365 LỜi khuyên sức khoẻ



tải về 1.79 Mb.
trang4/19
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích1.79 Mb.
#1496
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   19

45. Trị chứng giãn tĩnh mạch

NHỮNG TĨNH MẠCH Ở chân hay bị nổi lên, căng phồng nhìn rõ dưới lớp da kể CẢ Ở KHỚP sau đầu gối làm người bệnh có cảm giác đi lại nặng nề hơn.

Ðề phòng bệnh này:

- Khi ngồi, không nên bắt chéo chân.

- Tránh đứng lâu một chỗ. Nếu công việc buộc phải đứng, nên dồn sức nặng sang một chân và đổi chân luôn luôn.

- Không mặc quần áo chật, bó cổ tay, cổ chân, khuỷu tay, khuỷu chân, đùi, hông.

- Ăn nhiều trái cây và thực phẩm dễ tiêu, sự táo bón dễ làm các mạch máu bị giãn.

LUÔN CHÚ Ý VIỆC VẬN ÐỘNG CHÂN Ở mọi tư thế. Thí dụ: khi ngồi có thể quay bàn chân, nhấc bàn chân, cẳng chân, đá ra phía trước, phía sau, duỗi bàn chân thẳng để ngón đụng sàn, gác chân lên 1 ghế phía trước v.v..

Chứng giãn tĩnh mạch không có gì nguy hiểm. Nếu thấy đau ở MỘT TĨNH MẠCH NÀO THÌ mới cần hỏi bác sĩ.

46. Ðể tránh có mùi hôi chân

Mùi hôi chân thật khó chịu và lẽ dĩ nhiên là khó... ngửi! NÓ DAI DẲNG, ẢNH HƯỞNG TỚI LỚP DA Ở các kẽ ngón chân, nhất là giữa ngón 3 và ngón 4. Bạn cũng nên biết rằng, nó lây đấy.

Những người hay bị lây là những người thường đi chân ÐẤT, TẠI NHỮNG PHÒNG TẮM CÔNG CỘNG, Ở hồ bơi, nơi tập thể dục đã để cho bụi, mốc, nấm từ những bàn chân có mùi khác bám vào chân mình. Nói chung, những người chăm TỚI CÁC CÂU LẠC BỘ THỂ DỤC DỄ BỊ, NÊN Ở Mỹ, người ta gọi chứng này là "mùi chân lực sĩ".

Nếu chân bạn có mùi thì nên:

- Rửa chân ít nhất là 2 lấn mỗi ngày, rửa kỹ các kẽ chân rồi lau khô.

- Ði giầy có lỗ thoáng hoặc dép hơn là giầy bí hơi.

- Nếu có điều kiện, nên thay đổi giầy mỗi ngày.

Chú ý: Người có bệnh tiểu đường càng cần giữ gìn cẩn thận cho chân không có mùi để tránh bị viêm nhiêm vì vi khuẩn. Người có bệnh tiểu đường cần giữ chân và móng chân thật kỹ.



47. Sừng và chai chân

Sừng và chai chân cấu tạo giống nhau, chỉ khác nhau ở VỊ TRÍ. SỪNG LÀ LỚP DA CỨNG THƯỜNG CÓ Ở NHỮNG ÐẦU XƯƠNG, TRÊN NGÓN CHÂN, Ở mắt cá chân còn chai ở DƯỚI BÀN CHÂN, THƯỜNG Ở DƯỚI NGÓN chân cái, phần thịt tiếp giáp với cổ ngón cái, gót chân. Nguyên nhân do bàn chân có chỗ gồ

ghề, khi ta đi giầy chật, da chỗ chân bị cọ sát hàng ngày bị cứng lại và dày lên. Không được dùng lưỡi dao cạo râu (lưỡi lam) hoặc các vật gì sắc để cắt mỏng sừng và chai.

Cũng không nên dùng bất kỳ hoá chất mạnh nào để làm việc này vì như vậy, có thể làm chân bị viêm, nhiễm.

Nên:

- Ði giầy vừa khớp với chân. Không làm các ngón chân bó.



- Ngâm chân nước nóng để các chỗ sừng và chai mềm

- Dùng vật đệm - có bán ngoài các cửa hàng - đệm vào chỗ sừng và chai

- Nếu những số sừng và chai bị bong, đắp khăn hay gạc tẩm dung dịch 5-10% a-xít salicylic và băng lại. Nếu chỗ bong tiếp tục bị đau, nên đi khám bác sĩ. Nhiều khi phần

sừng và chai ăn sâu xuống các mô thịt như có rễ, phải dùng tới thuốc đặc trị để cậy được lớp rễ lên.

- Nếu lớp chai dày quá, có thể ngâm nước nóng rồi lấy đá nhám khẽ mài cho bớt dày. Không được cắt hay cậy.

Những người có bệnh tiểu đường và bệnh tim cần chú ý giữ gìn chân và móng chân. Hết sức đề phòng để chân không bị viêm nhiễm. Nếu có vấn đề gì, phải nhờ bác sĩ chữa trị ngay vì sự viêm nhiễm tay chân của những người này, có ảnh hưởng nhiều tới bệnh.



48. Xử trí với móng mọc vào trong

Ðôi khi, móng chân mọc không thẳng. Phần đầu, nhất là hai bên cạnh cong, khi mọc đâm vào da thịt gây sưng tấy, đau và có trường hợp làm nhiễm trùng, có mủ. Nguyên nhân như sau:

- Ðầu móng chân bị va chạm mạnh, thường xảy ra khi chơi thể thao.

- Ði giầy chật.

- Cắt móng chân sát quá. Khi mọc, hai góc chân đâm vào thịt.

- Móng chân cong, bẩm sinh.

XỬ TRÍ Ở TẠI nhà theo các bước sau:

- Ngâm rửa chân 3-4 lần trong ngày vào nước nóng.

- Khẽ nâng phần bị cong lên bằng cái dũa móng.

- Tẩm một miếng bông nhỏ vào dung dịch thuốc sát trùng rồi tìm cách đệm bông vào dưới chỗ móng chân cong, để khỏi cắm vào thịt.

- Làm lại 3 bước trên hàng ngày tới khi móng mọc dài vượt chỗ đau. Trong những ngày này, nên đi giầy để bảo vệ chỗ đau.

Nếu chỗ móng mọc vào da bị sưng tấy đỏ, có mủ nên tới bác sĩ, để quyết định nên uống thuốc kháng sinh hoặc phải cắt bỏ phần MÓNG Ở HAI GÓC CHÂN ÐI.

Ðể đề phòng, nhất là đối với những người đã từng bị móng chân cong đâm vào da thịt - khi cắt móng chân, bao giờ cũng phải cắt ngay, hoặc chú ý không cắt 2 đầu góc móng chân sát quá.

Chú ý: những người có bệnh tiểu đường và bệnh tim càng phải chú ý cách đề phòng để bàn chân không bị nhiễm trùng.



49. Chứng lạnh chân tay

Nhiều người phải đi bít - tất (vớ) quanh năm, kể cả lúc ở NHÀ VÀO MÙA HÈ. CHÂN tay họ lúc nào cũng lạnh, khi thì các ngón có màu đỏ và khi thì tím ngắt. Nguyên nhân là đã dùng nhiều một loại thuốc nào đó hoặc mắc bệnh Raynaud, một thứ bệnh có đặc điểm là máu khó lưu thông tới những mạch máu nhỏ li TI Ở BÀN chân và bàn tay. Bệnh căng thẳng thần kinh cũng gây ra hiện tượng này.

Các triệu chứng gồm:

- Ngón chân tay nhợt, trắng hay tím. Chuyển sang màu đỏ khi lạnh.

- CÓ cảm giác như kiến bò và tê cóng.

- Thấy đau khi chuyển màu từ tím sang trắng hay đỏ sang trắng.

Ðể giảm bệnh, nên:

- Ngưng hút thuốc vì thuốc làm máu lưu thông chậm.

- Tránh uống cà phê vì chất cafein làm mạch máu thu hẹp lại.

- Tránh không cầm vật lạnh. Thí dụ: không cầm tay trực tiếp vào nước đá, khi dùng phải lấy cặp, cặp đá.

Thỉnh thoảng tập vẩy mạnh tay xuống đất, hay quay 2cánh tay theo hình tròn, ngược đi ngược lại như người tập bơi sải. Ðộng tác này có mục đích dồn máu ra đầu ngón tay.

- Khi đứng hay ngồi, động đậy đầu ngón tay, chân.

- Thực hiện bài tập thư giãn các cơ bắp (xem bài 160 mục trị bệnh Stress).

Chương 2: NHỮNG VẤN ÐẾ CHÍNH VỀ PHÒNG BỆNH, PHÁT HIỆN VÀ TRỊ BỆNH

Chúng ta nên lo nghĩ về đâu gì nhất? Công việc - Chi tiêu hay sức khoẻ?

Nếu phải chọn một trong ba câu trả lời trên, chắc các bạn đều chọn câu thứ 3. Vì một người bị bệnh không thể duy trì việc làm nhưng lại phải chi tiêu gấp bội.

Việc phát hiện bệnh sớm rất quan trọng: đỡ tốt kém và rút ngắn được thời gian chữa bệnh, có khi lại cứu được cả sinh mạng vì được chữa trị kịp thời.

Chương này có tác dụng như một bản đồ giúp bạn tìm ra con đường cần theo để xử trí với những khó khăn liên quan tới sức khoẻ.

50. Bệnh Alzheimer của tuổi già

Người ta chưa tìm được hết nguyên nhân bệnh, chỉ biết rằng bệnh thường làm quen với những người trên 80 tuổi. Rất ít người dưới 65 TUỔI MẮC BỆNH NÀY. CÓ PHẢI VÌ MỘT LOẠI VIRÚT NÀO ÐÓ HAY KHÔNG? ĐÓ vẫn là một câu hỏi, trên đường đi tìm thủ phạm làm suy yếu - nhiều khi huỷ hoại - các tế bào não phụ trách thu nhận, lưu giữ và xử lý các thông tin.

TRIỆU CHỨNG BỆNH ALZHEIMER gồm:

- Khả năng chú ý bị giảm.

- Khả năng hoạt động của ruột và bọng đái suy yếu có khi, không kiềm chế được.

- Thể lực sút kém.

- Mất phương hướng

- Hay quên (thường là những sự việc mới xảy ra).

- Trở nên vụng về.

- Nói không rõ ràng, rành mạch.

- Hay buồn rầu, hờn giận.

- Dễ nhầm lẫn.

- Hay bỏ sót các công việc hàng ngày.

Cũng có những bệnh có những triệu chứng giống bệnh Alzheimer như: u não, tụ máu não, thiếu nhiều vitamin B12, suy nhược tuyến giáp. Những bệnh này đều có thể chữa trị được. Vì không có thuốc chữa bệnh Alzheiner, nên nếu gia đình có người bệnh thì nên làm một số việc sau đây để giúp đỡ người bệnh thực hiện được những công việc hàng ngày:

Làm một bảng ghi chữ to nhắc nhở những việc phải làm trong ngày.

- Dặn dò kỹ người bệnh coi bảng và làm tuần tự các việc

- ĐỂ CÁC ÐỒ DÙNG Ở chỗ quy định để người bệnh dễ nhớ chỗ và dễ lấy.

- Dặn dò kỹ hoặc ghi vào một bảng những điều cần nhắc nhở khi làm xong việc gì. Thí dụ: bảng "nhớ đóng cửa", "khoá NƯỚC" Ở GẦN vòi nước v. v...

- Luôn chú ý xem bữa ăn của người bệnh có đủ các chất bổ dưỡng cần thiết không.

- Tạo điều kiện để người bệnh cùng đi dạo với gia đình.

Tạo không khí để người bệnh thấy mình vẫn là một thành phần tích cực trong gia đình.

51. Phân biệt chứng đau ngực với đau tim

Ðau ngực thường có triệu chứng như:

- Tức ngực, có cảm tưởng như có vật nặng đè lên ngực

- Cảm tưởng như ngực bị va chạm mạnh

- Cảm giác đau lan truyền từ ngực tới tay và gáy

- Tay cảm thấy nặng, run và tê cóng khó cử động (thường là tay phải)

- Người khó chịu, mệt như bị đầy bụng.

CÓ người lên cơn đau tim sau khi bị đau ngực, nhưng sự thật hai chứng bệnh này khác nhau. Chỉ với những người đã bị bệnh tim thì hiện tượng đau ngực mới là điều báo hiệu của cơn đau tim sắp tới.

Tuy vậy, người ta dễ lẫn lộn hai bệnh này với nhau vì chúng có một số nguyên nhân giống nhau như:

- Cơn đau xuất hiện khi trong mạch tim có vẩn chất béo làm tắc mạch hoặc làm máu lưu thông chậm tới tim

- Trong cả hai trường hợp, người bệnh đều thấy cơn đau lan từ ngực tới tay, vai và cổ (cảm giác đau của người đau tim thường lâu tới 30 phút, trong khi cơn đau của người đau ngực chỉ lâu từ vài giây tới vài phút).

- Cả hai trường hợp đều xảy ra khi bệnh nhân đang làm một việc gì nặng nhọc đòi hỏi nhiều sức lực.

- Thường xảy ra với đàn ông trên 50 tuổi và phụ nữ sau khi mãn kinh.

Bác sĩ thường hỏi bệnh nhân để phân biệt hai chứng bệnh và thường căn cứ vào những nhận xét sau:

- Sau cơn đau tim, bệnh nhân vẫn còn cảm giác đau vì các cơ tim bị tổn thương. Người đau ngực thường không thấy thế.

- Các cơn đau đều do tim bị thiếu máu nhưng đau ngực thường chỉ cần nghỉ một lát là thấy sức khỏe hồi phục ngay. Người đau tim dù được nằm nghỉ nhưng vẫn thấy mệt, lâu hồi sức..

- Dùng nitroglyxerin, người đau ngực thấy công hiệu ngay. Nhưng đối với người đau tim, thuốc này không có tác dụng.

Tuy vậy bác sĩ vẫn phải tiến hành thêm một số xét nghiệm nữa mới kết luận được cơn đau thuộc loại về bệnh nào (thí dụ: điện tâm đồ).

Ngoài ra, những yếu tố sau đây đều có thể dẫn đến hiện tượng đau ngực.

- Vừa qua một bữa ăn no quá, có nhiều chất khó tiêu.

- Vừa bị một cú "sốc" vì một tin buồn hay vui, bất ngờ.

- Bị áp huyết cao.

- Tỷ lệ cholesterol trong máu cao quá mức bình thường cho phép.

- Hút thuốc.

- Gia đình có người đau tim (đau ngực di truyền).

Nếu bạn thường bị đau ngực, nên:

- Khám bác sĩ để được hướng dẫn sử dụng nitroglyxerin hay các loại thuốc có tác dụng làm giãn nở các động mạch vành để máu dễ lưu thông tới tim. Thuốc nitroglyxerin có tác dụng như vậy khi dùng thuốc từ 1 tới 2 phút.

- Phải bỏ hút thuốc vì chất nicotine trong thuốc lá làm các mạch máu co hẹp lại.

- Tránh ăn những thực phẩm khó tiêu.

- Sau khi ăn, nên nghỉ ngơi hoặc làm những công việc nhẹ.

- Hạn chế ra ngoài khi trời gió, lạnh.

- Hạn chế ăn chất béo để hạ thấp tỷ lệ cholesterol.

- Tránh mọi hoàn cảnh khiến mình phải giận dữ lo nghĩ, cảm động.

52. Bệnh viêm khớp

KHI CÁC MÔ SỤN Ở các khớp xương bị hủy hoại bị lây nhiễm hay nguyên NHÂN NÀO ÐÓ, NGƯỜI TA SẼ CẢM THẤY ÐAU Ở các khớp, mỗi khi cử động, đấy là bệnh viêm khớp. Nếu bị viêm vì lây nhiễm, cần phải tới bác sĩ để được điều trị càng sớm CÀNG TỐT.

các triệu chứng của bệnh viên khớp gồm:

- Cảm thấy chân tay, cứng đơ.

- Một vài khớp bị sưng tấy.

- Khớp bị đau, nhức bên trong.

- Mỗi lần cử động lại đau.

- Khớp bị cứng và đỏ.

- Sốt, sụt cân, mệt.

CÓ nhiều loại viêm khớp, nhưng đáng chú ý 3 loại thường gặp:

1. Viêm khớp của người già do các sụn bị nén và ma sát qua nhiều năm tháng, bị mòn vì tuổi cao. Thường các cụ già cảm thấy đau và cứng tay chân vào buổi chiều.

2. Bệnh thấp khớp có đặc điểm bị sưng tấy ở NGÓN CHÂN, NGÓN TAY, CỔ tay, chân, khuỷu, đầu gối gây cứng khớp vào buổi sáng, lâu chừng một giờ. PHỤ NỮ Ở ÐỘ tuổi 30 - 40 hay bị nhiều hơn nam.

3. Bệnh khớp đốt sống thương gặp ở NAM TỪ 15 TỚI 45 TUỔI CÓ ÐẶC ÐIỂM LÀ ÐAU Ở phần cuối cột sống với kèm theo hiện tượng đau lưng.

Thông thường bác sĩ thường xứ lý như sau:

- Cho uống thuốc giảm đau aspirin và thuốc chống sưng tấy (không dùng thuốc loại có steroid).

- Nằm nghỉ, chỉ chườm nóng hay chườm lạnh.

- Tập các động tác thể dục phù hợp với loại bệnh, có liên quan tới các vùng đau để tăng cường khả năng nhu động của khớp.

Luyện tập thể dục là biện phát tốt nhất trong mọi biện pháp có tác dụng làm chân, tay dễ duỗi ra, chịu đựng được sức nặng, sức căng, tăng cường sức co của cơ bắp v.v...

Tuy vậy, sự luyện tập cần được bác sĩ chỉ dẫn, vì tập quá sức sẽ gây đau thêm.

Bơi là một hình thức luyện tập rất tốt vì khi bơi sức nặng của cơ thể đã được nước nâng, còn chân, tay và mọi khớp xương trong cơ thể đều được vận động nhẹ nhàng.

Nói chung,việc luyện tập trị bệnh nên chú ý.

- Chọn bài tập thích hợp để vận động được các khớp đau.

- Tập chậm, nhẹ rồi tăng cường độ từ từ.

- Nếu có khớp nào đau vì luyện tập thì phải ngưng tập động tác gây đau.

- Không tập quá sức. Tập xong phải có thời gian nghỉ tương xứng với sự nhọc mệt trong luyện tập.

- Tập trung sự chú ý vào các động tác có tác dụng tới các khớp, nhất là khi vận động trong nước.

- Luyện tập phải kiên trì.

53. Hãy phát hiện sớm bệnh ung thư

NGƯỜI TA CHO RẰNG Ở Mỹ, số người chết vì bệnh ung thư đứng thứ 2, sau một số người chết vì bệnh tim. Thường có tới 30% dân số Mỹ có khả năng mắc bệnh, phần lớn là các trường hợp ung thư phổi, ruột, trực tràng, vú, tuyết tiền liệt bàng quang và dạ con.

Rất may là con số ung thư không bị lớn hơn: 70%. Tuy vậy, mỗi người phải chú ý làm sao để giữ được mình đứng trong con số 70% đó. Muốn vậy, chúng ta phải:

- Không hút thuốc.

- Ăn đồ nhẹ, dễ tiêu.

- Uống ít hoặc không uống rượu.

- Gìn giữ môi trường sạch. Tránh hít thở không khí ô nhiễm vì hoá chất.

- Tránh phơi nắng nhiều.

Phải chú ý nhận xét và phát hiện những thay đổi hoặc dấu hiệu bất thường trên cơ sở của mình để báo ngay cho bác sĩ biết. Sự phát hiện bệnh sớm mang nhiều hy vọng có thể cứu được mạng sống của bản thân mình. Những dấu hiệu bất thường là:

- Sự hoạt động không bình thường của bọng đái, của ruột.

- CÓ HẠCH HOẶC CÓ CỤC GÌ ÐÓ Ở NGỰC hay một chỗ nào khác.

- Chảy máu bất thường dù không phải thời kỳ kinh nguyệt, HOẶC KINH NGUYỆT KÉO DÀI (NỮ) Ở hậu môn (nam, nữ).

- Khàn tiếng hoặc ho lâu ngày không khỏi.

- Ðau họng lâu không khỏi.

- CÓ NHỮNG THAY ÐỔI LẠ Ở mụn cơm, nốt ruồi.

- Nuốt khó và ăn không tiêu, kéo dài.



54. Bệnh đục nhân mắt: chữa được!

Người bệnh thấy như mình đứng trong một lớp mây mù. Ngay giữa ban ngày, mà mọi vật chung quanh đều mờ mờ. Buổi tối, càng tệ hơn. Ðôi khi, nhìn một vật hóa hai, ánh sáng làm nhức mắt: đó là trệu chứng của bệnh đục nhân mắt.

Trước kia, người ta cứ tưởng đấy là bệnh của người già. Nhưng không phải! Nguyên nhân bệnh là do sự tiếp xúc quá nhiều với tia cực tím. Bởi vậy, đi nắng đội mũ, nón, đeo kính bảo vệ mắt là phương pháp tốt và cần thiết để không mắc bệnh đục nhãn mắt sau này.

Một số triệu chứng khác của bệnh này là:

- Không nhận rõ màu sắc.

- Hay bị chói mắt, nhất là vào buổi tối.

Kính đeo để nhìn gần (kính lão), không còn tác dụng. Số LỚN BỆNH NHÂN CỦA CÀN BỆNH NÀY thường ngoài tuổi 40 và phải qua phẫu thuật để chứa trị. 97% cuộc phẫu thuật đã thu được kết quả tốt. Tuy vậy, việc có cần phải phẫu thuật hay không, nên để cho bác sĩ quyết định.

Trước đây, sau khi được phẫu thuật, các bệnh nhân phải mang những mắt kính dày để điều chỉnh mắt. Bây giờ, các bác sĩ có thể gắn trực tiếp những mắt kính nhỏ vào con ngươi mắt rất tiện lợi cho người dùng.

Sau khi phẫu thuật mắt, người bệnh vẫn phải chú ý tránh tia cực tím. Mỗi khi ra nắng, cần đeo kính râm.

55. Hội chứng suy lực mạn tính

Vào quãng hơn mười năm trước đây, từ đầu thập niên 80, nhiều nhà nghiên cứu về y học Mỹ rất chú trọng tới một loại bệnh làm suy giảm sức khoẻ của phụ nữ từ 20 tuổi cho tới 40 tuổi. Nam cũng bị, nhưng ít hơn. Ða số họ đều là trí thức, có nghề nghiệp chuyên môn ổn định. Triệu chứng của bệnh này là.

Người bị mệt, cảm thấy sức lực suy giảm dần, kéo theo ít ra là 6 tháng:

- Ðau họng.

- Nổi hạch

- Sốt nhẹ, nhức đầu, chóng mặt.

- Người ủ rũ.

- Ðau cơ bắp.

- Sút cân.

- Suy giảm trí nhớ.

Người bệnh luôn có cảm tưởng như mình bị say sóng hoặc ở TRÊN MỘT CON THUYỀN bồng bềnh sóng gió. Những triệu chứng đó làm cho các nhà chuyên môn nghĩ tới các bệnh như AIDS, lao, tâm thần v.v..., nhưng các xét nghiệm lại không tìm thấy vi trùng hay vi rút gây bệnh. Cho tới nay, nguyên nhân gây bệnh VẪN Ở TRONG vòng bí mật. Các bác sĩ chỉ đồng ý được với nhau về việc đặt tên bệnh là "Hội chứng suy lực mạn tính", họ gọi tên vi rút có thể là thủ phạm gây bệnh này là Epstein Barr và khuyên người bệnh nên:

- Nghỉ ngơi, dưỡng sức.

- Ðọc các tài liệu để biết cách tránh bệnh stress và thần kinh căng thẳng.

- Biết cách theo dõi tình hình sức khỏe của mình.

- Sống lành mạnh.

- Liên hệ với những người cùng có bệnh giống mình để rút kinh nghiệm.



56. Bệnh xơ gan

GAN LÀ CƠ quan giữ rất nhiều chức năng trong cơ thể chúng ta:

- Sản xuất ra mật để tham gia vào việc tiêu hoá chất béo.

- Sản xuất prôtêin trong máu.

- Tạo chất làm đông máu.

- Trao đổi chất cholesterol.

- Giữ tỷ lệ chất đường hợp lý trong thành phần máu.

- Là kho chứa chất glycogen dự trữ.

- Tham gia việc sản xuất hơn 1.000 enzym các loại có tác dụng khác nhau trong cơ thể.

- Lọc và loại bỏ các chất độc có hại trong cơ thể như rượu và các chất trong dược phẩm.

Gan có thể chịu đựng được một lượng rượu nhất định. Nhưng nếu người uống rượu uống luôn luôn, uống nhiều thì các cơ gan sẽ bị huỷ hoại. Những cặn chất béo đóng lại trong gan, phá huỷ các cơ gan gây nên BỆNH XƠ GAN, THƯỜNG GẶP Ở ÐÀN ÔNG TRÊN 45 TUỔI. SỐ PHỤ NỮ Mỹ bị xơ gan trước kia ít, bây giờ cũng tăng nhiều.

Những người uống rượu thường ăn không đủ chất vì càng ngày họ càng uống nhiều hơn nên cơ thể bị thiếu các loại vitamin và khoáng chất cần thiết.

Xơ gan dẫn tới đau ống mật và bệnh vàng da. Các loại thuốc uống để chữa trị lại làm gan bị mệt thêm. Các bác sĩ thường hay căn cứ vào các triệu chứng sau đây để kết luận bệnh nhân bị xơ gan:

- Gan nở to.

- Lòng mắt trắng và da có màu vàng.

- Nước tiểu nâu (màu nước trà).

- Phân có thể có máu.

- Rụng tóc.

- Phù chân và sưng dạ dầy (bao tử).

- Suy yếu thần kinh.

Xơ gan dẫn tới tử vong. Việc chữa trị mất nhiều thời gian nên tốt hơn hết là không uống rượu!

57. Bệnh nhồi máu cơ tim

Mỗi ngày, có 4.000 người Mỹ lên cơn đau tim, mỗi lần lên cơ đau chừng 20 giây. Mỗi năm có khoảng 600.000 người chết vì bệnh nhồi máu cơ tim có liên quan tới động mạch vành tim. Bệnh tim có số nạn nhân cao nhất SO VỚI CÁC BỆNH KHÁC Ở nước Mỹ. May mắn mà những năm gần đây, số người chết vì bệnh này có xu hướng giảm bớt được một số ít vì điều kiện ăn uống tốt, phong trào tập thể dục, thuốc thang đẩy đủ và nhất là mọi người đều được thông tin về căn bệnh này.

TỔ chức phòng chống bệnh tim mạch Mỹ khuyên mọi người nên:

- Thường xuyên kiểm tra huyết áp của mình. Huyết áp cao sẽ TẠO ÐIỀU KIỆN CHO CÁC CHẤT BÉO ÐÓNG CẶN Ở mạch máu, trong số đó có cả động mạch vành. Các bác sĩ chuyên tim mạch sẽ chỉ dẫn thêm cho các bạn về chế độ ăn uống nên theo (không nên ăn mặn nhiều để kiềm chế lượng natri trong máu. Nên chú ý tới số cân, vì béo quá cũng ảnh hưởng tớp áp huyết, làm áp huyết cao...).

- BỎ hút thuốc vì chất nicotine làm co mạch khiến lượng máu tới tim ít đi, không cung cấp đủ oxy cho tim. Người ta còn cho rằng nicotine có ảnh hưởng trực tiếp tới tim và động mạch vành.

- Yêu cầu bác sĩ kiểm tra bệnh tiểu đường vì bệnh này có liên qua tới bệnh tim và động mạch vành.

- Giữ số cân nặng vừa phải. Người béo mập quá dễ bị huyết áp cao, bệnh tiểu đường, nhồi máu cơ tim hơn mọi người khác.

- CÓ chế độ ăn hạn chế chất béo và cholesterol với các món ăn như là thịt nạc, nhiều rau, dầu thực vật. Những thực phẩm có tỷ lệ cao về chất béo và cholesterol tạo điều kiện để chất béo đóng cặn làm ách tắc các mạch MÁU, KỂ CẢ CÁC MẠCH Ở tim.

- Tập thể dục aerobic ít nhất 3 lần trong tuần, mỗi lần 20 phút. Ngồi làm việc ngày này qua ngày khác, hàng tháng, hàng năm sẽ dẫn tới BỆNH TIM MẠCH SAU này (coi chương 3 về tính ích lợi của các môn đi, chạy, đạp xe đạp).

- Thực hiện phương pháp co giãn tinh thần tự luyện tập để có tầm nhìn rộng rãi về các sự việc xảy ra quanh mình hàng ngày. Các bệnh về thần kinh, hiện tượng stress có liên quan mật thiết với hiện tượng huyết ÁP CAO VÀ CÁC BỆNH VỀ TIM - MẠCH.

- ĐI KIỂM TRA THƯỜNG XUYÊN VỀ TIM - MẠCH. Bạn cần phải biết rõ các triệu chứng của bệnh tim -

mạch để lúc xảy ra, đi ngay tới nơi cứu chữa, đừng để tới lúc quá muộn.

SAU ÐÂY LÀ NHỮNG TRIỆU CHỨNG CỦA BỆNH NHỒI MÁU Cơ Tim:

- Thấy khó chịu đau hoặc tức ngực kéo dài trong nhiều phút.

- Cảm giác khó chịu hoặc đau, lan ra vai, cổ, tay và hàm.

- Cảm thấy buồn nôn, ói hay nôn, ói cùng lúc với hiện tượng đau ngực.

- Toát mồ hôi lạnh.

- Khó thở.

- Chóng mặt, hoa mắt.

- Bụng nôn nao (dạ dày cồn cào).

- Cảm thấy lo ngại, như đoán trước sắp có tai hoạ.

Nếu bạn biết mình lên cơn đau tim (nhồi máu cơ tim -ách tắc Ở ÐỘNG MẠCH VÀNH...) HÃY TỚI BỆNH VIỆN HAY PHÒNG CẤP CỨU NGAY LẬP TỨC!

NHANH là hy vọng SỐNG.

CHậM là khả năng CHẾT.



58. Viêm ruột: bệnh Crohn

Ðoạn cuối ruột non nối với ruột già nằm ở PHÍA BÊN PHẢI BỤNG dưới, của chúng ta. Khi đoạn này bị viêm, chúng ta thấy các triệu chứng như sau:

- ĐAU Ở bụng dưới, phía bên phải. Thường đau sau bữa ăn.

- ỈA CHẢY (không có máu).

- Sốt nhẹ.

- Buồn nôn, ói.

- Không muốn ăn, sút cân.

- Ðau, viêm hậu môn.

- Ðau khớp.

- Mệt mỏi.

Người ta gọi bệnh này là bệnh Crohn, thường gặp ở CÁC BỆNH NHÂN TỪ 15 TỚI 35 TUỔI Ở CHÂU ?U, NGƯỜI MIỀN CAUCASE VÀ NGƯỜI gốc Do Thái. Bệnh xuất hiện như một cơn dịch, đến rồi lại đi, chưa biết nguyên nhân nên khó đoán trước. Các thuốc trị bệnh là thuốc chữa bệnh ỉa chảy, chữa viêm (kháng sinh), các vitamin trợ lực và đôi khi các thuốc có thành phần steroid.

Trong thời gian bị bệnh nên chườm nóng bụng để giảm đau, uống nhiều nước để bù việc mất nước, nằm nghỉ. 70% bệnh nhân thường phải phẫu thuật vì bệnh có thể lan ra ngoài chỗ nối giữa ruột non và ruột già.

Tránh ăn sữa, trứng, bột mì và các thực phẩm có nhiều chất xơ. Vì có thể làm chỗ viêm phát triển thêm.

Tránh uống rượu.

Nên ăn các chất giàu vitamin, các chất protein và cacbon hydrat.

Bệnh cần được bác sĩ điều trị vì có thể biến chứng thành các bệnh đường ruột khác.



59. Bệnh tiểu đường

Các bộ máy trong cơ thể chúng ta có nhiệm vụ biến đổi chất đường ăn thành glucô đối với cơ thể cũng giống như "ét săng" đối với các xe máy vậy.

Khi lượng insulin - một loại hoóc môn do tuyến tuy tiết ra thiếu lượng glucô trong máu tăng cao không thích hợp với tỷ lệ bình thường của các chất trong máu. Thận sẽ lọc bớt glucô của máu để thải ra ngoài trong nước tiểu: đó là bệnh tiểu đường. Nguyên nhân của bệnh là do lượng insulin thiếu, nên bác sĩ thương chích hoặc cho bệnh nhân uống các thuốc có insulin.

Các triệu chứng của bệnh tiểu đường bao gồm:

- Buồn ngủ, uể oải.

- Ngứa.


- Mắt mờ.

- Cử động nặng nhọc.

- Ù tai, tay, chân lạnh, đau nhức.

- Dễ mệt.

- Da dễ nhiễm trùng, những vết đứt tay, chân, vết xước - ÐẶC BIỆT Ở CHÂN - lâu lành.

- Gia đình có người bi bệnh tiểu dường.

Người bị bệnh tiểu đường thường đi tiểu lắt nhắt (đi luôn) luôn khát nước và đói, sút cân nhanh chóng, người mệt mỏi hay cáu gắt, hay lợm giọng và buồn nôn, ói.

Không cần phải có đủ tất cả các triệu chứng trên mới có bệnh. Nếu trong gia đình dã có một người bệnh, thì bạn phải đi thử máu hàng năm, ít nhất một lần trong năm vì bệnh này có tính di truyền.

Bệnh tiểu đường có 2 loại:

1. Loại nặng, kể cả người dưới 40 tuổi cũng mắc. Khi chữa trị cần chích insulin.

2. LOẠI NHẸ HƠN THƯỜNG GẶP Ở các người già và béo mập. Ðối với các bệnh nhân này, nhiều khi chỉ cần ăn uống theo chế độ đặc biệt cũng khỏi, như: kiêng chất béo, ăn ít hoặc kiêng ăn đường, ăn nhiều các chất có xơ v. v...

Luyện tập thể dục rất tốt đối với người bệnh vì hình như, sự vận động của cơ thể có ảnh hưởng tới việc điều tiết insulin. Bởi vậyy, giữ cho cơ thể không mập ú, có chế độ ăn uống cẩn thận, năng luyện tập thể dục là 3 bài thuốc công hiệu để đề phòng bệnh tiểu đường.




tải về 1.79 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   19




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương