365 LỜi khuyên sức khoẻ



tải về 1.79 Mb.
trang3/19
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích1.79 Mb.
#1496
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   19

31. Chữa trị chứng phát ban

Sau một bữa ăn ngon có các thực phẩm đặc biệt như cua, tôm, sò... bạn có thể bị mẩn ngứa khắp người. Những nốt phồng như muỗi đốt, nhưng từng đám, màu đỏ xuất hiện từ mặt, thân mình tới tay, chân, đùi, gây ngứa ngáy khó chịu: đó là chứng phát ban. Ban có thể lặn trong vòng 24 giờ nhưng sau đó lại bị lại.

Nguyên nhân chứng phát ban có thể do:

- Cơ thể kị với cá loại thuốc như aspirin, sunfa, penicillin.

- Thời tiết lạnh.

- Sự mệt mỏi, căng thẳng thần kinh (stress).

- Một số thực phẩm như chocolate, hạnh nhân, cà chua...

- Bị nhiễm độc

- Phản ứng với các chất như: phấn hoa, mốc, mùi hoá chất

- Bị côn trùng chích (đốt)

- BỊ XÂY SÁT Ở da

- Viêm cơ.

Nhiều khi chúng ta không xác định được nguyên nhân sự phát ban. Tuy vậy,việc điều trị hoặc phòng chống sự phát ban tái phát là cần thiết vì ban cũng có thể làm chết người trong trường hợp làm sưng lưỡi và cổ họng, khiến bệnh nhân không thở được, hoặc ban ảnh hưởng tới tim, phổi và bộ phận tiêu hoá.

Khi bị ban, cần theo sự chỉ dẫn sau:

- KHÔNG TẮM NƯỚC NÓNG. CÓ thể tắm nước ấm. Nhiệt độ cao làm ban nặng thêm.

- Ðắp khăn tắm nước lạnh lên chỗ ban mọc.

- Mặc quần áo rộng, thoáng.

- Nghỉ ngơi, cố thư giãn cơ thể và tinh thần.

- Ðề nghị với bác sĩ cho uống antihistamin (Nên nhớ thuốc này gây buồn ngủ, không tỉnh táo). Bởi vậy, sau khi uống thuốc không được lái xe hoặc tham gia công việc gì đòi hỏi sự tỉnh táo, xử trí nhanh, nhạy bén.

Không dùng aspirin làm ban tăng thêm.



32. Trị mụn cóc và hạt cơm

Hạt cơm, mụn cóc có thể làm xấu tay, chân, nhưng vô hại. Chúng có thể lây từ người này qua người khác. Người ta phân biệt:

- HẠT CƠM NÔNG, HÌNH TRÒN THƯỜNG Ở tay, màu đen nhẹ. Ðôi khi mọc thành cụm, nhiều hạt nhỏ chung quanh một hạt lớn.

- Hạt cơm sâu, phần dưới mọc rễ vào da thịt, thường thấy Ở GAN BÀN chân, thường gây đau nhức khi ta đứng hay đi. Do vậy, cần phải trị bỏ hoặc lót một lớp đệm để giảm sự cọ sát hay ép vào chúng.

Hạt cơm sâu cũng dễ lây. Bởi vậy, phải tránh sờ mó trực tiếp vào chân người có hạt cơm. Những chỗ tắm chung cũng là chỗ dễ lây lan. Khi tắm, không nên đi chân đất và lau khô chân ngay sau khi tắm.

Một số hạt cơm sẽ tự biến mất. Một số có thể trị bằng a-xít salicylic hay a-xít lactic. Khi sử dụng các a-xít này, nên cẩn thận không để a-xít dính vào những chỗ da không bị mụn, vì a-xít có thể huỷ hoại da.

Bác sĩ chữa trị mụn cóc hay hạt cơm thường chỉ định các biện pháp:

- Dùng dung dịch nitrogen.

- Làm tiểu phẫu thuật đối với các hạt cơm sâu (mụn )

- Dùng tia laser

- Không nên đốt bằng điện vì sẽ có sẹo.

33. 9 BIỆN PHÁP ÐỀ PHÒNG DỊ ỨNG (ECZEMA)

DỊ ỨNG ECZEMA THƯỜNG XUẤT HIỆN Ở dạng những vết phồng nhỏ, có thể có VẨY CỨNG GÂY NGỨA, RÁT, Ở cả trẻ em lẫn người lớn. Eczema có thể do di truyền. Những người bị hen thường kèm theo bệnh eczema.

Những trường hợp sau, có thể làm bệnh nặng thêm:

- Mặc đồ len, lông.

- Người đổ mồ hôi.

- THẦN KINH CĂNG THẲNG (STRESS)

- ở nơi nóng và ẩm

- Ăn trứng, hải sản (cua, cá, ốc...), sữa và thực phẩm từ lúa mì.

- Tiếp xúc với hoá chất: các chất tẩy rửa, dầu thơm, kem bôi da, các dược phẩm...

Eczema khó trị. Nhiều khi nó đeo đẳng người bệnh suốt đời hoặc giảm dần lúc tuổi cao, rồi khỏi hẳn. Tuy vậy, chúng ta có thể xử trí để làm bệnh thuyên giảm như sau:

- Ít tắm, tránh tắm lâu. Nên tắm bằng vòi hoa sen. Nếu tắm bồn tắm, nên pha thêm dầu tắm vào nước.

- Tắm nước ấm.

- Không tắm xà phòng hoặc dùng xà phòng loại nhẹ, đặc biệt.

- Tránh mặc đồ len, chăn len

- Sau khi tắm tránh xoa dá bằng những dung dịch nhờn, có mùi.

- Không mặc nhiều quần áo để cơ thể được mát và thoáng.

- Tránh các thực phẩm, thuốc uống, dầu thơm đã gây cho mình dị ứng.

- Hết sức tránh gãi, gãi sẽ làm da bị xước, tạo điều kiện cho da bị viêm nhiễm.



34. Bệnh thủy đậu

BỆNH THỦY ÐẬU HAY GẶP Ở trẻ em nhưng đôi khi cũng gặp cả ở NGƯỜI LỚN. BỆNH LÂY đối với trẻ em, nhưng không lây với người lờn. Virus bệnh chỉ tấn công người lớn trên 50 tuổi, trong trường hợp hệ miễn dịch của những người này đặc biệt yếu và có khả năng bị ung thư.

Những triệu chứng bệnh như sau:

- Trước khi mọc thủy đậu, cảm thấy da bị ngứa

- Những nốt phồng đỏ xuất hiện rồi xẹp xuống, phần lớn ở LƯNG, HAI BÊN MẶT, ÐÔI KHI CẢ Ở VÙNG mắt.

- Ðôi khi kèm theo sốt và cảm thấy người mệt mỏi.

Sau 3 tuần, các nốt mụn có thể lặn hết, nhưng vẫn còn cảm thấy da đau từ 1-6 tháng.

Khi các mụn đã khô hay vỡ, cần chú ý:

- Ðể nguyên không cần băng bó các nốt mụn. Không mặc đồ bó người

- Rửa nhẹ các nốt mụn nhưng không được gãi.

- Ðắp khăn tẩm nước lạnh, dung dịch calamine hay nước soda.

ĐẶC BIỆT, NẾU CÓ MỤN Ở vùng mắt, cần hỏi bác sĩ để dùng thêm thuốc uống và thuốc đắp loại steroid. Nhất là trường hợp mụn bị viêm nhiễm.



35. Tránh để côn trùng chích

Những cuộc cắm trại dưới gốc cây, nằm dài trên bãi biển trong những ngày hè thật là thú vị. Nhưng làm thế nào để khỏi bị côn trùng chích.

- Gói kín các thực phẩm và đồ uống, nhất là các đồ ngọt.

- Tránh dùng các loại dầu, kem bôi da có mùi.

- Không mặc quần áo màu sặc sỡ giống hình hoa. Nên chọn màu trắng hay một màu.

- Mặc quần áo dài, che chân tay và không đi đất.

Nếu bị chích, cần:

- Nhẹ nhàng gắp ngòi côn trùng ra, càng sớm càng tốt.

- Chú ý không gãi hoặc lấy ngòi bằng tay không vì ngòi có chất độc. Làm như vậy có thể làm vết chích đau thêm hoặc bị thêm vết chích (vì ngòi đâm vào tay. Nếu côn trùng là ong thì sau khi chích nó để ngòi lại. Các loại côn trùng khác không như vậy).

- Rửa chỗ bị chích bằng xà phòng và nước.

- Dùng nước đá áp lên chỗ chích để giảm đau rồi bôi loại pom-mát có antihistamin lên.

- Uống thuốc aspirin hoặc acetaminophen và antihistamin.

- Nếu bị chích vào miệng hoặc vào lưỡi phải tới phòng cấp cứu ngay vì có thể ảnh hưởng tới sự hô hấp.

Phần lớn chỗ chích gây ngứa hoặc đau, rát, nhưng tuỳ thuộc vào điểm bị chích, mà phản ứng cơ thể có thể trầm trọng hơn, từ mức bị sưng phồng tới tình trạng khó thở hay tăng nhịp đập của tim, bị ngất hoặc có thể chết.

Bởi vậy, nên căn cứ vào tình hình mà đưa đì cấp cứu. Những cuộc đi chơi xa có tổ chức, thường phải mang theo túi thuốc cấp cứu, gồm thuốc làm giảm bớt phản ứng của cơ thể, thuốc kháng sinh, thuốc trợ tim. Những người từng bị phản ứng bởi các vết chích phải có biện pháp tự lo cho bản thân.

36. Móng tay có thể nói gì về sức khỏe?

Bạn đã ngắm nhìn ngón tay mình cả ngàn lần rồi, nhưng có bao giờ bạn nghĩ rằng các móng tay có thể phản ảnh rất đúng tình trạng sức khỏe của mình hay không?

Gốc móng tay có vết trắng hình thìa thể hiện cơ thể thiếu chất sắt. Móng tay mỏng, dễ gãy, cho biết tuyến giáp một tuyến nội tiết ở HỌNG - KÉM HOẠT ÐỘNG.

Ðể giữ các mong tay lành lặn, có thể phản ảnh cho mình biết sức khỏe của chính mình, nên:

- ĂN NHIỀU trái cây và rau tươi, các loại hạt, thịt tươi và các thực phẩm ít chất béo.

- Mang găng bảo vệ khi phải tiếp xúc bằng tay với các hoá chất và các chất tấy rửa.

- Ðánh móng tay sạch sau mỗi lần lao động.

- Cắt xén biểu bì ở 2 góc ngón để tránh bị xước ở PHẦN NÀY.

- Không dùng móng tay để gạch, nậy vật gì.

- Không cắt và giũa móng tay sát quá.



TRẠNG thái móng tay

NGUYÊN nhân (chứng tỏ)

- Giòn dễ gãy

- Thường bị ngâm lâu trong nước nóng, sức khỏe kém, thiếu vitamin A, C, B6, calci, sắt, tuyến giáp hoạt động kém.

- Các móng không đều

- Tim, phổi yếu, triệu chứng ung thư, yếu bẩm sinh.

- Bề mặt không nhẵn

- ECZEMA, BỊ CHẤN THƯƠNG, BỆNH VẨY NẾN.

- Nhấp nhô

- Thấp khớp, thận yếu, cao tuổi, khí thũng.

- Móng nứt

- Dị ứng với chất tô móng tay, thiếu chất sắt, thiếu hồng huyết cầu, có thai, bệnh vẩy nến.

- Nứt ở đầu móng

- Ngâm nước lâu, hiện tượng thay móng.

- Có vệt trắng hình thìa

- Tuyến nội tiết hoạt động yếu (tuyến giáp) thiếu chất sắt và hồng cầu.

37. Làm thế nào để khỏi mệt?

DÙ khoa học và kỹ thuật đã giúp cho chúng ta hoàn thành nhiều công việc hàng ngày một cách nhẹ nhàng hơn, nhưng nhiều người vẫn tới bác sĩ kêu ca. T?I BỊ MỆT.

Mỗi người chúng ta nên tự biết tại sao mình mệt và hiện tượng mệt của mình thuộc loại nào? Người ta phân biệt 2 loại mệt: MỆT THỂ XÁC VÀ MỆT TINH THẦN.

Người lao động nhiều thường thấy mệt vào buổi chiều và có thể phục hồi được sức khỏe sau một giấc ngủ qua đêm: đó là loại MỆT THỂ XÁC.

NGƯỜI MỆT TINH THẦN thường mệt từ buổi sáng và đỡ hơn về buổi chiều.

NGUYÊN NHÂN SỰ MỆT THỂ XÁC thường do:

- Ăn ít, ngủ không đẫy giấc.

- Lượng các chất có kim loại trong máu, không đúng tỷ lệ quy định như tỷ lệ về các hợp chất có Na và K.

- LÀM VIỆC Ở môi trường nóng và ẩm.

- Thiếu máu.

- Bị cúm kéo dài hoặc cảm lạnh.

- Bị nhiễm bệnh do virus

- Một số tuyến nội tiết như tuyến giáp hoạt động yếu.

NGUYÊN NHÂN SỰ MỆT TINH THẦN, có thể do:

- Phải cáng đáng quá nhiều công việc, nên lo lắng.

- Phải làm các công việc nhàm chán, không hợp khả năng.

- CÓ sự thay đổi đột xuất trong đời sống (ly dị, về hưu...).

- Mất tinh thần, chán nản.

Các biện pháp sau, có thể làm ta đỡ mệt:

- Chú ý tạo cho mình một chế độ ăn uống tốt: thực phẩm nhiều chất sắt, có trong thịt và các loại hạt, loại củ, rau và trái cây tươi.

- Chú ý hoạt động thân thể, tập thể dục, đi bộ ra ngoài trời, thở sâu.

- Tạo cho mình nơi làm việc thoáng mát: mở cửa sổ, uống nhiều nước.

- Ðiều hoà công việc như thế nào để có thời gian nghỉ và thư giãn. Một, hai buổi tối ngủ đẫy giấc sẽ khiến sức khỏe phục hồi nhanh. Trong những ngày làm việc, thu xếp sao để có một thời gian ngắn thư giãn bắp thịt, thở sâu và ngưng mọi sự suy nghĩ (thư giãn thần kinh) cũng rất tốt

- Thay đổi lề lối làm việc để khỏi bị nhàm chán từ cách ngồi, cách sắp xếp và thực hành công việc, thời gian làm việc và nghỉ ngơi... cốt để tạo ra cho mình cái gì đó mới lạ.

Nếu hiện tượng Mệt kéo dài quá 2 tuần, nên đi tới bác sĩ.

38. Trị bệnh thiếu máu

Nếu khi soi gương, bạn thấy mặt mình tái, có vẻ mệt mỏi lờ đờ, thì rất có thể, bạn đang bị thiếu máu. Nói chính xác hơn là bạn thiếu hồng huyết cầu trong thành phần của máu. Hồng huyết cầu rất cần thiết CHO CƠ THỂ VÌ CHÚNG CÓ NHIỆM VỤ NHẬN ÔXY Ở phổi rồi mang đi phân phối cho mọi nơi trong cơ thể.

Một hiện tượng chính của bệnh thiếu máu là thiếu chất sắt TRONG THÀNH PHẦN MÁU. Ở MỸ, 20% PHỤ NỮ Ở độ tuổi có thể sinh đẻ bị mắc bệnh thiếu máu trong khi chỉ có 2% đàn ông mắc bệnh này. Lý do là họ mất nhiều máu trong các kỳ KINH NGUYỆT. ĂN ít chất sắt hoặc cơ thể ít khả năng hấp thụ chất sắt cũng là những vấn đề dẫn tới bệnh này.

Mỗi ngày cơ thể chúng ta phải được hấp thụ từ 7-20mg sắt CÓ BẦU KHI sinh đẻ cho con bú, bệnh gan, ruột, ung thư, đều là những nguyên nhân bệnh.

Khi cơ thể mất khả năng hấp thụ vitamin B12, người ta bảo người đó bị bệnh thiếu máu mạn tính.

Chữa bệnh thiếu máu, phải tìm nguyên nhân. Nếu chỉ là do chế độ ăn không đầy đủ thì thật là may vì dễ chữa trị. Bác sĩ sẽ chỉ dẫn cho bạn như sau:

- Ăn thực phẩm có nhiều chất sắt: rau xanh, thịt đỏ, gan bò, gà, vịt, chim, cá, sò huyết, mầm lúa mì.

- Kích thích khả năng hấp thụ chất sắt bằng cách ăn nhiều TRÁI CÂY GIÀU VITAMIN C như chanh, cà chua (tô-mát), củ cải đỏ. Thịt đỏ có nhiều chất sắt và kích thích cơ thể hấp thụ chất sắt.

- Tránh uống nhiều nước trà, vì trong trà có chất ta-nin làm khả năng hấp thụ chất sắt của cơ thể bị chậm lại.

- Uống thêm thuốc có chất sắt. Nên uống sau bữa ăn hoặc trước khi ăn. Không nên uống khi đói, chất sắt sẽ làm dạ dày (bao tử) bị cồn cào, khó chịu.



39. Ðề phòng và chữa người bị ngất xỉu

Trước khi bị ngất xỉu, ta thường thấy chung quanh tối sầm lại và mọi vật quay cuồng. Mắt hoa lên như nhìn thấy bao nhiêu ngôi sao lốm đốm, mặt tái đi, người đổ mồ hôi lạnh. Thế rồi ta ngã xuống.

Tinh trạng ngất xỉu có thể lâu vài giây cho tới nửa giờ. Nguyên nhân vì lượng máu lưu thông lên não bị giảm đột ngột do: xúc động, quá mệt, thay đổi tư thế bất chợt, như đang ngồi bất chợt đứng nhanh lên, nồng độ đường trong máu thấp, nhịp đập của tim thất thường, lên cơn đau tim, quá tức giận...

Ðây là những việc ta phải làm khi cấp cứu một người bị ngất.

- ĐỠ không để cho nạn nhân bị ngã.

- Ðặt nạn nhân nằm dài trên giường, đặt sao cho đầu thấp hơn tim, hai chân gác lên cao. Mục đích để máu dễ lưu thông lên não.

Nếu nạn nhân được nằm sớm như vậy họ sẽ vẫn ý thức được sự việc chung quanh không bị mất cảm giác hoàn toàn.

- Quay đầu nạn nhân sang một bên để lưỡi không bị tụt vào cổ

- Nới lỏng quần áo.

- Ðắp khăn lạnh hay ướt lên mặt và gáy.

- Giữ cho người nạn nhân được ấm, nhất là nếu đang vào mùa lạnh.

Những điều không được làm:

- Không được tát hoặc lay nạn nhân, nhất là khi vừa mới ngất.

- Không được cho nạn nhân uống gì, kể cả uống nước.

- Chỉ để nạn nhân đứng dậy khi họ cám thấy chắc chắn đã hồi sức. Phải chú ý theo dõi một vài phút sau đó, đề phòng họ bị ngất lại.

Nếu bạn đã từng bị ngất, hãy thử ngẫm lại xem nguyên nhân vì đâu. Ngất không phải là một bệnh. Nhiều người có thể bị ngất cùng thời gian tại một nơi đông đúc, nóng khi quá mệt, lúc bụng đói hoặc gặp một việc gì gây uất ức.

Nếu bạn vừa đứng lên bỗng eảm thấy chóng mặt: đó là bạn đang bị giảm huyết áp. Tình trạng này xảy ra khi bạn thay đổi tư thế đột ngột như: đang ngồi vội đứng dậy. Ðã biết mình thường bị như thế, mỗi lần đang nằm cần ngồi dậy hay đang ngồi muốn đứng lên, hãy làm thật chậm CHẠP, TỬ TỪ. KHÔNG ÐỨNG LÂU QUÁ Ở một chỗ.

Các dược phẩm (thuốc uống) cũng có khả năng làm cho bạn bị giảm huyết áp mà không hay biết. Nếu thấy có triệu chứng chóng mặt sau khi dùng thuốc, nên hỏi bác sĩ để đổi loại thuốc khác.

Những người hay ngất, cần mặc quần áo rộng để không ảnh hưởng tới sự lưu thông của máu tới tận các mạch máu nhỏ tại những điểm tận cùng của hệ tuần hoàn.

40. Trị chứng đau lưng

Phần lớn các trường hợp đau lưng là do các bắp thịt ở lưng dưới bị mỏi mệt. Cách chữa trị đơn giản là:

- Nằm nghỉ trên giường. Tư thế nằm ngửa làm lưng bị ép xuống. Mỗi lần ta động đậy, lưng như được xoa bóp: cảm giác nhức mỏi sẽ đỡ dần. Nhưng, nằm 2-3 ngày là đủ.

Nằm lâu hơn sẽ làm các bắp thịt yếu đi. Trong thời gian nằm nghi hãy dưỡng bệnh:

- Chỉ ngồi hay đứng dạy lúc thật cần thiết. Khi nằm, thỉnh thoảng nên nghiêng người sang trái, sang phải; co duỗi chân, chống tay vào giường đề nâng người lên rồi lại nằm xuống.

Ðể tác dụng vào lưng dưới, để vật đệm xuống dưới đầu gối hoặc nằm nghiêng và co hai chân lại.



Thuốc: các loài thuốc đều chỉ làm đỡ đau nhất thời (một thời gian không chữa được hết mãi mãi.

- Aspirin là một thuốc thông dụng làm giảm đau nói chung, và đau lưng nói riêng.

- Bác sĩ còn có thề cho chúng ta dùng một số thuốc làm giảm sự co thắt của các cơ bắp. Những thuốc này cấn uống theo sự hướng dẫn của bác sĩ, kể cả các thuốc an thần có codein.

Phương pháp chườm lạnh:

- Nếu lưng đau vì va chạm, có những mạch máu và cơ bắp bị rách, có thể chườm lạnh: bọc nước đá vào một cái khăn rồi nằm đè lưng lên trong 20 phút. Làm 2, 3 lần mỗi ngày liên tục trong 3 ngày.



Phương pháp chườm nóng:

- Ðau lưng vì cơ rách không nên chườm nóng vì như vậy sẽ làm chảy máu thêm. Nếu chỉ có chỗ sưng phồng nhẹ, thử chườm nóng có thể LÀM XẸP CHỖ BỊ XƯNG.

- CÓ thể chườm nóng 4 ngày sau khi chườm lạnh. Ngoài ra còn các phương pháp chạy điện, chườm bằng chai hay túi nước nóng, đắp khăn thấm nước nóng, chiếu đèn, ngâm nước nóng hay tắm vòi hoa sen. Thường thời gian áp dụng là 20 phút mỗi lần, 3 lần mỗi ngày.

Xoa bóp: là một phương pháp tốt trị đau lưng, có tác dụng làm cho máu lưu thông tới những mạch máu nhỏ và làm thư dăn các cơ bắp.

Dùng áo nịt: Ðối với người khỏe, lưng to, người ta còn dùng áo nịt mặc bó vào phần lưng dưới để cố định phần nào xương sống VÀ CÁC CƠ BẮP Ở đây, để chúng được nghỉ ngơi.

Bằng các phương pháp trên, khi cảm giác đau lưng đã đỡ nên chuyển qua luyện tập thể dục nhẹ nhàng với các động tác tác dụng tới phần cơ bụng và lưng dưới. Thời gian này nên tránh ngồi lâu. Khi ngủ, chỉ nằm ngửa hay nằm nghiêng. Không bao giờ nằm sấp.

Sau 7 ngày, nếu lưng vẫn không đỡ đau, cảm giác đau lại chuyển chỗ sang điểm khác như: đau hai bên lưng dưới, xuống mông, xuống dùi, khó đưa chân lên cao, đi cũng thấy đau v.v... nên lại khám bác sĩ để được chẩn đoán thêm về các bệnh:

- Thận


- Cột sống và gai cột sống

- Thần kinh toạ v.v...



41. Kể bệnh thế nào?

?NG A BỊ SÂU RĂNG, BÀ B BỊ GÃY CHÂN, ANH C CÓ MỤN NHỨC NHỐI Ở BẮP ÐÙI. CẢ 3 NGƯỜI, NÓI CHUNG, ÐỀU bị đau, nhưng mỗi người đau một cách khác nhau. Bởi vậy, khi chúng ta kể bệnh, người thầy thuốc chữa trị cho chúng ta bao giờ cũng muốn biết rõ, chúng ta đau như thế nào để chẩn đoán cho đúng bệnh.

Sau đây là một số câu hỏi bác sĩ có thể đặt ra, hoặc nếu biết trước, chúng ta có thể dựa vào đó để chuẩn bị kể bệnh với bác sĩ:

- Bạn bị đau từ bao giờ?

- Lúc nào trong ngày bạn bị đau, thỉnh thoảng đau hay đau liên tục?

- Tự nhiên bạn thấy đau hay mỗi khi làm gì đó mới bị đau?

- Ðau một chỗ hay cảm giác đau di chuyển nơi này qua nơi khác?

- Mỗi lần đau bao nhiêu lâu?

- Uống aspirin có thấy giảm đau không?

- Bạn đã làm thế nào để đỡ đau? Có ÐỠ KHÔNG?

Mỗi lần đau có các triệu chứng gì kèm theo không (thí dụ: nôn, mệt).

CÓ THỂ CHIA ra làm nhiều loại đau và đau với mức độ khác nhau. Khi kể bệnh nên nói rõ để giúp bác sĩ chữa trị, định được bệnh nặng hay nhẹ, thuộc bộ phận nào trong cơ thể. Bạn có thể chọn một trong số những câu dưới đây để mô tả cái đau:



1.Về đau nhẹ

- Cảm thấy khó chụi

- Ðau như bị kim châm

- Ðau tức

- Ðau âm ỉ

- Ðau rát

- Ðau như bị cấu

- Ðau nhức.



2. Về đau vừa

- Ðau nhăn mặt

- Ðau từng hồi

- Ðau như bị đánh

- Ðau nhói

- Ðau thắt bụng

- Ðau như bị cào

- Ðau không làm gì được.



3. Về đau nặng

- Ðau như cắt thịt

- Ðau như có vật xuyên qua

- Ðau như có vật quậy bên trong

- Ðau lăn lộn

- Ðau như ngạt thở

- Ðau như nứt da thịt

- Ðau chảy nước mắt



42. Hai mươi câu hỏi về đau lưng

Ðau lưng có nhiều nguyên nhân. Bác sĩ cần hỏi han những câu hỏi sau để chẩn đoán bệnh. Bạn cũng có thể gửi cho bác sĩ những câu trả lời thay cho việc tới khám bệnh, nếu bạn không có điều kiện.

1 Trước đây bạn đã bị đau lưng bao giờ chưa?

2. BẠN ÐAU Ở chỗ nào là chính? (lưng trên, ngang lưng, hai bên, dưới)

3. Ðau vào lúc nào, đau thế nào, trước khi đau có triệu chứng gì không?

4. Cơn đau thấy tức thì hay tới từ từ?

5. Bạn có buồn nôn, ói trong khi đau không?

6. Cơn đau có làm bạn không ngủ được khỏng? Có BAO GIỜ BẠN BỊ THỨC TỈNH VÌ CƠN ÐAU tới trong lúc ngủ không?

7. Phải chăng đây là lần đau đầu tiên?

8. Cơn đau liên tục?

9. Cơn đau có lúc nào gián đoạn không?

10 Ðau nhức, âm ỉ, mỗi lúc lại đau thêm, đau nông hay sâu?

11. Bạn có thể dự đoán vì sao mình đau không? Hãy chọn các nguyên nhân sau:

- Vì thời tiết thay đổi

- Vì vác nặng

- Vì tư thế lúc đứng, ngồi, cúi, nằm...

- Vì thần kinh căng thẳng

- Vì thấy kinh nguyệt

- Vì bệnh

- Vì mang thai.

- Vì làm việc quá sức

- Các lý do khác...

12. Bạn thường đau vào lúc nào:

- Khi làm việc

- Khi nhấc một vật gì lên

- Khi nằm

- Khi cúi xuống

- Khi thần kinh căng thẳng

- Khi mệt

- Khi ngồi khâu, đan

- Khi ngồi

- Khi đứng

- Khi lái xe

- Khi vác nặng

- Lúc sáng

- Lúc trưa

- Lúc chiều, tối

- Những trường hợp khác...

13. Ðau một chỗ hay lan đi nhiều chỗ?

14. CÓ BAO giờ bạn bị chuột rút chưa?

15. Bạn thường nằm đệm hay trên giường cứng?

16. CÓ LẦN nào bạn bị xúc động hay bị thần kinh căng thẳng quá hay chưa?

17. Trên người có chỗ nào bị tấy đỏ, đau, hay giộp phồng?

18. Bạn thường đau hàng ngày như thế nào?

19. Bạn thấy làm thế nào thì đỡ đau:

- Chườm nóng

- Chườm lạnh

- Tập thể dục, vận động người

- Nằm nghỉ

- Tắm nước nóng

- Xoa bóp, thư giãn

- Mang nịt

- Ði bộ.

20. Bạn muốn góp ý hay để nghị gì với bác sĩ không?



43. Những điều cần nhớ khi mang, vác

Bạn vừa nhấc một vật lên. Bỗng thấy nhói một cái. Thế là cơn đau xuất hiện. Nếu bạn đã từng đau lưng, phải biết đề phòng.

Muốn tránh các hiện tượng như trên, khi nhấc một vật gì, bạn phải nhớ:

- Không nhấc vật nặng quá.

- Không cúi thấp quá thắt lưng để nhặt một vật gì đó.

- Không nhấc vật nặng khi cong lưng. Khi vác cũng vậy.

- KHÔNG NHẤC VẬT KHI Ở tư thế xoắn xương sống. Muốn nhấc vật đó lên, bạn hãy quay toàn người, từ đầu tới chân, mặt nhìn về phía vật nặng.

- KHÔNG CỐ NHẤC MỘT VẬT ÐỂ Ở trên cao quá đầu mình.

- Không nhấc nhanh, không giật mạnh vật lên.

- Khi nhấc hai tay, nên phân phối các vật cho 2 bên đều nặng như nhau.

- Không một tay bế con, một tay nhấc vật để lên cao. Hãy đặt con xuống, rồi dùng 2 tay nhấc vật.

- Cần phải hết sức chú ý khi nhấc vật nặng mà lại đi giầy cao gót. Tốt nhất là cởi giầy ra.

- Khi nhấc vật, nên đứng dạng chân cho vững.

- Không nhấc vật nặng, nếu bạn có bệnh đau lưng hay đã từng bị đau lưng.

Khi nhấc vật, nên nhớ:

- Ði giầy chắc chắn, không đi giầy cao gót.

- ĐỨNG Ở tư thế vững chãi, ngay gần vật, rồi mới nhấc lên

- Chùng đầu gối xuống rồi nhấc vật lên

- Chú ý sứ dụng bắp thịt bụng và mông khi nhấc

- Chú ý phối hợp bắp thịt đùi và chân để đỡ vật

- Nhấc vật lên, sát với thân người

- Chùng đầu gối, trước khi nhấc

- Nhấc từ từ, nếu cần nhờ người đỡ giúp

- Khi phải di chuyển vật, hãy nghĩ xem có phương pháp gì ngoài việc phải mang vác hay không?



44. Ðiểm đau của đấu thủ khi chơi quần vợt

Những người chơi quần vợt - nhất là những người mới chơi - THƯỜNG HAY BỊ ÐAU KHUỶU TAY VÀ CĂNG TAY. CÓ nhiều nguyên nhân như sau:

- Dùng vợt nặng quá

- DÂY CĂNG Ở mặt vợt hẹp quá

- Banh cũ, bẹp

- Tay vợt không cân đối với mặt vợt

Khi đánh banh, chưa biết sử dụng sức mạnh phối hợp của cánh tay với toàn thân, nên cánh tay phải làm việc quá sức

Ðể giảm đau, nên:

- CHƯỜM NƯỚC ÐÁ VÀO CHỖ ÐAU Ở cổ và khuỷu tay trong 2-3 ngày.

- Uống aspirin.

Nếu bị đau liền trong 3 tuần, không đỡ, nên đi bác sĩ để được chiếu X-quang hoặc uống thêm thuốc, hoặc chích thuốc có steroid:

- Phải đợi thật hết đau rồi mới được chơi lại.

- Mang nịt bảo vệ cổ tay.

- Luyện tập tay và cổ tay bằng cách nhấc từ từ vật nhẹ để làm căng cổ tay

- Úp cổ tay và bàn tay xuống mặt bàn rồi nhấc bàn tay lên trong khi cổ TAY VẪN SÁT MẶT BÀN. Úp bàn tay xuống rồi lại nhấc lên từ 10-40 lần trong mỗi lần tập.



tải về 1.79 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   19




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương