A. L. de Silva Người dịch: Trí Tánh Đỗ Hữu Tài tin không nổI !



tải về 0.97 Mb.
trang1/16
Chuyển đổi dữ liệu31.07.2016
Kích0.97 Mb.
#11085
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   16

A.L. de Silva Người dịch: Trí Tánh Đỗ Hữu Tài

TIN KHÔNG NỔI !


Beyond Belief

A Buddhist Critique of Fundamentalist Christianity


NHÀ XUẤT BẢN XXX

2010




Lời Nói đầu

Cuốn sách nầy gồm hai phần: Phần Một là bản dịch tác phẩm Beyond Belief (“Không Tin Nổi !”) của tác giả A.L. de Silva, và Phần Hai là tổng hợp 200 phát biểu của các danh nhân trên thế giới do tiến sĩ Trần Chung Ngọc sưu tầm: 100 phát biểu về Chúa Trời và Thiên Chúa giáo và 100 phát biểu về Đức Phật và Phật giáo.

Phần Một là bản Việt dịch của một cuốn sách viết bằng tiếng Anh, trước hết xuất hiện dưới dạng in ấn bằng giấy. Sau đó, khoảng cuối thập niên 90’, xuất phát từ Tích Lan (Sri Lanka), toàn bộ cuốn sách dưới dạng điện tử với một vài thay đổi nhỏ và hình bìa mới đã được phổ biến rộng rãi trên Internet. Về tông tích của tác giả A.L. de Silva, chúng ta không biết gì nhiều ngoài gốc dân của ông là người Úc, và đã từng là một tín đồ Thiên Chúa giáo trong nhiều năm. Sau đó, chúng ta được biết thêm là ông đã nghiên cứu Phật học và xuất gia trở thành một Tỳ kheo.

Trong quá trình tu học tại Á châu, ông De Silva đã chứng kiến hoạt động của các nhà truyền đạo Thiên Chúa giáo gốc Âu Mỹ đang tìm cách cải đạo Phật tử Á châu bằng những cách thế mà ông cho là không chính đáng. Ông cũng nhận ra rằng Phật tử nói riêng và người Á đông nói chung đã không có những hiểu biết, dù là sơ đẳng nhất, để phân biệt được những gì là chân thực và những gì là ngụy trá trong nội dung Thần học Thiên Chúa giáo và trong phương thức truyền đạo của các định chế tôn giáo nầy. Vì vậy, ông đã viết tác phẩm nầy, “Tin Không Nổi - Một Phê bình Thiên Chúa giáo bảo thủ từ góc độ Phật giáo” (Beyond Belief – A Buddhist Critique of Fundamentalist Christianity), để cung cấp thông tin và lý luận cho những ai muốn một sự chọn lựa tôn giáo trong hiểu biết và công bằng.

Tác phẩm nầy, sau đó, đã được dịch và phổ biến bằng nhiều thứ tiếng khác nhau trong vài nước Á châu có đông Phật tử như Tích Lan, Thái Lan, Hàn Quốc …

Khi quyết định dịch tác phẩm nầy ra tiếng Việt, chúng tôi cũng không nhằm mục đích gì khác hơn là giới thiệu những hiểu biết căn bản, và những khác biệt cũng căn bản không kém, về nội dung giáo lý của Phật giáo và Thiên Chúa giáo cho người Phật tử lẫn tín đồ Thiên Chúa giáo cùng được biết. Với hy vọng tạo mối thông cảm lẫn nhau để sống chung hài hòa góp phần làm đẹp xã hội. Nói như tác giả De Silva, có hiểu biết thì mới thật sự có công bằng, và có công bằng thì mới thật sự hiểu biết được nhau.

Về quá trình chuyển dịch tập sách nầy, xin nói rõ năm điểm:

1- Tài liệu trên Internet mà dịch giả dùng để hoàn thành bản dịch là: http://www.divshare.com/download/3297612-51a (ấn bản 2007).

2- Những trích dẫn Kinh Thánh trong sách nầy (từ phiên bản Holy Bible, The New King James) chủ yếu được dịch thẳng từ nguyên bản Anh ngữ của tác giả nên có thể khác về từ ngữ và ý nghĩa với các bản Việt dịch Kinh Thánh của các giáo hội Công giáo và hội thánh Tin Lành tại Việt Nam, vốn tự chúng đã khác nhau rồi, lại có khi dịch sai văn sai ý để làm nhẹ bớt mặt tiêu cực – Tuy nhiên, cũng có một số ít trích dẫn Kinh Thánh thay vì dịch thì được lấy thẳng từ ấn bản Việt ngữ “Kinh Thánh - Cựu Ước và Tân Ước” , Vietnamese 53V-UBS-1985-5.5M, in và phát hành năm 1985 tại Mỹ, của nhà xuất bản Tin Lành United Bible Societies.

3- Trích dẫn từ Năm quyển sách của Môi-Se, 12 sách về Lịch Sử, 5 sách Thơ Văn, 17 sách Tiên Tri trong Cựu Ước; và 27 sách trong Tân Ước (chủ yếu của các thánh tông đồ) đều được đánh dấu để quy chiếu và tham khảo theo tên Mỹ. Ví dụ: (Gen, 1:27) hay (Jn, 12:30) hay (Matt, 7:2-6) hay (Ps, 3:16), …

4- Các trích dẫn từ kinh và sách Phật giáo cũng được dịch thẳng từ nguyên bản Anh ngữ của tác giả và đánh dấu quy chiếu như thế. Ví dụ: (Digha Nikaya, Kinh số 4) hay (Dhammapada Atthakata, sách số 15,1)

5- Cụm từ “Thiên Chúa giáo” trong sách nầy chỉ tất cả các tôn giáo thờ Chúa độc thần gồm Anh giáo, Chính Thống giáo, Công giáo La Mã, Hồi giáo và Tin Lành giáo (với hơn 200 giáo phái khác nhau). Đặc biệt, khi nào tác giả (và dịch giả) cần phân biệt rõ, thì hai từ Tin Lành (Protestant, Evangelical Christian hay Christian) và Công giáo La Mã (Roman Catholic, Catholic) sẽ được sử dụng.

Vì nguyên bản cuốn sách trên Internet không hề nêu tên Nhà Xuất bản hay những thông tin về Bản quyền, người dịch xin xác nhận rằng mọi người đều có thể tự do trích dịch, in ấn và phổ biến bản Việt dịch nầy dưới tất cả mọi hình thức, và tùy nghi ghi, hay không ghi, xuất xứ.

Cuối cùng, người dịch xin thành thật cảm ơn tác giả A.L. de Silva và giáo sư Trần Chung Ngọc đã hoàn thành hai công trình rất quý giá nầy, mà nội dung của nó thì đặc biệt rất hữu ích cho Phật tử Á châu. Mọi khiếm khuyết và bất cập trong ấn bản Việt dịch nầy là của dịch giả, và chỉ của dịch giả mà thôi. Mong độc giả chỉnh sửa để lần tái bản sau được hoàn thiện hơn.

Xin trân trọng cảm ơn.

Người dịch: Trí Tánh Đỗ Hữu Tài

California, 4/2009

MỤC LỤC

Chương 1. Giới thiệu

Chương 2. Các luận cứ của người Thiên Chúa giáo về sự hiện hữu của Chúa Trời: Thẩm quyền của cuốn Kinh Thánh - Sự hiện hữu của vũ trụ - Luận cứ về khả năng thiết kế - Luận cứ về nguyên nhân đầu tiên - Luận cứ về các phép lạ - Luận cứ về sự cần thiết phải có Chúa Trời - Luận cứ “Thử và Phản chứng” - Lời chứng.

Chương 3. Tại sao Chúa Trời không thể hiện hữu ? - Vấn đề tự do ý chí - Vấn đề của điều xấu - Tại sao sáng tạo? - Vấn đề Chúa Trời giấu mặt - Thiên Chúa và Tsunami

Chương 4. Chúa Trời và Đức Phật, Ai “tối cao” hơn ai ? Diện mạo và ngoại hình - Bản chất trí tuệ - Thái độ đối với chiến tranh - Ý tưởng về công lý - Thái độ đối với bệnh tật - Tạo ra cái xấu - Sự hiến tế - Tình thương.


Chương 5. Sự thật và hư cấu về thân thế Giê-su: Những lời tiên tri về Giê-su và những lời do chính Giê-su nói ra - Giáng sinh của Giê-su - Giê-su có phải là một vị Thầy tốt không? - Buổi Tiệc cuối cùng - Vụ xử án Giê-su - Điều gì đã xảy ra cho Judas, kẻ bán Chúa - Những lời cuối của Giê-su - Phục sinh, Giê-su sống lại - Giê-su có phải là Thiên Chúa không ? - Bằng cách nào Giê-su đã trở thành Thiên Chúa ? - Giê-su có hoàn hảo không ? - Thiếu tính độc đáo - Địa ngục - Các phép lạ mầu nhiệm - Không nhất quán - Cái nhìn của Phật tử về Giê-su

Chương 6. Một phê bình về Kinh Thánh: Có phải là lời của Chúa Trời không ? - Có phải Kinh Thánh do Thiên khải không ? - Có một hay nhiều Kinh Thánh? - Có sai lầm trong Kinh Thánh không? - Kinh Thánh có phải là một Chứng thư đáng tin không ? - Ai đã viết ra Kinh Thánh ? - Những sai lầm và biến thái trong Kinh Thánh - Việc thay đổi kinh Lạy Cha - Việc cắt bỏ các đoạn Kinh xướng (Tiết) khỏi Kinh Thánh - Việc biên dịch có tuyển chọn.

Chương 7. Đạo Phật - Sự chọn lựa hợp lý: Sau khi chết chúng ta tái sinh - Cuộc sống là đau khổ - Có thể vượt qua được đau khổ - Có một phương pháp để vượt qua đau khổ - Chánh kiến - Chánh tư duy, Chánh ngữ và Chánh mệnh - Chánh nghiệp - Chánh tinh tấn - Chánh niệm và Chánh định.


Chương 8. Làm sao để trả lời 22 câu hỏi của các nhà truyền đạo Thiên Chúa giáo: 1. Các bạn không tin Chúa Trời vì thế các bạn không thể giải thích được thế giới đã bắt đầu như thế nào - 2. Phật giáo không thực tế vì bảo bạn dù một con kiến cũng không được giết - 3. Đức Phật đã chết nên Ngài không thể giúp gì được chúng ta cả - 4. Phật tử thờ cúng những ngẫu tượng vô hồn - 5. Không như Thiên Chúa giáo, Phật giáo quá yếm thế - 6. Giê-su dạy chúng ta yêu thương nhưng Phật giáo lại khuyến khích chúng ta lạnh nhạt và buông xả - 7. Không giống như Phật giáo, Thiên Chúa giáo là một tôn giáo của tình thương. Kinh Thánh viết: “Vì Chúa Trời quá yêu thương thế gian nên Ngài đã ban cho loài người con một của Ngài để loài người khỏi chết và có sự sống đời đời” - 8. Bạn khẳng định rằng khi chết chúng ta tái sinh, nhưng không có bằng chứng nào về chuyện này cả - 9. Nếu chúng ta thực sự tái sinh, bạn giải thích thế nào về sự gia tăng dân số trên thế giới - 10. Niết bàn là một mục tiêu không thực tiễn vì quá lâu để đạt được và rất ít người đạt được - 11. Trong Thiên Chúa giáo, lịch sử mang một ý nghĩa và lịch sử đang tiến đến một mục tiêu đặc thù nào đó. Quan niệm tuần hoàn về sinh tồn của Phật giáo có nghĩa là lịch sử chẳng có ý nghĩa gì cả, và điều này làm cho Phật tử phó thác vào định mệnh và thờ ơ với cuộc sống - 12. Nếu Phật giáo là một tôn giáo tốt lành, vậy tại sao Phật giáo lại tàn lụi ở Ấn Độ là đất nước đã khai sinh ra Phật giáo ? 13. Phật giáo sao chép ý niệm Nghiệp và Tái sinh từ Ấn Độ giáo - 14. Giê-su tha thứ tội lỗi của chúng tôi, nhưng Phật giáo nói bạn chẳng bao giờ thoát khỏi hậu quả của nghiệp do bạn gây ra - 15. Giê-su là một nhân vật mà bạn không thể không quan tâm đến. Cuốn sách nầy của bạn là một bằng chứng khác về sự quan tâm đó. - 16. Thật ra, trong thâm tâm, người Phật tử đang tìm kiếm Thiên Chúa và sự an bình mà chỉ Thiên Chúa mới ban cho được. - 17. Thiên Chúa giáo chỉ bắt đầu với một vài người, và chỉ trong vòng 300 năm đã trở thành tôn giáo chính của đế quốc La Mã. Nếu nó đã có thể phát triển xa như thế và nhanh như thế, hẵn nó phải nằm trong một kế hoạch mầu nhiệm của Thiên Chúa. - 18. Thiên Chúa giáo lan rộng khắp hầu hết các nước trên thế giới và có nhiều người theo hơn bất cứ tôn giáo nào khác, như thế Thiên Chúa giáo phải là chân lý - 19. Thiên Chúa ban ơn cho kẻ nào tin Ngài. Vì vậy mà các nước Thiên Chúa giáo thì rất giàu có, còn các nước theo Phật giáo thì nghèo nàn. - 20. Khoa Khảo cổ học hiện đại đã chứng minh rằng nội dung của Kinh Thánh là trung thực. - 21. Khắp thế giới, kể cả châu Á, Thiên Chúa giáo là một lực luợng tiến bộ trong lúc Phật giáo cải thiện rất ít cho xã hội - 22. Tôi đã từng thăm viếng nhiều quốc gia Phật giáo, nhưng tôi ít thấy được cái giáo lý Phật giáo cao cả mà bạn nói đến. Những gì tôi thấy là sự thờ cúng những ác thần, các nhà sư thì xem bói toán, Phật tử thì tin vào quyền năng che chở của bùa phép và những hình thức mê tín dị đoan khác.

Каталог: files -> 2009
files -> HƯỚng dẫn càI ĐẶt và SỬ DỤng phần mềm tạo bài giảng e-learning
files -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014
files -> ĐẠi học quốc gia hà NỘi trưỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Thị Hương XÂy dựng quy trình quản lý CÁc công trìNH
files -> PHỤ LỤC 2 TỔng hợp danh mục tài liệu tham khảO
files -> BÁo cáo quy hoạch vùng sản xuất vải an toàn tỉnh bắc giang đẾn năM 2020 (Thuộc dự án nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển chương trình khí sinh học ) Cơ quan chủ trì
files -> BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜng
files -> 1. Mục tiêu đào tạo: Mục tiêu chung
2009 -> BỘ CÔng thưƠng cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
2009 -> Gi¶i quyÕt vÊn ®Ò

tải về 0.97 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   16




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương