A. L. de Silva Người dịch: Trí Tánh Đỗ Hữu Tài tin không nổI !


Chương 9. Kết luận CHƯƠNG 1



tải về 0.97 Mb.
trang2/16
Chuyển đổi dữ liệu31.07.2016
Kích0.97 Mb.
#11085
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   16

Chương 9. Kết luận

CHƯƠNG 1

Giới thiệu

Cuốn sách này nhằm ba mục đích:

1- Trước hết nhằm phân tích và phê phán nội dung giáo lý Thiên Chúa giáo (Công giáo và Tin Lành) và căn cứ vào đó mà soi sáng các vấn đề lý luận, triết lý và đạo đức trong những tín điều của Thiên Chúa giáo. Khi làm việc này, tôi hy vọng có thể cung cấp cho Phật tử các cơ sở lý luận để họ có thể sử dụng khi các tín đồ Thiên Chúa giáo muốn cải đạo họ. Cuốn sách này sẽ giúp tạo ra được các cuộc tranh luận công bằng hơn, và mong rằng việc đó sẽ giúp các Phật tử vẫn giữ mình là Phật tử. Vì lẽ nhiều Phật tử ít biết thật rõ về đạo của mình và hầu như không biết gì hết về Thiên Chúa giáo cả nên điều đó làm cho người Phật tử khó trả lời những vấn nạn hoặc bác bỏ các khẳng định mà tín đồ Thiên Chúa giáo đặt ra.

2- Mục đích thứ hai là giúp cho bất kỳ tín đồ Thiên Chúa giáo nào đọc sách này hiểu được tại sao một số người sẽ không, hay chẳng bao giờ, trở thành tín đồ Thiên Chúa giáo cả. Hy vọng sự hiểu biết đó sẽ giúp tín đồ Thiên Chúa giáo phát huy được một thái độ chấp nhận tình hữu nghị chân thực với Phật tử, hơn là một quan hệ chỉ nhằm cải đạo họ. Để làm điều này, tôi đưa ra nhiều vấn nạn càng khó càng tốt và một ít sự thật mà tín đồ Thiên Chúa giáo sẽ không vui. Nếu như đôi lúc tôi có vẻ nghiêm khắc với Thiên Chúa giáo, thì tôi hy vọng điều đó sẽ không bị diễn giải là tôi có ác ý. Tôi đã là tín đồ Thiên Chúa giáo nhiều năm và vẫn giữ một sự tôn kính sâu xa, thậm chí ngưỡng phục, đối với vài khía cạnh của Thiên Chúa giáo. Đối với tôi, giáo lý của Giê-su là một bước quan trọng trong việc tôi trở thành một Phật tử; và tôi cho rằng nhờ vậy, tôi là một Phật tử tốt hơn. Tuy nhiên, khi tín đồ Thiên Chúa giáo khẳng định, như rất nhiều tín đồ đã khẳng định một cách quyết liệt, rằng tôn giáo của họ là chân lý độc nhất thì họ phải chuẩn bị để trả lời các nghi vấn mà những người khác có thể phát biểu về tôn giáo của họ.

3- Mục đích thứ ba của cuốn sách này là làm cho Phật tử nhận thức được sâu xa hơn về đạo của mình. Ở một số nước châu Á, đạo Phật bị xem là một hình thức mê tín lạc hậu, trong lúc Thiên Chúa giáo thì lại được nghĩ là có đầy đủ mọi giải đáp. Các nước (châu Á) này càng trở nên bị Tây phương hoá, thì Thiên Chúa giáo, với hình thức bên ngoài “hiện đại”, đã bắt đầu tỏ ra càng hấp dẫn. Tôi nghĩ cuốn sách này đủ để chứng minh rằng đạo Phật có thể nêu ra các vấn nạn mà Thiên Chúa giáo thật khó trả lời, và đồng thời cung cấp những giải thích về các nan đề của cuộc sống đã làm cho những lời giải thích của Thiên Chúa giáo có vẻ tầm thường hơn.

Vài Phật tử có thể phản đối một cuốn sách như thế này, họ tin rằng một tôn giáo hòa nhã và khoan dung như đạo Phật thì phải kiềm chế việc bài bác các tôn giáo khác. Xin thưa rằng chắc chắn Đức Phật đã không dạy chúng ta một điều như thế đâu. Trong kinh Mahaparinibbana, Ngài đã dạy các môn đệ phải có khả năng để “hoằng dương Chánh Pháp, công bố, xác minh, trình bày, phân tích, làm cho Chánh Pháp hiển lộ rõ ràng, và có thể dùng các phương tiện trong Chánh Pháp để phản bác các giáo lý giả tạo đã từng nảy sinh.” Việc khảo sát và phê phán quan điểm nào đó một cách thận trọng và kỹ lưỡng đã đóng một vai trò quan trọng, giúp chúng ta sàng lọc chân lý ra khỏi sự giả tạo, nhờ thế chúng ta có thể ở một vị thế tốt hơn để chọn lựa giữa “hai và sáu mươi giáo phái đang tranh nhau cùng hiện diện”. Thật ra, phê phán một tôn giáo khác chỉ trở nên không phù hợp khi chủ tâm xuyên tạc tôn giáo đó, hoặc khi hạ mình xuống để chế nhạo chửi rủa người ta. Tôi hy vọng tránh được điều này.

CHƯƠNG 2

Các luận cứ của người Thiên Chúa giáo về sự hiện hữu của Chúa Trời

Các tín đồ Thiên Chúa giáo khẳng định rằng một Chúa Trời thông thái nhân từ đã tạo ra và cai quản vũ trụ. Họ đã dùng nhiều luận cứ để chứng minh cho khẳng định này. Chúng ta sẽ nghiên cứu từng luận cứ một và phản bác các điều đó từ góc độ Phật giáo.

Thẩm quyền của cuốn Kinh Thánh

Khi được hỏi làm sao để chứng minh sự hiện hữu của Chúa Trời, các tín đồ Thiên Chúa giáo thường mở Kinh Thánh ra và bảo rằng "Kinh Thánh bảo Chúa Trời hiện hữu, thì Ngài phải hiện hữu thôi.” Vấn đề là nếu chúng ta hỏi một người Ấn Độ giáo, một người Hồi giáo, người đạo Sikh hay Do Thái giáo cùng một câu hỏi đó, thì tín đồ các tôn giáo nầy lại cũng sẽ chỉ vào các Thánh thư tương tự của họ như là bằng chứng về sự hiện hữu của Thương đế của họ. Tại sao chúng ta tin vào Kinh Thánh Thiên Chúa giáo mà không tin vào thánh thư của những tôn giáo khác. Thực ra, chúng ta sẽ chứng minh sau này với chứng cớ mạnh mẽ rằng Kinh Thánh là một tài liệu không đáng có độ tin cậy cao.

Sự hiện hữu của Vũ trụ

Trong các nỗ lực của họ để chứng minh sự hiện hữu của Chúa Trời, tín đồ Thiên Chúa giáo đôi lúc sẽ nói rằng “Vũ trụ đã không thể tự nhiên mà có được, phải do ai đó đã tạo ra, và vậy thì phải có một Chúa Trời đấng tạo hoá.” Luận cứ này có một điều thiếu sót rất lớn. Khi trời bắt đầu mưa, các bạn sẽ không hỏi “Ai đang làm ra mưa?” bởi vì chúng ta biết rằng mưa không do ai gây ra cả mà là do cái gì khác làm ra, “cái” đó là các hiện tượng thiên nhiên khác như nhiệt năng, sự bốc hơi của nước, sự đóng băng của chất lỏng v.v. Khi chúng ta thấy các viên sỏi trơn nhẵn trong một giòng sông, chúng ta sẽ không hỏi “Ai đã đánh bóng các viên sỏi đó?” vì chúng ta biết rằng bề mặt trơn tru của các viên sỏi đó không do một ai gây ra cả mà do một cái gì khác – là các nguyên nhân thiên nhiên như tác động bào mòn của nước và cát.

Tất cả các điều này đều có một hay nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân đó không nhất thiết phải là một thực thể “Ai”. Với vũ trụ cũng thế - nó hiện hữu không phải do một Chúa Trời mà do các hiện tượng thiên nhiên như sự phân thân của hạt nhân, trọng lực, lực quán tính, v.v. Tuy nhiên, ngay cả nếu chúng ta tin rằng một thực thể “Ai” thiêng liêng là cần thiết để giải thích vũ trụ đã hiện hữu như thế nào, thì chứng cớ nào cho biết thực thể đó là Chúa Trời của Thiên Chúa giáo? Có thể vũ trụ được tạo ra do Thượng đế của Ấn Độ giáo, Thương đế của Hồi giáo hay các vị thần linh được những tôn giáo bộ lạc tôn thờ. Nói cho rốt ráo, hầu hết các tôn giáo, không chỉ riêng Thiên Chúa giáo, đều khẳng định rằng Thượng đế hay thần linh của họ đã sáng tạo ra vũ trụ.


Каталог: files -> 2009
files -> HƯỚng dẫn càI ĐẶt và SỬ DỤng phần mềm tạo bài giảng e-learning
files -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014
files -> ĐẠi học quốc gia hà NỘi trưỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Thị Hương XÂy dựng quy trình quản lý CÁc công trìNH
files -> PHỤ LỤC 2 TỔng hợp danh mục tài liệu tham khảO
files -> BÁo cáo quy hoạch vùng sản xuất vải an toàn tỉnh bắc giang đẾn năM 2020 (Thuộc dự án nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển chương trình khí sinh học ) Cơ quan chủ trì
files -> BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜng
files -> 1. Mục tiêu đào tạo: Mục tiêu chung
2009 -> BỘ CÔng thưƠng cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
2009 -> Gi¶i quyÕt vÊn ®Ò

tải về 0.97 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   16




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương