A hàm Mưa Pháp Chuyển Hóa Phiền Não



tải về 3.28 Mb.
trang136/144
Chuyển đổi dữ liệu31.12.2017
Kích3.28 Mb.
#35176
1   ...   132   133   134   135   136   137   138   139   ...   144

741.TỰ KHEN MÌNH


Nếu có ai chuyên hành khổ hạnh một cách tân khổ, rồi do duyên hành khổ hạnh nên đến nhà người mà tự khen rằng: ‘Tôi hành tân khổ; hành của tôi rất khó’. Hành khổ hạnh như vậy là cấu uế.

(Trung A Hàm, Kinh Ưu-đàm-bà-la, Phẩm 9, số 104)

---o0o---

742.TỰ KHEN MÌNH CHÊ NGƯỜI


Hoặc có người hành khổ hạnh một cách tân khổ, do chuyên hành khổ hạnh một cách tân khổ nên nếu thấy Samôn, Phạm chí được người kính trọng, cúng dường, lễ sự liền sanh lòng tật đố, nói rằng ‘Sao lại kính trọng, lễ sự, cúng dường Sa-môn, Phạm chí ấy? Hãy nên kính trọng, cúng dường, lễ sự tôi đây. Vì sao vậy? Vì tôi hành khổ hạnh’. Hành khổ hạnh như vậy là cấu uế.

(Trung A Hàm, Kinh Ưu-đàm-bà-la, Phẩm 9, số 104)

---o0o---

743.TỰ MÌNH THẮP ĐUỐC


Nếu ai tự mình thắp lên ngọn đèn chánh pháp, tự nương tựa nơi pháp của chính mình, không thắp lên ngọn đèn khác, không nương tựa một pháp khác, thì có thể cầu học, được lợi và phước vô lượng.

(Trung A Hàm, Kinh Chuyển Luân Vương, Phẩm 6, số 70)

---o0o---

744.TU MƯỜI BIẾN XỨ


Nếu khi Như Lai xuất thế, Bậc Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác, Minh Hạnh Thành Tựu, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Đạo Pháp Ngự, Thiên Nhân Sư, hiệu là Phật, Chúng Hựu; vị ấy đoạn trừ cho đến năm triền cái, những thứ làm tâm ô uế, tuệ yếu kém, tu thứ nhất địa biến xứ, bốn duy, trên dưới là không hai, là vô lượng; tu thủy biến xứ, hỏa biến xứ, phong biến xứ, thanh biến xứ, hoàng biến xứ, xích biến xứ, bạch biến xứ, vô lượng không xứ biến xứ, tu thứ mười vô lượng thức biến xứ, bốn duy, trên dưới là không hai, là vô lượng.

Đó là nếu muốn đoạn trừ vô minh, nên tu Mười biến xứ. Như vậy, số đoạn, giải thoát, quá độ, bạt tuyệt, diệt, chỉ, tổng tri và biệt tri.

(Trung A Hàm, Kinh Lệ, Phẩm 18, số 222)

---o0o---


745.TỨ NHIẾP PHÁP


Có bốn sự nhiếp, như Đức Thế Tôn đã dạy. Một là huệ thí, hai là ái ngôn, ba là dĩ lợi, bốn là đẳng lợi. Bạch Thế Tôn, con dùng bốn phương pháp ấy để nhiếp hóa đồ chúng này, hoặc là dùng bố thí, hoặc là dùng ái ngôn, hoặc là dùng lợi, hoặc là dùng đẳng lợi.

Đức Thế Tôn khen rằng: Lành thay! Này Thủ Trưởng giả, ông có thể bằng như pháp ấy mà nhiếp hóa đại chúng, lại bằng như môn ấy mà nhiếp hóa đại chúng, lại bằng như nhân duyên mà nhiếp hóa đại chúng. Nếu trong quá khứ có Sa-môn, Phạm chí nào, bằng như pháp mà nhiếp hóa đại chúng, tất cả những sự nhiếp hóa đấy đều hoàn toàn ở trong bốn sự nhiếp này. Nếu trong vị lai có Sa-môn, Phạm chí nào bằng như pháp nhiếp hóa đại chúng, tất cả những sự nhiếp hóa ấy hoàn toàn ở trong bốn sự nhiếp này.

Này Thủ Trưởng Giả, nếu trong hiện tại có Sa-môn, Phạm chí nào bằng như pháp nhiếp hóa đại chúng, tất cả những pháp ấy đều hoàn toàn ở trong bốn sự nhiếp này.

(Trung A Hàm, Kinh Thủ Trưởng Giả, Phẩm 4, số 40)

---o0o---

746.TỨ NHIẾP PHÁP TĂNG TRƯỞNG


Đối với pháp ác bất thiện chưa sanh, vì muốn không sanh cho nên phát khởi dục tâm, tìm cầu phương tiện, tinh cần, khích lệ và kiên trì tâm, chánh đoạn. Đối với pháp thiện chưa sanh, vì muốn sanh khởi, cho nên phát khởi dục tâm, tìm cầu phương tiện, tinh cần, khích lệ và kiên trì tâm, chánh đoạn. Đối với pháp thiện đã sanh, vì muốn kiên cố, không quên mất, không suy thoái, tăng trưởng, quảng đại, tu tập viên mãn, cho nên phát khởi dục tâm, tìm cầu phương tiện, tinh cần, khích lệ và kiên trì tâm, chánh đoạn.

Đó là, nếu muốn đoạn trừ vô minh nên tu Bốn chánh đoạn. Như vậy, số đoạn, giải thoát, quá độ, bạt tuyệt, diệt, chỉ, tổng tri và biệt tri.

(Trung A Hàm, Kinh Lệ, Phẩm 18, số 222)

---o0o---


747.TƯ NIỆM QUÁ NHIỀU VỀ DỤC


Nếu Tỳ-kheo tư niệm quá nhiều về dục, tất sẽ bỏ niệm vô dục; vì tư niệm nhiều về dục cho nên tâm sanh ham thích trong đó.

Nếu Tỳ-kheo tư niệm quá nhiều về niệm nhuế, niệm hại, tất sẽ xả bỏ niệm vô nhuế và niệm vô hại. Vì tư niệm quá nhiều về niệm nhuế và niệm hại nên tâm sanh ham thích trong đó. Tỳ-kheo như vậy, nếu không lìa được dục, không lìa được niệm nhuế và niệm hại, sẽ không thoát khỏi sanh, già, bệnh, chết, ưu sầu, khóc lóc, cũng không thể xa lìa khỏi tất cả mọi sự khổ.

Ta thực hành như vậy. Sống viễn ly, cô độc, tâm không phóng dật, tu hành tinh tấn. Nếu sanh niệm vô dục, Ta biết liền là đang sanh niệm vô dục, không hại mình, không hại người, không hại cả hai, tu trí tuệ, không phiền nhọc mà chứng đắc Niết-bàn. Biết rằng, không hại mình, không hại người, không hại cả hai, tu trí tuệ không phiền nhọc mà chứng đắc Niết-bàn, liền được tu tập nhanh chóng và rộng rãi.

Nếu lại sanh niệm vô nhuế, niệm vô hại, Ta liền biết là đang sanh niệm vô nhuế, niệm vô hại, sẽ không hại mình, không hại người, không hại cả hai, tu trí tuệ không phiền nhọc mà chứng đắc Niết-bàn. Biết rằng, không hại mình, không hại người, không hại cả hai, tu trí tuệ không phiền nhọc mà chứng đắc Niết-bàn, liền được tu tập nhanh chóng và rộng rãi.

(Trung A Hàm, Kinh Niệm, Phẩm 9, số 102)

---o0o---


748.TỨ NIỆM XỨ VÀ BẢY GIÁC CHI


Có một con đường tịnh hóa chúng sanh, vượt qua lo sợ, diệt trừ khổ não, chấm dứt kêu khóc, chứng đắc Chánh pháp. Đó là Bốn niệm xứ.

Các Như Lai, Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác ở quá khứ đều đoạn trừ năm triền cái, tâm ô uế, tuệ yếu kém, lập tâm chánh trụ nơi Bốn niệm xứ, tu Bảy giác chi mà chứng quả giác ngộ Vô thượng chánh tận.

Các Như Lai, Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác ở vị lai cũng đều đoạn trừ năm triền cái là thứ làm tâm ô uế, tuệ yếu kém, lập tâm chánh trụ nơi Bốn niệm xứ, tu Bảy giác chi mà chứng quả giác ngộ. Ta nay trong hiện tại, là Như Lai, Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác, Ta cũng đều đoạn trừ năm triền cái làm tâm ô uế, tuệ yếu kém. Ta cũng lập tâm chánh trụ nơi Bốn niệm xứ, tu Bảy giác chi mà chứng quả giác ngộ Vô thượng chánh tận.

(Trung A Hàm, Kinh Niệm Xứ, Phẩm 9, số 98)

---o0o---

749.TỰ PHỤ


Phàm phu ngu si không đa văn, vì chưa bị tật bệnh nên tâm tự cao, tự phụ, rồi do tham dục mà sanh si ám, không tu tập phạm hạnh. Phàm phu ngu si không đa văn vì còn trẻ trung nên tự cao tự phụ, không tu tập phạm hạnh, rồi tham dục mà sanh si ám. Phàm phu ngu si không đa văn vì còn thọ mạng nên tự cao tự phụ, phóng dật, rồi do tham dục mà sanh si ám, không tu tập phạm hạnh.

(Trung A Hàm, Kinh Nhu Nhuyến, Phẩm 11, số 117)

---o0o---


Каталог: kinh -> Ebooks -> Giang-Kinh -> Kinh-Pali-A-Ham
Kinh-Pali-A-Ham -> LỜi vàng phật dạY (kinh pháp cú dhammapada)
Kinh-Pali-A-Ham -> VỚi phật giáo nhân gian hoằng Ấn Trước Tác
Giang-Kinh -> QUÁn thế Âm bồ TÁt phổ MÔn phẩm giảng ký 觀世音菩薩普門品講記 演培老法師講述 釋寬嚴記
Giang-Kinh -> Kinh Bát Nhã Trực Chỉ Đề Cương ht từ Thông o0o Nguồn
Giang-Kinh -> Kinh quán vô LƯỢng thọ Đời Lưu Tống, Ngài Cương-Lương Gia-Xá Dịch Việt Dịch : Hòa Thượng Thích Thiền Tâm Phật Học Viện Quốc Tế Xuất Bản pl 2526 1982
Giang-Kinh -> ÐẠo phật ngày nay một diễn dịch mới về ba bộ kinh pháp hoa
Giang-Kinh -> Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa 淨土大經解演義

tải về 3.28 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   132   133   134   135   136   137   138   139   ...   144




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương