy “làm lành tránh ác” như thế nào, hiển nhiên không phải là Thiên Chúa Giáo làm cho con người đạo đức..” mà trái lại. Thật vậy, chúng ta không thể cứ nhắm mắt tin bừa vào những lời khoa trương như “Thiên Chúa lòng lành” mà phải tìm hiểu xem trong cuốn Kinh Thánh, Thiên Chúa đã “lòng lành” như thế nào? Cũng vậy, chúng ta không thể nào tin vào những lời tự khoa trương của giáo dân như “sống đạo, tốt đời” mà phải tìm hiểu xem trong giòng lịch sử, giáo dân đã “sống đạo, tốt đời” như thế nào. Tất cả những công cuộc tìm hiểu này đều nằm trong lãnh vực học thuật để mở mang đầu óc của người dân bình thường không có cơ hội và/hoặc khả năng tìm hiểu. Giúp cho họ hiểu biết đúng là một món quà vô giá mà chúng ta có thể tặng cho họ.
Tuy Phật Giáo có trước Thiên Chúa cả 5, 6 trăm năm, nhưng thế giới Tây Phương mới chỉ thật sự biết đến Phật Giáo từ vài thế kỷ nay. Cho nên chúng ta không hi vọng có những nhận định về Đức Phật và Phật Giáo trong suốt chiều dài lịch sử của Phật Giáo tương tự như Thiên Chúa Giáo. Năm 1994, Stephen Batchelor xuất bản cuốn Sự Thức Tỉnh Của Tây Phương (The Awakening of the West), nội dung viết về lịch sử tiếp xúc của Phật Giáo với Tây phương. Cuốn sách được giới thiệu như sau:

Từ thời đại đế Alexandre, các vua chúa và giáo hoàng Tây phương đã mong mỏi kiếm được quyền lực bằng cách chinh phục Á Châu. Qua nhiều thời kỳ họ đã phái từng đợt sứ giả và các nhà truyền giáo tới Á Châu để tiếp xúc với những người "ngoại đạo", nhưng tâm thức hẹp hòi của người Tây phương [về tôn giáo] đã làm cho những người này chẳng biết được bao nhiêu về Phật Giáo.

Ngày nay Phật Giáo được coi như là một tôn giáo phát triển nhanh nhất và là một trong những phong trào tâm linh có ảnh hưởng nhiều nhất ở Tây phương."

Vì thế, nếu chúng ta trích dẫn nhận định về Phật Giáo của những người thuộc các loại sứ giả và thừa sai trên thì chúng ta không thể nào có một hình ảnh đúng về Phật Giáo. Mặt khác, nếu kể đến những nhận định về Đức Phật và Phật Giáo của những Tăng Ni trí thức Phật Giáo thì nhiều không đếm xuể và không tránh khỏi lời phê bình là đã trích dẫn theo thiên kiến. Vì vậy để công việc sưu tầm được vô tư, như về Thiên Chúa Giáo tôi chỉ đưa ra những nhận định của một số danh nhân trí thức Âu Mỹ, thì đối với Phật Giáo, tôi cũng chỉ đưa ra nhận định của một số danh nhân trí thức trên thế giới, phần lớn là Âu Mỹ, trong thời cận đại, vì lý do như trên đã nói, Tây phương mới biết đến Phật Giáo gần đây. Chúng ta nên để ý là nhận định về “Chúa” và Thiên Chúa Giáo đều là của các bậc thức giả Âu Mỹ trong những xã hội Thiên Chúa Giáo chứ không phải của những người thuộc các tôn giáo khác, trong đó có Phật Giáo.


Nay, sau một thời gian sưu tầm, tôi đã thêm vào phần nhận định về Chúa [của Thiên Chúa Giáo] và về Thiên Chúa Giáo của một số tác giả khác, và đồng thời cũng xin trình bày thêm những nhận định của một số danh nhân trí thức Âu Mỹ về Phật Giáo, lẽ dĩ nhiên còn nhiều thiếu sót về cả hai phía. Tôi cho rằng, đây là tiêu chuẩn có giá trị nhất để đối chiếu thực chất của hai tôn giáo: Thiên Chúa Giáo và Phật Giáo, vì các bậc trí thức nổi danh trên thế giới thường có trình độ hiểu biết cao, làm việc trong tinh thần khoa học với đầu óc sáng suốt hơn quần chúng thông thường nhiều, và có địa vị trong xã hội cũng như trên thế giới mà họ phải trân trọng. Họ thường không đánh giá một tôn giáo qua vài câu lạc lõng trong Kinh điển của tôn giáo đó, mà qua, như trên đã nói: Tư Cách Giáo Chủ, Giáo Lý, Lịch sử truyền đạo, Giáo Lý đã được áp dụng như thế nào, các tín đồ tôn giáo đó đã đóng góp được gì cho nhân loại v..v… Xuyên qua một số nhận định điển hình này, chúng ta cũng có thể thấy rõ sự khác biệt giữa Chúa [của Thiên Chúa Giáo] và Đức Phật, giữa Thiên Chúa Giáo và Phật Giáo.
Khác biệt như thế nào. Xin mời quý độc giả hãy đọc những nhận định của một số danh nhân trí thức trên thế giới về Chúa [của Thiên Chúa Giáo] và Thiên Chúa Giáo, cũng như về Đức Phật và Phật Giáo, và tự đánh giá lấy thực chất của mỗi tôn giáo. Trong số những danh nhân trí thức liệt kê, có một số đã đưa ra những nhận định về cả hai tôn giáo: Thiên Chúa Giáo và Phật Giáo. Để đối chiếu, tôi xin ghi lại những nhận định của họ về Thiên Chúa Giáo song song với những ghi nhận về Phật Giáo trong phần những nhận định về Phật Giáo.

* * *


Phần sưu tầm này do đó gồm 2 chương:

Chương I là những nhận định của 100 danh nhân trí thức Âu Mỹ về Chúa (của Công giáo, Tin Lành, Do Thái giáo, Hồi giáo, Anh giáo và Chính thống giáo) và Thiên Chúa Giáo (Công giáo và Tin Lành).

Chương II là nhận định của 100 danh nhân trí thức trên thế giới về Đức Phật và Phật Giáo.
Như thông lệ, chổ nào có thể được, tôi cũng xin chua thêm câu nguyên ngữ bằng tiếng nước ngoài để bạn đọc có thể trích dẫn trực tiếp.
Tôi hi vọng kết quả sưu tầm này được phổ biến rộng rãi trong quần chúng, và nhất là các bậc lãnh đạo và trí thức trong Phật Giáo và Thiên Chúa Giáo cũng nên đọc để mà biết đến giá trị thực sự của tôn giáo mình. Tôi cũng hi vọng bản so sánh đối chiếu này sẽ được dán trên cánh cửa của mọi nhà thờ cũng như mọi Chùa trên đất nước Việt Nam.
Trần Chung Ngọc

5-2008


CHƯƠNG I
NHẬN ĐỊNH CỦA MỘT TRĂM

DANH NHÂN TRÍ THỨC ÂU MỸ

VỀ “CH ÚA/GOD” VÀ THIÊN CHÚA GIÁO?

Victor Hugo: Một Địa Ngục Thông Minh Thì Tốt Hơn Là Một Thiên Đường Ngu Xuẩn

[Victor Hugo:An intelligent hell would be better than a stupid paradise."]


Lloyd Graham: "Chúa Ki Tô cầu nguyện (Chúa Cha): "Cha hãy tha thứ cho họ vì họ không biết là họ đang làm gì"… Nếu cái tên Ki Tô không biết gì về siêu hình học này (Giê-su) mà có chút kiến thức nào về luật nhân quả, thì lời cầu nguyện của hắn phải đọc ngược lại – “Con người, hãy tha thứ cho Thượng đế, vì hắn không biết là hắn đã làm gì.” Tất cả cuộc sống đều chứng tỏ cái sự kiện thê thảm này, cho nên vấn đề không phải là Thượng đế có tha thứ cho tội lỗi của con người hay không, mà là con người có thể tha thứ cho sự độc ác của Thượng đế hay không?

(Christ prayed: "Father forgive them for they know not what they do."… Had this metaphysically ignorant Christ possessed any knowledge of Causation, his prayer would read in reverse – “Man, forgive God, for he knows not what he does.” All life attests this tragic fact, so the question is not, will God forgive man for his sins? but can man forgive God for his cruelty? )


*

Theo tự điển The American Heritage Dictinonary của Mỹ thì định nghĩa của Tôn Giáo là: “Niềm tin và sự kính ngưỡng vào một quyền năng siêu nhiên được biết như là một đấng sáng tạo và cai quản vũ trụ”. Trong những phần trích dẫn sau đây, danh từ "tôn giáo" chỉ những tôn giáo độc thần như Ki Tô giáo, và danh từ "thần" (God) thường để chỉ vị “thần của người Do Thái trở thành thần của Ki Tô Giáo” mà người Ki Tô Giáo thường gọi là “Thượng đế” hay “Thiên Chúa”. Những từ này không áp dụng cho Phật giáo, Lão giáo hay Khổng giáo. Mặt khác, chúng ta cũng nên biết, God của Ki Tô giáo chính là God của Do Thái giáo trước khi Ki Tô giáo ra đời, và cũng là God của Hồi giáo, sau khi Ki Tô giáo ra đời.



1. Simonides (556-468 TTL = Trước Thường Lịch), Thi sĩ Hi Lạp: * Càng suy nghĩ về chủ đề Thiên Chúa, tôi càng thấy nó trở nên tối tăm. (The more I consider the subject of God, the more obscure it becomes.)

2. Empedocles (495-435 TTL), Triết gia Hi Lạp: * Không có Thiên Chúa nào làm ra thế giới, cũng chẳng có người nào làm ra; thế giới từ xưa vẫn luôn luôn như vậy. (None of the gods has formed the world, nor has any man; it has always been.)

3. Aristotle (384-322 TTL), Triết gia Hi Lạp: * Con người tạo ra Thiên Chúa theo hình ảnh của chính con người, không chỉ theo hình dạng của con người mà còn theo lối sống của con người. (Men creates gods after their own image, not only with regard to their form but with regard to their mode of life.)

4. Demosthenes (384-322 TTL), Nhà hùng biện thành Athenes: * Chúng ta tin bất cứ cái gì chúng ta muốn tin. (We believe whatever we want to believe.)

5. Epicurus (341-270 TTL), Triết gia Hi Lạp: * Hoặc Thiên Chúa muốn hủy bỏ sự ác, và không thể; Hoặc Thiên Chúa có thể hủy bỏ nhưng không muốn.. Nếu Thiên Chúa muốn, nhưng không thể làm được, Thiên Chúa bất lực. Nếu Thiên Chúa có thể, nhưng không muốn, Thiên Chúa thật là xấu xa.. Nếu Thiên Chúa không thể và cũng không muốn, Thiên Chúa vừa bất lực vừa xấu xa. Nhưng nếu (như họ thường nói) Thiên Chúa có thể hủy bỏ sự ác và Thiên Chúa thật sự muốn như vậy, Tại sao trên cõi đời này lại có sự ác? (Either god wants to abolish evil, and cannot; Or he can, but does not want to; If he wants to, but cannot, he is impotent. If he can, but does not want to, he is wicked.. If he neither can, nor wants to, He is both powerless and wicked. But if (as they say) god can abolish evil, And god really wants to do it, Why is there evil in the world?)

6. Lucretius (99-55 TTL), Triết gia La Mã: * Mọi tôn giáo đều tuyệt vời đối với người dốt nát, có ích đối với chính trị gia, và lố bịch đối với triết gia. (All religions are equally sublime to the ignorant, useful to the politician, and ridiculous to the philosopher.)

7. Statius (~45-96 TL = Thường Lịch), Thi sĩ La Mã: * Chính là sự sợ hãi trong thế giới đã tạo ra các Thiên Chúa . (It was fear in the world that created the gods.)

8. Tacitus (55-120 TL), Sử gia La Mã: * Ki Tô Giáo là một sự mê tín có tính truyền nhiễm. (Như bệnh dịch hạch. TCN) (Christianity is a pestolent superstition.)

9. Michel de Montaigne (1533-1592), Văn sĩ Pháp: * Không có gì được tin chắc bằng những điều mà chúng ta biết ít nhất. (Nothing is so firmly believed as what we least know); * Những người có trình độ hiểu biết đơn giản, ít đầu óc tìm tòi và ít học vấn là những tín đồ Ki Tô tốt (Men with simple understanding, little inquisitive and little instructed make good Christians.)

10. Sir Francis Bacon (1561-1626), Khoa học gia và triết gia Anh: * Người tin thuyết Chúa Ba Ngôi tin rằng một trinh nữ chính là mẹ của một đứa con đã tạo ra bà ta. (The trinitarian believes a virgin to be the mother of a son who is her maker.)

11. Ferdinand Magellan (1480-1521), Nhà hàng hải Bồ Đào Nha: * Giáo hội bảo rằng trái đất thì phẳng dẹt, nhưng tôi biết rằng nó hình cầu, vì tôi đã nhìn thấy bóng nó trên mặt trăng, và tôi tin vào một cái bóng hơn là tin vào giáo hội. (The church says the earth is flat, but I know that it is round, for I have seen the shadow on the moon, and I have more faith in a shadow than in the church)

12. Thomas Hobbes (1588-1679), Tư tưởng gia Anh: * Thần học là vương quốc của sự tối tăm (Theology is the kingdom of darkness); * Tôn giáo giống như những viên thuốc mà người ta phải nuốt chửng cả viên. (Religions are like pills, which must be swallowed whole without chewing).

13. Baron de Montesquieu (1689-1755), Viện sĩ Hàn Lâm viện Pháp: * Không có vương quốc nào phải chịu đựng nhiều nội chiến như là vương quốc của Chúa Ki-Tô (No kingdom has ever suffered as many civil wars as the kingdom of Christ); * Nếu các hình tam giác mà tạo ra một Thiên Chúa thì chúng sẽ làm cho ông ta có ba cạnh (If triangles made a god, they would give him three sides); * Lịch sử có đầy những cuộc chiến tranh tôn giáo; nhưng, chúng ta phải nhận xét cẩn thận, không phải vì có nhiều tôn giáo mà có nhiều chiến tranh, mà vì tinh thần không khoan nhượng trong một tôn giáo (Công giáo) nghĩ rằng mình có quyền thống trị (History is full of religious wars; but, we must take care to observe, it was not the multiplicity of religions that produce these wars, it was the intolerating spirit which animated that one which thought she had the power of governing).

14. Voltaire (François-Marie Arouet) (1694-1778), Văn hào, Triết gia Pháp: * Ki-Tô giáo là tôn giáo lố bịch nhất, vô lý nhất và đẫm máu nhất làm nhiễm độc thế giới. (Christianity is the most ridiculous, the most absurd and bloody religion that has ever infected the world); * Trong 1700 năm, Ki Tô giáo không làm gì khác ngoài việc gây hại cho nhân loại (For 1700 years, the Christian sect has done nothing but harm; * Những tín đồ Ki-Tô là những người bất khoan dung nhất (Christians have been the most intolerant of all men); * Hãy nghiền nát cái đồ ô nhục- Ki Tô Giáo (Écrasez l’infâme! [crush the infamous thing - Christianity]; * Vô thần là thói xấu của một số nhỏ những người thông minh (Atheism is the vice of a few intelligent people); * Thần Ki-Tô luôn luôn ở phía những tiểu đoàn mạnh nhất (God is always on the side of the heaviest battalions); * Tai họa giáng vào thế giới qua tội lỗi của Adam. Nếu cái tên ngu đần ấy không phạm tội, chúng ta đã có thể không bị làm khổ bởi bệnh đậu mùa, bệnh ghẻ, hoặc môn thần học, hoặc đức tin duy nhất có thể cứu rỗi chúng ta (Evil came into the world through the sin of Adam. If that idiot had not sinned, we should not have been afflicted with the smallpox, nor the itch, nor theology, nor the faith which alone can save us.); * Lời của Thần Ki Tô là lời của các linh mục; sự vinh quang của Thần Ki Tô là sự hãnh diện của các linh mục; ý của Thần Ki Tô là ý của các linh mục; xúc phạm Thiên Chúa là xúc phạm các linh mục; tin vào Thiên Chúa là tin vào mọi điều linh mục nói (The word of God is the word of the priests; the glory of god is the pride of the priests; the will of god is the will of the priests; to offend god is to offend the priests; to believe in god is to believe in all that the priests tell us.)

15. David Hume (1711-1776), Triết gia Tô Cách Lan: * Những tín đồ Ca-Tô là một hệ phái trí thức? Trong mọi tôn giáo, tôn giáo vô lý và vô nghĩa nhất là tôn giáo mà trong đó những người hiến thân cho Chúa ăn thịt Chúa mình sau khi đã tạo ra ông ấy (The Roman Catholics are a very learned sect?..Of all religions, the most absurd and nonsensical is that whose votaries (người hiến thân cho Chúa) eat, after having created, their deity).

Каталог: files -> 2009
files -> HƯỚng dẫn càI ĐẶt và SỬ DỤng phần mềm tạo bài giảng e-learning
files -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014
files -> ĐẠi học quốc gia hà NỘi trưỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Thị Hương XÂy dựng quy trình quản lý CÁc công trìNH
files -> PHỤ LỤC 2 TỔng hợp danh mục tài liệu tham khảO
files -> BÁo cáo quy hoạch vùng sản xuất vải an toàn tỉnh bắc giang đẾn năM 2020 (Thuộc dự án nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển chương trình khí sinh học ) Cơ quan chủ trì
files -> BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜng
files -> 1. Mục tiêu đào tạo: Mục tiêu chung
2009 -> BỘ CÔng thưƠng cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
2009 -> Gi¶i quyÕt vÊn ®Ò

tải về 0.97 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   16




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương