110 CÂu hỏI ĐÁp pháp luật về phòNG, chống tham nhũng kỳ 2


Câu 45: Cá nhân, tổ chức nào có thẩm quyền đề nghị khen thưởng người có thành tích trong việc tố cáo?



tải về 0.5 Mb.
trang4/7
Chuyển đổi dữ liệu24.07.2016
Kích0.5 Mb.
#3849
1   2   3   4   5   6   7

Câu 45: Cá nhân, tổ chức nào có thẩm quyền đề nghị khen thưởng người có thành tích trong việc tố cáo?

Trả lời:

Điều 22 Nghị định số 76/2012/NĐ-CP quy định về việc đề nghị khen thưởng như sau:

1. Sau khi kết luận nội dung tố cáo, người giải quyết tố cáo đề nghị cơ quan có thẩm quyền quyết định việc khen thưởng đối với người có thành tích trong việc tố cáo theo quy định tại Nghị định này.

2. Người có thành tích trong việc tố cáo có quyền đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc cơ quan giải quyết tố cáo (gọi chung là cơ quan có thẩm quyền) xem xét, quyết định việc khen thưởng đối với mình. Trường hợp người có thành tích trong việc tố cáo đã chết thì gia đình hoặc cơ quan, tổ chức, người đại diện hợp pháp của người tố cáo có quyền đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét việc khen thưởng đối với người đó.



Câu 46: Đề nghị cho biết pháp luật quy định về thủ tục khen thưởng đối với người có thành tích tố cáo như thế nào?

Trả lời:

Thủ tục khen thưởng người có thành tích tố cáo được thực hiện theo thủ tục đơn giản, đảm bảo tính kịp thời khi khen thưởng người có thành tích trong việc tố cáo. Hồ sơ, thủ tục khen thưởng người có thành tích tố cáo được thực hiện theo quy định tại Điều 23 Nghị định số 76/2012/NĐ-CP, như sau:

1. Việc khen thưởng đối với người có thành tích trong việc tố cáo được đề nghị khen thưởng theo thủ tục đơn giản. Người có thẩm quyền đề nghị khen thưởng ngay sau khi người tố cáo lập được thành tích xuất sắc, đột xuất.

2. Hồ sơ đề nghị khen thưởng:

- Tờ trình đề nghị của người giải quyết tố cáo;

- Báo cáo tóm tắt thành tích của người tố cáo hoặc cơ quan trình khen thưởng ghi rõ hành động, thành tích đề nghị khen thưởng;

- Đề nghị khen thưởng của người tố cáo (nếu có).

III. Nghị định số 75/2012/NĐ-CP ngày 03/10/2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật khiếu nại

Câu 47: Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã S đã ra Quyết định rút giấy phép hành nghề nuôi cá tra của 06 hộ dân chúng tôi vì lý do chúng tôi nuôi cá không đúng quy trình vệ sinh, làm ô nhiễm môi trường nước. Chúng tôi cho rằng việc ban hành Quyết định này là không đúng, xâm phạm đến quyền lợi chính đáng của chúng tôi nên muốn làm đơn khiếu nại. Do không hiểu pháp luật nên chúng tôi muốn nhờ một cán bộ xã về hưu làm đại diện cho chúng tôi, như vậy có được không?

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 75/2012/NĐ-CP ngày 03/10/2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật khiếu nại (sau đây gọi tắt là Nghị định số 75/2012/NĐ-CP) về số lượng người đại diện khi khiếu nại như sau:

1. Khi nhiều người cùng khiếu nại về một nội dung thì phải cử người đại diện để trình bày nội dung khiếu nại. Người đại diện phải là người khiếu nại.

2. Việc cử đại diện được thực hiện như sau:

- Trường hợp có từ 5 đến 10 người khiếu nại thì cử 1 hoặc 2 người đại diện;

- Trường hợp có từ 10 người khiếu nại trở lên thì có thể cử thêm người đại diện, nhưng không quá 5 người.

Như vậy, các anh/chị không thể nhờ một cán bộ xã về hưu làm đại diện để khiếu nại được vì người đại diện cho những người khiếu nại phải là người khiếu nại (trừ khi vị cán bộ xã đó cũng là một người khiếu nại).

Câu 48: Khu nhà tập thể của chúng tôi được đánh giá là khu nhà xuống cấp mức độ D, mức nguy hiểm nhất, do đó Ủy ban nhân dân quận đã có Quyết định di dời các hộ dân sinh sống ở tập thể sang nơi tạm cư. Theo Quyết định này thì các hộ dân phải di dời trong thời gian 01 tháng, sau thời hạn trên nếu không di dời sẽ cưỡng chế di dời. Chúng tôi cho rằng việc đánh giá khu tập thể xuống cấp mức D là không đúng, vì có xuống cấp nhưng chất lượng tòa nhà vẫn còn tốt, còn ở được nhiều năm nữa nên việc cưỡng chế di dời là vi phạm pháp luật nên chúng tôi khiếu nại Quyết định di dời này. Vì khiếu nại tập thể nên chúng tôi sẽ cử người đại diện tham gia khiếu nại. Xin hỏi, trong văn bản cử người đại diện chúng tôi phải ghi những nội dung gì?

Trả lời:

Điều 6 Nghị định số 75/2012/NĐ-CP quy định về văn bản cử người đại diện như sau:

1. Việc cử người đại diện để trình bày khiếu nại được thể hiện bằng văn bản.

2. Văn bản cử người đại diện khiếu nại phải có những nội dung sau:

a) Ngày, tháng, năm;

b) Họ, tên, địa chỉ của người đại diện khiếu nại, người khiếu nại;

c) Nội dung, phạm vi được đại diện;

d) Chữ ký hoặc điểm chỉ của những người khiếu nại;

đ) Các nội dung khác có liên quan (nếu có).

3. Người đại diện phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp của việc đại diện và văn bản cử đại diện.



Câu 49: Có phải khi có vụ việc khiếu nại đông người thì Chủ tịch UBND cấp xã phải tổ chức tiếp tất cả người dân để nghe trình bày khiếu nại không?

Trả lời:

Điều 7 Nghị định số 75/2012/NĐ-CP quy định về trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc phối hợp xử lý trường hợp nhiều người cùng khiếu nại về một nội dung ở xã, phường, thị trấn như sau:

1. Khi phát sinh việc nhiều người cùng khiếu nại về một nội dung ở xã, phường, thị trấn, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (gọi chung là Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã) có trách nhiệm:

- Phân công cán bộ tiếp đại diện của những người khiếu nại để nghe trình bày nội dung khiếu nại. Trường hợp khiếu nại phức tạp, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã chủ trì, phối hợp với Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội có liên quan tiếp, nghe đại diện của những người khiếu nại trình bày nội dung khiếu nại;

- Chỉ đạo công an cấp xã giữ gìn trật tự công cộng nơi có người khiếu nại tập trung;

- Thuyết phục, hướng dẫn người khiếu nại thực hiện việc khiếu nại đúng quy định của pháp luật.

2. Trưởng công an cấp xã có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với lực lượng bảo vệ, dân phòng giữ gìn trật tự công cộng nơi có người khiếu nại tập trung; xử lý các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.

3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã thụ lý để giải quyết theo quy định của pháp luật khiếu nại thuộc thẩm quyền; nếu khiếu nại không thuộc thẩm quyền, hướng dẫn công dân đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết.

Như vậy, theo quy định trên thì Chủ tịch UBND cấp xã không phải tổ chức tiếp tất cả người dân nghe trình bày khiếu nại, mà phân công cán bộ tiếp đại diện của những người khiếu nại để nghe trình bày nội dung khiếu nại. Trong trường hợp khiếu nại phức tạp, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã chủ trì, phối hợp với Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội có liên quan tiếp, nghe đại diện của những người khiếu nại trình bày nội dung khiếu nại.

Câu 50: Pháp luật quy định về trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc phối hợp xử lý trường hợp nhiều người cùng khiếu nại về một nội dung ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh như thế nào?

Trả lời:

Điều 8 Nghị định số 75/2012/NĐ-CP quy định trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc phối hợp xử lý trường hợp nhiều người cùng khiếu nại về một nội dung ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh như sau:

1. Thủ trưởng cơ quan nơi có người khiếu nại tập trung có trách nhiệm cử cán bộ hoặc trực tiếp tiếp đại diện của những người khiếu nại để nghe trình bày nội dung khiếu nại. Trường hợp vụ việc khiếu nại thuộc thẩm quyền, Thủ trưởng cơ quan thụ lý để giải quyết theo quy định của pháp luật; nếu vụ việc khiếu nại không thuộc thẩm quyền, hướng dẫn người khiếu nại đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết.

2. Người phụ trách công tác tiếp công dân cấp huyện nơi có người khiếu nại tập trung có trách nhiệm:

- Chủ trì hoặc tham mưu cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh tiếp đại diện của những người khiếu nại;

- Khi cần thiết, đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra vụ việc khiếu nại và các cơ quan, tổ chức có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu về vụ việc khiếu nại hoặc cử người có trách nhiệm tham gia tiếp đại diện của những người khiếu nại;

- Theo dõi, đôn đốc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã trong việc giải quyết khiếu nại do mình chuyển đến.

3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện trực tiếp hoặc cử người có trách nhiệm gặp gỡ đại diện của những người khiếu nại để nghe trình bày nội dung khiếu nại; thực hiện việc giải quyết khiếu nại theo quy định của pháp luật.

4. Trưởng công an cấp huyện có trách nhiệm đảm bảo an ninh, trật tự công cộng; xử lý các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.

5. Thủ trưởng các cơ quan nhà nước có liên quan có trách nhiệm cung cấp thông tin, tài liệu về vụ việc khiếu nại; tham gia tiếp đại diện của những người khiếu nại theo yêu cầu của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại.



Câu 51: Chúng tôi khiếu nại lần 1, đề nghị tăng diện tích bồi thường của các hộ gia đình thuộc diện giải tỏa để mở rộng đường huyện lộ nhưng không được chấp thuận, nên chúng tôi khiếu nại lần 2 lên Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh. Tiếp chúng tôi là đồng chí Phó Chánh Văn phòng UBND tỉnh, đồng thời là Trưởng ban tiếp công dân. Chúng tôi đề nghị được gặp Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh vì thẩm quyền giải quyết khiếu nại là của Chủ tịch tỉnh nhưng không được chấp thuận vì theo đồng chí Trưởng ban tiếp công dân thì thẩm quyền tiếp công dân đã được giao cho Ban tiếp công dân tỉnh, nên chúng tôi làm việc với Ban tiếp công dân. Đồng chí Trưởng ban tiếp công dân nói như vậy có đúng không?

Trả lời:

Điều 9 Nghị định số 75/2012/NĐ-CP quy định trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc phối hợp xử lý trường hợp nhiều người cùng khiếu nại về một nội dung ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương như sau:

1. Thủ trưởng cơ quan nơi có người khiếu nại tập trung có trách nhiệm cử cán bộ hoặc trực tiếp tiếp đại diện của những người khiếu nại để nghe trình bày nội dung khiếu nại.

2. Người phụ trách Trụ sở tiếp công dân cấp tỉnh có trách nhiệm: Chủ trì hoặc tham mưu cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp đại diện của những người khiếu nại.

3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trực tiếp hoặc cử người có trách nhiệm gặp gỡ đại diện của những người khiếu nại để nghe trình bày nội dung khiếu nại; thực hiện việc giải quyết khiếu nại theo quy định của pháp luật.

Căn cứ quy định trên, việc đồng chí Trưởng ban tiếp công dân từ chối đề nghị gặp Chủ tịch tỉnh của người khiếu nại là không đúng quy định của pháp luật mà cần tham mưu cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét tiếp đại diện của những người khiếu nại.



Câu 52: Pháp luật quy định như thế nào về trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc phối hợp xử lý trường hợp nhiều người cùng khiếu nại về một nội dung đến các cơ quan Trung ương?

Trả lời:

Điều 10 Nghị định số 75/2012/NĐ-CP quy định về trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc phối hợp xử lý trường hợp nhiều người cùng khiếu nại về một nội dung đến các cơ quan Trung ương như sau:

1. Thủ trưởng cơ quan nơi có người khiếu nại tập trung có trách nhiệm cử cán bộ hoặc trực tiếp tiếp đại diện của những người khiếu nại để nghe trình bày nội dung khiếu nại. Trường hợp vụ việc khiếu nại thuộc thẩm quyền, Thủ trưởng cơ quan thụ lý để giải quyết theo quy định của pháp luật; nếu vụ việc khiếu nại không thuộc thẩm quyền, hướng dẫn người khiếu nại đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết.

2. Người phụ trách Trụ sở tiếp công dân của Trung ương Đảng và Nhà nước có trách nhiệm:

- Chủ trì, phối hợp với đại diện các cơ quan Trung ương có liên quan và người có thẩm quyền của Ủy ban nhân dân địa phương nơi xảy ra vụ việc khiếu nại tiếp người khiếu nại;

- Khi cần thiết, đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi xảy ra vụ việc khiếu nại trực tiếp hoặc cử người có trách nhiệm tham gia tiếp đại diện của những người khiếu nại;

- Yêu cầu các cơ quan, tổ chức có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu về vụ việc khiếu nại; tham gia tiếp đại diện của những người khiếu nại;

- Theo dõi, đôn đốc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong việc giải quyết khiếu nại do Trụ sở tiếp công dân chuyển đến;

- Phối hợp với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh vận động, thuyết phục để công dân trở về địa phương.

3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi xảy ra vụ việc khiếu nại có trách nhiệm:

- Trực tiếp hoặc cử người có trách nhiệm phối hợp với Trụ sở tiếp công dân của Trung ương Đảng và Nhà nước và các cơ quan chức năng có liên quan của Trung ương tiếp đại diện của những người khiếu nại;

- Cung cấp thông tin, tài liệu về vụ việc khiếu nại theo yêu cầu của người có thẩm quyền;

- Giải quyết khiếu nại thuộc thẩm quyền hoặc chỉ đạo cơ quan thuộc quyền quản lý giải quyết khiếu nại theo quy định của pháp luật;

- Vận động, thuyết phục, có biện pháp để công dân trở về địa phương.

4. Công an cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh quản lý địa bàn nơi người khiếu nại tập trung có trách nhiệm thực hiện các biện pháp đảm bảo trật tự công cộng; xử lý các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.

5. Thủ trưởng các cơ quan nhà nước có liên quan có trách nhiệm cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến vụ việc khiếu nại theo yêu cầu của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại; tham gia tiếp công dân, giải quyết khiếu nại có liên quan đến ngành, lĩnh vực mà mình quản lý khi được yêu cầu.



Câu 53: Tổng thanh tra Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Công an, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh có trách nhiệm gì trong việc xử lý khiếu nại khi có nhiều người cùng khiếu nại một nội dung?

Trả lời:

Điều 11 Nghị định số 75/2012/NĐ-CP quy định trách nhiệm của Tổng Thanh tra Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Công an, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh trong việc xử lý trường hợp nhiều người cùng khiếu nại về một nội dung như sau:

1. Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Tổng thanh tra Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Công an có trách nhiệm thực hiện, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc Chủ tịch Ủy ban nhân dân, cơ quan công an, cơ quan thanh tra các cấp và các cơ quan nhà nước khác trong việc xử lý trường hợp nhiều người cùng khiếu nại về một nội dung.

2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh có trách nhiệm hỗ trợ, phối hợp với Tổng thanh tra Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Công an, Trụ sở tiếp công dân của Trung ương Đảng và Nhà nước tại thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh và các Bộ, ngành có liên quan trong việc xử lý trường hợp nhiều người cùng khiếu nại về một nội dung khi được yêu cầu.



Câu 54: Sau khi khiếu nại lần 2 lên Cục hàng không Việt Nam, Cục đã ra Quyết định sẽ giữ nguyên mức phạt 04 triệu nhưng không cấm tôi vận chuyển bằng đường hàng không trong thời hạn 06 tháng vì có hành vi vi phạm trật tự trên máy bay. Vì vụ việc ảnh hưởng đến uy tín của tôi, nên tôi không muốn Quyết định này được công khai rộng rãi. Tuy nhiên, phía Cục hàng không trả lời rằng họ phải công bố công khai Quyết định giải quyết khiếu nại trên các phương tiện thông tin đại chúng theo quy định. Tôi muốn hỏi việc công khai này có phải là bắt buộc không?

Trả lời:

Điều 12 Nghị định số 75/2012/NĐ-CP quy định về việc công khai quyết định giải quyết khiếu nại như sau:

1. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ khi có quyết định giải quyết khiếu nại, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai có trách nhiệm công khai quyết định giải quyết khiếu nại theo một trong các hình thức như: Công bố tại cuộc họp cơ quan, tổ chức nơi người bị khiếu nại công tác; Niêm yết tại trụ sở làm việc hoặc nơi tiếp công dân của cơ quan, tổ chức đã giải quyết khiếu nại; Thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng.

2. Trường hợp công bố tại cuộc họp thì thành phần tham dự cuộc họp phải bao gồm: Người ra quyết định giải quyết khiếu nại, người khiếu nại hoặc người đại diện, người bị khiếu nại và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

Trước khi tiến hành cuộc họp công khai, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại phải có văn bản thông báo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan biết. Thời gian thông báo phải trước 3 ngày làm việc.

3. Việc thông báo quyết định giải quyết khiếu nại trên các phương tiện thông tin đại chúng được thực hiện trên báo nói, báo hình, báo viết, báo điện tử. Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại có trách nhiệm lựa chọn một trong các phương tiện thông tin đại chúng để thực hiện việc thông báo. Trường hợp cơ quan của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại có cổng thông tin điện tử hoặc trang thông tin điện tử, phải công khai trên cổng thông tin điện tử hoặc trang thông tin điện tử.

Số lần thông báo trên báo nói ít nhất 02 lần phát sóng; trên báo hình ít nhất 02 lần phát sóng; trên báo viết ít nhất 02 số phát hành; thời gian đăng tải trên báo điện tử, trên cổng thông tin điện tử hoặc trên trang thông tin điện tử ít nhất là 15 ngày, kể từ ngày đăng thông báo.

4. Trường hợp niêm yết tại trụ sở làm việc hoặc nơi tiếp công dân của cơ quan, tổ chức đã giải quyết khiếu nại, thời gian niêm yết quyết định giải quyết khiếu nại ít nhất là 15 ngày, kể từ ngày niêm yết.

Đối chiếu với quy định trên thì việc Cục hàng không Việt Nam trả lời anh/chị rằng họ phải công bố công khai Quyết định giải quyết khiếu nại trên các phương tiện thông tin đại chúng là đúng quy định của pháp luật. Tuy nhiên, phía Cục hàng không cũng có thể chọn hình thức công khai khác như: Công bố tại cuộc họp cơ quan, tổ chức nơi người bị khiếu nại công tác hoặc niêm yết tại trụ sở làm việc hoặc nơi tiếp công dân của cơ quan, tổ chức đã giải quyết khiếu nại. Nếu nhận thấy việc công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng ảnh hưởng đến uy tín của mình, anh/chị có thể đề xuất Cục hàng không Việt Nam xem xét, lựa chọn hình thức công khai khác.

Câu 55: Đất nhà ông D ở trong ngõ, đất nhà tôi ở đầu hồi, gần mặt đường, trước nhà tôi có một ngõ đi riêng của gia đình, đã sử dụng ổn định lâu dài, không có tranh chấp. Nhà ông D xin gia đình tôi cho mở lối đi ra đường và gia đình tôi đồng ý. Mấy năm trước, tôi vào Nam trông con cho con gái, nhà cửa nhờ người cháu họ trông hộ. Khi về thì biết gia đình ông D lấn chiếm ngõ của nhà tôi mở quán bán hàng, tôi đòi lại đất nhưng không được. Tôi đã khiếu nại vụ việc lên Ủy ban nhân dân xã X nhưng xã cho rằng đó là lối đi chung nên gia đình ông D được quyền sử dụng. Tôi tiếp tục khiếu nại lên UBND huyện Q, huyện đã có Quyết định giải quyết khiếu nại, buộc gia đình ông D dỡ quán nhưng gia đình tôi vẫn phải cho gia đình ông D sử dụng ngõ chung. Gia đình ông D vẫn không chịu dỡ quán còn thách thức gia đình tôi. Xin hỏi, cơ quan nào có thẩm quyền chỉ đạo thực hiện quyết đinh giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật?

Trả lời:

Điều 13 Nghị định số 75/2012/NĐ-CP quy định trách nhiệm của người giải quyết khiếu nại trong việc thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật như sau:

1. Trong phạm vi, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, người giải quyết khiếu nại có trách nhiệm chỉ đạo cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật do mình ban hành.

Căn cứ vào nội dung khiếu nại, chức năng quản lý nhà nước, người giải quyết khiếu nại giao cho cơ quan chuyên môn hoặc cơ quan hành chính nhà nước cấp dưới tổ chức thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật. Việc giao nhiệm vụ được thực hiện bằng văn bản.

2. Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật; kịp thời xử lý các vướng mắc phát sinh trong quá trình thi hành hoặc kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý.

Theo quy định trên, việc gia đình ông D không thi hành Quyết định giải quyết khiếu nại được coi là vướng mắc phát sinh trong quá trình thi hành quyết định giải quyết khiếu nại, do đó thẩm quyền giải quyết ở đây là Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Q (Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại). Ông/Bà có thể đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Q xử lý việc này.



Câu 56: Xóm tôi có một khu đất công, các gia đình đã góp tiền để xây dựng Miếu thổ công của xóm ở đó. Nhà ông K xây nhà, đã lấn chiếm một phần đất công để xây khu công trình phụ. Chúng tôi đã yêu cầu ông K dỡ bỏ phần công trình phụ nhưng ông K nói đã được cấp phép xây dựng trên phần đất đó. Tìm hiểu chúng tôi được biết, diện tích đất của ông K theo sổ đỏ là 45m2 nhưng lại được cấp phép xây dựng 70m2. Chúng tôi khiếu nại Quyết định cấp phép xây dựng của Chủ tịch UBND huyện vì không đúng diện tích ông K được giao, đề nghị ông K phải trả lại phần đất lấn chiếm cho xóm. Nhưng Chủ tịch huyện đã không giải quyết thỏa đáng. Do đó, chúng tôi tiếp tục khiếu nại lên Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh. Chủ tịch UBND tỉnh đã ra Quyết định giải quyết khiếu nại, sửa đổi một phần Quyết định cấp phép xây dựng theo đúng diện tích đất ông K được giao trong sổ đỏ, yêu cầu ông K dỡ phần công trình phụ, Tuy nhiên ông K không dỡ phần xây dựng lấn chiếm. Xin hỏi, pháp luật quy định trách nhiệm cưỡng chế thuộc về cơ quan nào, UBND huyện hay UBND tỉnh?

Trả lời:

Theo quy định pháp luật hiện hành, nếu ông K không tự nguyện dỡ phần thi công lấn chiếm, thì sẽ bị cưỡng chế tháo dỡ. Điều 14 Nghị định số 75/2012/NĐ-CP quy định trách nhiệm tổ chức cưỡng chế tháo dỡ thuộc về người bị khiếu nại – là Chủ tịch UBND huyện, người đã ban hành Quyết định cấp phép xây dựng trái pháp luật. Người bị khiếu nại trong việc thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật có trách nhiệm tổ chức việc cưỡng chế thi hành quyết định hành chính theo quy định của pháp luật.



Câu 57: Pháp luật quy định như thế nào về trách nhiệm của người khiếu nại trong việc thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật?

Trả lời:

Điều 15 Nghị định số 75/2012/NĐ-CP quy định trách nhiệm của người khiếu nại trong việc thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật như sau:

1. Phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị quyết định hành chính, hành vi hành chính trái pháp luật xâm phạm (nếu có).

2. Chấp hành quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại nếu quyết định hành chính, hành vi hành chính được người có thẩm quyền kết luận là đúng pháp luật.

3. Chấp hành các quyết định của cơ quan có thẩm quyền để thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật.

Câu 58: Trách nhiệm của người có quyền, lợi ích hợp pháp liên quan trong việc thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật được quy định như thế nào?

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 16 Nghị định số 75/2012/NĐ-CP thì người có quyền, lợi ích hợp pháp liên quan trong việc thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật có trách nhiệm:

1. Cộng tác với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp của người khiếu nại; khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị quyết định hành chính, hành vi hành chính trái pháp luật xâm phạm.

2. Chấp hành các quyết định hành chính của cơ quan có thẩm quyền để thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật có nội dung liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình.



Câu 59: Chị tôi là kế toán trường H, bị Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh X ra Quyết định kỷ luật cho thôi việc với lý do làm thất thoát tài sản của trường. Không đồng ý với Quyết định này, chị đã làm đơn khiếu nại lên Sở Giáo dục và Đào tạo, nhưng không được giải quyết. Chị tiếp tục khiếu nại lên UBND tỉnh. UBND tỉnh đã ra Quyết định giải quyết khiếu nại theo hướng hủy Quyết định kỷ luật cho thôi việc chị tôi, khôi phục lại công việc của chị. Tôi muốn hỏi, trường H có trách nhiệm gì trong thi hành Quyết định giải quyết khiếu nại khi Quyết định này có hiệu lực pháp luật?


tải về 0.5 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương