A hàm Mưa Pháp Chuyển Hóa Phiền Não


TỨ THIỀN VÀ QUẢ THẬT THIÊN



tải về 3.28 Mb.
trang138/144
Chuyển đổi dữ liệu31.12.2017
Kích3.28 Mb.
#35176
1   ...   134   135   136   137   138   139   140   141   ...   144

756.TỨ THIỀN VÀ QUẢ THẬT THIÊN


Tỳ-kheo diệt lạc, diệt khổ, hỷ và ưu vốn có từ trước cũng đã diệt, không khổ không lạc, xả niệm thanh tịnh, chứng đệ Tứ thiền, thành tựu an trụ. Đối với định này, vị ấy vui sướng muốn trụ ở đó, tất có trường hợp này, trụ ở đó, khoái lạc ở đó, thân hoại mạng chung sanh lên cõi trời Quả thật thiên. Các trời Quả thật thiên, sanh ở đó, sống ở đó, thọ hưởng diệu lạc do xả niệm thanh tịnh; và Tỳ-kheo sống ở đây, nhập đệ Tứ thiền, thọ hưởng diệu lạc do xả niệm thanh tịnh. Hai diệu lạc do xả niệm thanh tịnh này không có sai khác, cả hai đều đồng nhau. Vì sao vậy?

Vì trước tiên ở đây hành định, sau đó sanh vào chỗ kia.

Kia đối với định này, tu như vậy, tập như vậy, phát triển như vậy, sẽ sanh trong cõi Quả thật thiên. Như vậy là ý hành sanh.

(Trung A Hàm, Kinh Ý Hành, Phẩm 13, số 168)

---o0o---

757.TU TỨ NIỆM XỨ ĐỂ ĐOẠN TRỪ VÔ MINH


Nếu khi Đức Như Lai xuất thế, là Vô Sở Trước, Minh Hạnh Thành Tựu, Đẳng Chánh Giác, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Đạo Pháp Ngự, Thiên Nhân Sư, hiệu là Phật, Chúng Hựu. Vị ấy đoạn trừ cho đến năm triền cái, những thứ làm tâm ô uế, tuệ yếu kém, quán nội thân như thân, cho đến quán thọ, tâm, pháp như pháp.

Đó là nếu muốn đoạn trừ vô minh, nên tu Bốn niệm xứ. Như vậy, số đoạn, giải thoát, quá độ, bạt tuyệt, diệt, chỉ, tổng tri và biệt tri.

(Trung A Hàm, Kinh Lệ, Phẩm 18, số 222)

---o0o---


758.TỪ VÔ MINH SANH


Cũng như lửa cháy từ bụi lau, bụi cỏ, cháy luôn cả lầu các, điện đường. Cũng vậy, những ai có sợ hãi, tất cả chúng đều từ ngu si mà sanh chứ không từ trí tuệ. Những ai vướng tai hoạn, ưu não, tất cả chúng đều từ ngu si mà sanh, chứ không phải từ trí tuệ.

(Trung A Hàm, Kinh Đa Giới, Phẩm 14, số 181)

---o0o---

759.TÚC MẠNG TRÍ


Ta đã chứng định tâm thanh tịnh như thế, không uế, không phiền nhiệt, nhu nhuyến, khéo an trú, đạt đến tâm bất động, học Túc mạng trí thông và chứng đắc, nhớ vô lượng đời trước mà Ta đã trải qua, có hành động và có dung mạo thế nào, nghĩa là Ta nhớ lại một đời, trăm đời, ngàn đời, kiếp thành, kiếp hoại, vô lượng kiếp thành và hoại, chúng sanh kia tên như thế, thuở xưa trải qua đó. Ta từng sanh ở đó, họ như thế, tên như thế, sanh như thế, ăn uống như thế, tồn tại lâu dài như thế, chấm dứt tuổi thọ như thế, chết nơi này sanh nơi kia, chết chỗ kia sanh chỗ này; Ta sanh nơi này, họ như thế, tên như thế, sanh như thế, ăn uống như thế, thọ khổ và an lạc như thế, trường thọ như thế, tồn tại lâu dài như thế, chấm dứt mạng sống như thế. Bấy giờ là lúc vào khoảng đầu, chứng đắc minh đạt thứ nhất này, nhờ không phóng dật, sống an lạc trong đời sống viễn ly, tu hành tinh tấn, nên vô trí diệt, mà trí pháp sanh, mê ám tiêu tan mà minh thành tựu, vô minh hoại diệt mà minh phát sanh.

(Trung A Hàm, Kinh Đa Giới, Phẩm 14, số 181)

---o0o---

759.TUỆ GIẢI THOÁT VỮNG BỀN


Ví như cách thôn không xa, có tòa núi đá lớn, không vỡ, không sứt mẻ, không yếu dòn, vững chắc, không trống hở, là một khối hợp nhất. Nếu có gió, mưa lớn từ phương Đông đến thì cũng không thể lay chuyển, không thể di động; cũng không phải gió phương Đông dời đến phương Nam. Nếu có gió, mưa lớn từ phương Nam đến thì cũng không thể lay chuyển, không thể di động; cũng không phải gió phương Nam dời đến phương Tây. Nếu có gió, mưa lớn từ phương Tây đến thì cũng không thể lay chuyển, không thể di động; cũng không phải gió phương Tây dời đến phương Nam. Nếu có gió, mưa lớn từ phương Bắc đến thì cũng không thể lay chuyển, không thể di động; cũng không phải gió phương Bắc dời đến các phương.

Vị ấy nếu có sắc được nhận thức bởi mắt, khi sắc đó đến với mắt thì cũng không vì vậy mà khiến tâm giải thoát, tuệ giải thoát này sẽ bị vong thất, nội tâm được an trụ, khéo chế phục, thủ hộ, ghi nhớ và quán pháp hưng suy. Nếu có tiếng được nhận thức bởi tai, hương được nhận thức bởi mũi, vị được nhận thức bởi lưỡi, xúc được nhận thức bởi thân, pháp được nhận thức bởi ý. Khi pháp đó đến với ý thì cũng không vì vậy mà khiến tâm giải thoát, tuệ giải thoát này sẽ bị vong thất, nội tâm được an trú, khéo chế phục, thủ hộ, ghi nhớ và quán pháp hưng suy.

(Trung A Hàm, Kinh Sa-môn Nhị Thập Ức, Phẩm 11, số 123)

---o0o---


760.TUỔI THỌ CỦA DIỆM MA THIÊN


‘Lạc thú nhân vương không bằng lạc thú chư Thiên’. Ở nhân gian hai trăm năm thì Diệm-ma thiên mới là một ngày một đêm. Như vậy ba mươi ngày đêm là một tháng, mười hai tháng là một năm. Hai nghìn năm như vậy là tuổi thọ của Diệm-ma thiên. Này Bà cư sĩ, tất có trường hợp này, là thiện nam tử hay thiện nữ nhân thọ trì Thánh trai tám chi, khi thân hoại mạng chung sẽ được sanh lên trên Diệm-ma thiên.

(Trung A Hàm, Kinh Trì Trai, Phẩm 17, số 202)

---o0o---

761.TUỔI THỌ VÀ HƠI ẤM


Do dầu do bấc mà đốt được đèn; và ở đây do ngọn mà có ánh sáng, do ánh sáng mà có ngọn. Nếu không có ngọn thì không có ánh sáng, không có ánh sáng thì không có ngọn.

Nhân tuổi thọ mà có hơi ấm, nhân hơi ấm mà có tuổi thọ. Nếu không có tuổi thọ thì không có hơi ấm, không có hơi ấm thì không có tuổi thọ. Cho nên hai pháp này hiệp nhất không riêng biệt, và không thể cho rằng hai pháp này riêng biệt.

(Trung A Hàm, Kinh Đại Câu-Hy-La, Phẩm 17, số 211)

---o0o---


762.TƯỞNG GIỚI


Bạch y Thánh đệ tử tự niệm tưởng giới, giới này không sứt mẻ, không rách nát, không ô uế, không cấu bẩn, vững như mặt đất, không hư vọng, đó là điều mà Đức Phật ngợi khen, thọ trì đầy đủ tốt đẹp. Người ấy tự nhớ nghĩ giới như vậy, nếu có những điều ác dục, liền được tiêu diệt. Trong tâm có những điều bất thiện, sầu khổ, nhớp nhơ, âu lo cũng được tiêu diệt. Bạch y Thánh đệ tử duyên vào giới, tâm định được hỷ. Nếu có những điều ác dục liền được tiêu diệt. Trong tâm có những điều bất thiện, nhớp nhơ, sầu khổ, âu lo cũng được tiêu diệt.

Thánh đệ tử này không còn đọa địa ngục, cũng không sanh vào loài súc sanh, ngạ quỷ và các chỗ ác, được quả Tu-đà-hoàn, không đọa ác pháp, nhất định thẳng tiến đến quả vị Chánh giác, tối đa chịu bảy lần sanh tử nữa, sau bảy lần qua lại cõi trời và nhân gian, liền được chấm dứt khổ đau.

(Trung A Hàm, Kinh Ưu-bà-tắc, Phẩm 11, số 128)

---o0o---



Каталог: kinh -> Ebooks -> Giang-Kinh -> Kinh-Pali-A-Ham
Kinh-Pali-A-Ham -> LỜi vàng phật dạY (kinh pháp cú dhammapada)
Kinh-Pali-A-Ham -> VỚi phật giáo nhân gian hoằng Ấn Trước Tác
Giang-Kinh -> QUÁn thế Âm bồ TÁt phổ MÔn phẩm giảng ký 觀世音菩薩普門品講記 演培老法師講述 釋寬嚴記
Giang-Kinh -> Kinh Bát Nhã Trực Chỉ Đề Cương ht từ Thông o0o Nguồn
Giang-Kinh -> Kinh quán vô LƯỢng thọ Đời Lưu Tống, Ngài Cương-Lương Gia-Xá Dịch Việt Dịch : Hòa Thượng Thích Thiền Tâm Phật Học Viện Quốc Tế Xuất Bản pl 2526 1982
Giang-Kinh -> ÐẠo phật ngày nay một diễn dịch mới về ba bộ kinh pháp hoa
Giang-Kinh -> Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa 淨土大經解演義

tải về 3.28 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   134   135   136   137   138   139   140   141   ...   144




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương