A hàm Mưa Pháp Chuyển Hóa Phiền Não



tải về 3.28 Mb.
trang132/144
Chuyển đổi dữ liệu31.12.2017
Kích3.28 Mb.
#35176
1   ...   128   129   130   131   132   133   134   135   ...   144

709.TỘI BẤT HIẾU


Nếu chúng sinh nào sinh ở nhân gian, không hiếu thảo với cha mẹ, không biết kính trọng Sa-môn, Phạm chí, không làm đúng như thật, không tạo phước nghiệp, không sợ tội đời sau, thì do nhân duyên ấy, khi thân hoại mạng chung, chúng sinh ấy sanh vào cảnh giới của Diêm vương. Người của Diêm vương bắt đưa đến chỗ vua và thưa rằng:

Tâu Thiên vương, chúng sinh này lúc còn làm người, không hiếu thảo cha mẹ, không biết kính trọng Sa-môn, Phạm chí, không làm đúng như thật, không tạo phước nghiệp, không sợ tội đời sau. Mong Thiên vương trừng phạt đúng theo tội trạng của nó.

(Trung A Hàm, Kinh Thiên Sứ, Phẩm 6, số 64)

---o0o---


710.TỐI THẮNG TỊCH TĨNH XỨ


Tỳ-kheo nào tâm bị dục, nhuế và si làm cho ô uế, không được giải thoát, Tỳ-kheo ấy tận diệt tất cả dâm, nộ, si, vô dục, tịch tịnh, tĩnh chỉ, chứng đắc tối thắng, tịch tĩnh. Này Tỳ-kheo, thành tựu như thế là thành tựu tối thắng tịch tĩnh xứ.

Ai nghĩ rằng ‘Tôi đang là’, ấy là tự đề cao. Rằng ‘Tôi sẽ hiện hữu’, ấy là tự đề cao. Rằng Tôi sẽ không hiện hữu, cũng không phải không hiện hữu’, ấy là tự đề cao. ‘Tôi sẽ có sắc’, ấy là tự đề cao.

‘Tôi sẽ không có sắc’, ấy là tự đề cao. ‘Tôi sẽ có tưởng’, ấy là tự đề cao. ‘Tôi sẽ không có tưởng’, ấy là tự đề cao. ‘Tôi sẽ không có tưởng, không không có tưởng’, ấy là tự đề cao. Đó là cống cao, là kiêu ngạo, là phóng dật.

Nếu không có tất cả những sự tự đề cao, cống cao, kiêu ngạo, phóng dật ấy thì ý tịch tĩnh.

(Trung A Hàm, Kinh Phân Biệt Lục Giới, Phẩm 13, số 162)

---o0o---


711.TỐI THẮNG TUỆ XỨ


Như thế vị ấy được gọi là Tỳ-kheo tối thắng chánh tuệ, nghĩa là đạt đến cứu cánh diệt tận, lậu tận. Tỳ-kheo ấy thành tựu như vậy là thành tựu tối thắng chánh tuệ xứ.

Sự giải thoát này an trú nơi chân đế, không bị di động. Chân đế là pháp như thật. Giả dối là pháp hư vọng. Tỳkheo ấy thành tựu tối thắng chân đế xứ.

Với thí xả, nếu trước kia có oan gia cố cựu thì bấy giờ vị ấy phóng xả, lìa bỏ, giải thoát, dứt trừ. Đó là Tỳ-kheo tối thắng chánh huệ thí, là xả ly tất cả mọi sự ở đời, hoàn toàn vô dục, tịch tĩnh, tĩnh chỉ. Thành tựu như thế là thành tựu tối thắng huệ thí xứ.

(Trung A Hàm, Kinh Phân Biệt Lục Giới, Phẩm 13, số 162)

---o0o---

712.TỐI THƯỢNG CỦA CÕI TRỜI CŨNG KHÔNG CẦU UỀ VÌ CÒN VÔ THƯỜNG


Những cảnh giới mà ánh sáng của mặt trời, mặt trăng chiếu đến, những phương được chiếu đến, tức Thế giới ngàn.

Trong Thế giới ngàn này, có một ngàn mặt trời, một ngàn mặt trăng, một ngàn châu Phất-vu-đãi, một ngàn châu Diêm-phù, một ngàn châu Câu-đà-ni, một ngàn châu Uấtđơn-việt, một ngàn Tu di sơn, một ngàn Tứ đại vương thiên.

Một ngàn Tứ thiên vương tử, một ngàn Tam thập tam thiên, một ngàn Thích Thiên Nhân-đà-la, một ngàn Diệmma thiên, một ngàn Tu-diệm-ma thiên tử, một ngàn Đâusuất-đà thiên, một ngàn Đâu-suất-đà thiên tử, một ngàn Hóa lạc thiên, một ngàn Thiện hóa lạc thiên tử, một ngàn Tha hóa lạc thiên, một ngàn Tự tại thiên tử, một ngàn Phạm thế giới, và một ngàn Biệt phạm. Trong đó có Phạm Đại Phạm, là đấng Phú hựu, là Tạo hóa tôn, là tổ phụ các loài chúng sanh, đã sanh và sẽ sanh. Nhưng Đại Phạm ấy cũng là lệ thuộc biến dịch, lệ thuộc sự thay đổi.

Đa văn Thánh đệ tử quán sát như vậy, ắt phải nhàm tởm cái đệ nhất ấy. Nhàm tởm rồi, đối với cái đệ nhất không ham muốn huống là cái hạ tiện.

(Trung A Hàm, Kinh Đệ Nhất Đắc, Phẩm 18, số 215)

---o0o---


713.TÔN GIẢ A-NA-LUẬT CHỨNG ĐẮC


Vô thượng thế gian sư

Xa biết con tư niệm

Chánh thân tâm nhập định

Nương không, chợt đến đây.

Biết con tâm niệm này

Thuyết pháp vượt lên nữa

Chư Phật không hý luận

Hý luận đã xa lìa.

Đã biết pháp Như Lai

Ưa trú trong chánh pháp

Rồi tam muội chứng ngay

Pháp Phật đã thành đạt.

Con chẳng ưa sự chết

Cũng không nguyện nơi sanh

Tùy thời, tùy sở thích

Niệm, chánh trí vững vàng.

Tỳ-da-ly, trú lâm

Nơi đó mạng con dứt

Ở ngay dưới khóm trúc

Nhập Vô dư Niết-bàn.

(Trung A Hàm, Kinh Bát Niệm, Phẩm 7, số 74)

---o0o---


714.TÔN SƯ VÀ ĐỆ TỬ


Nếu một Tôn sư có pháp luật, thích an trú viễn ly, mà đệ tử hàng trưởng thượng của vị ấy không thích đời sống viễn ly, thì pháp luật đó không có ích gì cho mọi người, không mang lại an lạc cho mọi người, không phải là vì thương xót thế gian, cũng không phải là mong sự thiện lợi, mong cầu an ổn khoái lạc cho loài trời, loài người.

Nếu một Tôn sư có pháp luật, thích an trú viễn ly, mà đệ tử bậc trung và bậc hạ của vị ấy không thích đời sống viễn ly, thì pháp luật đó không ích gì cho mọi người, không mang lại an lạc cho mọi người, không phải là vì thương xót thế gian, cũng không phải là mong cầu sự thiện lợi và hữu ích, mong cầu an ổn khoái lạc cho loài trời, loài người.

(Trung A Hàm, Kinh Cầu Pháp, Phẩm 8, số 88)

---o0o---


715.TRẢ LẠI TIỀN ĐOẠT VẬT CỦA NGƯỜI KHÁC


Có một người không tu thân, không tu giới, không tu tâm, không tu tuệ, thọ mạng rất ngắn. Đó là có người tạo nghiệp tất phải thọ quả khổ là quả báo trong địa ngục. Ví như có người đoạt lấy con dê của người khác; người chủ dê kia nói : ‘Thưa Tôn giả, xin ngài trả lại dê cho tôi.

Hoặc trả tôi đúng giá tiền’. Cũng vậy, có người tạo nghiệp bất thiện tất phải thọ quả khổ là quả báo trong địa ngục.

(Trung A Hàm, Kinh Diệm Dụ, Phẩm 2, số 11)

---o0o---


716.TRÁI ĐẤT CHẤN ĐỘNG


Này Tỳ-kheo, đây há không phải là đầy đủ về ái diệt, giải thoát chăng?

Tỳ-kheo đáp: Bạch Thế Tôn, như vậy là đầy đủ về ái diệt giải thoát.

Khi nói pháp này, ba ngàn đại thiên thế giới ba lần chấn động, hết động lại động nữa, hết rung lại rung nữa, hết rền lại rền nữa. Cho nên kinh này gọi là: Ái tận giải thoát.

Đức Phật thuyết giảng như vậy, các Tỳ-kheo sau khi nghe Phật dạy xong, hoan hỷ phụng hành.

(Trung A Hàm, Kinh Trà Đế, Phẩm 16, số 201)

---o0o---



Каталог: kinh -> Ebooks -> Giang-Kinh -> Kinh-Pali-A-Ham
Kinh-Pali-A-Ham -> LỜi vàng phật dạY (kinh pháp cú dhammapada)
Kinh-Pali-A-Ham -> VỚi phật giáo nhân gian hoằng Ấn Trước Tác
Giang-Kinh -> QUÁn thế Âm bồ TÁt phổ MÔn phẩm giảng ký 觀世音菩薩普門品講記 演培老法師講述 釋寬嚴記
Giang-Kinh -> Kinh Bát Nhã Trực Chỉ Đề Cương ht từ Thông o0o Nguồn
Giang-Kinh -> Kinh quán vô LƯỢng thọ Đời Lưu Tống, Ngài Cương-Lương Gia-Xá Dịch Việt Dịch : Hòa Thượng Thích Thiền Tâm Phật Học Viện Quốc Tế Xuất Bản pl 2526 1982
Giang-Kinh -> ÐẠo phật ngày nay một diễn dịch mới về ba bộ kinh pháp hoa
Giang-Kinh -> Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa 淨土大經解演義

tải về 3.28 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   128   129   130   131   132   133   134   135   ...   144




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương