Địa lí địa phương tỉnh Đồng Nai



tải về 2.04 Mb.
trang1/4
Chuyển đổi dữ liệu31.12.2017
Kích2.04 Mb.
#35150
  1   2   3   4

Địa lí địa phương tỉnh Đồng Nai

LỜI MỞ ĐẦU




Đồng Nai nằm ở gần trung tâm vùng Đông Nam Bộ, khu vực kinh tế phát triển năng động nhất nước ta hiện nay. Đồng Nai còn là tỉnh có hoạt động kinh tế công nghiệp phát triển mạnh mẽ hàng đầu cả nước. Tỉnh còn là đầu mối giao thông quan trọng nối liền với hai vùng kinh tế quan trọng là Tây Nguyên và Duyên Hải Nam Trung Bộ. Trong những năm gần đây, Đồng Nai là đầu mối hạt nhân về khoa học công nghệ, với những ngành kinh tế có hàm lượng chất xám cao, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế trong nước.

Việc biên soạn tài liệu địa lí địa phương để đáp ứng yêu cầu học tập, nghiên cứu đang được sự quan tâm của các sở ban ngành. Nội dung chương trình địa lí địa phương đã có trước năm 2004, nay do yêu cầu thực tế, cần biên soạn tài liệu mới cho phù hợp với tình hình mới. Đồng thời cũng thực hiện đúng theo yêu cầu của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc đổi mới nội dung, chương trình sách giáo khoa trong trường phổ thông, nên việc biên soạn tài liệu địa lí tỉnh Đồng Nai là một yêu cầu rất cấp thiết.

Cuốn sách này là cơ sở cho việc giảng dạy và học tập địa lí địa phương trong chương trình chính khoá, nhằm giúp cho các thế hệ tương lai hiểu rõ hơn về các nguồn lực tư nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Đồng Nai, qua đó củng cố niềm tin, niềm tự hào và lòng yêu quê hương đất nước của các em. Bên cạnh đó, tài liệu này còn rất bổ ích cho mọi người khi tìm hiểu về địa lí địa phương của tỉnh Đồng Nai và cho những nghiên cứu khoa học cấp cao hơn.

Xuất phát từ nhu cầu thực tế, nhóm tác giả đã tiến hành biên soạn địa lí địa phương tỉnh Đồng Nai cho phù hợp với tình hình mới. Tuy nhiên, trong quá trình biên soạn, mặt dù đã có rất nhiều cố gắng, nhưng do điều kiện, thời gian, nguồn tài liệu và khả năng còn hạn chế nên khó tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, chúng tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của quý bạn đọc và đồng nghiệp để tài liệu được bổ sung và hoàn thiện./.



A.PHẦN MỞ ĐẦU

1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Việc nghiên cứu địa lí địa phương các tỉnh hiện nay đang được Bộ Giáo Dục và Đào tạo gấp rút triển khai.

Đồng Nai là tỉnh có tốc độ phát triển kinh tế rất nhanh trong thời gian gần đây, sự phát triển đó được thể hiện trên tất cả các lĩnh vực: Kinh tế, chính trị, văn hóa – xã hội. Từ đó, nhóm sinh viên chúng tôi đã biên soạn thành quyển địa lí địa phương tỉnh Đồng Nai. Quyển sách này sẽ giúp ích cho mọi đối tượng muốn tìm hiểu khái quát về địa lí tỉnh Đồng Nai. Quyển sách này còn giúp cho nhóm chúng có thể đánh giá kiến thức bản thân và hoàn thiện kiến thức của thân, nó sẽ giúp nhóm chúng tôi trao dồi thêm kinh nghiệm học tập. Đặc biệt là trong biên soạn địa lí địa phương của một tỉnh thành phố bất kì ở Việt Nam.

2. MỤC ĐÍCH ĐỀ TÀI

Tài liệu địa lí địa phương tỉnh Đồng Nai có thể phục vụ cho rất nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống. Tài liệu này giúp chúng ta có sự điều tra tổng hợp về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, kinh tế - xã hội, nhằm kiểm kê, đánh giá từng thành phần của thể tổng hợp địa lí tự nhiên, từng nhánh, từng cơ cấu sản xuất, từng hoạt động của dân cư. Đồng thời, tiến hành đánh giá tổng hợp hệ thống tự nhiên – kinh tế xã hội của tỉnh. Trên cơ sở nghiên cứu cơ bản tổng thể trên giúp cho các nàh lãnh đạo, các nhà quy hoạch có cơ sở khoa học và thực tiễn trong việc điều hành, tổ chức ra các định hướng cho việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà mình.

Bên cạnh đó tài liệu nghiên cứu địa phương tỉnh Đồng Nai còn có một ý nghĩa rất quan trọng đối với giáo dục. Tài liệu này phục vụ cho yêu cầu giảng dạy và học tập ở nhà trường phổ thông gắn liền với chương trình và thời gian quy định. Việc biên soạn tài liệu này, xây dựng hệ thống bản đồ, sẽ là những sản phẩm khoa học hết sức quý giá; là tài kiệu chính cho các giáo viên biên soạn bài giảng, các bản đồ sẽ trở thành phương tiện trực quan sinh động cho việc giảng dạy và học tập địa lí địa phương.

3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Quyển địa lí địa phương tỉnh Đông nay này chỉ giới hạn trong phạm vi nghiên cứu nhất định. Chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu khái quát nhất về địa lí tỉnh Đồng Nai. Trong đó, bao gồm:

- Các nguồn lực tự nhiên

- Các nguồn lực kinh tế - xã hội

- Vấn đề dân số, y tế, văn hóa – giáo dục.

- Vấn đề phát triển kinh tế

- Định hướng cho sự phát triển của tỉnh nhà.

4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu địa lí địa phương, chúng ta cơ thể áp dụng các phương pháp cụ thể, từ các phương pháp truyền thống đến các phương pháp hiện đại, tuy nhiên phải căn cứ vào nguồn tài liều thực tế để phân tích nghiên cứu phù hợp. Giữa nghiên cứu địa lí tự nhiên và địa lí kinh tế - xã hội, do đối tượng và nội dung nghiên cứu khác nhau, do những đặc thù riêng, nên chúng ta có những phương pháp nghiên cứu cụ thể riêng biệt.

Tuy nhiên, bên cạnh những phương pháp đặc thù riêng, nghiên cứu địa lí tự nhiên và kinh tế xã hội trên một phạm vi lãnh thổ, theo quan điểm hệ thống và quan điểm tổng hợp, có thể sử dụng những phương pháp nghiên cứu dưới đây trong nghiên cứu địa lí địa phương.

4.1. Phương pháp phân tích tổng hợp

Phương pháp này sử dụng kết quả của việc thu thập tài liệu, quan sát thực địa, tiến hành thực nghiệm, xử lý thông tin qua hệ thống phân tích tổng hợp, kết hợp nội suy và ngoại suy.



4.2. Phương pháp thực địa

Nghiên cứu địa lí tự nhiên và cả nghiên cứu địa lí kinh tế xã hội, phương pháp thực địa với việc quan sát, đo đạc tìm hiểu nghiên cứu thực tế các đối tượng tự nhiên, kinh tế xã hội trong địa hệ nghiên cứu, được coi là phương pháp chính, đưa lại hiệu quả tích cực như trong việc nghiên cứu.



4.3. Phương pháp thống kê toán học

Trong nghiên cứu địa lí, phần lớn sử dụng các phương pháp thuộc lí thuyết xác xuất và thống kê toán học, để phân tích xử lí số liệu. Sử dụng các mô hình toán, để xác định cấu trúc quan hệ, động lực và xu hướng phát triển của các đối tượng và hiện tượng trong các hệ thống tự nhiên và kinh tế xã hội. Việc vận dụng các phương pháp toán trong nghiên cứu địa lí địa phương ngày càng nhiều, vì nó mô tả rõ ràng rất nhiều hiện tượng, ngôn ngữ toán học phổ câp hơn do tính chất logic nội tại và do khả năng vận dụng của toán học.



4.4. Phương pháp bản đồ

Phương pháp bản đồ là một phương pháp truyền thống của khoa học địa lí. Trong các nghiên cứu địa lí địa phương, phương pháp bản đồ được vận dụng trong tất cả các khâu nghiên cứu như trong phương pháp biểu hiện, so sánh, đối chiếu, phân tích đánh giá các bản đồ để xác định sự phân bố, những biến động của các đối tượng hiện tượng nghiên cứu trong không gian. Có thể nói phương pháp bản đồ đã được vận dụng từ khâu đầu đến khâu cuối của công tác nghiên cứu địa lí địa phương.

Tất cả các phương pháp nghiên cứu trên được áp dụng kết hợp chặt chẽ trong nghiên cứu địa lí địa phương; chúng bổ sung cho nhau, tăng cường hiệu quả của nhau.

5. LỊCH SỬ ĐỀ TÀI

Nghiên cứu địa lí địa phương là đề tài mới được quan tâm trong thời gian gần đây. Việc nghiên cứu về địa lí địa phương ở các tỉnh thành phố ở nước ta cũng còn rất hạn chế.



Đồng Nai cũng vậy, chưa có nhiều tài liệu viết về tỉnh Đồng Nai. Đa phần các tài liệu chỉ viết về các vùng kinh tế lớn của Việt Nam. Như tài liệu về Đông Nam Bộ, trong đó chỉ giới thiệu sơ lược qua về tỉnh Đồng Nai. Vì vậy khi chọn đề tài biên soạn địa lí địa phương tỉnh Đồng Nai, nhóm chúng tôi nhận thấy rằng,đây là đề tài rất mới mẽ và sẽ thu hút sự quan tâm chú ý của đọc giả. Đề tài này sẽ góp phần quan trọng cho sự đầu tư nghiên cứu cấp cao hơn về tỉnh Đồng Nai nói riêng và các tỉnh thành khác trong cả nước nói chung./.

B. PHẦN NỘI DUNG

PHẦN I – ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN


TỈNH ĐỒNG NAI


Bản đồ I.1, Bản đồ hành chính tỉnh Đồng Nai

Nguồn: www.dongnai.gov.vn/dong-nai/Ban_do_tinh_huyen_thi_thanh_pho/20090610.174

  1. VỊ TRÍ ĐỊA LÍ

    1. Toạ độ địa lí

Giới hạn trong tọa độ địa lý:

  • Điểm cực Bắc: 110 35’ vĩ Bắc.

  • Điểm cực Nam: 100 22’ vĩ Bắc.

  • Điểm cực Tây 106 44’15’’ kinh Đông.

  • Điểm cực Đông 107 34’10’’ kinh Đông.

    1. Vi trí tiếp giáp

Đồng Nai là một tỉnh thuộc vùng miền Đông Nam Bộ nước ta. Bên cạnh đó, Đồng Nai còn là một tỉnh nằm trong vùng phát triển kinh tế trọng điểm phía Nam, tiếp giáp với các tỉnh sau:

  • Phía Đông giáp tỉnh Bình Thuận.

  • Phía Đông Bắc giáp tỉnh Lâm Đồng.

  • Phía Tây Bắc giáp tỉnh Bình Dương và Bình Phước.

  • Phía Nam giáp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

  • Phía Tây giáp Thành phố Hồ Chí Minh.

    1. Các đơn vị hành chính

Đồng Nai có 11 đơn vị hành chính cấp huyện gồm 1 thành phố, 1 thị xã và 9 huyện:

    • Thành phố Biên Hoà 23 phường và 7 xã

    • Thị xã Long Khánh 6 phường và 9 xã

    • Huyện Định Quán. 1 thị trấn và 13 xã

    • Huyện Long Thành 1 thị trấn và 14 xã

    • Huyện Nhơn Trạch 12 xã

    • Huyện Tân Phú 1 thị trấn và 17 xã

    • Huyện Thống Nhất 10 xã

    • Huyện Vĩnh Cửu 1 thị trấn và 11 xã

    • Huyện Xuân Lộc 1 thị trấn và 14 xã

    • Huyện Cẩm Mỹ 1 thị trấn và 13 xã

    • Huyện Trảng Bom 1 thị trấn và 16 xã

    1. Đánh giá vị trí địa lí

Nằm ở khu vực cửa ngõ của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam kết nối ba vùng Đông Nam Bộ, Duyên Hải Miền Trung, Tây Nguyên. Đồng Nai có thể giao thương với trong nước và quốc tế bằng đường biển, đường bộ và đường hàng không (khi sân bay Long Thành được xây dựng hoàn thành). Đồng Nai có điều kiện vị trí địa lí thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội và mở rộng giao lưu thương mại.

  • Nằm kế TP. Hồ Chí Minh, trung tâm lan tỏa đô thị, công nghiệp và dịch vụ của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, tỉnh có điều kiện để thu hút đầu tư và hợp tác cùng TP. Hồ Chí Minh để phát triển các ngành công nghiệp và dịch vụ mũi nhọn, sản phẩm có trình độ công nghệ và kỹ thuật cao.

  • Tiếp giáp với Bà Rịa – Vũng Tau, một trung tâm công nghiệp, du lịch đặc biệt khu khia thác dầu trên biển của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Đồng Nai có điều kiện phối hợp để thu hút đầu tư phát triển các ngành công nghiệp, dịch vụ nhất là công nghiệp lấy nguyên liệu từ dầu mỏ và khí thiên nhiên, mở rộng không gian kinh tế về phía Đông hội nhập vào phát triển kinh tế ven biển.

  • Nằm trong vùng vịnh Rành Rái, cửa mở ra biển của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, thông ra biển bằng song Thị Vải, sông Đồng Nai, gần cảng Sài Gòn và tới đây là cảng Cái Mép. Đồng Nai có điều kiện thuận lợi để xây dựng cảng sông và giao lưu thương mại với trong nước và quốc tế bằng đường sông.

  • Nằm trên trục đường giáo thông quan trọng có các tuyến đường đi qua như: Tuyến đường sắt Bắc – Nam, quốc lộ 1A xuyên Bắc - Nam, quốc lộ 20 nối vùng Đông Nam Bộ với Tây Nguyên, quốc lộ 51 và 56 chạy từ đông sang tây nối các tỉnh Tây Ninh, Bình Dương, Bình Phước với Bà Rịa – Vũng Tàu. Đồng Nai có lợi thế về phát triển giao lưu thương mại với trong nước bằng đường bộ, trở thành đầu mối vận chuyển và trung tâm kho vận lưu hàng hóa giữa vùng kinh tế trọng điểm phía Nam với cả nước.

  1. ĐỊA HÌNH

Tỉnh Đồng Nai có địa hình vùng đồng bằng và bình nguyên với những núi sót rải rác, có xu hướng thấp dần theo hướng Bắc – Nam. Có thể phân biệt các dạng địa hình chính như sau:

  • Địa hình đồng bằng gồm 2 dạng chính:

Các bậc thềm sông có độ cao từ 5 đến 10 m hoặc có nơi chỉ cao từ 2 đến 5 m dọc theo các sông và tạo thành từng dải hẹp có chiều rộng thay đổi từ vài chục mét đến vài km. Đất trên địa hình này chủ yếu là các aluvi hiện đại.

Địa hình trũng trên trầm tích đầm lầy biển: là những vùng đất trũng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai với độ cao dao động từ 0,3 đến 2 m, có chỗ thấp hơn mực nước biển, thường xuyên ngập triều, mạng lưới sông rạch chằng chịt, có rừng ngập mặn bao phủ. Vật liệu không đồng nhất, có nhiều sét và vật chất hữu cơ lắng đọng.



H
ình I.2, Địa hình đồng bằng với những núi sót


Nguồn: www.dongnai.gov.vn/dong-nai/tong...int_view

  • Dạng địa đồi lượn sóng:

Độ cao từ 20 đến 200m. Bao gồm các đồi bazan, bề mặt địa hình rất phẳng, thoải, độ dốc từ 30 đến 80. Loại địa hình này chiếm diện tích rất lớn so với các dạng địa hình khác bao trùm hầu hết các khối bazan, phù sa cổ. Đất phân bổ trên địa hình này gồm nhóm đất đỏ vàng và đất xám.

  • Dạng địa hình núi thấp:

Bao gồm các núi sót rải rác và là phần cuối cùng của dãy Trường Sơn với độ cao thay đổi từ 200 – 800m. Địa hình này phân bố chủ yếu ở phía Bắc của tỉnh thuộc ranh giới giữa huyện Tân Phú với tỉnh Lâm Đồng và một vài núi sót ở huyện Định Quán, Xuân Lộc. Tất cả các núi này đều có độ cao (20–300), đá mẹ lộ thiên thành cụm với các đá chủ yếu là granit, đá phiến sét. Nhìn chung đất Đồng Nai đều có địa hình tương đối bằng phẳng, có 82,09% đất có độ dốc < 8o,92% đất có độ dốc <15o, các đất có độ dốc >15o chiếm khoảng 8%. Trong đó:

- Đất phù sa, đất sét và đất cát có địa hình bằng phẳng, nhiều nơi trũng thấp ngập nước quanh năm.

- Đất đen, nâu, xám hầu hết có độ dốc < 8o, đất đỏ hầu hết < 15o

- Riêng đất tầng mỏng và đá bọt có độ dốc cao.



  1. ĐẤT

Tỉnh Đồng Nai có quỹ đất phong phú và phì nhiêu. Có 10 nhóm đất chính. Tuy nhiên theo nguồn gốc và chất lượng đất có thể chia thành 3 nhóm chung sau:

- Các loại đất hình thành trên đá bazan : Gồm đất đá bọt, đất đen, đất đỏ có độ phì nhiêu cao, chiếm 39,1% diện tích tự nhiên (229.416 ha), phân bố ở phía bắc và đông bắc của tỉnh. Các loại đất này thích hợp cho các cây công nghiệp ngắn và dài ngày như: cao su, cà phê, tiêu…

- Các loại đất hình thành trên phù sa cổ và trên đá phiến sét như đất xám, nâu xám, loang lổ chiếm 41,9% diện tích tự nhiên (246.380 ha), phân bố ở phía nam và đông nam của tỉnh (huyện Vĩnh Cửu, Thống Nhất, Biên Hoà, Long Thành, Nhơn Trạch). Các loại đất này thường có độ phì nhiêu kém, thích hợp cho các loại cây ngắn ngày như đậu, đỗ…một số cây ăn trái và cây công nghiệp dài ngày như cây điều …

- Các loại đất hình thành trên phù sa mới như đất phù sa, đất cát. Phân bố chủ yếu ven các sông như sông Đồng Nai, La Ngà. Chất lượng đất tốt, thích hợp với nhiều loại cây trồng như cây lương thực, hoa màu, rau quả…

- Theo quy định của luật đất đai, việc kiểm kê đất đai được tiến hành
5 năm một lần. Ngày 18/08/1999, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành chỉ thị số 24/1999/CT –TTg về tổng kiểm kê đất đai năm 2000. Công tác tổng kiểm kê đất đai năm 2000. Trung tâm Kỹ thuật Địa chính – Nhà đất là đơn vị được giao nhiệm vụ phối hợp với phòng Địa chính các huyện, thành phố Biên Hoà và cán bộ địa chính các xã, phường, thị trấn trong tỉnh để tổ chức thực hiện, số liệu tổng kiểm kê đất đai năm 2000 đã được kiểm tra nghiệm thu và sử dụng thống nhất trong toàn tỉnh, giai đoạn 2001 – 2005.

- Tổng diện tích toàn tỉnh có : 589.473 ha 

Bao gồm :

- Diện tích đất nông nghiệp : 302.845 ha

- Diện tích đất lâm nghiệp : 179.807 ha

- Diện tích đất chuyên dùng : 68.018 ha

- Diện tích đất ở : 10.546 ha

- Diện tích đất chưa sử dụng và sông suối , núi đá: 28.255 ha



Tình hình sử dụng đất của tỉnh những năm qua có biến động ít nhiều, nhưng đến nay, Đồng Nai vẫn là tỉnh có quy mô đất nông nghiệp lớn nhất Đông Nam Bộ. Hiện nay trong tổng diện tích 586.237 ha (chưa điều chỉnh là 586.606 ha) của tỉnh Đồng Nai đang được sử dụng gồm (tính đến 1/10/1998) :  

Loại đất

Diện tích (ha)

- Nông nghiệp

292.611

- Lâm nghiệp

174.762

- Chuyên dung

70.286

- ở

10.975

Bảng I.3,Các loại đất chính ở Đồng Nai

Nguồn: www.dongnai.gov.vn/dong-nai/tiemnang_phattrien/dat_dai_thuy_san_nuoc

  1. KHÍ HẬU

Đồng Nai nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, với khí hậu ôn hòa, ít chịu ảnh hưởng của thiên tai, đất đai màu mỡ (phần lớn là đất đỏ bazan), có hai mùa tương phản nhau (mùa khô và mùa mưa).



Hình I.4, Thời tiết buổi sáng ở thác Giang Điền – tỉnh Đồng Nai

Nguồn: www.eshop-vietnam.com/678%3B11754

- Nhiệt độ cao quanh năm là điều kiện thích hợp cho phát triển cây trồng nhiệt đới, đặc biệt là các cây công nghiệp có giá trị xuất khẩu cao.

- Nhiệt độ bình quân năm 2008 là: 25,9oC.

- Số giờ nắng trung bình trong năm 2008 là: 2.286 giờ.

- Lượng mưa tương đối lớn và phân bố theo vùng và theo vụ tương đối lớn khoảng 2.080,1mm phân bố theo vùng và theo vụ.

- Độ ẩm trung bình năm 2008 là 82%.

- Mực nước thấp nhất sông Đồng Nai năm 2008 là: 109,67m.

- Mực nước cao nhất sông Đồng Nai năm 2008: 112.80m.



Với những đặc điểm khí hậu như vậy, Đồng Nai đã sớm hình thành những vùng chuyên canh cây công nghiệp ngắn và dài ngày, những vùng cây ăn quả nổi tiếng,... cùng với nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp, tạo điều kiện thuận lợi cho ngành du lịch phát triển.

  1. THUỶ VĂN


    1. Nước mặt

Hình I.5, Sông Đồng Nai

Nguồn: www.saigontoserco.com/.../2737891ng_nai_2.jpg

Tỉnh Đồng Nai có mật độ sông suối khoảng 0,5 km/km2, song phân phối không đều. Phần lớn sông suối tập trung ở phía Bắc và dọc theo sông Đồng Nai về hướng Tây Nam. Tổng lượng nước dồi dào 16,82 x 109 m3/năm, trong đó mùa mưa chiếm 80%, mùa khô 20%.

+ Sông Đồng Nai: Sông Đồng Nai chảy vào tỉnh Đồng Nai ở bậc địa hình thứ 3 và là vùng trung lưu của sông. Đoạn từ ranh giới Đồng Nai - Lâm Đồng đến cửa sông Bé Tân Uyên sông chảy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam. Địa hình lưu vực đoạn trung lưu từ 100-300 m, đoạn từ Tà Lài đến Trị An có nhiều thác ghềnh. Đoạn sau Trị An sông chảy êm đềm, lòng sông mở rộng và sâu. Các phụ lưu lớn của sông Đồng Nai có sông La Ngà, Sông Bé.

+ Sông La Ngà: Đoạn sông La Ngà chảy trong tỉnh Đồng Nai dài 55 km, khúc khuỷu, nhiều ghềnh thác, sông hẹp, có nhiều nhánh đổ vào, điển hình là suối Gia Huynh và suối Tam Bung. Suối Gia Huynh có lưu vực 135 km2, mô đun dòng chảy 91/s km2 vào mùa khô và 47,41/s km2 vào mùa mưa, bắt nguồn từ vùng Quốc lộ 1, ranh giới Đồng Nai - Bình Thuận. Suối Tam Bung có diện tích lưu vực 155 km2, bắt nguồn từ phía Bắc cao nguyên Xuân Lộc, mô đun dòng chảy 101/s km2 vào mùa khô và 651/s km2 vào mùa mưa. Sông La Ngà đổ vào hồ Trị An một lượng nước khoảng 4,5x109 m3/năm, chiếm 1/3 tổng lượng nước hồ, mô đun dòng chảy năm 351/s km2.

+ Sông Lá Buông: Bắt nguồn từ phía Tây cao nguyên Xuân Lộc, chảy theo hướng từ Đông sang Tây, độ dốc lưu vực đạt 0.0035. Độ dài sông tính theo nhánh dài nhất khoảng 40 km, sông có lượng nước dồi dào so với các sông nhỏ trong tỉnh với tổng lượng nước trung bình 0,23 x 109 m3/năm, mô đun dòng chảy năm 27,61/s km2.

+ Sông Ray: Lưu vực sông chiếm gần 1/3 diện tích phía Nam của tỉnh. Sông bắt nguồn từ phía Nam, Đông Nam cao nguyên Xuân Lộc, đổ thẳng ra biển, chảy theo hướng Bắc Nam, độ dốc lưu vực khá lớn (0,004), do vậy nếu không có đập chặn giữ thì nước sông sẽ tập trung nhanh ra biển, trong mùa khô thường cạn kiệt nước. Tổng lượng nước sông khá lớn 0,634 x 109 m3/năm trong đó mùa mưa chiếm 79%. Sông Ray nếu được sử dụng hợp lý có thể giải quyết vấn đề khô cạn cho vùng Đông Nam của tỉnh.

+ Sông Xoài và sông Thị Vải: Đây là 2 sông thuộc vùng phía Tây Nam của tỉnh, bắt nguồn từ cao nguyên Xuân Lộc và đổ thẳng ra biển.

Sông Thị Vải ở phía thượng lưu gồm các suối nhỏ và dốc, phần hạ lưu (phía duới Quốc lộ 51 đi Vũng Tàu) là sông nước mặn, lòng sông mở rộng.

Sông Xoài có 2 nhánh chính là Châu Pha và Suối Dun, các suối ngắn và hẹp. Diện tích lưu vực 184 km2, tổng lượng nước trung bình 0,1015 x 109 m3/năm, mô đun dòng chảy năm 17,51/s km2, sông Xoài có ý nghĩa to lớn đối với vùng sản xuất nông nghiệp Châu Thành và cấp nước ngọt cho Vũng Tàu. Hạ lưu sông Xoài là vùng nước mặn, độ mặn có thể đạt tới độ mặn của nước biển.


    1. Nước ngầm

Trữ lượng nước tĩnh của toàn tỉnh Đồng Nai là 793.379 m3/ngày. Trong đó trữ lượng dung tích (trữ lượng tĩnh trọng lực) là 789.689 m3/ngày và trữ lượng đàn hồi là 3691 m3/ngày.

Trữ lượng động khoảng 4.714.847 m3/ngày là toàn bộ dòng mặt vào mùa khô và là giới hạn dưới của trữ lượng nước dưới đất.

Như vậy tổng trữ lượng nước dưới đất của tỉnh Đồng Nai là khoảng 5.505.226 m3/ngày. Tuy trữ lượng nước dưới đất tỉnh Đồng Nai phong phú, nhưng phân bố không đều, các tháng mùa khô không có mưa, nhu cầu khai thác lại lớn, vì vậy khai thác nước dưới đất phải theo qui hoạch khai thác hợp lý.

Tài nguyên nước của tỉnh Đồng nai nhìn chung rất dồi dào, với những đặc điểm của sông suối và nước ngầm như vậy. Đồng Nai có điều kiện rất thuận lợi để cung cấp nước tưới cho phát triển nông nghiệp và phát triển thuỷ điện.



  1. SINH VẬT

R
ừng Đồng Nai có đặc trưng cơ bản của rừng nhiệt đới, có tài nguyên động thực vật phong phú đa dạng, tiêu biểu là vườn Quốc gia Nam Cát Tiên. Năm 1976, tỷ lệ che phủ của rừng còn 47,8% DTTN, năm 1981 còn 21,5%.

Hình I.6, Vườn quốc gia Nam Cát Tiên

Nguồn: blog.yume.vn/xem-blog/du-lich-bu...937.html

Đến nay độ che phủ rừng đạt khoảng 30% tổng diện tích tự nhiên, có khu bảo tồn thiên nhiên vườn quốc gia Nam Cát Tiên, với nhiều loài động, thực vật quý hiếm. Với việc triển khai thực hiện chương trình trồng rừng và quy hoạch này, có thể dự báo tỷ lệ che phủ (bao gồm cả cây công nghiệp dài ngày) sẽ tăng lên đạt 45-50% trong thời kỳ đến năm 2010.



Diện tích các loại rừng được thể hiện cụ thể qua bảng sau:

Loại rừng


Tổng diện tích (ha)


Rừng tự nhiên (ha)


Rừng trồng (ha)


Rừng đặc dụng


82.795,5


80.520,4


2.275,1


Rừng phòng hộ


44.144,2


21.366,8


22.777,4


Rừng sản xuất


26.646,3


8.406,4


18.239,9


Tổng cộng


153.586,0


110.293,6


43.292,4


Bảng I.7, Các loại rừng chính trên địa bàn toàn tỉnh Đồng Nai năm 2009

Nguồn: www.dongnai.gov.vn

  1. KHOÁNG SẢN


    1. Kim loại

Hình I.8, Hoạt động khai thác vàng ở tỉnh Đồng Nai

Nguồn: www.tinkhoahoc.com

+ Vàng: Đến nay đã phát hiện 17 mỏ, điểm quặng và khoáng hoá. Tập trung chủ yếu ở phía Bắc Tỉnh. Có 2 mỏ nhỏ ở Hiếu Liêm và Vĩnh An rất có triển vọng. Còn lại là các điểm quặng chưa được đánh giá đầy đủ ở: Suối Ty, Suối Nho, Tam Bung, Suối Sa Mách, lâm trường Vĩnh An, lâm trường La Ngà, lâm trường Hiếu Liêm.

+ Nhôm (Quặng bauxit): Mới phát hiện 2 mỏ ở DaTapok (lâm trường Mã Đà) và lâm trường La Ngà, diện tích khoảng 1.120ha, tuy nhiên đã thuộc vào vùng cấm (rừng Nam Cát Tiên) trên 2/3 diện tích. Trữ lượng ước đạt khoảng 450 triệu m3.

+ Thiếc: Chỉ gặp dưới dạng vành phân tán khoáng vật. Các vành này có diện rộng nhưng hàm lượng thấp không có ý nghĩa tìm kiếm. Tập trung ở núi Chứa Chan, Suối Rét, Suối Sao, và sông Gia Ray.

+ Chì kẽm đa kim: Được phát hiện ở núi Chứa Chan.


    1. Phi kim loại

+ Kao lin: Đã phát hiện 10 mỏ, chủ yếu là các mỏ nhỏ và các điểm quặng. Tập trung chủ yếu ở Phước Thiền, Hang Nai, Phước Thọ, Tam Hòa, Tân Phong, Bình Ý, Thạnh Phú.

+ Sét màu: Đến nay đã phát hiện 9 điểm quặng ở khu vực Long Bình Tân, Xuân Khánh và Xuân Lộc.

+ Đá vôi: Chỉ mới phát hiện 2 điểm ở Tân Phú và Suối Cát..

+ Thạch anh mạch: Phân bố rải rác, chỉ mới phát hiện 1 điểm ở Xuân Tâm (huyện Xuân Lộc).

+ Thạch anh mạch được sử dụng trong luyện kim.

+ Đá xây dựng và ốp lát: Đá xây dựng: 24 mỏ đang khai thác, tập trung ở Biên Hòa, Thống Nhất, Trảng Bom, Long Thành, Vĩnh Cửu, Định Quán, Nhơn Trạch, Xuân Lộc.

+ Cát xây dựng: Chủ yếu trên sông Đồng Nai từ ngã ba Tân Uyên đến ngã ba mũi đèn đỏ, đã được thăm dò đánh giá trữ lượng. Ngoài ra trong các sông suối nhỏ đều có cát ở khu vực Định Quán, Tân Phú đặc biệt là trong lòng hồ Trị An.

+ Cát san lấp: Phước An (Đồng Mu Rùa, Gò sim…), Sông Nhà Bè, Đồng Tranh.

+ Sét gạch ngói: Khá phong phú, phân bố chủ yếu ở Thiện Tân, Thạnh Phú (huyện Vĩnh Cửu), Long An, Long Phước (huyện Long Thành).

+ Keramzit: Phân bố ở Đại An và Trị An với trữ lượng ước tính khoảng 8 triệu tấn.

+ Puzolan: Rất phong phú, tập trung ở Định Quán, Long Thành và 1 ít ở Cây Gáo, Gia Kiệm (Thống Nhất) và Vĩnh Tân (Vĩnh Cửu).

+ Laterit: Khá phổ biến. Tập trung ở Vĩnh Cửu, Biên Hoà, Long Thành và Nhơn Trạch.

- Đá quý: Quy mô nhỏ, không có triển vọng khai thác công nghiệp.

+ Ziricon: Gia Kiệm, Núi Lá, Tân Phong

+ Saphia: Cầu La Ngà, phía Nam Tân Phong, Gia Kiệm.

+ Pyrop-ziricon.

+ Opan-canxedoan: núi Chứa Chan.

+ Tecfic: Bắc Tà Lài.

- Nước khoáng, nước nóng và nước ngầm gồm:

+ Nước khoáng - nước nóng: ở Phú Lộc và Kay

+ Nước khoáng Magie - bicarbonat: ở Suối Nho

+ Nước khoáng siêu nhạt: ở Tam Phước và Nhơn Trạch

+ Nước khoáng sắt: ở phía Nam Thành Tuy Hạ

+ Nước mặn loại Clorua - Natri: ở Nam Tuy Hạ



+
Nước ngầm: Biên Hoà, Long Thành, Nhơn Trạch trên thung lũng các sông Đ

ồng Nai, La Ngà.



Hình I.9, Khai thác cát phục vụ cho công nghiệp xây dựng

Nguồn: www.vietnamplus.vn/avatar.aspx?ID=11673&at=0...

PHẦN II - ĐỊA LÍ DÂN CƯ – XÃ HỘI

  1. LỊCH SỬ ĐỊNH CƯ QUA CÁC THỜI KỲ

Qua điều tra khảo cứu, kiểm chứng chúng đã chứng minh cách đây 3000 - 4000 năm người cổ Đồng Nai đã định hình cụm dân cư - làng cư trú ven sông, ven đồi và ven biển. Đồng Nai là vùng đất con người tồn tại và phát triển liên tục từ thời tiền sử đến khi người Việt vào khai phá.

Cư dân Đồng Nai qua nghiên cứu nhân chủng học thì chính là các dân tộc ít người hiện nay: Xtiêng, Châu Ro, Châu Mạ, Kơ Ho. Xã hội được tổ chức theo bộ tộc, mỗi bộ tộc có một tộc trưởng đứng đầu, sống theo chế độ “mẫu hệ” mà ngày nay vẫn còn trong các sinh hoạt cúng tế.

Cuối thế kỷ XI vùng đất Đồng Nai bước vào thời kỳ văn hóa Đại Việt phát triển về phía Nam hình thành một trung tâm văn hóa mới và phát triển trên nền của truyền thống văn hóa bản địa được ghi là "văn hóa đại làng". Đấy là nền văn hoá đặc trưng của dân tộc bản địa ở Nam Tây Nguyên góp phần cùng văn hoá Đại Việt tạo nên phức hợp văn hoá Đồng Nai cách đây ba thế kỷ.

Nếu như vào cuối thế kỷ XVI, vùng đất miền Đông Nam bộ nói chung và vùng đất Đồng Nai nói riêng về cơ bản là một vùng đất hoang chưa được khai phá và hầu như hoang vắng thì đến cuối thế kỷ XVI và đầu thế kỷ XVII đã trở nên sôi động với sự xuất hiện của lớp cư dân mới mà chủ yếu là người Việt từ vùng Thuận Quảng di cư vào. Đến cuới thế kỷ XVII, thế lực của chúa Nguyễn ở vùng Đồng Nai – Gia Định tăng lên mạnh mẽ đến giữa thế kỷ XVIII các vùng dọc ven song Phước Long (Đồng Nai) từ Nhơn Trạch cho đến Vĩnh Cửu lần lượt người Việt đến khai khẩn lập ruộng vườn.

Thành quả khai khẩn của lưu dân Việt non một thế kỷ đã từng bước biến đổi bộ mặt kinh tế - xã hội vùng Đồng Nai. Từ chỗ là rừng hoang nhưng nội trong thế kỷ XVII đã trỏ thành vựa lúa gạo dư thừa so với nhu cầu lương thực tại chỗ, vì vậy việc vận chuyển buôn bán ra các phủ ở xứ Đàng Trong đã diễn ra quy mô ngày một lớn đã đặt nền móng vững chắc cho công cuộc khai khẩn và phát triển kinh tế vùng đất Đông Nai – Gia Định ở các thời kỳ kế tiếp, nhất là sau năm 1698 với nhập cư có quy mô lớn của lưu dân Việt, dưới sự bảo trợ của chính quyền phong kiến nhà Nguyễn.

Qua nhiều năm chia, lập.Năm 1832, tỉnh Biên Hòa gồm một phủ Phước Long và 4 huyện. Sau ngày 30 – 4 – 1975 địa bàn Đồng Nai thành lập.bao gồm ba tỉnh: Biên Hòa, Bà Rịa - Long Khánh và Tân Phú. Sau nhiều lần thay đổi địa bàn của tỉnh không ngừng được mở rộng như ngày nay.



  1. DÂN SỐ VÀ ĐỘNG LỰC TĂNG DÂN SỐ



Bản đồ II.1, Bản đồ dân số và nguồn lao động tỉnh Đồng Nai năm 2009

Nguồn: http://vukehoach.mard.gov.vn

Dân số toàn tỉnh theo số liệu điều tra năm 2009 là 2.483.211 người, xếp thứ 5/63 tỉnh, thành phố cả nước (chỉ sau TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Thanh Hóa và Nghệ An). Tỷ lệ tăng dân số bình quân của tỉnh trong thời kỳ 1999-2009 là 2,2%,  thấp hơn so với tỷ lệ tăng của khu vực Đông Nam Bộ (3,2%) nhưng lại cao hơn so với mặt bằng tăng chung của cả nước (1,2%).

Dân số thành thị là: 825.335 người chiếm 33% dân só toàn tỉnh và dân cư nông thôn là: 1.657.876 người (chiếm 66,8%). Như vậy so với năm 1999, dân số thành thị đã tăng từ 30,5% lên 33,2% (tăng 2,7%).

Các huyện, thị, thành phố Biên Hòa, Thống Nhất, Trảng Bom, Long Khánh có mật độ dân số cao nhất tỉnh.

- Tỷ lệ sinh của tỉnh trong năm 2008 là: 15,24‰.

- Tỷ lệ chết của tỉnh trong năm 2008 là: 4,43‰.

- Tỷ lệ tăng tự nhiên trong năm 2008 là: 10,81‰. năm 2009 là 10,52%.

Mật độ dân số của Đồng Nai là 421 người/km2 (năm 1999 là 339 người/km2), cao hơn mật độ chung của cả nước (cả nước 259 người/km2). Với kết quả của cuộc Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009 sẽ là căn cứ quan trọng phục vụ cho việc điều chỉnh và thực hiện các chính sách kinh tế - xã xội giai đoạn 2010 – 2015 và tầm nhìn 2020.



Nguyên nhân dẫn tới biến động dân số.

- Tốc độ gia tăng dân số khá lớn.

- Dân số Đồng Nai đặc biệt tăng nhanh do quá trình đô thị hóa và làn sóng di cư của nhiều người dân lao động nghèo các tỉnh phía Bắc vào Nam làm công nhân tại các khu công nghiệp tập trung.

- Đô thị hoá nhanh.



Tác động đến đời sống và sản xuất.

- Môi trường sống không đảm bảo.

- Cơ sở hạ tầng thiếu, phân bố không hợp lý.

Giải pháp

Quy hoạch lại dân cư-giảm tỉ lệ sinh cho phù hợp-vận động sinh đẻ có kế hoạch.



  1. KẾT CẤU DÂN SỐ

  • Dân số phân theo giới:

Nam: 1.232.182 người (chiếm 49.6%); Nữ: 1.251.029 người. (chiếm 50,4%). điều này cho thấy tỷ lệ nữ luôn cao hơn nam và đang có xu hướng cân bằng.

Tỷ số giới tính của Đồng Nai năm 2009 là 98,5 nam/100 nữ.

Có sự chênh lệch nhau về tỷ số giới tính như vậy là do những vùng phát triển nhanh với các nghề đặc thù thu hút dân cư là nam hoặc nữ.


  • Cơ cấu lao động theo độ tuổi:

- Từ 18 - 35tuổi : 44.000 người

- Trên 35 tuổi: 31.764 người.

- Số lượng dân số đang lao động là 1,633 triệu nguời.


  • Theo thành phần dân tộc:

Đồng Nai là tỉnh gồm nhiều thành phần dân tộc sinh sống, phần lớn là người Việt. Ngoài ra còn có 31 dân tộc khác như Hoa, Nùng,Xtiêng, Choro, Chăm, Mạ…

Toàn tỉnh Đồng Nai,dân tộc thiểu số với 31.128 hộ = 172.789 nhân khẩu, chiếm 8,5% dân số toàn tỉnh, trong đó có 4 dân tộc bản địa ( Chơ Ro, Châu Mạ, S’tiêng, Cơ Ho).



Đối với cộng đồng người Hoa, trên địa bàn tỉnh hiện có 17.287 hộ với 110.000 nhân khẩu.Trong cơ cấu các dân tộc thiểu (năm 2005) ngừơi Hoa chiếm khoảng 60%, Nùng 10%, chơro 9%, Tày 8%, còn lại là các dân tộc khác.

  1. N
    GUỒN LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM


Каталог: UserFiles -> Docs
UserFiles -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
UserFiles -> BỘ XÂy dựng số: 10/2013/tt-bxd cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
UserFiles -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam kho bạc nhà NƯỚC Độc lập Tự do Hạnh phúc
UserFiles -> MÔn toán bài 1: Tính a) (28,7 + 34,5) X 2,4 b) 28,7 + 34,5 X 2,4 Bài 2: Bài toán
UserFiles -> CỦa bộ trưỞng bộ VĂn hóa thông tin về việc thành lập tạp chí di sản văn hóa thuộc cục bảo tồn bảo tàng bộ trưỞng bộ VĂn hóa thông tin
Docs -> CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc quyếT ĐỊnh ban hành Quy định về trình tự, thủ tục công nhận văn bằng
Docs -> S số điểm: Ở y tế ĐỒng nai bệnh việN Đkkv đỊnh quáN
Docs -> CHƯƠng trình hội thảo thương mại điện tử với việc nâng cao năng lực

tải về 2.04 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương