 Hàng Hải – Seafreight



tải về 39.13 Kb.
trang1/2
Chuyển đổi dữ liệu02.01.2022
Kích39.13 Kb.
#36186
  1   2

Trung Đông vươn ra thế giới
Trong khi một số hãng hàng không đang hạn chế sức tải và hủy tuyến, nhiều hãng vận tải hàng hóa hàng không Trung Đông lại làm điều ngược lại. Emirates SkyCargo, chẳng hạn, đang mở rộng hết mức. Ông Ram Menen, phó chủ tịch cao cấp mảng vận tải hàng hóa của hãng khẳng định. “Chúng tôi không kịp mua máy bay,” ông nói.
Từ tháng 1, Emirates Skycargo đã triển khai ba tuyến đến Mỹ, điểm gần đây nhất là Washington, D.C. Tuyến bổ sung cho các tuyến mới của hãng đến Sân bay Quốc tế Washington, D.C. và Sân bay Quốc tế Seattle Tacoma, được thúc đẩy bởi tăng trưởng 113% tính theo năm trong lượng hàng xuất khẩu của UAE đến Mỹ trong năm 2011.
“Mỹ là một thị trường lớn đối với chúng tôi,” ông Menen nói. Ông cho biết, những tuyến mới rất có lợi nhuận và trên thực tế Emirates SkyCargo đang dự định tăng sức tải trên mỗi tuyến.
Châu Âu và châu Mỹ Latin cũng nằm trong tầm ngắm của hãng. Sau dịch vụ thương mại đến Madrid năm 2011, Emirates SkyCargo ngay lập tức triển khai một dịch vụ vận tải hàng hóa thứ hai đến thành phố Tây Ban Nha này. Nhu cầu tăng cao cũng khiến hãng mở một dịch vụ đến Lisbon trong tháng 7, chỉ sau Emirates bảy ngày.
SkyCargo triển khai các chuyến bay đến Barcelona. Ngoài ra, hãng còn có những dịch vụ mới đến Rio de Janeiro và Sao Paulo, Brazil, minh chứng cho tiềm năng tăng trưởng của các tuyến. Về cơ bản, Emirates SkyCargo không hướng đến phát triển chỉ trong một khu vực nào đó mà hướng mục tiêu ra toàn cầu. “Bạn có thể kết nối các điểm với nhau,” ông Menen nói.
Saudi Cargo cũng đang trên một quỹ đạo tăng trưởng tương tự, theo Peter Scholten, phó chủ tịch thương mại của hãng. Ngày 25 tháng 3, hãng mở một dịch vụ chở hàng hai chuyến một tuần đến Sài Gòn, và các tuyến đến Vienna và Frankfurt cũng khai trương cùng ngày. Ông Scholten xác nhận hai điểm đến sau là chìa khóa cho chiến lược tăng trưởng của Saudi Cargo. “Frankfurt là trung tâm tài chính và vận tải của Đức – thị trường lớn và quan trọng nhất trong Liên Minh châu Âu – trong khi Vienna là cửa ngõ đến Đông Âu,” ông nói.
Và theo ông Scholten, châu Âu là thị trường tăng trưởng lớn nhất của Saudi Cargo. Dù biến động tài chính trong khu vực đồng euro và tác động của nó đang trút lên thương mại toàn cầu, hãng vẫn tăng gấp đôi việc kinh doanh của mình tại châu Âu trong năm nay. “Về cơ bản, chúng tôi đưa việc kinh doanh trở lại những nơi chúng tôi nên bay đến trước đó,” ông Scholten nói.
Saudi Cargo cũng đang phát triển ở các thị trường châu Phi, ông khẳng định. Cùng với các đối tác liên tuyến, Saudi Cargo hiện bay đến các thành phố Tây Phi gồm Abidjan, Accra, Cotonou, Douala, Libreville, Lome, Malabo, Niamey và Ouagadougou từ trung tâm Lagos, Nigeria của hãng. Hãng cũng đưa một chuyên cơ vận tải thứ hai vào tuyến hàng tuần đến N’Djamena, Chad, trong tháng 5 do nhu cầu khách hàng tăng cao. Ông Scholten nhận thức rằng những điểm đến này không phải là những điểm đến truyền thống cho hàng hóa, nhưng chúng là những tuyến quan trọng đối với Saudi Cargo.
“Tôi cho rằng những thị trường hỗn hợp chúng đang bay đến là những nơi chúng tôi có thể tạo ra tăng trưởng so với những hãng hàng không khác,” ông nói. Tăng trưởng 26% hàng năm trong các hoạt động vận tải hàng hóa của hãng từ tháng 1 đến tháng 6 củng cố cho đánh giá của Scholten. Saudi Cargo cũng ghi nhận tăng trưởng 25% tính theo năm trong doanh thu vận tải hàng hóa hàng không trong sáu tháng đầu năm 2012, trong đó tháng 5 và tháng 6 phá kỷ lục trong nhiểu thập kỷ.
“Hãy nhìn vào chúng tôi, nhìn vào những láng giềng của chúng tôi,” ông Scholten nói. “Bốn hãng hàng không lớn tại Trung Đông - Qatar, Emirates, Etihad và Saudi – đều đang trên đà tăng trưởng bức phá.”
Những thống kê gần đây của Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế càng củng cố hơn cho nhận xét của ông. Trong khi các hãng vận tải ở những khu vực khác phải chịu cảnh nhu cầu vận tải hàng hóa giảm đến 14% tính theo năm, trong tám tháng đầu năm 2012, các hãng hàng không Trung Đông ghi nhận tăng trưởng hàng hóa hai con số trong mỗi tháng chỉ ngoại trừ tháng 1.
Ông Menen tin rằng chính lĩnh vực bất động sản là động lực thúc đẩy sản lượng hàng. Ngoài vị trí nằm bên cạnh “những nền kinh tế khổng lồ đang phát triển như Trung Quốc và Ấn Độ,” ông cho rằng vị trí địa lý trung tâm của Trung Đông làm cho nơi này trở thành một trung tâm trung chuyển tự nhiên. “Đừng quên,” ông nói, “trong tám giờ bay, chúng tôi có thể tiếp cận 5.8 tỷ người trên thế giới. 2/3 số đó chỉ là người người phía đông chúng tôi, và 2/3 là Ấn Độ và Trung Quốc, những công xưởng của thế giới. Phía bên kia và vùng Trung Đông – và những quốc gia vùng Vịnh đang phát triển mạnh.”
Người hàng xóm phía nam của Trung Đông – châu Phi – kinh tế cũng đang phát triển mạnh nhờ vào các ngành khai thác mỏ và trang trại. Ông Menen cho biết dòng hàng hóa thường đi từ châu Phi, bởi đa phần lục địa này không có biển và hàng hóa vận chuyển bằng xe tải từ quốc gia này sang quốc gia khác có thể không được an toàn.
Tuy nhiên, châu Phi lại đầy những thách thức về cơ sở hạ tầng. Theo ông Menen, các hãng vận tải Trung Đông đối phó với vấn đề này bằng cách đưa hàng hóa châu Phi đến các sân bay của chính họ. “Điểm thuận lợi là chúng tôi có cơ sở hạ tầng tốt hơn, và vì thế chúng tôi trở thành trung tâm trung chuyển,” ông nói. “Đây là một trong những lý do chúng tôi có được loại tăng trưởng hiện có.”
Đặc biệt Dubai đang chịu áp lực lưu thông. Ông Abdulla Mohammed Bin Khediya, người đứng đầu bộ phận các dịch vụ hàng hóa tại Dubai Airports, tiết lộ 70% hàng hóa Trung Đông trung chuyển qua Dubai trước khi được đưa đến các quốc gia láng giềng hoặc được vận chuyển bằng đường không đến những nơi khác. Ông Bin Khediya cho biết lượng hàng như vậy đã dẫn tới việc xây dựng sân bay thứ cấp Dubai World Central – Sân bay Quốc tế Al Maktoum, mở cửa cho các nhà khai thác vận tải hàng hóa vào tháng 6/2010.
Sân bay chính của khu vực, Dubai International, đã hơn 50 năm tuổi, các quan chức tin rằng nơi này sẽ trở nên ùn tắc trong vài năm nữa. “Không có cách nào để mở rộng, vì thế Al Maktoum International là lối thoát của chúng tôi,” ông Bin Khediya nói. “Và tôi cho rằng việc khai trương nơi này năm 2010 là một điều khôn ngoan, chúng tôi có được không gian và cơ sở hạ tầng đầy đủ để xử lý được lượng hàng hiện tại.”
Trong tháng 9, Dubai Airports thông báo Kế hoạch Chiến lược 2020 trị giá 7.8 tỷ USD, dành cho các nâng cấp tại những cơ sở hàng hóa của Dubai International và xây dựng một cơ sở trung chuyển mới cho hàng hóa trung chuyển giữa Dubai International và Dubai World Central. Giai đoạn một của việc xây dựng dự kiến sẽ sớm được tiến hành, bổ sung thêm 30,000m2 cho Cargo Mega Terminal của Dubai International có năng suất 1.2 triệu tấn, tăng năng xuất xử lý hàng hóa của CMT lên 25%.
Những cơ sở hàng hóa ban đầu của Dubai International - Hall A và Freight Gate 1 – cũng sẽ được xây dựng lại toàn diện, và Emirates dự kiến sẽ chiếm giữ cả hai cơ sở. ông Menen cho biết CMT hiện tại của Emirates tại Dubai International có năng xuất xử lý hàng hóa hàng năm 1.2 triệu tấn và trải rộng trên diện tích 43,600m2, đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động khai thác của hãng.
“Cơ sở này mang tính sống còn đối với hiệu suất cũng như tốc độ đưa hàng ra thị trường mà khách hàng của chúng tôi mong muốn, vai trò của nó vì vậy càng quan trọng hơn khi chúng tôi tiếp tục đáp ứng các mức mong đợi của khách hàng, đồng thời quản lý tăng trưởng trong các hoạt động của mình,” ông nói.
Trong năm nay, Emirates đã nhận 21 máy bay mới, trong đó có hai máy bay Boeing 777F, và bổ sung 12 tuyến mới vào mạng lưới của mình. “Đương nhiên,” ông Menen nói, “Sức tải gia tăng và các tuyến thương mại mới đều giúp là tăng sản lượng hàng vận tải, và tăng trưởng thương mại chỉ bền vững nhờ vào đầu tư liên tục để đảm bảo chúng tôi luôn sử dụng công nghệ mới nhất và những quy trình hàng đầu tại CMT.”
Lưu thông ồ ạt đổ vào tương tự cũng khiến các lãnh đạo tại Sân bay Quốc tế King Abdulaziz, sân nhà của Saudi Cargo, tiến hành đổi mới nơi này. Việc nâng cấp đã bắt đầu từ năm 2006 với các mở rộng đường băng hiện tại và các hệ thống sân bay hiện tại để tiếp nhận được máy bay Airbus A380. Do lượng hàng nhập khẩu vào Saudi Arabia tăng vọt, các chuyên gia cho rằng sức tải trong khoang hàng của loại máy bay này sẽ được tận dụng tốt.
Ông Scholten thừa nhận thị trường của Saudi Arabia – cũng như những nước thuộc GCC còn lại – có vị trí tốt hơn so với thị trường của các hãng hàng không truyền thống hàng đầu. Và các hãng vận tải Trung Đông đang sử dụng lợi thế này. “Thế giới đang chuyển đổi,” ông nói. Thay vì các hãng hàng không châu Âu và châu Mỹ thống trị các tuyến thương mại, các hãng vận tải tại những thị trường mới nổi đang vươn lên. Ông Scholten dự kiến cho đến năm 2012, bản xếp hạng những hãng hàng không vận tải hàng hóa hàng đầu của Hiệp hội các sân bay quốc tế sẽ rất khác so với hiện tại.
“Hiển nhiên, Mỹ vẫn là nền kinh tế lớn nhất thế giới, nhưng điều đó có thể thay đổi,” ông Scholten nói. “Các mẫu hình của thương mại thế giới đã thay đổi.”

Каталог: images
images -> Hướng dẫn sử dụng Dropbox Để sử dụng được Dropbox
images -> BÀi thuyết trình cách xáC ĐỊnh và chế ĐỘ pháp lý CỦa các vùng biển theo công ưỚc của liên hiệp quốc về luật biển năM 19821
images -> Céng hßa x· héi chñ nghÜa viÖt nam Độc lập tự do hạnh phúc
images -> Lúa gạo Việt Nam Giới thiệu
images -> Trung Tâm kt tc-đl-cl
images -> Số: 105/2008/QĐ-ttg CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
images -> ChuyêN ĐỀ ĐẠi số TỔ HỢP, XÁc suất kiến thức cơ bản Đại số tổ hợp
images -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạo trưỜng đẠi học luật tp. HỒ chí minh dưƠng kim thế nguyên thủ TỤc phá SẢn các tổ chức tín dụng theo pháp luật việt nam
images -> Review of Condor, Sun Grid Engine and pbs

tải về 39.13 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương