1 Truyện Kiều Thơ và Nhạc Nguyễn Thanh Liêm.


- Nỗi lòng Nguyễn Du - Nỗi lòng Quách Vĩnh Thiện



tải về 1.72 Mb.
trang31/31
Chuyển đổi dữ liệu28.07.2016
Kích1.72 Mb.
#8719
1   ...   23   24   25   26   27   28   29   30   31

31 - Nỗi lòng Nguyễn Du - Nỗi lòng Quách Vĩnh Thiện

Việt Hải


Là một thành viên trong ban biên soạn quyển sách này, tôi có nhiều dịp trò chuyện với nhạc sĩ Quách Vĩnh Thiện, tôi đi tìm những mắc xích liên kết nét chính tạo nên sách này, những mấu chốt ràng buộc Quách Vĩnh Thiện vào tác phẩm Đoạn Trường Tân Thanh, hay nôm na là Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du.
Bài viết này sẽ xét đến những nét đại cương liên hệ giữa hai tác giả của thơ và nhạc về Truyện Kiều. Rồi những áng thơ tiêu biểu được nối kết vào âm nhạc. Truyện Kiều đã trải qua một thời gian dài hơn hai thế kỷ, một tuyệt tác được tổ chức văn hóa thế giới Unesco nhìn nhận là một công trình văn hóa của nhân loại. Với Việt Nam ta học gia Phạm Quỳnh ca tụng "Truyện Kiều còn, Nước ta còn". Từ sự ái mộ cái hay của Truyện Kiều, nhạc sĩ Quách Vĩnh Thiện đã dốc toàn lực ra phổ nhạc toàn bộ thi ca Truyện Kiều, và sự đóng góp này cũng là yếu tố để Hàn Lâm Viện Âu Châu nhìn nhận những điểm son của ông.

Sau đây là hai phân đoạn chính sẽ được xét đến, những mắc xích nối kết giữa tác phẩm Đoạn Trường Tân Thanh và thi hào Nguyễn Du. Và kế đến, yếu tố nối kết nhạc sĩ Quách Vĩnh Thiện lại gần tác phẩm Đoạn Trường Tân Thanh hay gần gủi tác giả Nguyễn Du. Phần thơ nhạc minh chứng cho kết quả giao duyên thơ của tiên sinh Tố Như và kẻ hậu bối là nhạc sĩ Quách Vĩnh Thiện.


I/ Đoạn Trường Tân Thanh và Nguyễn Du
Sơ lược về sự nghiệp và thời đại Nguyễn Du thì Nguyễn Du sinh vào thời Lê mạt (1527-1788), vào lúc xã hội đang trải qua cơn khủng hoảng trầm trọng, lịch sử dồn dập những biến cố đảo điên. Cơ nghiệp nhà Lê bắt đầu từ Lê Thái Tổ lên ngôi năm 1428 hoàn toàn sụp đổ. Năm 1787 khi Vũ Văn Nhậm ra Bắc diệt Nguyễn Hữu Chỉnh và Lê Chiêu Thống chạy sang cầu viện nhà Thanh. Trên thực tế nhà Lê đã mất từ đầu thế kỷ XVI năm 1527 khi Mạc Đăng Dung cướp ngôi của Lê Chiêu Tông.
Ôn lại giai đoạn suốt từ thế kỷ XVI đến cuối thế kỷ XVIII là sự tranh chấp phân chia quyền hành liên miên, hết Nam Bắt triều đến Trịnh – Nguyễn, tới thời Nguyễn Du sự tranh chấp ấy diễn ra thảm cảnh xứ sở nhiểu nhương, xâu xé: Tây Sơn khởi nghĩa đánh đuổi nhả Nguyễn cùng diệt nhà Trịnh, rồi anh em Tây Sơn chia rẽ nhau. Có lúc trên một lãnh thổ được thiết lập ba triều đình khác nhau: Ví dụ như Gia Định rồi Phú Quốc là triều đình Nguyễn Phúc Ánh khi bôn tẩu, ở Phú Xuân là triều đình anh em Tây Sơn, ở Thăng Long là triều đình nhà Lê. Cái tinh thần dân tộc thống nhất hùng mạnh dưới những đời Lê – Lý – Trần – Lê không còn nữa. Những năm đất nước loạn ly, phân hóa, ảnh hưởng đến tâm tư người dân, nhất là giới sĩ phu, mà Nguyễn Du là một vậy. Ông là một sĩ phu hoài Lê.
Những thăng trầm trong đường công danh theo thời cuộc đẩy đưa. Nguyễn Du theo con đường của thuở ban đầu ấy là nhảy vào nghiệp võ. Năm 1786, khi nhà Trịnh sụp đổ. Nguyễn Du được vua Lê cử làm Chánh Thủ Hiệu (giống như chức Lãnh binh, quan nhà võ) Thái Nguyên. sang đến 1789, Nguyễn Huệ đem quân ra Bắc phạt lần thứ ba để dánh dứt điểm ngôi nhà Lê. Nguyễn Du, khi đó còn lại ở Thái Nguyên, chọn con đường đánh Tây Sơn phục Lê triều. Nhưng khi vua Lê Chiêu Thống bỏ chạy sang Tàu, ông lẻn về quê vợ ở Thái Bình, cùng với người anh vợ là Đoàn Nguyên Tuấn tụ hợp dân binh mưu cầu công cuộc khởi nghĩa nhưng bị quân Tây Sơn dẹp tan. Khi ấy vua Quang Trung đã lên ngôi ổn định ở đất Bắc, song ở phía Nam, Tây Sơn lại thua Chúa Nguyễn, Nguyễn Ánh đã lấy lại được đất Gia Định. Khi Nguyễn Du thất bại ở trận Quỳnh Côi thua quân Tây Sơn, ông mang ý định lẻn vào Thanh Nghệ, hầu tìm đường vô Nam, mượn sức của Chúa Nguyễn chống lại Tây Sơn. Khi đi đến Vinh thì bị đối phương ngăn chận lại và cầm tù một thời gian. Sau nhờ viên Trấn thủ Tây Sơn ở Nghệ An (Thân quận công) là người quen biết của một người anh của ông (Nguyễn Nhĩ) nên được tha. Sau đó ông trở về làng, sống trong hoàn cảnh chật vật, và tâm tư chán nản của kẻ bại trận. Năm 1802, Nguyễn Ánh thống nhất sơn hà, đất đai một dãy giang san Nam Bắc, vua xuống chiếu chiêu dụng các cựu thần nhà Lê, các sĩ phu khoa danh. Nguyễn Du 38 tuổi ở trong số được tân triều mời. Ông ra ứng chiếu. Thoạt đầu ông được bổ tri huyện Phụ dực, ít lâu sau thăng tri phủ Thường tín. Năm Gia Long 3 (1806) ông cáo bệnh về nhà, được một tháng lại bị triệu ra,đảm nhận chức Đông các đại học sĩ. Năm Gia Long 8 (1809) bổ làm Cai bạ (Bố chính) Quảng bình. Năm Gia Long 12 (1813) được thăng Cần chính Đại học sĩ, sung chức chánh sứ sang Tàu. Đến khi về được thăng Lễ bộ Hữu tham tri. Năm Minh Mạng 1 (1820) lại có chỉ sai ông đi sứ Tàu nữa, nhưng chưa kịp đi thì mất, ngay tại kinh đô, thọ 56 tuổi.
Xét về tác phẩm Đoạn Trường Tân Thanh thì đây là một sự kết hợp tuyệt diệu của văn chương nôm, hình thành từ thể thơ "lục bát tự do" của thi ca bình dân, rồi được biến hóa thành thể "lục bát hàn lâm", loại thanh cao bác học mà về sau này được xem là "lục bát chính thức". Chính Đoạn Trường Tân Thanh được Nguyễn Du đưa thể thơ lục bát vô văn học chính thức của một thể thơ tiêu chuẩn. Và nếu Nguyễn Du mượn chuyện tình dở dang giữa Thúy Kiều và Kim Trọng mà giải bày nỗi khổ tâm của một cựu thần nhà Lê phải ra làm việc với nhà Nguyễn, một tâm sự hoài Lê của một cựu thần bứt rứt không có sự chọn lựa như ý muốn, để rồi vị cựu thần hoài Lê đó đã miệt mài cảm tác ra một đại tác phẩm thơ truyện, làm hãnh diện nền văn học Việt Nam qua 3.254 câu thơ, mà chúng ta tự hỏi có phải chỉ để tác giả muốn bày tỏ một thái độ Nho giáo Khổng học, với nhiều mẫu chuyện mô tả cảnh đời bi ai mang chất triết lý qua vai của nàng Thúy Kiều? Phải chăng những gian truân của Thúy Kiều sa vào những cảnh đời bể dâu như bế tắc của tác giả Nguyễn Du? Hãy xét những đoạn trường mà Thúy Kiều trải qua.
Trong thời vua nhà Nguyễn trị vì, Nguyễn Du dùng Truyện Kiều là biểu lộ hai hạng người qua hai nhân vật nổi bật nhất trong truyện là Thúy Kiều và Từ Hải. Thúy Kiều biểu tượng cho những sĩ phu Bắc Hà, dưới triều Gia Long và Minh Mạng, những vị tài cao đức trọng, những vị là thuộc dòng dõi cựu thần nhà Lê được triều đình Nguyễn trọng dụng, hạng này được xử dụng những vị cựu thần Lê triều như Nguyễn Du, dù ông vẫn giữ vững tấm lòng chung thủy đối với chế độ cũ nên thực tế có sự bất mãn ngầm, Truyện Kiều là cơ hội hay phương tiện cho tác giả ký thác tâm tư mình ngấm ngầm qua vai Thúy Kiều. Một hạng người khác bất mãn Triều Nguyễn rõ nét hơn, mà tác giả Nguyễn Du biểu lộ qua hình ảnh bạt mạng như của Từ Hải.
Nhập đề của một xã hội tác giả không vừa ý muốn, có những bể dâu, những nhiểu nhương:
"Trăm năm trong cõi người ta,

Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau.

Trải qua một cuộc bể dâu,

Những điều trông thấy mà đau đớn lòng"
Đoạn trường tân thanh, những tiếng mới về một nỗi đau lòng dàn trải trên 3.254 câu lục bát. Tác phẩm Nguyễn Du có thể chỉ là những tiếng kêu ai oán, những lời lẽ thống thiết, tiếng và lời, máu và nước mắt. Một người làm thơ trở thành một thi sĩ, một người viết văn trở thành một nhà văn. Tôi cho là thừa khi nói Nguyễn Du tả hình thù Từ Hải hay tâm lý Thuý Kiều quá đúng, quá tài tình cũng như khi nói Đoạn trường tân thanh là một tác phẩm vĩ đại và Nguyễn Du là một thiên tài.
Đoạn trường tân thanh là một câu chuyện, không là một thảm kịch, không là nỗi gian truân của Thuý Kiều, không là sự “dọc ngang” của Từ Hải, không là tất cả những gì bao gồm trong nó. Nói một cách nào đó.

Làm thân con gái, nửa đêm về nhà trai tuy chưa mây mưa chăn gối và đã cự tuyệt lại sự đòi hỏi của người yêu, như thế Kiều khởi sự là người con gái nề nếp. Cuộc đời gian truân, mười lăm năm luân lạc trong những nghịch cảnh trái ngang, giang hồ, hết lầu xanh này, sang lầu xanh kia, ngậm ngùi lắm chứ, thương thay một kiếp Thúy Kiều:


"Lại mang lấy một chữ tình,

Khư khư mình buộc lấy mình vào trong.

Vậy nên những chốn thong dong,

Ở không yên ổn, ngồi không vững vàng.

Ma dẫn lối, quỷ đưa đường,

Lại tìm những chốn đoạn trường mà đi.

Hết nạn ấy đến nạn kia,

Thanh lâu hai lượt, thanh y hai lần.

Trong vòng dáo dựng gươm trần,

Kề răng hùm sói, gửi thân tôi đòi.

Giữa dòng nước chảy sóng dồi,

Trước hàm rồng cá gieo mồi thủy tinh,

Oan kia theo mãi với tình,

Một mình mình biết một mình mình hay.

Làm cho sống đọa thác đày,

Đoạn trường cho hết kiếp này mới thôi.

Giác Duyên nghe nói rụng rời,

Một đời nàng hỡi! Thương ôi còn gì! "

Sơ lược sau đây là những giai đoạn của Thúy Kiều trong nét bút mô tả của Nguyễn Du, tác giả đem cái thuyết Tài Mệnh Tương Khắc, chữ Tài và chữ Mệnh vốn là ghét nhau, nêu lên lập luận làm chủ đề cho cuốn truyện. Tác phẩm có thể chia ra làm 7 giai đoạn:


- Câu 39-528: từ Thúy Kiều và Kim Trọng đính ước với nhau.
- Câu 529-864: Vương ông mắc oan, nên Thúy Kiều phải bán mình.
- Câu 865-1274: Kiều trôi dạt vào ở thanh lâu.

Kiều mắc mưu Mã Giám Sinh mua làm thiếp; thực ra, bị Tú bà âm mưu với Sở Khanh dưa nàng vào đường tiếp khách làng chơi.


- Câu 1275-1992: Kiều vào tay Hoạn thư. Ở thanh lâu ba năm, Kiểu gặp khách làng chơi là Thúc sinh lấy làm thiếp. Nhưng vợ cả Thúc sinh là Hoạn thư nổi cơn ghen, sai người, đi đánh ghen, bắt Kiều về nhà hành hạ khổ sở.
- Câu 1993-2736: Kiều lấy Từ Hải. Kiều trốn Hoạn thư đến chùa bà vãi Giác Duyên, rồi sang chùa là Bạc bà. Lại gặp một Tú bà khác, lây lất trong thanh lâu, Kiều gặp Từ Hải lấy làm vợ. Khi Từ Hải mắc lừa bị giết chết, Kiều bèn nhảy xuống sông Tiền đường tự vận, rồi nhờ bà vãi Giác Duyên vớt lên cứu mạng mang về am tá túc.
- Câu 2737-3240: Kim Trọng và Thúy Kiều tái hợp. Kim Trọng về quê thọ tang chú, tình chị duyên em, lấy Thúy Vân. Sau, cùng với Vương Quan dò la ra Giác Duyên đưa đến hội ngộ cùng Kiều. Hai người bạn xưa nay được trùng phùng đoàn tụ.
- Câu 3241-3254: Đoạn Kết thì Nguyễn Du nhắc lại thuyết Tài Mệnh Tương Khắc về 2 chữ Thiện Tâm.

Trong bài viết "Nhất Phiến Tài Tình Thiên Cổ Lụy” của tác giả Nguyễn Cẩm Xuyên cho biết là theo sách Đại Nam Chính Biên Liệt Truyện có kể việc Nguyễn Du thường bị các quan trên trong triều đình hiếp đáp, nặng lời, là một sĩ phu với bản tính tự ái, ông hay buồn rầu ; mỗi khi vào chầu trong triều đình thường tỏ ra e ngại, kín đáo, ít nói và thận trọng. Khiến có lúc nhà vua bực mình quở trách:


Triều đình dùng người, cứ kẻ hiền tài là dùng, chứ không phân biệt Nam Bắc. Ngươi […] đã được ơn tri ngộ làm quan đến bực á khanh, biết việc gì thì phải nói để hết chức trách của mình, sao lại cứ rụt rè sợ hãi, chỉ dạ dạ vâng vâng cho qua chuyện thôi!”.
Như chúng ta biết Nguyễn Du đến từ đất Bắc, Triều đình lại ở phía Nam, qua những xung đột phân tranh đất nước, địa phương tính ảnh hưởng đến sinh hoạt hành chánh công quyền của nước nhà, nên lời của vua ít nhiều cho ta thấy yếu tố xã hội đương thời, dù luật không phân biệt Nam Bắc, nhưng giữa các quan triều đình sự kèn cựa khiến cho thấy sự kiện vua phán về tính "rụt rè sợ hãi" của Nguyễn Du.
Trong thi ca Nguyễn Du cũng cho ta thấy phần nào sự không thoải mái trong sự hợp tác với triều đình, ví dụ qua bài thơ tiêu biểu sau:


Ngẫu hứng ngũ thủ

Kì ngũ

Hữu nhất nhân yên lương khả ai

Phá y tàn lạp sắc như khôi

Tỵ nhân đãn mịch đạo bàng tẩu

Tri thị Thăng Long thành lý lai
Dịch nghĩa thơ:
Gặp một người… sao thật đáng thương!

Nón xơ, áo rách, mặt thê lương,

Tránh người, lầm lũi ven đường bước.

Rõ khách Thăng Long lạ phố phường.

(Nguyễn Cẩm Xuyên dịch)
Bài thơ trên Nguyễn Du kể về người, nhưng thực ra là để tả về chính tâm trạng bất an của mình ; học giả Đào Duy Anh cho ghi nhận như sau: “Tả tình cảnh ngơ ngác, ngờ sợ của người ở miền Bắc, tôi cũ của nhà Lê, mới vào kinh đô Huế, ở giữa những người của nhà Nguyễn, không phải vai vế của mình, người này chính là Nguyễn Du”. Chúng tôi e không phải. Dù nghèo, Nguyễn Du chắc không đến nỗi như thế! Đây chắc là một người ở Thăng Long vào những năm đói, loạn ly, tìm đường vào Nam, tìm sinh kế mà Nguyễn Du bắt gặp trên đường… nhân vật trong thơ chính là Nguyễn Du, khách tha hương nghèo túng, e dè, sợ sệt, từ đất Bắc vào chốn Thần kinh… Cuộc đời buồn cứ dần trôi cho đến năm 1820, trong trận dịch tả kinh hoàng khởi phát từ Hà Tiên lan dần ra Bắc; đến Huế, Nguyễn Du là một trong các nạn nhân của trận đại dịch này, Đại Nam liệt truyện có kể lại chi tiết lúc ông sắp mất"… Đến khi đau nặng, ông không chịu uống thuốc, bảo người nhà sờ tay chân. Họ thưa đã lạnh cả rồi. Ông nói "được" rồi mất; không trối lại điều gì".
Do vậy, cái chết đến, Nguyễn Du hình như đã thỏa nguyện ; nó giúp ông chấm dứt đi một chuỗi năm tháng dài buồn thảm u uất của cuộc đời. Âu là nỗi lòng sâu kín của Nguyễn Du.
Cuộc đời, sự nghiệp văn chương Nguyễn Du là một phiến tài tình. Phiến tài tình ấy không chỉ làm bận lòng chúng ta ngày hôm nay mà còn cho giới tương lai hậu thế ngàn năm sau còn suy tư khi tìm hiểu về nỗi lòng Nguyễn Du.

II/ Nhạc sĩ Quách Vĩnh Thiện và Truyện Kiều Nguyễn Du:
Nguyên nhân dẫn tới việc anh quyết định phổ những bài thơ trong Truyện Kiều mà toàn bộ tác phẩm được phổ thành 77 ca khúc, một việc làm hy hữu, lần đầu tiên do nhạc sĩ Quách Vĩnh Thiện thực hiện, ông không bỏ xót một chữ, ông cho biết vì tôn trọng thi nhân, không cắt xén, không ráp chữ và không thay đổi vị trí câu thơ.
Một hôm, rất tình cờ khi lục lại tủ sách, ông thấy có một cuốn sách trong tủ đó là cuốn sách Kim Vân Kiều đã bị mục nát rồi. Nó rách rưới lung tung hết. Thấy quyển sách như vậy, ông đem ra ngoài để dán lại, làm lại bìa và dán lại cho sạch sẽ để lại vào tủ chưng bày. Lúc ông dán lại quyển sách thì trong đầu người nhạc sĩ chợt hiện về những hình ảnh cũ của ngày xưa khi còn học Truyện Kiều, nhớ lại những vần thơ quen thuộc khi học lóp đệ nhất Việt văn với Giáo sư Nguyễn Thanh Liêm: "Trăm năm trong cõi người ta, Chũ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau", nên trong dịp dán lại sách này tạo cho ông nguồn hứng khởi nảy sinh ra cái ý nghĩ là thôi thì tiện đây hãy đọc lại tác phẩm này vậy.
Đọc lại hết Truyện Kiều toàn bộ 3.254 câu thơ Kiều, đọc xong nhận ra rằng những gì ông hiểu biết về Truyện Kiều thì nó quá khiêm nhường, nhỏ nhoi đối với tác phẩm quá vĩ đại này. Nhưng với ông lúc này ý nghĩ cho sự nhận định mới là Nguyễn Du không phải là nhà thơ nữa rồi mà còn là một thiền sư lỗi lạc, dạy đời ăn ở có nhân có nghĩa, có vay có trả, đầy đủ hết các diễn trình, các hệ lụy về cuộc sống, ... Khi ấy ông nhận chân ra tác phẩm hay quá và cố gắng đọc lại lần thứ thứ nhì. Khi đọc lại lần thứ nhì anh bỗng nhiên ngừng lại ở câu mà làm cho ông thật xúc động là "Sống nhờ đất khách, thác chôn quê người! Mắt ông ngấn lệ vì nội tâm thơ Nguyễn Du cũng là nội tâm thầm kín trong ỳ nghĩ của Quách Vĩnh Thiện. Chính đây là động cơ thúc đẩy ông lao vào việc phổ thơ Kiều ca.

Trích đoạn CD Kim Vân Kiều :


"Lỡ làng nước đục bụi trong

Trăm năm để một tấm lòng từ đây

Xem gương trong bấy nhiêu ngày

Thân con chẳng kẻo mất tay bợm già

Khi về bỏ vắng trong nhà

Khi vào dùng dắng khi ra vội vàng

Khi ăn khi nói lỡ làng

Khi thầy khi tớ xem thường xem khinh

Khác màu kẻ quý người thanh

Ngẫm ra cho kỹ như hình con buôn

Thôi con, còn nói chi con

Sống nhờ đất khách thác chôn quê người"
Câu thơ cuối cùng phản ảnh ý nghĩ tiềm ẩn về cuóc sống lưu vong xa quê hương, và nó đã làm cho ông suy tư, ngậm ngùi đến uất nghẹn rơi nước mắt. Ông ra đi du học từ khi năm 20 tuổi, bây giờ sáu mươi mấy tuổi hơn rồi. Dù thời gian trôi qua mau, kiếp ly hương càng kéo dài thêm. Ông nghĩ rồi sẽ đến một ngày nào đó mình cũng sẽ bỏ thây ở xứ ngoài này, điều đó khiến ông vô cùng xúc động, cảm tưởng tự hỏi lại chính mình là tại sao mình lại không làm nhạc để cho người khác thưởng thức về Truyện Kiều, những vần thơ gói ghém một phần nào đó của gia tài chung trong thi ca uyên bác Việt Nam, một tác phẩm giá trị mà nó hình như đang lần lần đi vào sự quên lãng của những giới trẻ, đặc biệt tại xứ ngoại, chính vì ý tưởng đó khiến ông nguyện hứa với lòng sẽ cố gắng phổ nhạc toàn bộ trường thi tập này.
Khi ông đọc lại lần thứ ba, vừa đọc vừa cắt đoạn để phân đoạn Truyện Kiều ra thành 77 bài hát. Sự phân đoạn chia ra từng khúc để làm nhạc, có những đoạn rất khó ăn khớp với nguồn cảm tác ra nhạc. Do dó có những bài ý nhạc đến nhanh, và có những bài lâu lắm mới tìm ra ý nhạc. Thể thơ lục bát bị gò bó vì sự vần điệu, nên khi ngắt câu, cắt thơ cho vào khung nhạc, ý nhạc bị gượng ép. Cái khó là nhạc sĩ quyết không bỏ một chữ của Nguyễn Du. Vã lại chủ trương của nhạc sĩ thì mỗi CD tượng trưng cho một thể loại âm nhạc. Ví dụ CD đầu tiên mang tên "Trăm năm trong cõi người ta" đươc chú trọng vào âm nhạc cổ truyền Việt Nam với nhạc cụ Việt Nam như đàn tranh, tiếng sáo đi kèm, CD dễ nhập tâm đối với người Việt đứng tuổi. CD thứ nhì mang tên "Bên tình bên hiếu" thì âm nhạc chuyển hướng mang nét âm hưởng Âu hóa, lần lần đi qua Âu Châu, thích hợp cho giới trẻ, có những sắc thái trẻ trung.
Nhạc sĩ Quách Vĩnh Thiện cho hay thêm là 77 CD phản ảnh hết nét âm nhạc nhiều nơi trên thế giới qua thi phẩm Truyện Kiều, chẳng hạn như âm nhạc xứ Nga, xứ Tây Ban Nha, thể loại Flamenco, ... như vậy để người nghe không bị nhàm chán, khía cạnh khác là tránh sự đơn điệu, tẻ nhạt của âm nhạc. Làn điệu nhạc phổ thơ cũng tùy theo giòng thơ của Nguyễn Du buồn hay vui mà ông cảm tác trong lối nhạc của mình. Làn nhạc theo thơ cho thấy hoàn cảnh hay nói lên tâm lý của nhân vật trong truyện. Theo nhạc sĩ Quách Vĩnh Thiện thì Truyện Kiều làm cho ông thích là những nhân vật mang những vai trò theo cốt truyện, dù nhân vật thiện hoặc nhân vật ác, những thành phần tốt, hay những thành phần xấu đều được mô tả khá chi tiết bởi Nguyễn Du. Sự khéo léo sắp xếp của Nguyễn Du khiến mọi người dễ chấp nhận hay cảm thông với tình tiết nội dung của truyện.


Sau cùng, theo nhạc sĩ Quách Vĩnh Thiện cũng chia sẻ là nếu như Nguyễn Du tạo tác Đoạn Trường Tân Thanh với nỗi lòng qua ẩn dụ hoàn cảnh khổ lụy của Vương Thúy Kiều, thì trong anh, Vương Thúy Kiều khổ lụy vì bị giam hãm trong lầu xanh, dang dở cuộc tình ; với Quách Vĩnh Thiện tâm sự mối tình đầu của anh thất bại, kéo dài trong khổ sở, với những 25 năm không như ý, hạnh phúc cuộc đời là những nỗi gian truân khiến anh cảm thông cùng Thúy Kiều.

Trên bình diện quê hương nhọc nhằn sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, Quách Vĩnh Thiện buồn bã tâm sự là anh tìm thấy nỗi lòng mình tựa như của Nguyễn Du. Khi niềm Nam Việt Nam hay Việt Nam Cộng Hòa bị CSVN dùng bạo lực xâm chiếm bằng cuộc chiến dai dẵng vô nghĩa, gia đình anh còn những anh em ruột hy sinh ngoài mật trận hay mang thương tích phế nhân từ chiến cuộc, sư thành công của anh được phe CSVN mời gọi, móc nối, anh ghê tởm họ. Cái chế độ ngự trị trên quê hương mà anh xa cách gần bằng nửa thế kỷ, anh muốn xa cách chế độ phi nhân tính, nhưng quê hương mãi mãi vẫn ngự trị trong tâm khảm của anh. Quê hương còn đó, nhưng cách xa địa lý và gần gủi con tim.


oOo
Nói chung, mỗi con người ở mỗi thời đại, cuộc sống riêng tư, cuộc sống gia đình và cuộc sống ngoài xã hội đều ảnh hưởng đến họ, nếu như gặp phải những hoàn cảnh trắc trở, khổ sở, hay không như ý thì chính những người này đã tạo tác ra những điều gì đó phản ảnh cái nội tâm u uẩn, từ chiều sâu của ý nghĩ, từ nỗi niềm thầm kín nhất của họ, để như một Nguyễn Du có bao áng thi ca tuyệt hảo, một hậu bối Quách Vĩnh Thiện với thiên bẩm về âm nhạc giúp ông nhiều sáng tác từ nỗi đam mê. Trong phạm vi bài này chúng tôi chỉ đề cập đến bộ CD trường ca về Kiều của ông, và những đóng góp phổ thi ca cổ văn này rất cần thiết, và rất quý báu cho lãnh vực âm nhạc và văn học. Những tác phẩm chứa đựng chiều sâu kín đáo những nỗi lòng của Nguyễn Du và cũng như những đam mê, những suy tư, hay nỗi lòng của Quách Vĩnh Thiện từ thơ sang nhạc.

Vâng ; Thật vậy.



Trần Việt Hải







tải về 1.72 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   23   24   25   26   27   28   29   30   31




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương