Địa lí địa phương tỉnh Đồng Nai


Hình II.4, Khu hành chính tỉnh Đồng Nai



tải về 2.04 Mb.
trang3/4
Chuyển đổi dữ liệu31.12.2017
Kích2.04 Mb.
#35150
1   2   3   4

Hình II.4, Khu hành chính tỉnh Đồng Nai

Nguồn: namgialand.com/.../KhuHanhChinhDN.png

Đồng Nai đang từng ngày, từng giờ nỗ lực để giảm tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên đồng thời tìm nhiều giải pháp để nâng cao hơn nữa chất lượng cuộc sống, giải quyết một số vấn đề liên quan đến DS-KHHGĐ, bảo vệ sức khỏe bà mẹ-trẻ em. Sau nhiều năm thực hiện, công tác Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (DS - KHHGĐ) của tỉnh đạt nhiều bước tiến quan trọng: số con trung bình của phụ nữ trong tuổi sinh đẻ giảm từ 4 con (1989) xuống còn khoảng 2,3 con (1999) và 2,1 con (2007); tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên đến cuối năm 2008 là 1,14 %, tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng giảm xuống còn 15%, chất lượng dân số về thể lực, trí tuệ, tinh thần từng bước được cải thiện. Qua đó góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống nhân dân, phát triển kinh tế - xã hội.

Đồng Nai là một trong những tỉnh đầu tiên của cả nước đã có quy hoạch phát triển các thiết chế văn hóa cơ sở và đã chủ động triển khai xây dựng các trung tâm văn hóa - thể thao (TTVHTT), Nhà văn hóa (NVH) dân tộc trên địa bàn, để góp phần đưa văn hóa về cơ sở. Đến nay, toàn tỉnh có 80 TTVHTT xã, phường, thị trấn, 7 NVH dân tộc, trong đó 71% đơn vị hoạt động khá tốt. Nhiều TTVHTT đã đáp ứng được nhu cầu hưởng thụ văn hóa, vui chơi, học tập, sáng tạo văn hóa nghệ thuật và rèn luyện thể dục - thể thao của người dân, nhất là thanh thiếu niên.


  1. CÁC KHÍA CẠNH VĂN HOÁ XÃ HỘI

    1. Y tế

Ngành y tế đã và đang tổ chức triển khai các hoạt động để thực hiện dự án “Củng cố toàn diện mọi hoạt động y tế cơ sở và tăng cường đưa bác sĩ về xã công tác”, đồng thời xây dựng hoàn chỉnh mạng lưới y tế thôn ấp.

Tính đến nay, toàn tỉnh hiện có 5 bệnh viện đa khoa cấp tỉnh và khu vực, 4 bệnh viện chuyên khoa, 7 trung tâm chuyên khoa, 11 trung tâm y tế thành phố, thị xã, huyện (trong đó 06 TTYT có giường bệnh), 13 phòng khám đa khoa khu vực, 171 Trạm y tế xã phường, 01 trạm y tế lâm trường. Ngoài ra còn có các bệnh viện trực thuộc trung ương và ngành (Quân đội, Công An) như: Bệnh viện tâm thần, Bệnh viện 7B, bệnh viện Công ty cao su , bệnh xá K24,…





Hình II.5, Bệnh viện đa khoa tỉnh Đồng Nai

Nguồn: xuanvy.eportal.vn/.../720/du%20an/DongNai2.jpg

Đến nay 100% trạm y tế xã - Phường có bác sĩ công tác, trong đó có 105 trạm y tế có bác sĩ công tác lâu dài ( tỉ lệ 61,4% ). Số còn lại được tăng cường bác sĩ từ các phòng khám đa khoa khu vực, Trung tâm y tế và các BVĐK khu vực. Đã có 100% thôn ấp, khu phố (971 ấp và 23 phân trường ) có nhân viên y tế hoạt động.



Y TẾ

Năm 2009

Năm 2009 so với
Năm 2008 (%)


Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên - %

1,14

- 0,02

Số lượt người khám bệnh – Lượt

4.934.000

91,15

Số bệnh nhân sốt rét - Người

434

93,00

Số trẻ tiêm đủ 6 loại vắc xin – Trẻ

52.742

109,66

Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng - %

15,00

- 0,50

Tỷ lệ xã phường đạt chuẩn quốc gia về y tế - %

95,00

+10,00

Bảng II. Tình hình y tế tỉnh Đồng Nai năm 2009

Nguồn: http://www.dongnai.gov.vn

    1. Văn hoá – giáo dục


Biểu đồ II.6, Biểu đồ thể hiện số học sinh phổ thông trong tỉnh Đồng Nai năm 2009

(Đơn vị HS)

Nguồn: http://www.dongnai.gov.vn

Phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa tỉnh nhà là yêu cầu có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với Đồng Nai. Hơn lúc nào hết, ngành Giáo dục - đào tạo (GD-ĐT) phải không ngừng đổi mới với mục tiêu: nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo.

Đồng Nai đã cơ bản xóa được tình trạng học ca ba; có 58% phòng học được lầu hóa. Nếu như năm 2005, toàn tỉnh chỉ có 32/171 xã, phường, thị trấn đạt chuẩn bậc trung học (tỷ lệ 14,6%) thì đến năm 2010 con số này đã lên tới 166/171 xã, phường, thị trấn (tỷ lệ 97%).

Đồng Nai đã có những bước phát triển đáng mừng về trường lớp, đội ngũ nhà giáo. Đây là những yếu tố quyết định đến việc chất lượng giáo dục được cải thiện, nguồn nhân lực đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu trong tình hình mới

Giám đốc Sở GD-ĐT Lê Minh Hoàng cho biết, toàn tỉnh có 821 trường học ở các bậc học .Theo Sở GD-ĐT, bình quân mỗi năm Đồng Nai có thêm 4 cơ sở trường ngoài công lập, nâng số học sinh ở hệ ngoài công lập lên cao. Cụ thể ở nhà trẻ là 45%, mẫu giáo: 50%, tiểu học: 1,5%, THCS: 3,5% và THPT: 35

Bên cạnh đó tỉnh không ngừng củng cố đội ngũ nhà giáo. Đội ngũ này không ngừng được lớn mạnh cả về số lượng lẫn chất lượng. Đối với bậc học mầm non, toàn tỉnh có gần 5 ngàn giáo viên. Ở bậc học THCS, hiện có 7.311 giáo viên,. Bậc học THPT hiện có 3.237 giáo viên, trong đó có 500 giáo viên cơ hữu ngoài công lập.

Riêng với ngành giáo dục thường xuyên, hiện có 156 giáo viên. Đội ngũ giáo viên hệ cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp với trên 250 người

Trong công tác đào tạo nghề Toàn tỉnh đã phát triển mới được 30 cơ sở dạy nghề, nâng tổng số cơ sở dạy nghề lên 93 đơn vị.

Cuối năm 2009, số giáo viên dạy nghề đạt chuẩn là 2.263 người, trong đó, số giáo viên có trình độ từ cao đẳng, đại học trở lên chiếm 89%, còn lại là sau đại học.

Nhờ các giải pháp đúng hướng, hiện nay lao động qua đào tạo nghề trong tỉnh từng bước được nâng lên, đến nay đã đạt 40%, đứng thứ 3 trong cả nước (tỷ lệ bình quân cả nước là 26%).



    1. Tôn giáo

Ngoài tín ngưỡng dân gian, Đồng Nai còn có một số tôn giáo lớn: Ðạo Phật, đạo Thiên Chúa, đạo Tin Lành, đạo Hồi, đạo Cao Ðài và đạo Hoà Hảo. Trong đó, thờ cúng Ông Bà, đạo Phật và đạo Thiên Chúa có nhiều ảnh hưởng trong đời sống xã hội và sinh hoạt của nhân dân, đồng thời cũng để lại nhiều dấu ấn trong lĩnh vực văn hóa và kiến trúc.

Đồng Nai là tỉnh có nhiều tôn giáo, bao gồm 24 tổ chức tôn giáo được công nhận tư cách pháp nhân và 5 tổ chức tôn giáo được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động, có số lượng tín đồ đông nhất nước với hơn 1.339.426 tín đồ các tôn giáo, chiếm gần 60% số dân toàn tỉnh.





Hình II.7, Đồng Nai – Bế mạc Đại giới đàn Nguyên Thiều

Nguồn: http://gdptphulau.hnsv.com/viewtopic.php?f=97&t=1433

    1. Chất lượng cuộc sống của nhân dân

Đời sống người dân và cơ sở hạ tầng vùng nghèo một số mặt được cải thiện rõ rệt, thu nhập bình quân nâng lên đáng kể từ 174.000 đồng/người/tháng lên 356.000 đồng/người/tháng.

Nhằm tạo điều kiện cho người dân vươn lên thoát nghèo bền vững, đầu tháng 12 – 2008, Hội đồng nhân dân tỉnh đã ban hành chuẩn nghèo mới (Nghị quyết số 128/NQ-HĐND). Theo đó, chuẩn nghèo khu vực thành thị có thu nhập bình quân là 650.000 đồng/người/tháng trở xuống, nông thôn là 450.000 đồng/người/tháng. Với chuẩn nghèo mới, đầu năm 2009, toàn tỉnh có 42.871 hộ nghèo, chiếm 8,59% tổng số hộ dân. Mục tiêu cuối năm 2010 giảm 50% số hộ nghèo, đưa tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 4,27%.





Hình II.8, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Một tặng quà cho bà con nghèo ở phường Quang Vinh – Biên Hòa

Nguồn: www.baodongnai.com.vn/default.as...%3D56553

Với nhiều giải pháp tổng hợp, thiết thực và đồng bộ, như: nâng cao nhận thức, ý chí vượt nghèo để vươn lên làm giàu của chính hộ nghèo, trách nhiệm tham gia của toàn xã hội cộng thêm các chính sách hỗ trợ vay vốn, bảo hiểm xã hội, miễn giảm học phí, khuyến nông, nhân rộng các mô hình thoát nghèo hiệu quả... đến cuối năm 2008, tỉ lệ hộ nghèo đã giảm chỉ còn 3,33% (tương đương 0,98% nếu tính theo chuẩn nghèo cũ), xóa được 6 xã đặc biệt khó khăn, giảm 13/17 xã nghèo, thu nhập bình quân hộ nghèo tăng 20%.

Thu nhập bình quân của người lao động làm việc trong khu vực doanh nghiệp Nhà nước đạt khoảng 3,2 triệu đồng/tháng; trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là 2,6 triệu đồng/tháng và trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh là 1,7 triệu đồng/tháng và mỗi năm thu nhập bình quân của người lao động đều tăng khoảng 6-8%. Cùng với việc đời sống được nâng lên, người lao động trong các khu công nghiệp còn được doanh nghiệp FDI quan tâm hỗ trợ bằng các chính sách khác như: giải quyết nhà ở cho một số công nhân; hỗ trợ giá điện nước, tổ chức các hoạt động văn hóa tinh thần, tăng cường xe đưa rước công nhân…

Đồng Nai đang từng ngày, từng giờ nỗ lực để giảm tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên đồng thời tìm nhiều giải pháp để nâng cao hơn nữa chất lượng cuộc sống, giải quyết một số vấn đề liên quan đến DS-KHHGĐ, bảo vệ sức khỏe bà mẹ-trẻ em. Sau nhiều năm thực hiện, công tác Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (DS - KHHGĐ) của tỉnh đạt nhiều bước tiến quan trọng: số con trung bình của phụ nữ trong tuổi sinh đẻ giảm từ 4 con (1989) xuống còn khoảng 2,3 con (1999) và 2,1 con (2007); tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên đến cuối năm 2008 là 1,14 %, tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng giảm xuống còn 15%, chất lượng dân số về thể lực, trí tuệ, tinh thần từng bước được cải thiện. Qua đó góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống nhân dân, phát triển kinh tế - xã hội.





Hình II.9, Trung tâm thương mại – giải trí phục vụ nhu cầu cuộc sống người dân

Nguồn: http://www.google.com.vn/imglanding?

Đồng Nai là một trong những tỉnh đầu tiên của cả nước đã có quy hoạch phát triển các thiết chế văn hóa cơ sở và đã chủ động triển khai xây dựng các trung tâm văn hóa - thể thao (TTVHTT), Nhà văn hóa (NVH) dân tộc trên địa bàn, để góp phần đưa văn hóa về cơ sở. Đến nay, toàn tỉnh có 80 TTVHTT xã, phường, thị trấn, 7 NVH dân tộc, trong đó 71% đơn vị hoạt động khá tốt. Nhiều TTVHTT đã đáp ứng được nhu cầu hưởng thụ văn hóa, vui chơi, học tập, sáng tạo văn hóa nghệ thuật và rèn luyện thể dục - thể thao của người dân, nhất là thanh thiếu niên.



PHẦN III – ĐỊA LÍ KINH TẾ

  1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG

Đồng Nai là một tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ, đây là vùng kinh tế trọng điểm phía Nam của nước ta. Vì vậy, không chỉ riêng Đồng Nai mà tất cả các tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ đều có nền kinh tế phát triển khá mạnh. Riêng về Đồng Nai, là một tỉnh hội khá đầy đủ các điều kiện về tự nhiên, kinh tế xã hội nên nhìn chung Đồng Nai cũng có một nền kinh tế khá mạnh và vững vàng. Tỉnh có cơ sở hạ tầng phát triển tốt, đc biệt về đường giao thông và thông tin liên lạc, lại là nơi tích tụ lớn về vốn và kĩ thuật, thu hút vốn đầu tư trong nước và quốc tế.



Hình III.1, Chủ tịch HĐQT, kiêm tổng giám đốc DonaCoop đang nhận quà lưu niệm của đối tác

Nguồn: www. baokinhteht.com.vn/home/20090629...-dau.htm

Nhìn chung, nền kinh tế Đồng Nai đã đạt được những thành tựu đáng kể, chứng tỏ sự phát triển khá vững vàng của mình. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Đồng Nai có hơn 12800 doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế đang hoạt động sản xuất kinh doanh, chưa kể hợp tác xã, hộ kinh tế gia đình và trang trại. Về cơ cấu nền kinh tế, có sự chuyển hướng rõ rệt, số doanh nghiệp hoạt động trong khu vực ngoài nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài có chiều hướng gia tăng đáng kể. Hiện nay, số doanh nghiệp có vốn nhà nước gồm 56 doanh nghiệp, tổng số doanh nghiệp dân doanh đăng ký trên địa bàn tỉnh có trên 11550 doanh nghiệp với tổng số vốn đăng ký trên 86500 tỷ đồng, doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài hiện có trên 980 doanh nghiệp với tổng số vốn đăng ký trên 18,3 tỷ đồng, chiếm 66,4% tổng doanh thu của toàn bộ doanh nghiệp trong tỉnh.

Giai đoạn 2006-2010, tổng sản phẩm quốc nội tăng trưởng bình quân là 13,2%/năm (cao hơn bình quân cả nước), trong đó ngành công nghiệp xây dựng tăng 14,4%, dịch vụ tăng 14,9%, ngành nông lâm nghiệp tăng 4,5%. Tổng sản phẩm GDP theo giá hiện hành đạt 61,933 tỷ đồng (2009).



Giá trị GDP

Năm 2008


Năm 2009


GDP theo giá hiện hành (Tỷ đồng):


54.075


61.933


+ Ngành công nghiệp và xây dựng


31.302


35.488


+ Ngành dịch vụ


17.033


20.314


+ Ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản


5.740


6.131


Bảng III.2, Tổng sản phẩm GDP của tỉnh Đồng Nai

Nguồn: www.dongnai.gov.vn/dongnai/solieu_kinhte/20091228.226/20091228.2

Đồng Nai luôn biết tận dụng thời cơ, vượt qua thử thách, giữ vững ổn định chính trị, phát huy tối đa mọi nguồn lực, nâng cao năng lực cạnh tranh phù hợp tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực góp phần tích cực đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo định hướng XHCN. Tỉnh luôn tập trung phát triển các ngành công nghiệp chủ lực, lợi thế ở địa phương; ứng dụng có hiệu quả thành tựu khoa học – công nghệ phục vụ sản xuất và đời sống, tạo nền tảng để năm 2010 cơ bản trở thành một tỉnh công nghiệp trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

  1. ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN KINH TẾ

    1. Cơ sở vật chất kỹ thuật – hạ tầng

Đồng Nai có cơ sở hạ tầng phát triển tốt, đặc biệt về đường giao thông và thông tin liên lạc. Trong tương lai hệ thống giao thông trên địa bàn tỉnh sẽ tiếp tục được nâng cấp, mở rộng và đầu tư mới như trục đường bộ các nước khu vực Đông Nam Á, hệ thống đường sắt Biên Hòa - Vũng Tàu, kế hoạch nối mạng đường sắt Singapore – Côn Minh (Trung quốc) có 50 km chạy qua Đồng Nai để hòa vào mạng lưới đường sắt Bắc – Nam được cải tạo theo tiêu chuẩn quốc tế.

Bên cạnh đó, về hệ thống thông tin liên lạc, cơ sở hạ tầng cũng rất phát triển như việc xây dựng các nhà máy, xí nghiệp… phục vụ cho quá trình sản xuất.

    1. Đường lối chính sách

Từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI năm 1986, ở tỉnh Đồng Nai quá trình đổi mới đã được hình thành và phát triển đúng hướng. Sự đổi mới thể hiện ở việc xóa bỏ cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp, xây dựng cơ cấu kinh tế năng động, sử dụng cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Bên cạnh đó, các cấp lãnh đạo tỉnh Đồng Nai luôn có kế hoạch và đề ra phương hướng kịp thời để phát triển nền kinh tế tỉnh nhà, chính quyền có nhiều chính sách khuyến khích phát triển và thu hút vốn đầu tư cả trong nước và nước ngoài. Như Nghị quyết VIII của Đảng bộ tỉnh Đồng Nai (2006-2010) đề ra tốc độ tăng trưởng công nghiệp là từ 18% đến 20% năm. Dù gặp nhiều khó khăn, công nghiệp Đồng Nai vẫn đạt ở mức 18%, những mục tiêu được đề ra sẽ giúp cho kinh tế Đồng Nai ngày càng phát triển hơn.

    1. Vốn đầu tư

Như đã trình bày Đồng Nai nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam lại có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển, thêm vào đó là chính sách phát triển của chính quyền tỉnh nên Đồng Nai luôn nhận được nguồn vốn đầu tư từ trong nước cho đến nước ngoài, đây là nguồn vốn rất quan trọng giúp cho Đồng Nai phát triển.

Từ nhiều năm nay, Đồng Nai là địa phương nằm trong nhóm các tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước về thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI). Trong 5 năm qua (2006-2010), nguồn vốn FDI vào Đồng Nai tiếp tục tăng mạnh, góp phần đưa tốc độ tăng trưởng kinh tế trên địa bàn phát triển nhanh.

Tỉnh Đồng Nai hiện có hơn 1.000 dự án còn hiệu lực của các nhà đầu tư đến từ 32 quốc gia và vùng lãnh thổ với tổng vốn đăng ký trên 18,29 tỷ USD. Các dự án FDI đã tạo việc làm cho khoảng 350.000 lao động.

Hiện tại, các doanh nghiệp có vốn FDI đã trở thành một bộ phận không thể tách rời trong cơ cấu kinh tế của tỉnh, chiếm 41% cơ cấu kinh tế, 60% giá trị sản lượng công nghiệp và 90% kim ngạch xuất khẩu. Thu hút vốn FDI đã bổ sung nguồn vốn và công nghệ rất quan trọng cho phát triển, tạo điều kiện cho Đồng Nai tiếp cận thị trường thế giới, thúc đẩy chuyển giao công nghệ, góp phần tăng trưởng GDP, tăng thu ngân sách nhà nước.



Biểu đồ III.3, Biểu đồ biểu diễn vốn đầu tư vào tỉnh Đồng Nai

Nguồn:www.dongnai.gov.vn/dongnai/solieu_kinhte/20091228.226/20091228

    1. Thị trường

Với vị trí địa lí nằm trong vùng Đông Nam Bộ và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Đồng Nai có điều kiện thuận lợi để phát triển mạnh cả nông nghiệp lẫn công nghiệp. Đông Nai có điều kiện giao lưu kinh tế với các tỉnh trong vùng như: TP. Hồ Chí Minh, Bà Rịa – Vũng Tàu. Các tỉnh vùng Tây Nguyên và cả vùng duyên hải Nam Trung Bộ. Thị trường trong nước rất rộng lớn và giàu tiềm năng cho phát triển. Bên cạnh đó với định hướng sản xuất hàng hoá hướng ra xuất khẩu. Đồng Nai cũng đã tạo mọi điều kiện để mở rộng thị trường xuất nhập khẩu ra nước ngoài, thu hút vốn đầu tư bên ngoài. Tận dụng để đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá tỉnh nhà.

  1. CÁC NGÀNH KINH TẾ

    1. Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp

      1. Công nghiệp

Thống kê 9 tháng đầu năm 2010, mặc dù tình hình sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh còn gặp không ít khó khăn do giá cả nhiều loại vật tư, nhiên liệu tăng; tỷ giá đồng ngoại tệ USD biến động liên tục, lao động ở một số ngành may mặc, giày da, mây tre đan thiếu hụt... Tuy nhiên, do Đồng Nai có tình hình chính trị ổn định, kinh tế tăng trưởng khá cao, lại có nhiều chính sách cải cách kinh tế của nhà nước; cơ sở vật chất, kết cấu hạ tầng của tỉnh ngày càng được đầu tư, có nhiều chính sách thu hút vốn đầu tư nên hoạt động sản xuất công nghiệp và xuất khẩu của nhiều ngành, nhiều doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã phục hồi trở lại; chỉ tiêu giá trị sản xuất công nghiệp, kim ngạch xuất khẩu tháng sau luôn tăng trưởng so với tháng trước và tăng cao so cùng kỳ năm 2009. Kết quả phát triển sản xuất công nghiệp của Đồng Nai năm 2009 đạt 85.052,00 tỷ đồng



Biểu đồ III.4, Giá trị sản xuất công nghiệp tỉnh Đồng Nai phân theo khu vực kinh tế

Nguồn:http://www.dongnai.gov.vn/dongnai/solieu_kinhte/20091228.226/

Cơ cấu công nghiệp theo khu vực kinh tế cũng có những chuyển biến nhất định. Khu vực công nghiệp ngoài quốc doanh tiếp tục giữ ổn định tỷ trọng trong cơ cấu. Khu vực đầu tư nước ngoài tiếp tục tăng tỷ trọng và là thành phần quan trọng quyết định đến sự phát triển của ngành công nghiệp. Đối với cơ cấu ngành, các ngành công nghiệp chủ lực, công nghiệp mũi nhọn (cơ khí, điện - điện tử) tiếp tục duy trì được tốc độ tăng trưởng cao; cơ cấu ngành công nghiệp cơ khí chuyển dịch theo hướng tích cực.



Đồng Nai là một trong các tỉnh có nhiều khu công nghiệp trong cả nước, hiện nay tỉnh có hơn 32 khu công nghiệp đã được thủ tướng chính phủ phê duyệt và đi vào hoạt động như các khu công nghiệp ở Biên Hòa, Nhơn Trạch, Long Khánh… Công tác quản lý nhà nước về công nghiệp ngày càng thể hiện được vai trò quan trọng trong phát triển ngành. Việc xây dựng và triển khai công tác quy hoạch chuyên ngành được đẩy mạnh. Các chương trình, đề án khuyến khích, hỗ trợ phát triển công nghiệp được chú trọng, đặc biệt là công nghiệp nông thôn. Cụ thể đã triển khai thực hiện và phát triển như chương trình phát triển mạng lưới cơ khí sửa chữa phục vụ nông nghiệp nông thôn giai đoạn 2006-2010; hoàn chỉnh đề án khôi phục và phát triển nghề dệt thổ cẩm tại xã Tà Lài, huyện Tân Phú…

Tuy nhiên, công nghiệp Đồng Nai còn một số mặt hạn chế, đó là sự chuyển dịch cơ cấu ngành chưa theo hướng tích cực (Các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động như dệt may, giày dép, chế biến gỗ vẫn tiếp tục gia tăng về tỷ trọng trong cơ cấu dẫn đến tốc độ giá trị sản xuất công nghiệp tăng nhanh, nhưng tốc độ tăng GDP công nghiệp thì chậm hơn); một số ngành công nghiệp chủ lực còn mang nặng tính gia công; cơ sở hạ tầng cho phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa đáp ứng nhu cầu và hơn nữa, nguồn nhân lực không những thiếu đội ngũ công nhân kỹ thuật, kỹ thuật cao mà còn thiếu đội ngũ lao động tay nghề thấp.

      1. Tiểu thủ công nghiệp



Hình III.5, Sản phẩm trưng bày ở hội trợ triển lãm làng nghề Việt Nam năm 2009

Nguồn: http://www.dongnai.gov.vn/cong-dan/tin-cong-nghiep/20091016.973

Đồng Nai là tỉnh có nhiều điều kiện để phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp như việc thừa hưởng nét truyền thống, nguồn nguyên liệu dồi dào cộng với thế mạnh về tay nghề của người lao động… đã tạo điều kiện cho tiểu thủ công nghiệp phát triển và trở thành một trong những thế mạnh của địa phương. Tính đến năm 2009, tỉnh Đồng Nai có đến 10874 cơ sở sản xuất, tăng 1214 cơ sở so với năm 2005, giải quyết việc làm cho 92680 lao động thường xuyên và khoảng 44980 lao động không thường xuyên. Giá trị sản xuất năm 2009 đạt 9563 tỷ đồng, chiếm 11,3 % trong tổng giá trị của tỉnh, tăng 2,3 lần so với năm 2005. Các sản phẩm chủ yếu của tiểu thủ công nghiệp như: dệt thổ cẩm, mây tre đan, gỗ mỹ nghệ…

Trong 5 năm qua Đồng Nai đã tổ chức đào tạo nghề cho 3007 lao động thuộc các ngành mây tre đan, gỗ mỹ nghệ, gốm mỹ nghệ, cơ khí, may mặc, dêt thổ cẩm. Tổ chức tập huấn cho hơn 186 lượt cán bộ khuyến công của các huyện. Hỗ trợ các doanh nghiệp cơ sở tham gia nhiều hội chợ, triển lãm nhằm giới thiệu sản phẩm, xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm như tổ chức hội trợ công nghiệp phụ trợ - liên kết doanh nghiệp năm 2007 và hội trợ triến lãm “Làng nghề - công nghiệp nông thôn và Thương mại Đồng Nai năm 2009”, hay việc triển khai các đề án như: Đề án thổ cẩm huyện Tân Phú, đề án gỗ mỹ nghệ huyện Trảng Bom, đề án mây tre đan huyện Định Quán…

    1. Nông – lâm – ngư nghiệp

      1. Khái quát về nông nghiệp



Biểu đồ III.6, Biểu đồ thể hiện giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2004 – 2009

Nguồn:http://www.dongnai.gov.vn/dongnai/solieu_kinhte/

Hiện nay, Đồng Nai cơ bản đã trở thành một tỉnh công nghiệp nhưng không vì thế mà tỉnh này không phát triển về nông nghiệp. Tỷ trọng nông nghiệp của tỉnh chủ yếu tập trung ở các huyện như: Thống Nhất, Xuân Lộc, Cấm Mỹ, Tân Phú…



Nông nghiệp Đồng Nai nhìn chung rất thuận lợi vì điều kiện thời tiết, địa hình và khả năng chuyên sản của tỉnh. Đất đỏ bazan là một điều kiện thuận lợi đầu tiên cho việc trồng cây công nghiệp và cây ăn trái. Nguồn tưới tiêu cũng dồi dào nhờ hệ thống song Đồng Nai, sooongLa Ngà, sông Lá Buông… Thời tiết ở Đồng Nai cũng ít bị bão tàn phá…

Tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đa dạng hoá sản phẩm nông nghiệp, gắn sản xuất với chế biến và thị trường tiêu thụ. Trong đó, tập trung ứng dụng công nghệ sinh học sản xuất các giống cây trồng vật nuôi có năng suất cao, phẩm chất tốt đáp ứng được yêu cầu của thị trường kể cả các loại giống, sử dụng các chế phẩm sinh học trong công tác bảo vệ thực vật để diệt trừ sâu hại cây trồng, hạn chế dịch bệnh, các loại vắc xin để phòng bệnh cho gia súc, gia cầm.

Hình thành các vùng sản xuất nông sản hàng hoá tập trung như bắp, khoai mỳ, mía, cao su, điều, chăn nuôi heo… Đa số đã gắn với công nghiệp chế biến.

      1. Ngành trồng trọt:

Giá trị sản xuất của ngành trồng trọt chiếm 65,9% trong giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp



Каталог: UserFiles -> Docs
UserFiles -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
UserFiles -> BỘ XÂy dựng số: 10/2013/tt-bxd cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
UserFiles -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam kho bạc nhà NƯỚC Độc lập Tự do Hạnh phúc
UserFiles -> MÔn toán bài 1: Tính a) (28,7 + 34,5) X 2,4 b) 28,7 + 34,5 X 2,4 Bài 2: Bài toán
UserFiles -> CỦa bộ trưỞng bộ VĂn hóa thông tin về việc thành lập tạp chí di sản văn hóa thuộc cục bảo tồn bảo tàng bộ trưỞng bộ VĂn hóa thông tin
Docs -> CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc quyếT ĐỊnh ban hành Quy định về trình tự, thủ tục công nhận văn bằng
Docs -> S số điểm: Ở y tế ĐỒng nai bệnh việN Đkkv đỊnh quáN
Docs -> CHƯƠng trình hội thảo thương mại điện tử với việc nâng cao năng lực

tải về 2.04 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương