Địa lí địa phương tỉnh Đồng Nai


Hình III.7, Ngành trồng mía phát triển mạnh ở Đồng Nai



tải về 2.04 Mb.
trang4/4
Chuyển đổi dữ liệu31.12.2017
Kích2.04 Mb.
#35150
1   2   3   4

Hình III.7, Ngành trồng mía phát triển mạnh ở Đồng Nai

Nguồn: www. sugar.sacom-ste.com/index.php%3F...id%3D197

Tổng diện tích gieo trồng 363244 ha, trong đó diện tích gieo trồng cây hàng năm là 192112 ha, cây lâu năm là 171132 ha.

Trong nhóm diện tích gieo trồng cây hành năm thì cây lương thực chiếm 127578 ha (lúa chiếm 73076 ha), cây củ có bột chiếm 17682 ha, rau đậu các loại chiếm 22577 ha, cây công nghiệp hàng năm chiếm 14113 ha. Còn trong nhóm cây lâu năm thì cây công nghiệp lâu năm chiếm 123235 ha, cây ăn quả lâu năm chiếm 47186 ha.

Ngành trồng trọt của tỉnh Đồng Nai cũng đã đạt được sản lượng đáng kể: nhóm cây hàng năm (lúa đạt 338454 tấn, khoai mì 467878 tấn, mía 556993 tấn, bông vải 275 tấn…), nhóm cây lâu năm (cà phê đạt 27038 tấn, cao su 55900 tấn, điều 30875 tấn, tiêu 11189 tấn…)

Nhìn chung ngành trồng trọt tỉnh Đồng Nai đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần vào tăng trưởng kinh tế của tỉnh. Các sản phẩm của ngành trồng trọt không chỉ đáp ứng được nhu cầu trong tỉnh, trong nước mà còn đáp ứng được cả cho việc xuất khẩu, tăng nguồn thu nhập của tỉnh nhà.


      1. Ngành chăn nuôi:

Giá trị sản xuất của ngành chăn nuôi chiếm 30,2% trong giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp

Số lượng gia súc gia cầm: lợn 1225678 con, trâu 4810 con, bò 85755 con, gà 7677181 con, vịt 485166 con… Số lượng gia súc ở tỉnh Đồng Nai được nuôi nhiều ở các huyện Trảng Bom, Vĩnh Cửu…





Biểu đồ III.8, Biểu đồ gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh Đồng Nai

Nguồn:http://www.dongnai.gov.vn/dongnai/solieu_kinhte/

Ngành chăn nuôi của tỉnh Đồng Nai luôn được chú trọng và phát triển như việc ứng dụng công nghệ cao (chuồng kín, giống cao sản…) trong chăn nuôi heo, gà công nghiệp; khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư hình thành chuỗi sản xuất heo, gà chất lượng cao từ sản xuất con giống, thức ăn chăn nuôi, tổ chức chăn nuôi, giết mổ, chế biến. Phát triển các mô hình chăn nuôi bán công nghiệp đối với bò, dê, thỏ.



Bên cạnh đó tỉnh Đồng Nai còn tận dụng mặt nước sông hồ có điều kiện để phát triển nuôi trồng thủy sản theo hướng chuyển đổi phương thức nuôi trồng từ quản canh sang thâm canh gắn với việc quy hoạch bảo vệ môi sinh, môi trường. Giá trị sản xuất thủy sản 2009 đạt 624,22 tỷ đồng.

      1. Lâm nghiệp

Rừng Đồng Nai có đặc trưng cơ bản của rừng nhiệt đới, có tài nguyên động thực vật phong phú đa dạng, tiêu biểu là vườn Quốc gia Nam Cát Tiên. Năm 2006, độ che phủ rừng là 26,05% tổng diện tích tự nhiên, có khu bảo tồn thiên nhiên vườn quốc gia Nam Cát Tiên, với nhiều loài động, thực vật quý hiếm. Với việc triển khai thực hiện chương trình trồng rừng và quy hoạch này, có thể dự báo tỷ lệ che phủ (bao gồm cả cây công nghiệp dài ngày) sẽ tăng lên đạt 45-50% trong thời kỳ đến năm 2010.

Triển khai nhanh chương trình trồng rừng theo quy hoạch hàng năm gắn với giao đất, giao rừng ổn định cho nông dân nhằm tăng cường quản lý, bảo vệ chăm sóc rừng và hỗ trợ công ăn việc làm cho lao động nông - lâm nghiệp. Thực hiện nghiêm việc khai thác gỗ, săn bắn thú rừng trái phép. Động viên khuyến khích nhân dân trồng cây gây rừng che phủ đất trống đồi trọc, làm xanh mát các diện tích đất ngoài quy hoạch rừng. Bên cạnh đó, tỉnh Đồng Nai còn ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất giống cây lâm nghiệp phù hợp địa bàn tỉnh, những việc làm trên đã cải thiện được tình hình rừng và mang lại hiệu quả kinh tế cao cho tỉnh (giá trị sản xuất lâm nghiệp đạt 81,72 tỷ đồng).

    1. Thương mại và dịch vụ

Ngành thương mại và dịch vụ của Đồng Nai là một trong những ngành tương đối còn mới mẻ và chưa được quan tâm đầu tư đúng mức tối đa mà tiềm lực Đồng Nai có thể đáp ứng như: Đồng Nai dù có dân số đông thứ hai ở miền Nam chỉ xếp sau thành phố Hồ Chí Minh nhưng các trung tâm thương mại, các siêu thị vẫn còn thưa thớt và không có đầu tư nhiều. Phát triển chủ yếu của tình là các chợ truyền thống như chợ loại I: chợ Long Khánh (Long Khánh), chợ Biên Hòa (Biên Hòa), chợ Đông Hòa (Trảng Bom), chợ Long Khánh, chợ Sông Ray (Cẩm Mỹ)…

Các trung tâm thương mại lớn và sầm uất gần như tập trung chủ yếu ở các đô thị lớn của tỉnh như Trung tâm thương mại Big C (Biên Hòa), Coorpmart, Vinatext mới đây tập đoàn Metro Cash and Carry mới đầu tư xây dựng Trung tâm thương mại Metro tại Biên Hòa.





Biểu đồ III.9, Thể hiện kim ngạch xuất nhập khẩu của tỉnh Đồng Nai năm 2009

Nguồn:http://www.dongnai.gov.vn/dongnai/solieu_kinhte/

Gần đây, khi nhận ra sự phát triển thiếu đồng bộ và chênh lệch giữa các ngành trong tỉnh, và để đáp ứng nhu cầu phát triển về thương mại dịch vụ, các dự án và quy hoạch phát triển các trung tâm thương mại được hình thành như Trung tâm thương mại Long Khánh (Long Khánh), trung tâm thương mại Mũi Tàu (Long Thành), Trung tâm thương mại Trảng Bom...

Hiện nay, khi hội nhập kinh tế thế giới, cam kết lộ tình thay đổi chính sách kinh tế khi vào WTO của Việt Nam, các tập đoàn bán lẻ bắt đầu xem xét và đổ bộ ngành thương mại dịch vụ vào Việt Nam. Đồng Nai cũng đã có những tầm nhìn rộng và mới cho ngành "công nghiệp không khói" hấp dẫn này, đặc biệt là các cao ốc văn phòng, cao ốc chung cư, các dự án trung tâm thương mại rộng khắp và đạt được nhiều kết quả đáng kể.

Kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn tỉnh tháng 8/2010 ước đạt 585,8 triệu USD, tăng 2,4% so tháng trước. Lũy kế 8 tháng đầu năm 2010 đạt 4.510,1 triệu USD, tăng 23,5% so cùng kỳ và đạt 64,1% kế hoạch năm. Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu trong 8 tháng đầu năm 2010 gồm: cà phê 23,17 ngàn tấn; mật ong 2,4 ngàn tấn, tăng 8% so cùng kỳ; giày dép 19,04 triệu USD, tăng 9,6% so cùng kỳ; hàng may mặc 23,29 triệu USD, tăng 7,4% so cùng kỳ; hàng mộc tinh chế 19,07 triệu USD, tăng 12,4% so cùng kỳ.

Kim ngạch nhập khẩu trên địa bàn tỉnh tháng 8/2010 đạt 715,45 triệu USD, tăng 1,4% so tháng trước. Lũy kế 8 tháng đầu năm 2010 đạt 5.656,18 triệu USD, tăng 42,8% so cùng kỳ, đạt 75,9% kế hoạch năm. Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu trong 8 tháng đầu năm 2010 là hạt điều thô; thuốc y tế; nguyên phụ liệu thuốc lá...

Bên cạnh đó tỉnh Đồng Nai luôn khuyến khích, thúc đẩy mở rộng mạng lưới hoạt động thương mại - dịch vụ phong phú, đa dạng, toàn diện với tốc độ tăng trưởng cao hơn góp phần quan trọng, hỗ trợ và thúc đẩy các ngành sản xuất phát triển, đáp ứng ngày càng cao hơn nhu cầu tiêu dùng xã hội. Từng bước gắn sản xuất với nhu cầu thị trường và phát huy lợi thế so sánh của từng vùng trong toàn tỉnh, đảm bảo lưu thông hàng hóa thuận lợi giữa thành thị, nông thôn, vùng sâu, vùng xa …


    1. Giao thông vận tải

Nằm trên đầu mối giao thông quan trọng của khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam, Đồng Nai có nhiều điều kiện thuận lợi cả về đường bộ, đường thuỷ và đường hàng không để thu hút đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội. Nhận thức được tầm quan trọng đó, trong nhiều năm qua ngành Giao thông Vận tải đã không ngừng phấn đấu, từng bước xây dựng hoàn thiện hệ thống giao thông, phục vụ kịp thời nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và của khu vực.

- Giao thông đường bộ: Đồng Nai có 3.058 tuyến đường với tổng chiều dài 6.266,763 km với các tuyến đường lớn như: QL1A, QL1K, QL20, QL51, QL56 cùng với một số tuyến đường tỉnh, đường huyện, đường xã… Bên cạnh đó tỉnh Đồng Nai còn có một số dự án lớn như: đường cao tốc Biên Hòa - vũng Tàu, dự án đường cao tốc Dầu Giây - Long Thành - thành phố Hồ Chí Minh, đường cao tốc Dầu Giây - Đà Lạt, đường cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết… góp phần đáng kể vào việc giao lưu và phát triển kinh tế và là điều kiện thuận lợi để Đồng Nai thu hút vốn đầu tư trở thành một trong những địa phương có tốc độ phát triển kinh tế nhanh trong cả nước.



- Giao thông đường Thủy: Cũng như đường bộ, giao thông đường thủy Đồng Nai cũng có vai trò rất quan trọng trong việc phát triển của tỉnh nhà. Đặc biệt Đồng Nai có hệ thống cảng biển nằm trong quy hoạch cảng nhóm 5 đang trình Chính phủ phê duyệt, cảng biển nhóm 5 bao gồm khu vực Thành phố Hồ Chí Minh - Đồng Nai – Bà Rịa Vũng Tàu là nhóm cảng biển quan trọng trong khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam, nằm trên sông Đồng Nai, Nhà Bè, Long Tàu, Thị Vải, có sức thu hút lớn đối với các nhà đầu tư như: cảng Đồng Nai (tổng diện tích 7,5 ha, lượng hàng qua cảng dự kiến 1000000 tấn/năm), cảng tổng hợp Phú Hữu II, Cảng Sun Steel – China Himent (diện tích 12ha), cảng Phước An…



Hình III.10, Cầu cảng Đồng Nai vừa mới được nâng cấp để đón tàu 5.000-8.000 DWT

Nguồn: http://www.laodong.com.vn/Tin-Tuc/Cang-Dong-Nai-that-thu-40-ti-dong/6863

- Giao thông đường sắt: Đồng Nai có tuyến đường sắt Bắc Nam đi qua dài 87,5Km với 08 ga như: Biên Hoà, Hố Nai, Trảng Bom, Dầu Giây, Long Khánh, Bảo Chánh, Gia Ray và Trảng Táo. Tuyến đường sắt này là mạch máu giao thông quan trọng nối liền các tỉnh phía Bắc và TP.HCM. Trong tương lai hệ thống đường sắt trên địa bàn tỉnh sẽ tiếp tục được nâng cấp, mở rộng và đầu tư mới như hệ thống đường sắt Biên Hòa - Vũng Tàu, kế hoạch nối mạng đường sắt Singapore - Côn Minh (Trung quốc) có 50 km chạy qua Đồng Nai để hòa vào mạng lưới đường sắt Bắc - Nam được cải tạo theo tiêu chuẩn quốc tế…



- Giao thông đường hàng không: Hệ thống đường hàng không của tỉnh Đồng Nai ngày càng được chú trọng và phát triển như: Cảng hàng không quốc tế Long Thành trước mắt phục vụ là hỗ trợ vận chuyển hàng không – tương lai là thay thế cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất. Cảng hàng không quốc tế Long Thành là cửa ngõ đường hàng không vào Việt Nam cho khu vực Đông Nam Á và thế giới và đây sẽ là điều kiện thuận lợi để Đồng Nai thu hút vốn đầu tư từ bên ngoài.

    1. Thông tin liên lạc



Biểu đồ III.11, Thể hiện số máy điện thoại phát triển mới

Nguồn:http://www.dongnai.gov.vn/dongnai/solieu_kinhte/

3.5.1. Mạng lưới bưu chính

Tính đến 30/6/2008 toàn tỉnh Đồng Nai có: Bưu cục cấp I = 01 cái (tại Trung tâm thành phố Biên Hoà), bưu cục cấp II = 10 cái (Bưu điện huyện Tân Phú, Định Quán, Thống Nhất, Trảng Bom, Cẩm Mỹ, Long Khánh, Xuân Lộc, Lonng Thành, Nhơn Trạch, Vĩnh Cửu), bưu cục cấp III = 45 cái được phân bổ trong toàn tỉnh, nhất là các khu đân cư tập trung. Ngoài ra còn có 86 điểm Bưu điện-văn hoá xã; 581 Đại lý đa dịch vụ.

Toàn tỉnh có 3 tuyến đường thư cấp I của Trung ương đi qua tổng chiều dài là 261km/lượt, đã kết hợp được 15 bưu cục giao nhận thư báo/ngày, có 4 tuyến đường thư cấp II với tổng chiều dài 163,5 kim/lượt, có 84 tuyến với tổng chiều dài: 1739km/lượt.

3.5.2. Các dịch vụ bưu chính

Hiện nay, ngoài các dịch vụ truyền thống như nhận, chuyển, phát bưu phẩm, bưu kiện, báo, tạp chí… còn phát triển thêm các dịch vụ mới như: Bưu gởi hoả tốc, hoả tốc hẹn giờ, gửi tuyệt mật, tối mật, mật, các dịch vụ chuyển phát nhanh (CPN)DHL. PEDEX, EMS, VEXPRES…bảo hiểm nhân thọ Bưu chính (BHNT-BC), dich vụ chuyển tiền, chuyển tiền nhanh, dịch vụ chuyển phát hồ sơ cấp, đổi hộ chiếu…



3.5.3. Các dịch vụ viễn thông và công nghệ thông tin

Các dịch vụ viễn thông và công nghệ thông tin ngày càng đa dạng và phát triển như: hoà mạng Internet, bán các loại sim, thẻ viễn thông, thu cước thuê bao điện thoại cố định, di động Leased-line.Audio Coferencing, Call Center, Data Center…

Ngoài ra còn: cho thuê xe vận tải hành khách, hàng hoá, cho thuê kiốt, cho thuê cột Ăngten và trong quá trình kinh doanh Bưu điện tỉnh sẽ mở các ngành nghề, dịch vụ mà pháp luật cho phép.

3.5.4. Một số bưu điện trên địa bàn tỉnh Đồng Nai

Bưu điện tỉnh Đồng Nai: (Địa chỉ: Số 01-Đường 30/4-Phường Trung Dũng - thành phố Biên Hoà - tỉnh Đồng Nai, điện thoại: 061.3822045; Fax: 061.3825877, email: buudiendongnai@donapt.com.vn, website: www.donapt.com.vn)

Và một số bưu điện khác như: Bưu điện huyện Long Thành (Địa chỉ: Quốc lộ 51, thị trấn Long Thành, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai), Bưu điện huyện Nhơn Trạch (Địa chỉ: Liên tỉnh lộ 25, xã Phước Thiền, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai), Bưu điện huyện Vĩnh Cửu (Địa chỉ: Khu phố 5, Thị trấn Trảng Bom, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai)…


    1. Du lịch

Du lịch không phải là một thế mạnh của Đồng Nai. Đồng Nai là một vùng đất mới nhưng nhanh chóng phát triển nên không có nhiều điểm du lịch nổi tiếng. Tuy vậy, Đồng Nai lại có những khu du lịch còn hoang sơ mang đậm vẻ đẹp thiên nhiên. Gần đây, Đồng Nai đã bắt đầu chú trọng đến du lịch và khai thác khả năng tiềm tàng của nó. Năm 2009, Đồng Nai đón chào 1.7 triệu lượt khách đến du lịch tăng 19% so với năm 2008 và vượt kế hoạch định hướng là 0.5%. Trong năm 2010, Đồng Nai đặt ra một mục tiêu là phát triển ngành du lịch để làm tăng 19% lượt khách và doanh thu so với năm 2009. Nhìn chung, du lịch tại Đồng Nai chưa góp nhiều cho ngân sách tỉnh này nhưng lại đóng vai trò rất quan trọng của ngành kinh tế.

Một số điểm du lịch nổi bật trong tỉnh: Mộ cổ Hàng Gòn - Xã Hàng Gòn, Long Khánh, đình Phú Mỹ - Xã Phú Hội, (Nhơn Trạch), rừng quốc gia Nam Cát Tiên - Tân Phú, khu du lịch Bửu Long và hồ Long Ần - Phường Bửu Long, (Biên Hòa), thác Trị An - Trảng Bom - Vĩnh Cửu - Tân Phú, làng Bưởi Tân Triều, làng nghề gốm, bảo tàng Đồng Nai…





Hình III.12, Làng bưởi Tân Triều "Năm Huệ"

Nguồn: http://www.xedap.org/vb/showthread.php?t=2503

  1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ

    1. Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp

Chuyển dịch cơ cấu ngành theo hướng ưu tiên kêu gọi các tập đoàn kinh tế lớn có tiềm năng về công nghiệp, thị trường và vốn đầu tư, khuyến khích đầu tư vào các ngành công nghiệp kỹ thuật cao; tiếp tục ưu tiên phát triển 16 ngành công nghiệp chủ lực, công nghiệp có lợi thế so sánh (công nghiệp chế biến nông sản - thực phẩm gắn với nguồn nguyên liệu tại chỗ, công nghiệp giày, da, dệt, may mặc), sử dụng nguồn nguyên liệu tại chỗ như công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm; đẩy mạnh triển khai các dự án, chương trình khuyến công…

Đề ra định hướng cụ thể cho từng ngành công nghiệp như: Công nghiệp chế biến nông sản - thực phẩm thì cần phải đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp và nâng cao giá trị sản lượng nông nghiệp qua chế biến, đối với ngành công nghiệp cơ khí thì trên cơ sở liên kết, hợp tác giữa các thành phần kinh tế, giữa trung ương và địa phương, giữa kinh tế trong nước với kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, tập trung tăng năng lực chế tạo máy móc, thiết bị và các hoạt động dịch vụ sửa chữa phục vụ cho các ngành kinh tế quốc dân…

Tập trung xây dựng và đưa vào hoạt động các khu công nghiệp công nghệ cao, khu công nghệ cao chuyên ngành công nghệ sinh học, khu công nông nghiệp Donataba. Nâng cao hiệu quả hoạt động các khu công nghiệp, cụm công nghiệp.





Hình III.13, Khu công nghiệp Donataba – Nhiều dự án lớn trong năm 2010

Nguồn: http://dddn.com.vn/20100223111534249cat82/donataba-trien-khai-nhieu-du-an-lon.htm

Phát triển mạnh lĩnh vực xây dựng, đầu tư máy móc, trang thiết bị đủ sức thực hiện các công trình lớn, hiện đại, đáp ứng nhu cầu về xây dựng cho phát triển kinh tế- xã hội và nhu cầu của nhân dân. Từng bước nâng cao trình độ thiết kế và chất lượng quy hoạch, hiện đại hóa công nghiệp xây dựng đạt trình độ tiên tiến trong khu vực đáp ứng yêu cầu xây dựng trong nước.



    1. Nông lâm ngư nghiêp

Phát triển nông nghiệp nông thôn một cách toàn diện, hợp lý có hiệu quả theo hướng sản xuất hàng hóa và bền vững. Tiếp tục giữ vững nhịp độ tăng trưởng của ngành, đồng thời chú trọng tập trung các giải pháp khuyến khích phát triển mạnh hơn ngành chăn nuôi.

Ngành nông nghiệp tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đa dạng hoá sản phẩm nông nghiệp, gắn sản xuất với chế biến và thị trường tiêu thụ. Trong đó, tập trung ứng dụng công nghệ sinh học sản xuất các giống cây trồng vật nuôi có năng suất cao, phẩm chất tốt đáp ứng được yêu cầu của thị trường kể cả các loại giống, sử dụng các chế phẩm sinh học trong công tác bảo vệ thực vật (virút, vi trùng, nấm) để diệt trừ sâu hại cây trồng, hạn chế dịch bệnh, các loại vắc xin để phòng bệnh cho gia súc, gia cầm.



Hình thành các vùng sản xuất nông sản hàng hoá tập trung như bắp, khoai mỳ, mía, cao su, điều, chăn nuôi heo…

Mở rộng diện tích áp dụng mô hình nhà lưới ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất rau, hoa lan; mô hình vườn cây ăn trái chất lượng cao. Tiếp tục ứng dụng công nghệ nhân giống vô tính trong sản xuất giống cây điều, cây ăn trái (sầu riêng, bưởi…), cây cà phê nhằm nhân nhanh giống mới phục vụ cải tạo vườn cây già cỗi và phát triển những vườn cây mới.

Đối với nhóm cây lương thực, cần tập trung đầu tư thâm canh và giữ ổn định diện tích gieo trồng lúa nước và chuyển một số diện tích lúa ở chân ruộng cao có năng suất thấp sang trồng các loại cây khác có hiệu quả kinh tế cao hơn.

Đối với cây thực phẩm và công nghiệp ngắn ngày, xây dựng vùng luân canh để giữ được diện tích bắp, bông vải, thuốc lá, đậu… Nhanh chóng đưa giống mới có năng suất cao, phẩm chất tốt phù hợp với từng vùng, từng địa phương, đồng thời áp dụng các biện pháp thâm canh tổng hợp như: chế độ phân bón, tưới nước, luân canh, phòng trừ dịch bệnh tổng hợp để tăng hệ số sử dụng đất, giảm chi phí đầu tư trên một đơn vị diện tích, hạ giá thành sản phẩm, tăng năng suất cây trồng.



Hình III.14, Phát triển "tam nông" ở Xuân Lộc – Đồng Nai

Nguồn: http://www.kinhtenongthon.com.vn/printContent.aspx?ID=15008

Đối với cây công nghiệp lâu năm và cây ăn quả, tiến hành khảo sát, lập luận cứ khoa học phù hợp với thực tế sản xuất từng vùng để xây dựng các vùng chuyên canh sản xuất nông sản hàng hóa tập trung, quy mô lớn, như cao su, cà phê, điều, mía, cây ăn quả đặc sản…

    1. Thương mại - dịch vụ - du lịch

  • T
    hương mại – dịch vụ


Hình III.15, Lễ động thổ xây dựng khu đô thị - thương mại - dịch vụ - du lịch Suối Son

Nguồn: http://vietbao.vn/Kinh-te/Dong-Nai-Vuot-troi-de-keu-goi-dau-tu/22000869/88/

Khuyến khích, thúc đẩy mở rộng mạng lưới hoạt động thương mại - dịch vụ phong phú, đa dạng, toàn diện với tốc độ tăng trưởng cao hơn góp phần quan trọng, hỗ trợ và thúc đẩy  các ngành sản xuất phát triển, đáp ứng ngày càng cao hơn nhu cầu tiêu dùng xã hội. Từng bước gắn sản xuất với nhu cầu thị trường và phát huy lợi thế so sánh của từng vùng trong toàn tỉnh, đảm bảo lưu thông hàng hóa thuận lợi giữa thành thị, nông thôn, vùng sâu, vùng xa ….

Tập trung mở rộng thị trường nội địa, phát triển mạnh thương mại trong nước ở tất cả các vùng. Phát triển và hoàn thiện hệ thống phân phối thị trường bán lẻ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước chiếm vị trí vững chắc trên thị trường nội địa.

Ưu tiên phát triển và hiện đại hóa các loại hình thương mại và dịch vụ chất lượng cao như: tài chính, ngân hàng, công nghệ - thông tin, viễn thông, bảo hiểm, y tế, tư vấn, giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ. Trong đó tập trung sức phát triển mạnh các loại hình dịch vụ có lợi thế so sánh của tỉnh (dịch vụ logistics, dịch vụ kho bãi, dịch vụ cảng, dịch vụ vui chơi giải trí và du lịch) ở những địa bàn có điều kiện. Chú trọng mở rộng hệ thống bưu chính - viễn thông ở khu vực nông thôn

- Tổ chức tốt công tác thông tin thị trường, giá cả, quảng cáo. Nâng cao năng lực dự báo thị trường để có biện pháp điều hành kịp thời và hiệu quả.

- Phát triển mạnh thị trường hàng hóa, dịch vụ, tài chính, thị trường bất động sản, thị trường lao động, thị trường khoa học công nghệ nhằm thu hút các nguồn lực cho đầu tư phát triển.

- Triển khai xây dựng tổng kho trung chuyển trên địa bàn tỉnh, cảng biển, cảng hàng không để góp phần phát triển ngành dịch vụ.


  • Về du lịch:

Đầu tư nâng cấp các cơ sở khách sạn, du lịch hiện có. Kêu gọi các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tiếp tục đầu tư để khai thác tốt hơm tiềm năng về du lịch đang có lợi thế theo hướng đa dạng hóa kinh doanh du lịch. Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế tham gia phát triển các loại hình du lịch theo quy hoạch trên địa bàn tỉnh, trong đó chú trọng phát triển mạnh các loại hình du lịch sinh thái, du lịch văn hóa gắn với lễ hội.

    1. Giao thông vận tải

  • Giao thông đường bộ: thực hiện đầu tư xây dựng theo quy hoạch các tuyến đường bộ, các quốc lộ, cao tốc; hoàn chỉnh quy hoạch các tuyến giao thông trong tỉnh. Tập trung xây dựng các trục đường chính quan trọng của tỉnh như: đường 768, tỉnh lộ 25A, 25B, cầu đường Quận 9- Tp.HCM sang Nhơn Trạch… Đồng thời chủ động phối hợp với các Bộ, Ngành Trung ương đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đầu tư mở rộng, nâng cấp Quốc lộ 51, xây dựng cao tốc TP.HCM- Long Thành- Dầu Giây…

Duy trì, củng cố, nâng cấp và phát triển có trọng điểm cơ sở vật chất hạ tầng giao thông. Tiếp tục cải tạo, khôi phục, nâng cấp các công trình giao thông đường bộ hiện có; hoàn chỉnh mạng lưới, xây dựng mới một số công trình có yêu cầu cấp thiết, công trình quan trọng để nâng cao năng lực lưu thông.

Không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ với giá cả hợp lý trong vận tải hàng hoá, hành khách. xây dựng cơ chế chính sách, khuyến khích phát triển vận tải công cộng đô thị, vận tải vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc ít người, đảm bảo tốt nhu cầu vận tải ở những vùng nông thôn khó khăn.



  • Về giao thông đường thủy: Xây dựng và phát triển hệ thống cảng theo quy hoạch; việc xây dựng cảng/khu cảng phải đáp ứng phát triển các khu công nghiệp và ưu tiên xây dựng cảng tổng hợp, cụ thể: cảng Phước An, Phú Hữu, mở rộng cảng Gò Dầu, một số cảng container, khu logistic…



Hình III.16, Dự án xây dựng cảng Phước An trên sông Thị Vải

Nguồn: www.acco.com.vn/

  • Về giao thông hàng không: chủ động phối hợp các Bộ ngành Trung ương triển khai xây dựng sân bay Quốc tế Long Thành.

    1. Thông tin liên lạc

Tiếp tục hoàn thiện và phát triển mạng lưới thông tin liên lạc trên địa bàn tỉnh nhằm đáp ứng nhu cầu của nhân dân và tạo điều kiện cho phát triển kinh tế.



Hình III.17, BƯU ĐIỆN HUYỆN THỐNG NHẤT

Nguồn: http://dongnai.vnpost.vn/

Phối hợp với các doanh nghiệp đảm bảo an toàn mạng lưới, thông tin liên lạc thông suốt phục vụ cho công tác lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng trên địa bàn tỉnh.



Tiếp tục triển khai các chương trình, dự án theo kế hoạch đã đề ra: chương trình phối hợp hoạt động với Hội nông dân tỉnh; Chỉ thị số 34/2008/CT-TTg; Chỉ thị số 07/2008/CT-BTTTT; Chương trình hành động năm 2009 (đề án 191)./.




GVHD: ThS. Lê Văn Nhương Nhóm SVTH: 17 - -

Каталог: UserFiles -> Docs
UserFiles -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
UserFiles -> BỘ XÂy dựng số: 10/2013/tt-bxd cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
UserFiles -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam kho bạc nhà NƯỚC Độc lập Tự do Hạnh phúc
UserFiles -> MÔn toán bài 1: Tính a) (28,7 + 34,5) X 2,4 b) 28,7 + 34,5 X 2,4 Bài 2: Bài toán
UserFiles -> CỦa bộ trưỞng bộ VĂn hóa thông tin về việc thành lập tạp chí di sản văn hóa thuộc cục bảo tồn bảo tàng bộ trưỞng bộ VĂn hóa thông tin
Docs -> CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc quyếT ĐỊnh ban hành Quy định về trình tự, thủ tục công nhận văn bằng
Docs -> S số điểm: Ở y tế ĐỒng nai bệnh việN Đkkv đỊnh quáN
Docs -> CHƯƠng trình hội thảo thương mại điện tử với việc nâng cao năng lực

tải về 2.04 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương