A hàm Mưa Pháp Chuyển Hóa Phiền Não



tải về 3.28 Mb.
trang140/144
Chuyển đổi dữ liệu31.12.2017
Kích3.28 Mb.
#35176
1   ...   136   137   138   139   140   141   142   143   144

773.TỲ KHEO BIẾT PHÁP


Thế nào gọi là Tỳ-kheo biết pháp?

Nghĩa là Tỳ-kheo biết chánh kinh, ca vịnh, ký thuyết, kệ tha, nhân duyên, soạn lục, bản khởi, thử thuyết, sanh xứ, quảng giải, vị tằng hữu và thuyết nghĩa.

(Trung A Hàm, Kinh Thiện Pháp, Phẩm 1, số 1)

---o0o---


774.TỲ KHEO BIẾT SỰ HƠN KÉM CỦA NGƯỜI


Thế nào là Tỳ-kheo biết sự hơn kém của người?

01) Đó là Tỳ-kheo biết có hai hạng người: có tín và có bất tín, người có tín là hơn, người bất tín là kém.

02) Người có tín lại có hai hạng: Thường đến gặp Tỳkheo và không thường đến gặp Tỳ-kheo. Người đến gặp thấy Tỳ-kheo là hơn, người không thường đến gặp Tỳkheo là kém.

03) Người thường đến gặp Tỳ-kheo lại có hai hạng: có lễ kính và không lễ kính.

04) Người có lễ kính là hơn; người không lễ kính là kém.

05) Người có lễ kính lại có hai hạng: có hỏi kinh và không hỏi kinh. Người có hỏi kinh là hơn, người không hỏi kinh là kém.

06) Người có hỏi kinh lại có hai hạng: nhất tâm nghe kinh và không nhất tâm nghe kinh.

07) Người nhất tâm nghe kinh là hơn, người không nhất tâm nghe kinh là kém. Người nhất tâm nghe kinh có hai hạng: nghe rồi thọ trì pháp và nghe rồi không thọ trì pháp.

08) Người nghe rồi thọ trì pháp là hơn, người nghe rồi không thọ trì pháp là kém.

09) Người nghe rồi thọ trì pháp lại có hai hạng: nghe pháp có quán sát nghĩa và nghe pháp không quán sát nghĩa.

10) Người nghe pháp có quán sát nghĩa là hơn, người nghe pháp không quán sát nghĩa là kém. Hạng nghe pháp quán sát nghĩa lại có hai: biết pháp, biết nghĩa, hướng về pháp và thứ pháp, tùy thuận pháp, thực hành đúng như pháp; và hạng không biết pháp, không biết nghĩa, không hướng về pháp và thứ pháp, tùy thuận pháp và thực hành đúng như pháp.

11) Người biết pháp, biết nghĩa, hướng về pháp và thứ pháp, tùy thuận pháp, thực hành đúng như pháp là hơn; người không biết pháp, không biết nghĩa, không hướng về pháp và thứ pháp, không tùy thuận pháp, không thực hành đúng như pháp là thấp kém.

12) Hạng biết pháp, biết nghĩa, hướng về pháp và thứ pháp, tùy thuận pháp, thực hành như pháp lại có hai hạng: Tự làm ích lợi cho mình và cũng làm ích lợi cho người khác, làm ích lợi cho mọi người, xót thương thế gian, cầu nghĩa và lợi, an ổn khoái lạc cho trời và người; và hạng không tự làm lợi ích cho mình và cũng không làm lợi ích cho người, không xót thương thế gian không cầu nghĩa và lợi, an ổn khoái lạc cho trời và người.

Nếu người nào tự làm lợi ích, cũng làm lợi ích cho người, làm lợi ích cho mọi người, xót thương thế gian, cầu nghĩa và lợi, an ổn và khoái lạc cho trời người. Người ấy là bậc nhất là lớn, là trên, là tối cao, là hơn hết, là tôn quí, là tuyệt diệu giữa mọi người khác.

Ví như từ bò có sữa, từ sữa có lạc, từ lạc có sinh tô, từ sinh tô có thục tô, từ thục tô có tô tinh. Tô tinh là thứ bậc nhất, là lớn, là trên, là tối cao, là hơn hết, là tôn quí, là tuyệt diệu đối với những loại kia.

Nếu người nào tự làm lợi ích cho mọi người, xót thương thế gian, cầu nghĩa và lợi, an ổn khoái lạc cho trời người, thì trong hai hạng người như trên đã nói, đã phân biệt, đã thi thiết, người ấy là bậc nhất, là lớn, là trên, là tối cao, là hơn hết, là tôn quí, là tuyệt diệu. Ấy là Tỳ-kheo biết sự hơn kém của người. (Trung A Hàm, Kinh Thiện Pháp, Phẩm 1, số 1)

---o0o---

775.TỲ KHEO BIẾT TIẾT ĐỘ


Thế nào là Tỳ-kheo biết tiết độ? Đó là Tỳ-kheo biết tiết độ trong việc ăn, uống, đi, đứng, ngồi, nằm, nói năng, im lặng, giảm bớt ngủ nghỉ, tu tập chánh trí.

(Trung A Hàm, Kinh Thiện Pháp, Phẩm 1, số 1)

---o0o---

776.TỲ KHEO KHÔNG TRÚ VÀO BÊN TRONG


Tỳ-kheo diệt lạc, diệt khổ, diệt ưu hỷ trước kia, không khổ, không lạc, xả niệm thanh tịnh, đắc thiền thứ tư, thành tựu an trú. Nhưng thức của vị ấy trú trước vào vị của xả và của niệm, y vào đó, trú vào đó, duyên vào đó, gắn chặt vào đó, nên thức của vị ấy không trú vào bên trong.

Tỳ-kheo vượt qua mọi sắc tưởng, diệt hữu đối tưởng, không tư duy đến các loại tưởng sai khác, nhập vô lượng không, thành vô lượng không xứ, thành tựu và an trú. Nhưng thức của vị ấy trú trước vào vị ngọt của không trí, y vào đó, trú vào đó, duyên vào đó, gắn chặt vào đó, nên thức của vị ấy không trú vào bên trong.

Tỳ-kheo vượt qua tất cả vô lượng không xứ, nhập vô lượng thức, vô lượng thức xứ, thành tựu an trú. Nhưng thức của vị ấy trú trước vào vị của thức trí, y vào đó, trú vào đó, duyên vào đó, gắn chặt vào đó, nên thức của vị ấy không trú vào bên trong.

Tỳ-kheo vượt qua tất cả vô lượng thức xứ, nhập vô sở hữu xứ, thành tựu an trú. Nhưng thức của vị ấy trú trước vào vị của vô sở hữu trí, y vào đó, trú vào đó, duyên vào đó, gắn chặt vào đó, nên thức của vị ấy không trú vào bên trong.

Tỳ-kheo vượt qua tất cả vô sở hữu xứ, nhập Phi hữu tưởng phi vô tưởng, thành tựu an trú. Nhưng thức của vị ấy trú trước vào vị của tưởng trí, y vào đó, trú vào đó, duyên vào đó, gắn chặt vào đó, nên thức của vị ấy không trú vào bên trong.

(Trung A Hàm, Kinh Phân Biệt Quán Pháp, Phẩm 13, số 164)

---o0o---

777.TỲ KHEO TRÍ TUỆ


Tôn giả A-nan buồn rầu, khóc lóc, nước mắt chảy, chấp tay hướng về Đức Phật, bạch rằng: Bạch Thế Tôn, thế nào là Tỳ-kheo ngu si, không phải trí tuệ?

Thế Tôn đáp rằng: Này A-nan, nếu có Tỳ-kheo nào không biết giới, không biết xứ, không biết nhân duyên, không biết thị xứ phi xứ. A-nan, Tỳ-kheo như vậy là ngu si, không phải trí tuệ.

Nếu Tỳ-kheo nào biết giới, biết xứ, biết nhân duyên, biết thị xứ phi xứ; A-nan, Tỳ-kheo như vậy là trí tuệ, không phải ngu si.

(Trung A Hàm, Kinh Đa Giới, Phẩm 14, số 181)

---o0o---

778.UY ĐỨC CỦA THẾ TÔN


Vua Ba Tư Nặc thưa: Bạch Thế Tôn, con thấy một Samôn Phạm chí thông minh trí tuệ, tự xưng mình thông minh trí tuệ, bác văn quyết định, thuộc làu các kinh, chế phục cường dịch, đàm luận thông suốt, danh tiếng đồn khắp, mọi người ai cũng đều nghe biết, đi đến nơi nào thảy đều đả phá tông chủ của người mà tự lập luận điểm của mình, và nói rằng, ‘Chúng ta hãy đến chỗ Sa-môn Cùđàm, mà hỏi ông những điều như vầy, như vầy. Nếu ông trả lời được như thế này, thì ta vặn hỏi thế kia. Nếu ông không trả lời được thì ta cũng vặn hỏi rồi bỏ đi’. Họ nghe Thế Tôn du hóa tại làng nọ, vị này liền tìm đến, nhưng khi gặp Phật thì lại chẳng dám hỏi lời nào huống nữa là vấn nạn. Đó là sự loại suy về pháp của con đối với Thế Tôn. Do đó con nghĩ rằng, ‘Pháp được Như Lai Bậc Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác giảng dạy thật là toàn thiện. Chúng đệ tử của Thế Tôn thật là khéo thú hướng’.

(Trung A Hàm, Kinh Pháp Trang Nghiêm, Phẩm 18, số 213)

---o0o---


Каталог: kinh -> Ebooks -> Giang-Kinh -> Kinh-Pali-A-Ham
Kinh-Pali-A-Ham -> LỜi vàng phật dạY (kinh pháp cú dhammapada)
Kinh-Pali-A-Ham -> VỚi phật giáo nhân gian hoằng Ấn Trước Tác
Giang-Kinh -> QUÁn thế Âm bồ TÁt phổ MÔn phẩm giảng ký 觀世音菩薩普門品講記 演培老法師講述 釋寬嚴記
Giang-Kinh -> Kinh Bát Nhã Trực Chỉ Đề Cương ht từ Thông o0o Nguồn
Giang-Kinh -> Kinh quán vô LƯỢng thọ Đời Lưu Tống, Ngài Cương-Lương Gia-Xá Dịch Việt Dịch : Hòa Thượng Thích Thiền Tâm Phật Học Viện Quốc Tế Xuất Bản pl 2526 1982
Giang-Kinh -> ÐẠo phật ngày nay một diễn dịch mới về ba bộ kinh pháp hoa
Giang-Kinh -> Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa 淨土大經解演義

tải về 3.28 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   136   137   138   139   140   141   142   143   144




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương