000 TÀi liệu tập huấn sử DỤng hiệu quả phế phụ phẩm trong nông nghiệP


Phân hữu cơ truyền thống (phân hữu cơ nhà nông)



tải về 1.07 Mb.
trang3/8
Chuyển đổi dữ liệu01.05.2018
Kích1.07 Mb.
#37728
1   2   3   4   5   6   7   8

4.1 Phân hữu cơ truyền thống (phân hữu cơ nhà nông)


Trước công nguyên hơn 2000 năm loài người đã biết dùng phân hữu cơ bón ruộng cải tạo đất, nâng cao năng suất cây trồng. Theo Phratus (372-287 trước công nguyên) phân hữu cơ đã được phân cấp chất lượng như sau: Tốt nhất là phân người và lần lượt là các loại phân lợn, dê, cừu, bò cái, bò đực và 3kém hơn cả là phân ngựa.

Có thể chia phân hữu cơ truyền thống thành 4 nhóm, gồm Phân chuồng; Phân rác; Phân than bùn và Phân xanh.



4.1.1 Phân chuồng

Phân chuồng chứa nhiều nguyên tố dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng như đạm, lân, kali, canxi, magiê, natri, silic và các nguyên tố vi lượng như đồng, kẽm, mangan, coban, bo, môlipden,... Tuy hàm lượng không cao, nhưng không một loại phân bón vô cơ nào có thể so sánh được với phân chuồng về thành phần các chất dinh dưỡng. Ngoài ra, phân chuồng cung cấp chất mùn làm kết cấu của đất tốt lên, tơi xốp hơn, hỗ trợ bộ rễ cây trồng phát triển mạnh, hạn chế quá trình bốc hơi nước bề mặt của đất trồng, hạn chế được hạn, xói mòn. Tổng hợp hàm lượng NPK trong phân chuồng có nguồn gốc từ chất thải đại gia súc thể hiện ở bảng 1.



Bảng 1. Thành phần phân tươi của các loại gia súc*

Loại gia súc


Mức

Thành phần, %

N

P2O5

K2O

Trâu

Tối đa

Tối thiểu



Trung bình

0,358

0,246


0,306

0,205

0,155


0,174

1,600

1,129


1,360



Tối đa

Tối thiểu



Trung bình

0,380

0,302


0,341

0,294

0,164


0,227

0,992

0,924


0,958

Lợn

Tối đa

Tối thiểu



Trung bình

0,861

0,537


0,669

1,959

0,932


1,253

1,412

0,954


1,194

Nguồn: Lê Văn Căn, 1975

Bảng 2. Hàm lượng dinh dưỡng vi lượng trong phân tươi

Loại vi lượng

Hàm lượng (mg/kg)

Tối đa

Tối thiểu

Trung bình

B

1300

112

505

Mn

13720

1825

5000

Co

120

6

26

Cu

1020

190

390

Zn

6180

1070

2400

Mo

105

21

51

Nguồn: Lê Văn Căn, 1975

Phân chuồng có nguồn gốc từ phân gia cầm (phân gà, vịt, ngan, ngỗng, bồ câu). Hàm lượng các chất dinh dưỡng trong phân gia cầm được tổng hợp trong bảng 3. Thông thường tỷ lệ % các chất đinh dưỡng đa, trung lượng trong phân gia cầm tươi gồm: Nước: 56,0-77,5%; N: 0,55-1,76%; P2O5: 0,54-1,78%; K2O: 0,62-1,00%; CaO: 0,84-2,40%; MgO: 0,20- 0,74%.



Bảng 3. Hàm lượng dinh dưỡng đa, trung lượng của phân tươi gia cầm

Phân gia cầm

% tỷ lệ các chất dinh dương đa, trung lượng

H2O

N

P2O5

K2O

CaO

MgO



56,0

1,63

1,54

0,85

2,4

0,74

Vịt

56,6

1,00

1,40

0,62

1,70

0,35

Ngan-Ngỗng

77,1

0,55

0,54

0,95

0,84

0,20

Bồ câu

54,9

1,76

1,78

1,00

1,60

0,50

Nguồn: Lê Văn Căn, 1975

Người nông dân sử dụng 10 tấn phân chuồng tươi cho một ha đất trồng đồng nghĩa với việc cung cấp cho đất 30-67 kg N, 17 -125 kg P2O5, 95 -136 kg K2O, 11-130 g B, 182-1.372 g Mn, 0,6 -12 g Co, 19 -100 g Cu, 100 -1.600 g Zn, 8 -10 g Mo. Trong thực tế nông dân không bón phân chuồng tươi mà bón phân chuồng độn rơm rạ, thân lá ngô, các phụ phẩm hữu cơ khác nên chất dinh dưỡng bổ sung cho cây và đất trồng thường thấp hơn.

Phân chuồng có nhược điểm: hàm lượng chất dinh dưỡng thấp nên phải bón lượng lớn, đòi hỏi chi phí lớn để vận chuyển, ngoài ra nếu không chế biến kỹ có thể mang đến một số nấm bệnh cho cây trồng.

4.1.2. Phân rác

Phân rác được sản xuất từ phụ phẩm trồng trọt (rơm rạ, thân lá cây ngô, đậu đỗ, vỏ lạc, trấu, bã mía, v.v...). Tùy theo nguyên liệu và kỹ thuật ủ, thành phần trung bình (%) của phân rác như sau: 0,5-0,6 N; 0,4-0,6 P2O5; 0,5-0,8 K2O; 3-6 CaO.



4.1.3. Than bùn

Trong quá trình cấu tạo địa chất, một số rừng cây bị phù sa vùi lấp lâu ngày, phân giải yếm khí, tạo thành một lớp màu nâu đen gọi là than bùn. Đặc điểm dinh dưỡng của một số than bùn ở Việt Nam được tổng hợp trong bảng 4.



Bảng 4. Một số tính chất hóa học của than bùn Việt Nam

Chỉ tiêu và đơn vị tính

Vùng khai thác

Miền Bắc

Nam trung bộ, đông NB, TN

Đồng bằng sông CL

Cả nước

pHKCl

3,47

(2,40-6,40)



4,12

(3,74-4,58)



3,95

(3,18-4,78)



3,97

(2,40-6,40)



OC (%)

19,80

(8,58-43,08)



21,81

(16,45-26,54)



29,75

(10,71-40,69)



22,55

(8,58-43,08)



N tổng số (%)

0,45

(0,20-0,72)



1,35

(0,88-1,91)



0,96

(0,34-1,54)



1,12

(0,20-1,91)



P2O5 ­ tổng số (%)

0,054

(0,03-0,09)



0,162

(0,08-1,50)



0,062

(0,02-0,13)



0,141

(0,02-1,50)



K2O tổng số (%)

0,039

(0,02-0,06)



0,136

(0,10-0,20)



0,652

(0,33-2,26)



0,191

(0,02-2,26)



S tổng số (%)

0,46

(0,20-1,85)



0,31

(0,09-1,49)



0,08

(0,02-0,19)



0,31

(0,02-1,85)



Fe (mg/100 g)

107,25

(0-502,2)



20,72

(9,80-44,10)



130,23

(12,32-744,8)



53,43

(0-744,8)



Cu (Ppm)

19,28

(5,00-35,78)



20,96

(14,30-42,30)



12,02

(8,44-19,54)



19,35

(5,00-42,30)



Zn (Ppm)

81,20

(26,70-110,2)



39,89

(19,80-98,8)



53,80

(20,7-124,0)



49,99

(19,8-124,0)



Al (mg/100 g)

75,40

(0-520,1)



0,30

(0,10-1,34)



3,80

(0,60-8,50)



15,55

(0-520,1)



Pb (Ppm)

33,79

(11,60-48,20)



22,61

(11,60-38,5)



48,57

(20,26-71,1)



28,51

(11,60-71,1)



Cd (Ppm)

0,64

(0,17-0,99)



1,28

(0,36-3,19)



6,24

(2,55-10,18)



1,86

(0,17-10,18)



Căn cứ độ dày và mức độ phân giải, than bùn được chia làm 3 nhóm: Than bùn tầng thượng có độ phân giải kém, Than bùn tầng hạ có độ phân giải > 50% và than bùn tầng trung gian chuyển tiếp giữa than bùn tầng thượng và than bùn tầng hạ. Trong khi than bùn tầng thượng không được sử dụng bón trực tiếp cho cây trồng, mà chỉ sử dụng làm vật liệu hữu cơ cải tạo đất, than bùn tầng hạ và trung gian có thể bón trực tiếp cho cây trồng có tác dụng cải thiện lý tính đất trồng.

4.1.4. Phân xanh

Phân xanh là tên gọi chung các cây hoặc lá cây tươi được ủ hay vùi thẳng xuống đất để bón ruộng. Đồng thời với tác dụng làm phân bón, cây phân xanh có thể phủ đất, chống xói mòn, bảo vệ đất, và làm cây che bóng. Hàm lượng một số chất dinh dưỡng của một số cây phân xanh được tổng hợp trong bảng 5.



Trong quá trình vùi vào đất, sinh khối cây phân xanh bị phân giải chuyển hóa và tạo thành nhiều hợp chất độc hại đối với cây trồng như H2S, axit butiric, CH4, C2H2, v.v... (đặc biệt trong điều kiện ngập nước). Các nhà khoa học khuyến cáo vì vậy, cần bón vôi, lân kèm theo để hạn chế việc hình thành các khí thải độc hại và cần xác định thời kỳ vùi vào đất thích hợp.

Bảng 5. Hàm lượng N, P2O5 trong một số loại cây phân xanh

TT


Loại cây


% chất khô

TT


Loại cây


% chất khô

N

P2O5

N

P2O5

1

Muồng lá tròn

2,744

0,395

8

Bèo Nhật Bản

1,790

0,164

2

Muồng lá dài

3,135

0,325

9

Cỏ lào

3,655

0,494

3

Muồng sợi

1,219

0,172

10

Bèo tấm

2,797

0,393

4

Điền thanh

2,660

0,279

11

Đậu đen

1,694

0,319

5

Keo giậu

2,849

0,624

12

Cốt khí

2,430

0,269

6

Bèo cái

2,275

0,202

13

Đậu mèo đỏ

2,376

0,399

7

Bèo hoa dâu

4,750

0,638

14

Chàm 12 lá

2,380

0,507


tải về 1.07 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương