Đề tài: Nghiên cứu chiến lược kinh doanh quốc tế của tập đoàn



tải về 3.16 Mb.
trang21/22
Chuyển đổi dữ liệu26.04.2018
Kích3.16 Mb.
#37220
1   ...   14   15   16   17   18   19   20   21   22

  • CEO Lafley của P&G đã từng cay đắng thừa nhận sai lầm này trong quá khứ: “Chúng tôi không ngần ngại loại bỏ những thương hiệu không có chỗ đứng trên kệ hàng hoặc không thu hút được khách hàng ra khỏi danh sách thương hiệu của mình. Để giữ lấy những khách hàng ưa thích thương hiệu cũ, chúng tôi khuyến mãi họ bằng sản phẩm của thương hiệu mới, phát phiếu giảm giá hoặc đổi hàng cũ lấy hàng của thương hiệu mới. Nhưng vấn đề quan trọng mà chúng tôi đã quên mất đó là khi loại bỏ thương hiệu nào đó thì vẫn phải tiếp tục giữ lại 1 thời gian nữa những quyền lợi của thương hiệu bị loại bỏ. Nếu không thì những thương hiệu đã bị loại bỏ có thể “phục sinh” và làm ngán ngẩm người chủ cũ của mình”.

    Tuy nhiên, đó chỉ là mặt trái nhỏ của chiến lược này. Như đã nói, chiến lược xuyên quốc gia rất linh động nên những sai lầm kiểu như White Cloud là hoàn toàn có thể tránh được nếu vận dụng cách hợp lí. Biết học từ chính sai lấm của mình là một cách giúp P&G ngày càng hoàn thiện mình hơn.

    • Như trong ví dụ về thất bại của kem đánh răng Crest, P&G đã tiến hành cắt bớt số lượng các thương hiệu phụ của Crest, P&G cũng đã thực hiện việc này trước với dòng sản phẩm dầu gội của họ. Với việc cắt giảm một nửa số lượng các thương hiệu dầu gội, họ nhận thấy mãi lực đã bắt đầu tăng. Nhưng dù sao thì theo như Robert T Matteucci, trưởng điều hành phân bộ chăm sóc tóc của P&G thì ngay từ lúc đầu, chiến lược này không được sự tán thành rộng rãi: “có sự chống đối từ những người quản lý nhãn hiệu của P&G, những người nghĩ rằng mãi lực sẽ suy giảm vì không có nhiều mặt hàng để bán. Có những hồ nghi rằng không biết đây có đúng là điều cần phải làm hay không?”

    Cùng với việc giảm thiểu các phiên bản của Crest, P&G cũng thiết kế lại hình dáng của bao bì để người ta có thể dễ dàng phân biệt các biến thể khác nhau của một sản phẩm. Bước chuyển này được các chuyên gia marketing đánh giá là một hành động khôn ngoan. Marcia Mogelonsky hoan hô chiến lược này trong một nghiên cứu thăm dò của Ithaca, American Demographics, năm 1998: “Việc giảm thiểu này giúp cho người tiêu dùng dễ dàng tìm ra được thứ mà họ muốn. Cùng lúc, nhà sản xuất cũng có nhiều chỗ trống trên các kệ hàng hơn để dành cho những sản phẩm bán chạy nhất của họ. Người mua ít phải phân vân.

    • Kết quả: Hiện nay, để nhận định về kết quả của việc thực hiện chiến lược này, ta có thể nói là P&G đã thành công.

    • Kết quả tập trung vào đổi mới của P&G là sự tăng trưởng ổn định và chắc chắn. Ngay từ đầu thập kỷ này, doanh thu của P&G đã tăng hơn gấp đôi, từ 39 tỉ đến hơn 80 tỉ đô-la; số nhãn hiệu trị giá hàng tỉ đô-la đã thu về hơn 1 tỉ đô-la mỗi năm, tăng từ 10 đến 24 phần trăm, doanh thu từ những nhãn hiệu trị giá khoảng từ 500 đến 1 tỉ đô-la hơn gấp 4 lần, từ 4 đến 18 phần trăm. Sức tăng trưởng đang được lãnh đạo bởi những nhà quản lý làm việc hết mình – những nhà lãnh đạo đổi mới – những người liên tục học hỏi những phương pháp mới để làm tăng doanh thu, cải thiện lợi nhuận và tránh hàng hóa phổ thông hóa. Văn hóa đổi mới của P&G đang giúp các nhà lãnh đạo trở nên hiệu quả hơn và trong quá trình này, họ đang đổi mới công ty mỗi ngày.

    • Nằm trong số rất ít các công ty có sự tăng trưởng ổn định, P&G một lần nữa cho thấy thị trường không bao giờ quá u ám cho dù sóng gió đang lớn đến mức nào.

    • Năm 2005, P&G mua lại Gillette, một cuộc sát nhập lịch sử của 2 đại gia hàng tiêu dùng. Mở ra một chương mới trong sự phát triển tương lai của P&G

    • Trải qua nhiều thời kỳ suy thoái thăng trầm, năm 2008, doanh thu của của P&G là 83,5 tỷ USD và đã xây dựng được nhiều thương hiệu nổi tiếng tại Mỹ như Tide, Pampers, Oral-B, Pantene, Duracell và Pringles.

    • Người tiêu dùng luôn tiêu thụ hàng của P&G ngay cả khi kinh tế khó khăn hay thuận lợi, vì thế P&G vẫn đứng vững ngay cả khi kinh tế đi xuống. Có thể nói đây là một tín hiệu đáng mừng mà không phải công ty nào cũng có được, một ưu thế và gần như là đặc trưng của P&G: ra đời trong thời gian khủng hoảng tài chính kéo dài suốt 6 năm; vươn lên phát triển mạnh mẽ tử cuộc Nội chiến Mĩ (Civil War) và Chiến tranh thế giới; thay đổi và lột xác trong cơn khủng hoảng tài chính những năm 1990,… và giờ đây là vẫn đảm bảo vị thế trong khi các tập đoàn khác chao đảo bởi suy thoái kinh tế 2007.



    Каталог: 2012
    2012 -> Những câu nói tiếng Anh hay dùng hằng ngày
    2012 -> I. NỘi dung quy hoạch cao đỘ NỀn và thoát nưỚc mặt bản đồ hiện trạng cao độ nền và thoát nước mặt
    2012 -> BÀI 1: KỸ NĂng thuyết trình tổng quan về thuyết trình 1 Khái niệm và các mục tiêu
    2012 -> Người yêu lạ lùng nhất
    2012 -> Thi thử ĐẠi họC ĐỀ thi 11 MÔN: tiếng anh
    2012 -> SÔÛ giao thoâng coâng chính tp. Hcm khu quaûn lyù giao thoâng ñOÂ thò soá 2
    2012 -> Commerce department international trade
    2012 -> Những câu châm ngôn hay bằng tiếng Anh
    2012 -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạO ĐỀ thi tuyển sinh đẠi họC 2012 Môn Thi: anh văN – Khối D
    2012 -> Tuyển tập 95 câu hỏi trắc nghiệm hay và khó Hoá học 9 Câu 1

    tải về 3.16 Mb.

    Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  • 1   ...   14   15   16   17   18   19   20   21   22




    Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
    được sử dụng cho việc quản lý

        Quê hương